intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2014 môn thi: Hóa học, khối A, B - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Mã đề 156)

Chia sẻ: Cau Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang gặp khó khăn trước kì thi đại học, cao đẳng và bạn không biết làm sao để đạt được điểm số như mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2014 môn thi "Hóa học, khối A, B - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh" mã đề 156 sẽ giúp các bạn nhận ra các dạng bài tập khác nhau và cách giải của nó. Chúc các bạn làm thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2014 môn thi: Hóa học, khối A, B - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (Mã đề 156)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2014 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH Môn thi: HÓA HỌC Khối A-B Đề có 6 trang Thời gian làm bài: 90 phút. Họ, tên thí sinh:…………………………………………… MÃ ĐỀ 156 Số báo danh:………………………………………………. I/ Phần chung (40 câu) Câu 1: Cho 46,6 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30,9% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít H2 (đktc). Cho 3,1 lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 7,8. B. 0. C. 35,1. D. 27,3. Câu 2: Trong các phát biếu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng (1) Saccarozo được coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo gốc glucozo. (3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều cho một loại monosaccarit. (4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo đều thu được glucozo. (5) fuctozo có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozo có nhóm – CHO . A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch: Na2CO3, KHSO4, NH4HS, K2SO3, Na2HPO4, Cu(ClO4)2, CH3COOH, Al2(SO4)3. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là A. 7. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 4: Ankan T tác dụng với clo thu được 53g hỗn hợp các dẫn xuất clo (monoclo và điclo) . Khí HCl bay ra hấp thụ bằng nước rồi trung hòa bằng 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Công thức của T là A. C4H10 B. CH4 C. C2H6 D. C3H8 Câu 5: Cho dãy các chất rắn sau: Al, (NH4)2SO3, NH4Cl, Al2O3, Zn(OH)2, Fe(OH)3, K2CO3, CaCO3, AlCl3. Trong dãy trên bao nhiêu chất có thể vừa tan được trong dung dịch HCl dư, vừa tan được trong dung dịch NaOH dư? A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. Câu 6: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là: A. 55,2 B. 41,69 C. 21,6 D. 61,78 Câu 7: Dãy sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần độ phân cực của liên kết? A. NH3 < HCl < H2O < HF. B. H2O < NH3 < HCl < HF. C. H2O < HF < HCl < NH3. D. NH3 < H2O < HCl < HF. Câu 8: Cho X là hợp chất thơm ; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch KOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HOC6H4COOCH3 B. HOC6H4COOH. C. CH3C6H3(OH)2. D. HOCH2C6H4OH. Câu 9: Chọn câu sai: A. Đun nóng chất béo với NaOH dư, sản phẩm tạo ra có khả năng hòa tan được Cu(OH)2. B. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH nguời ta thu được xà phòng. C. Để chuyển dầu thực vật thành bơ người ta tiến hành hiđrô hóa dầu thực vật với xúc tác Ni. D. Khi cho Glixerol đun nóng với hỗn hợp hai axit béo: axit stearic và axit oleic trong sản phẩm sẽ thu được 6 chất béo ở trạng thái rắn. Câu 10: Cho các chất sau: CH3-CHOH-CH3 (1), (CH3)3C-OH (2), (CH3)2CH-CH2OH (3),CH3COCH2CH2OH (4), CH3CHOHCH2OH (5). Chất nào bị oxi hoá bởi CuO tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc? A. 1,2,3 B. 1,4,5 C. 3,4,5 D. 2,3,4 MÃ ĐỀ 156-Trang 1/6
  2. Câu 11: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và hai chu kỳ kế tiếp nhau. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây không đúng đối với X và Y? A. Chúng đều có oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro. B. Nguyên tử của X và Y đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng. C. Bán kính nguyên tử và bán kính ion của Y đều lớn hơn X. D. Chúng đều là kim loại mạnh và đều có hóa trị II. Câu 12: Amin X có chứa vòng benzen và có CTPT là C8H11N. X có phản ứng thế H trong vòng benzen với Br2 (dd). Khi cho X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl. Số công thức cấu tạo của X là A. 9 B. 7 C. 8 D. 6 Câu 13: Cho 2 hệ cân bằng sau trong hai bình kín: C(r) + H2O(k) ⇌ CO(k) + H2(k); ∆H = 131 kJ và CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k); ∆H = - 41 kJ. Có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau đây làm các cân bằng trên dịch chuyển ngược chiều nhau? (1) Tăng nhiệt độ.