intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 04

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

251
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 04 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 04

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 4 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY ĐỪNG LÀ HẠT LÉP …Hạt tìm đất, bén rễ, qua bao gian nan khó nhọc. Nhờ  gió thổi. Nhờ  nước cuốn trôi.   Nhờ  thú rừng, chim muông chuyển hạt. Nhờ gió thổi, hạt phải nhẹ  và có cánh, như  hạt thông   vàng. Nhờ  nước cuốn, quả  phải rỗng như  quả  dừa. Nhờ chim muông, quả  phải mỏng vỏ, có   màu sắc mời gọi. Tôi nghĩ đến các em học trò Việt du học xứ người. Cũng tìm đủ mọi cách đáp   ứng. Cũng lênh đênh. Cũng côi cút. Cũng trần mình qua những mùa nắng hạ mưa đông. Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu   thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp   đời. Biết những người khiếm thị  cũng làm được nghề  sửa chữa điện tử, để  có ích và giúp   người. Lòng ta tự  hứa không thể  là hạt lép. Chẳng có lý do gì để  không là hạt giống tốt cho   mùa sau. Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như   ta học về  hạnh sống hết mình của hạt thóc: Sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng.   Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện   thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc. Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về  khoảng xanh ngoài ban công, cũng   như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm   khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy. (Trích Gửi em, mây trắng – Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr.84­86) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, từ “Nhân” trong tiếng Việt có thể được hiểu theo những nghĩa nào? Câu 3. Nhan đề đoạn trích thể hiện thông điệp gì của tác giả? Câu 4. Theo anh/chị, cần phải làm gì để bản thân không phải là “hạt lép”? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)  Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình  bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tạo dựng giá trị bản thân. Câu 2 (5,0 điểm)   Cảm nhận của anh/chị  về  nhân vật người vợ  nhặt trong lần gặp thứ  hai với Tràng  ở  ngoài chợ (Vợ nhặt – Kim Lân)(1).  HẾT (1)  Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 4 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)       Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC  HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. 0,5 Theo tác giả, từ  “Nhân” trong tiếng Việt có thể  hiểu theo các  nghĩa: “Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng   yêu thương người khác.” 2 0,5 * Học sinh đạt tối đa 0.5 điểm nếu nêu đúng cả  03 ý trên; đạt   0.25 điểm nếu nêu đúng 02 ý; nếu nêu đúng 01 ý hoặc nêu sai thì   không có điểm. Thông điệp tác giả nêu trong nhan đề “Hãy đừng là hạt lép”: ­ Hãy đừng để  bản trân trở  thành người không có khả  năng,  không có giá trị gì đối với cuộc đời. ­ Mỗi người cần phải luôn nỗ  lực cố  gắng nâng cao toàn diện  3 1,0 năng lực của mình để  từ  đó cống hiến những điều tốt đẹp cho  cuộc sống. * Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần đúng hướng   trên. Chỉ cho điểm tối đã nếu diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Việc cần làm để bản thân không phải là “hạt lép”: ­ Bồi dưỡng tâm hồn cao đẹp, đạo đức trong sáng, thái độ  sống  tích cực; rèn luyện sự  kiên cường, bản lĩnh, dũng cảm trước  mọi khó khăn của đời sống. ­ Nỗ  lực học tập, tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ  năng để  nâng   cao năng lực, trình độ từ đó tạo dựng giá trị của bản thân. 4 ­ Không ngừng tự nhận thức, khám phá bản thân để  khắc phục  1.0 nhược điểm, phát huy  ưu điểm giúp chính mình ngày càng hoàn  thiện. ­ Biết sống cống hiến, mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc  sống. * Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng nhưng cần hợp lí. Chỉ   cho điểm tối đa nếu diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc tạo dựng giá trị bản thân 2,0
