intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 25

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

84
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 25 để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 25

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 25 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:      Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến   đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo.   Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người   đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ  đắng cay rồi mới chịu trở  về  với  ước mơ  ban   đầu (… ). Tôi nhận ra rằng,  ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ  có cách thức mà   bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.      (.....) Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường   phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng trên thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh   viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? (...)     Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn   cản  chúng ta  vươn  lên  từng  ngày. Bởi  luôn có  một  đỉnh  cao cho  mỗi nghề   bình   thường.                                        (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,  NXB Hội nhà văn, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Em hiểu thế nào về câu nói: “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ  có cách   thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”? Câu 3. Việc tác giả  nhắc đến những doanh nhân thành đạt, những người quét rác,   những bác sĩ nổi tiếng, những người dọn vệ sinh có ý nghĩa gì? Câu 4. Anh/chị  có đồng tình với quan niệm: “Phần đông chúng ta cũng sẽ  là người   bình thường. Nhưng điều đó không thể  ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi   luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)           Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị  hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ)   trình bày suy nghĩ của bản thân về cách thức thực hiện ước mơ.  Câu 2 (5 điểm)         Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.  HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 25 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 3,0 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 Câu nói: “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách   thức mà bạn thực hiện  ước mơ  mới đưa bạn đến nơi   bạn muốn” được hiểu: ­ Ước mơ, nếu chỉ trong suy nghĩ, thì chẳng có ích gì đối  0,25 2. với con người.  ­ Chỉ  khi ta có những hành động cụ  thể, đúng đắn để  0,25 thực hiện nó thì   ước mơ  sẽ  giúp con người  đến với  thành công. Ý nghĩa: Khẳng định rằng mỗi người đều có một vai trò  3. riêng   trong   cuộc   đời;   không   có   một   công   việc   lương  1,0 I. thiện nào là tầm thường, thấp kém. Thí sinh có thể  đồng ý hoặc không đồng ý hoặc vừa  đồng ý, vừa không đồng ý nhưng phải lí giải hợp lí. ­ Đồng ý với quan điểm của tác giả  vì trên thế  giới, số  lượng vĩ nhân chiếm tỉ  lệ  rất thấp. Song không vì thế  mà những người bình thường còn lại tự ti, mặc cảm. Họ  vẫn luôn nỗ  lực, phấn  đấu để  đạt đến đỉnh cao của  4. 1,0 nghề, mang đến sự thành công cho mình. ­ Không đồng ý vì ngày nay có rất nhiều người thành  đạt. Khi đứng trước họ, những con người bình thường  sẽ cảm thấy rất nhỏ bé và tự ti. Hơn nữa, chẳng thể có   đỉnh cao cho những công việc chân tay bình thường. ­ Vừa đồng ý vừa không đồng ý (kết hợp 2 cách trên) LÀM VĂN 7,0 1.     Từ  nội dung phần Đọc hiểu, anh /chị  hãy viết 01  đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của  2,0 II. bản thân về cách thức thực hiện ước mơ.  a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh  0,25
  3. có thể  trình bày đoạn văn theo lối diễn dịch, qui nạp,  móc xích, song hành, tổng­phân­hợp. b) Xác định đúng vấn đề  nghị  luận: Cách thức thực  0,25 hiện ước mơ. c) Triển khai vấn đề  nghị  luận: Thí sinh có thể  lựa  chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề  nghị luận. Có thể theo định hướng sau:   Để  biến  ước mơ  của mình thành hiện thực thì mỗi   chúng ta phải: ­  Trang bị  cho mình đủ  tri thức, nâng cao hiểu biết và  1,0 không ngừng học hỏi cũng như tích lũy vốn kinh nghiệm  để bước vào đời một cách tự tin nhất. ­  Chuẩn bị  tinh thần  để  vượt qua mọi khó khăn, thử  thách vì không có sự thành công nào mà không có những  chông gai hay thất bại. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính  0,25 tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể  hiện suy  0,25 nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2     Phân tích nhân vật bà cụ  Tứ trong tác phẩm  “Vợ   5,0 nhặt” của nhà văn Kim Lân. a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ mở bài,  thân bài, kết bài. Mở  bài nêu được vấn đề  nghị  luận.  0,25 Thân bài triển khai được vấn đè. Kết bài khẳng định  vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật bà cụ Tứ  0,50 trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. c) Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao  tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ  và dẫn chứng;  cảm nhận sâu sắc về nhân vật. *Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề   0,50 nghị luận. * Phân tích nhân vật bà cụ Tứ :  2,50 ­ Là người phụ  nữ  nghèo khổ: Già, góa bụa, nghèo đói,  dân ngụ cư. ­ Là người mẹ giàu lòng thương con:   + Khi Tràng đưa người vợ  nhặt về: bà vô cùng ngạc  nhiên.(Vì cách Tràng đón mẹ, vì người phụ  nữ  lạ  xuất  hiện trong nhà.)  + Khi hiểu ra cơ  sự : bà tủi phận, thương con, lo lắng   cho con. ( cúi đầu nín lăng ;  vừa ai oán vừa xót thương   cho số  kiếp đứa con mình ; Người ta….Còn mình thì…   “Biết rằng chúng nó….này không”)  + Chấp nhận nàng dâu mới với thái độ  cảm thông, bao 
  4. dung và thương xót. (“Người ta có gặp bước khó khăn   đói khổ  này, người ta mới lấy đén con mình. Mà con   mình   mới   có   được   vợ” ;Ừ,   thôi   thì   các   con   đã   phải   duyên phải kiếp với nhau , u cũng mừng lòng…);  ­ Là  người mẹ giàu tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương  lai tươi sáng:  + Động viên các con hướng đến tương lai.(Biết thế nào   hở  con, ai giàu ba họ  ai khó ba đời?,  bàn chuyện nuôi  gà,...)  + Niềm tin vào ngày mai tươi sáng. (mặt rạng rỡ  hẳn   lên, xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa,….. nói toàn   chuyện vui.) Tâm lí phức tạp nhưng hợp lí. Trong hiện thực tối  tăm, bi đát, người phụ nữ nghèo khổ vẫn sẵn lòng yêu  thương người khác, khát khao hạnh phúc, hướng về  cuộc sống tốt đẹp.  *Đánh giá chung: ­  Tâm lí nhân vật được miêu tả  sắc sảo, tinh tế; nhân  vật được đặt trong tình huống độc đáo, éo le; ngôn ngữ  giản dị nhưng chắt lọc; kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. ­ Bà cụ  Tứ  tiêu biểu cho những bà mẹ  nghèo Việt nam   0,50 giàu lòng yêu thương, nhân ái, vị  tha, có tinh thần lạc  quan và niềm tin vào tương lai tươi sáng; Góp phần thể  hiện tư  tưởng hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác  phẩm. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu:  Đảm bảo chuẩn chính  0,25 tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể  hiện suy  0,50 nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2