(2) Thêm lượng hơi nước vào. (3) Thêm khí H2 vào. (4) Tăng áp suất.(5) Dùng chất xúc tác. (6) Thêm lượng CO vào. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. o o Câu 14: Đun nóng V (ml) ancol etylic 95 với H2SO4 đặc ở 170 C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là A. 10,18. B. 12. C. 15,13. D. 8,19. Câu 15: Cho các chất sau: Cu, FeS2, Na2SO3, K2S, S, NaCl, Cu2O, KBr, Fe3O4, Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là: A. 6 B. 8 C. 9 D. 7 Câu 16: Chọn câu không đúng. A. Flo chỉ có tính oxi hóa còn clo, brôm, iot có cả tính khử và tính oxi hóa. B. Khí clo tan trong nước tạo thành dung dịch có màu vàng nhạt. C. Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Gia-ven. D. Dung dịch HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm do hiđro clorua thoát ra và bị phân hủy. Câu 17: Có các nhận xét về kim loại kiềm và kiềm thổ: (1) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1≤ n ≤ 7. (2) Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường giải phóng H2. (3) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. (4) Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước, với axit sau. (5) Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. (6) Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hoá yếu. Số nhận xét đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 18: Nhỏ rất từ từ 300 ml dung dịch H2SO4 0,35M vào 250 ml dung dịch X (chứa Na2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M) và khuấy đều, thấy thoát ra V lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho BaCl2 dư vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 2,464 lít và 52,045 gam B. 3,36 lít và 7,88 gam C. 3,36 lít và 32,345gam D. 2,464 lít và 24,465 gam Câu 19: Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4 một thời gian thu được 30 gam chất rắn. Lấy toàn bộ lượng chất rắn này tác dụng với dung dịch HCl đặc, nóng, dư thu được khí X. Nếu đem tất cả khí X điều chế clorua vôi thì thu được tối đa bao nhiêu gam clorua vôi (chứa 30% tạp chất)? A. 50,8 gam. B. 83,52 gam. C. 72,57 gam. D. 54,43 gam. 2+ Câu 20: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ Fe có tính khử yếu hơn so với Cu: A. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe B. Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu C. 2Fe3+ + Cu → 2Fe2++ Cu2+ D. Cu2+ + 2Fe2+ → 2Fe3+ + Cu MÃ ĐỀ 156-Trang 2/6
  3. Câu 21: Cho các polime. (1) polietilen, (2) poli(metylmetacrilat), (3) polibutađien, (4) polisitiren, (5)poli(vinylaxetat) ; (6) tơ nilon-6,6; (7) Tơ olon.Số polime điều chế bằng phương pháp trùng hợp là: A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 22: Cho 0,3 mol hỗn hợp khí X gồm HCHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra 91,2 gam kết tủa. Nếu cho 4,1g hỗn hợp khí X ở trên vào bình đựng brom dư trong CCl 4 thì khối lượng brom tối đa đã phản ứng là A. 32g B. 64g C. 40g D. 24g Câu 23: Cho 5,6g Fe tác dụng với oxi, sau phản ứng thu được 7,12 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 0,5M thu được 0,56 lít khí. Thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là A. 0,05 lít. B. 0,24 lít. C. 0,12 lít. D. 0,19 lít. Câu 24: Hòa tan hết 50 gam hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Đem toàn bộ khí thu được tác dụng hết 600 ml dung dịch có pH = a chứa đồng thời KOH và Ba(OH)2 0,25M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 1. B. 14. C. 13,3. D. 13. Câu 25: Cho 15 gam glyxin tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanin thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị của m là A. 23,9 gam B. 20,3 gam C. 21,2 gam D. 18,5 gam Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là A. 1,8g B. 1,62g C. 1,44g D. 3,6g Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và ancol etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa và nước lọc Z. Đun nóng nước lọc Z lại thu được kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1,2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là A. 13,76 B. 10,12 C. 12,21 D. 12,77 Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Liên kết ba gồm hai liên kết  và một liên kết . B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau. C. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. D. Hiện tượng đồng phân là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác công thức cấu tạo. Câu 29: Cho 10,5g NaI vào 50ml dung dịch Br2 0,5M. Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch là A. 7,21g. B. 5,15g. C. 14,5g. D. 8,15g. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 9,24 gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 khí gồm 0,025 mol N2O và 0,15 mol NO. Vậy số mol HNO3 đã bị khử ở trên và khối lượng muối trong dung dịch Y là A. 0,215 mol và 58,18 gam. B. 0,65 mol và 58,18 gam. C. 0,265 mol và 56,98 gam. D. 0,65 mol và 56,98 gam. Câu 31: Phát biểu sau đây đúng nhất: A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3 B. Benzen phản ứng được với nước brom. C. Vinyl axetat phản ứng với dd NaOH sinh ra ancol etylic D. Phenol phản ứng được với nước brom MÃ ĐỀ 156-Trang 3/6