  3. a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,   0,25 tổng ­ phân ­ hợp, móc xích hoặc song hành. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  0,25 Ý nghĩa của việc tạo dựng giá trị bản thân c) Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để  triển  khai   vấn   đề   nghị   luận  theo   nhiều  cách  nhưng   phải  làm   rõ  ý  nghĩa của việc tạo dựng giá trị bản thân. Có thể triển khai theo  hướng: ­ Việc tạo dựng giá trị  bản thân là động lực khiến mỗi người   không ngừng cố gắng hoàn thiện mình về mọi mặt ­ Việc tạo dựng giá trị bản thân giúp ta bồi dưỡng tâm hồn trong   sáng, nhân cách, đạo đức cao đẹp. ­ Tạo dựng giá trị bản thân giúp mỗi người nâng cao nhận thức,  học vấn, có sự  hiểu biết sâu rộng, kỹ  năng phong phú để  thực  hiện tốt yêu cầu công việc, cống hiến tích cực cho đời sống, xã  hội. 1,0 ­ Tạo dựng giá trị bản thân giúp chúng ta khẳng định chính mình,  khẳng định vị thế của mình trong mắt mọi người xung quanh và   trong xã hội. ­ Việc tạo dựng được giá trị của chính mình  giúp chúng ta tự tin  hơn trong cuộc sống và vững tin trên đường đời. ­ Nếu giá trị  bản thân mỗi người được tạo dựng một cách tích   cực, tốt đẹp thì giá trị  chung của xã hội sẽ  được nâng cao, xã  hội sẽ ngày càng phát triển. ­ Phê phán những người không nỗ lực tạo dựng giá trị bản thân ,  luôn tự  thấy thỏa mãn với chính mình; những kẻ  sử  dụng năng  lực bản thân để làm những điều xấu, gây hại cho người khác và  xã hội.  d) Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt  e) Sáng tạo Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  nghị  luận; có cách diễn   0,25 đạt mới mẻ. 2      Cảm nhận nhân vật người vợ nhặt trong lần gặp thứ hai  5,0 với Tràng ở ngoài chợ a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết   bài khái quát được vấn đề.
  4. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Nhân vật “thị” trong lần gặp thứ hai với Tràng ở ngoài chợ. c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng  tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và dẫn   chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt”. 0,5 * Cảm nhận hình tượng nhân vật người vợ  nhặt trong lần thứ   2,0 hai gặp Tràng ở ngoài chợ ­ Nạn nhân của cái đói hiển hiện qua chân dung bên ngoài: + Lần đầu gặp Tràng, thị còn mang vẻ trẻ trung, hồn nhiên, tinh  nghịch đầy sức sống. + Lần thứ hai gặp Tràng ở chợ, thị đã mang hình dung của một   con con ma đói, một người đang cận kề  cái chết: “áo quần tả   tơi như  tổ  đỉa, thị  gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày   xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. + Sự  biến đổi vẻ  ngoài của thị  là hậu quả  tai hại của cái đói,   chân dung thảm hại thể hiện con người đang ở bên bờ vực chết   đói. ­   Hành   động   chao   chát,   thô   tục   do   sự   sai   khiến   của   cái   đói,  miếng ăn: + Thị  bằng mọi cách đòi cho được một bữa ăn  ở  Tràng: Hành  động “sầm sập”, “cong cớn” khi đến tìm Tràng; vẻ mặt “sưng   sỉa” cùng lời nói đanh đá đề  cập trực tiếp không ngại ngần về  miếng ăn “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, “Ăn thật nhá! Ừ ăn thì   ăn sợ gì”. + Thái độ sung sướng, hân hoan khi được Tràng chấp nhận mời   một bữa ăn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị  đon đả”. + Cách ăn thô tục, mất hết nữ tính, ý tứ  giữ  gìn của thị  là cách  ăn của một người đang  ở  trong tận cùng của cái đói, chỉ  nghĩ  đến ăn làm sao cho nhiều, cho no:  “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn   thật. Thị  cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng   chuyện trò gì. Ăn xong thị  cầm dọc đôi đũa quẹt ngang miệng,   thở: Hà, ngon!”. ­ Thị gạt bỏ cả lòng tự trọng, danh dự vốn có để chấp nhận làm  “vợ nhặt”: + Chỉ có bốn bát bánh đúc, chỉ vì một lời khoe hão:  “Rích bố cu,   hở!”, thị  nhất quyết bám vào một lời nói đùa của Tràng, trở  thành vợ   một  anh chàng  mới  gặp tầm phơ   tầm  phào  ở  giữa  
  5. đường. + Người phụ nữ đã gạt bỏ phẩm giá vốn có để bám vào hi vọng  tìm được miếng ăn, hi vọng được sống tiếp. + Hành động biến mình thành “vợ nhặt” là đỉnh cao nhất của bi   kịch con người phải gạt bỏ lòng tự trọng, danh dự chỉ vì miếng  ăn. * Đánh giá chung ­ Ý nghĩa hình tượng nhân vật: + Qua hình tượng nhân vật người vợ nhặt, Kim Lân đã thể hiện  thân  phận  rẻ   rúng,   tội nghiệp  con người  trong  bối  cảnh  đau  thương của đất nước. + Nhà văn ngầm tố  cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật  đã gây ra nạn đói khủng khiếp, đẩy người dân Việt Nam đến  bao nỗi đau khổ. + Ấn tượng về người vợ nhặt trong lần gặp thứ hai với Tràng ở  1,0 ngoài chợ  là phông nền  để  nhà văn khẳng  định những phẩm  chất, vẻ đẹp cao đẹp bất diệt của con người khi thể hiện nhân  vật từ lúc theo Tràng về nhà. ­ Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống độc đáo. + Khắc họa nhân vật sinh động qua cách miêu tả đặc sắc về vẻ  ngoài, hành động. + Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hấp dẫn, ấn tượng thể hiện   rõ trạng thái, tâm lí con người. d) Chính tả, dùng từ, đặt câu:  0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng , đặt câu.  e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể  hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ  0,5 về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM: I+II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2