  4. Câu 32: Từ xelulozơ người ta điều chế cao su Buna theo sơ đồ.  xt,t 0 TH Xenlulozơ H   X men 2O / H  Y    Z  Cao su Buna Để điều chế được 1 tấn cao su từ nguyên liệu ban đầu có 19% tạp chất, hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 80% thì khối lượng nguyên liệu cần là A. 16,20 tấn B. 38,55 tấn C. 4,63 tấn D. 9,04 tấn Câu 33: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH là chất oxi hóa. B. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa và không tan trong nước do có lớp màng oxit bền bảo vệ. C. Do có tính khử mạnh nên Al tác dụng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện. D. Nhôm kim loại không tác dụng với nước, chỉ tác dụng với axit mạnh. Câu 34: Thí nghiệm không đồng thời có kết tủa xuất hiện và khí thoát ra là A. Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. B. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch Ca(OH)2. C. Cho kim loại Ca vào dung dịch CuSO4. D. Cho urê vào dung dịch Ba(OH)2, đun nóng. Câu 35: Cho α -aminoaxit X chỉ chứa một chức NH2 tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 49,35 gam chất rắn khan. X là A. Lysin B. Alanin C. Valin. D. Glyxin Câu 36: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C2H8O3N2 và C2H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc 1 thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên? A. Chúng đều tác dụng với HCl. B. Phân tử của chúng đều có liên kết ion. C. Chúng đều là chất lưỡng tính. D. Chúng đều tác dụng với dung dịch brom. Câu 37: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, etyl amin, phenyl amoni clorua, natri phenolat, natrihiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 38: Hỗn hợp X gồm Ca và 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp. Lấy 9,1 gam hỗn hợp X tác dụng hết với H2O thu được dung dịch Y và 7,84 lít khí H2 (đktc). Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Hai kim loại kiềm và giá trị m là A. Li, Na và 33,95. B. Li, Na và 27,17. C. Na, K và 33,95. D. Na, K và 27,17. Câu 39: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất là 100%) dung dịch X chứa 0,02 mol CuCl2; 0,02 mol CuSO4 và 0,005 mol H2SO4 trong thời gian 32 phút 10 giây với cường độ dòng điện không đổi là 2,5 ampe thì thu được 200 ml dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch Y là A. 1,00. B. 1,78. C. 1,08. D. 0,70. Câu 40: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, HCl, H2S, H2SO4 đặc, NH3, CuSO4, AgNO3, Na2CO3, Cl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là A. 8. B. 5. C. 6. D. 7. B/ Chương trình nâng cao Câu 41: Cho các phát biểu sau: 1. Đốt cháy hoàn toàn este X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là este no, mạch hở, đơn chức. 2. Glucozơ, mantozơ, saccarozơ đều có cả cấu tạo dạng mạch hở và dạng mạch vòng. 3. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều không tạo kết tủa với nước cứng. 4. Phenol và anilin đều dễ phản ứng với nước brom do ảnh hưởng của gốc hiđrocacbon đến nhóm chức. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 1,32 gam hợp chất hữu cơ X chỉ tạo ra 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam nước. Khi tác dụng với LiAlH4 thì một phân tử X tạo ra hai phân tử hợp chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa mãn là: A. HOCH2CH2CH2CHO B. C2H5COOCH3 MÃ ĐỀ 156-Trang 4/6
  5. C. CH3COOCH3 D. CH3COOC2H5  Câu 43: Cho sơ đồ: Etilen   O2 / PdCl2 ,CuCl2 ,to   X1 HCN  X2     X3  H 2O / H  H 2O  X4 X4 là 1 axit cacboxylic đơn chức. Vậy CTCT của X4 là: A. CH3CH2COOH B. CH3CH=CHCOOH C. CH3COOH D. CH2=CHCOOH Câu 44: Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4 , FeCl2 , FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 45: Cho các phản ứng sau: o (1) NaNO2 bão hòa + NH4Cl bão hòa  t (2) H2S + Cl2 + H2O → o (3) O3 + Ag →(4) H2SO4 đặc + KClrắn  t (5) HClđặc + PbO2 →(6) F2 + H2O → o (7) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 →(8) NH4HCO3  t Số phản ứng tạo ra chất khí (ở điều kiện thường) là A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 46: Trong một bình kín có thể tích 3 lit, người ta cho vào 168g N2 và 6g H2. Ở nhiệt độ xác định, cân bằng N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 được thiết lập lúc đó lượng N2 giảm 10%. Hỏi áp suất thay đổi như thế nào ? A. p1 = 1,15p2. B. p1 = 1,25p2. C. p1 = 1,16p2. D. p1 = 1,3p2. Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thiếc (II) hiđroxit không tan trong dung dịch NaOH đặc. B. Bạc có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại. C. Nhôm tan được trong dung dịch NH3. D. Các oxit và hiđroxit của crom đều là chất lưỡng tính. Câu 48: Cho 56 gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Cr2O3 và Al2O3 vào lượng rất dư dung dịch NaOH đặc, thu được dung dịch Y và 28 gam chất rắn. Cho Br2 tới dư vào Y thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 25,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 có trong 28 gam X trên là A. 20,4. B. 10,2. C. 30,6. D. 15,3. Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, glyxin, alanin và axit glutamic thu được 31,36 lít CO2 (đktc) và 26,1 gam H2O. Mặt khác 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300,0 ml dung dịch HCl 1,0 M. Nếu cho 21,55 gam hỗn hợp X tác dụng với 350,0 ml dung dịch NaOH 1,0 M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 15,6 g. B. 30,15g. C. 20,3 g. D. 35g. Câu 50: Cho các chất sau: Glixerol, ancol etylic, p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin, anilin, phenol, ala- gly, amoni hiđrocacbonat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 9. B. 7. C. 10. D. 8. II/ Phần riêng A/ Chương trình chuẩn Câu 51: Cho dãy các chất và ion sau: F2; SO2; NO2; HCl; Fe3O4; Mg2+; Fe2+; Cu+. Số chất và ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 52: Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức là dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử C7H6O2 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Vậy khi cho 9,15 gam X nói trên tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ? A. 8,9 gam. B. 19,8 gam. C. 11,4 gam. D. 8,0 gam. MÃ ĐỀ 156-Trang 5/6
  6. Câu 53: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng? (1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử. (3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm. (4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2). D. (1), (2), (4). Câu 54: Hỗn hợp X gồm các kim loại: Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m + a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là A. 6,72 và 57,6. B. 3,36 và 28,8. C. 3,36 và 14,4. D. 6,72 và 28,8. Câu 55: Để điều chế metyl axetat từ CH4 (các chất vô cơ, xúc tác cần thiết và phương tiện có đủ) cần ít nhất bao nhiêu phản ứng? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 56: Chia hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức X, Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau - Đốt phần 1 thu 2,8 lít CO2(đktc) và 3,15 gam H2O . - Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc 1400 C thu được hỗn hợp Q gồm 2 ancol dư và 0,625 gam hỗn hợp 3 ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp 3 ete trên thu thể tích hơi bằng thể tích của 0,21 gam nitơ (trong cùng điều kiện và áp suất). Trong Q có số mol của X tỉ lệ với số mol của Y là A. 4/3 B. 1 C. 0,75. D. 2 Câu 57: Hoá chất sau có thể phân biệt các chất rắn: Na2CO3, CaSO4.2H2O, NaCl và CaCO3 là A. dung dịch phenolphtalein B. dung dịch Ba(OH)2 loãng C. dung dịch H2SO4 loãng, dư D. dung dịch NaOH loãng Câu 58: Nhóm thế có sẵn trên nhân benzen định hướng phản ứng thế vào vị trí ortho và para là: A. CnH2n+1- , –COOH B. CnH2n+1- , –NO2 C. –OH , –NH2 , gốc ankyl . D. –OH , –NH2 , –CHO Câu 59: Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư thu được 42g chất rắn. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp A: A. 32% B. 25,6% C. 44,8% D. 50% Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng. A. Bạc có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc hơi nước có mặt khí lưu huỳnh đioxit. B. Crom được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy Cr2O3 được tách ra từ quặng cromit. C. Hỗn hợp Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau sẽ tan hết được trong dung dịch HCl dư. D. Hỗn hợp bột kim loại gồm Cu và Ag tan được trong dung dịch FeCl3 dư. -----------------HẾT----------------- MÃ ĐỀ 156-Trang 6/6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2