Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
lượt xem 16
download
Cùng tham khảo đề thi thử đại học môn Ngữ Văn khối D của trường trung học phổ thông Yên Lạc, đề thi được xây dựng theo chuẩn cấu trúc của Bộ GD&ĐT giúp bạn có định hướng ôn tập tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Trường THPT Yên Lạc
- SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2013 ‐ 2014 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC MÔN: Ngữ Văn lớp 12 ‐ Khối D Thời gian làm bài: 150 phút; PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH: Câu I(2 điểm):Trong đoạn trích “Đất nước”(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”), Nguyễn Khoa Điềm viết: “ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi” “Họ” là ai? Ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm? Câu II(3 điểm):Viết đoạn văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói sau:“Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận” (Ơ-ri-pít) PHẦN RIÊNG THEO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN: Câu III a(5 điểm). Chương trình chuẩn Cảm nhận đoạn thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương” (“Sóng"- Xuân Quỳnh) Câu III b(5 điểm): Chương trình nâng cao: So sánh nhân vật Quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân với nhân vật Đan Thiềm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đà”i của Nguyễn Huy Tưởng? ……………………………………Hết……………………………………… Học sinh không được sử dụng tài liệu
- KÌ THI KSCL THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI D HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm gồm 3 trang) Câu Đảm bảo các ý sau; Điểm I ý1 Trong đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm, “họ” là nhân dân 0,5 Ý2 Đây là hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, thể hiện tập trung nhất cảm hứng Đất Nước 0,5 Nhân Dân của tác giả ý3 Khẳng định vai trò của nhân dân trong lịch sử dân tộc 0,5 ý4 Là tư tưởng tiến bộ góp thêm cái nhìn mới mẻ về đề tài Đất nước. 0,5 II Đảm bảo các ý sau ý1 Giải thích câu nói: 1,0 + Gia đình : mối quan hệ thân thiết nhất của mỗi người +chốn nương thân: nơi nuôi dưỡng, giáo dục và luôn cảm thông, che chở cho ta. + tai ương: khó khăn, vấp ngã, thất bại. Câu nói đúng đắn, khẳng định vai trò không thể thay thế của gia đình trong cuộc sống con người. ý2 Chứng minh: + Gia đình là nền tảng đầu tiên của con người, ảnh hưởng sâu sắc từ nếp sống, truyền thống đến những nét văn hóa riêng(truyền thống hiếu học, yêu nước, văn chương,…) 1,0 + Gia đình là nơi chia sẻ mọi vui buồn , đặc biệt là trước những khó khăn, thất bại(lấy ví dụ trong văn học, đời sống) ý3 Bình luận mở rộng , rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,0 + Khẳng đinh giá trị, vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống con người . Gia đình vừa là nơi hình thânh và hoàn thiện nhân cách, vừa là nhân tố cốt lõi tạo nền tảng xã hội_ Gia đình là tế bào của xã hội. + Thực tế không phải ai cũng được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, yên ổn. Khi ấy, chỉ những ai có nghị lực mới có thể trưởng thành, không ít người đã gục ngã trước hoàn cảnh. Vấn đề đặt ra là, mỗi người phải luôn cố gắng xây dựng gia đình hạnh phúc, phê phán thói gia trưởng, bạo lực gia đình. III III a, Chương trình cơ bản
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm Xuân Quỳnh là gương mặt thơ tình tiêu biểu nhất từ sau CMT8 đến nay với hồn thơ cá 0,5 tính mà thuần hậu, thiết tha với những giá trị đời thường.“Sóng” tiêu biểu cho thơ Xuân Quỳnh thể hiện tâm trạng của người phụ nữ đang yêu, những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp. Đoạn thơ là hai khổ 5 và 6 tiêu biểu cho một nét tâm trạng ấy với nỗi nhớ và tấm lòng chung thủy của người phụ nữ. Cảm nhận khổ thơ: ý1 Tình yêu là đề tài muôn thở của thơ ca, mỗi cây bút lại mang tới một cảm nhận riêng làm 0,5 đẹp cho đề tài. Xuân Quỳnh với “Sóng” đã diễn tả độc đáo, thành công tâm trạng người phụ nữ đang yêu. Ngay từ việc lựa chọn hình tượng đã cho thấy cái tôi mới mẻ của Xuân Quỳnh bởi đây là một hình tượng “động”, thương thể hiện sự mạnh mẽ, chủ động của người con trai. ý2 Bốn câu đầu: Đọng lại một chữ “nhớ’. Nỗi nhớ tràn ngập tâm trạng nhân vật trữ tình, 1,0 hiện hữu ở mọi không gian( lòng sâu, mặt nước), mọi thời gian(ngày, đêm) ý3 Hai câu giữa: Có ý nghĩa đặc biệt. Dường như gửi tâm trạng vào sóng vẫn chưa thỏa, 1,0 “em” đã trự tiếp bộc lộ cảm xúc nồng nàn: Nhớ cả trong những giấc mơ. Chữ “thức” không chỉ là sự phân biệt trạng thái trong thức – ngủ mà còn là sự thổn thức, thao thức rất đặc trưng trong tình yêu. ý4 Bốn câu cuối là lời bày tỏ tình yêu chân thành, chung thủy. Dù cách trở Bắc-Nam, dù 1,0 vất vả xuôi ngược, “em” vẫn chỉ “hướng về anh một phương”. Vẻ đẹp của thơ Xuân Quỳnh cũng là vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. ý5 Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn với hình tượng sóng, điệp từ, điệp cú pháp. Giong điệu 0,5 tha thiết với ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc… Kết luận chung Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Sóng”, tiêu biểu cho đặc điểm thơ Xuân 0,5 Quỳnh: Vừa cá tình, độc đáo, vừa nữ tính, thuần hậu.Đoạn thơ thể hiện thành công một nét tâm trạng tiêu biểu trong tình yêu là nỗi nhớ và một vẻ đẹp đáng quý của người phụ nữ là lòng chung thủy. Vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. III b: Chương trình Nâng cao ý1 Khái quát chung: 0,5
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy tưởng và hai tác phẩm (đoạn trích), hai nhân vật Quản ngục và Đan Thiềm. ý2 Làm rõ các nhân vật a.Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù 1,0 - Là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong nhà ngục nhưng lại có sở thích lạ lùng: Thích chơi chữ. Chính sở thích cao quý này cùng tính cách nhẹ nhàng, biết giá người, biết trọng người ngay đã khiến cho Quản ngục vượt qua rào cản địa vị xã hội để thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài với Huấn Cao. Hành động suốt nửa tháng trời đem rượu thịt cho Huấn Cao và các bạn đồng chí của ông cho thấy Quản ngục sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để thể hiện tình yêu với cái đẹp, cái tài. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tâm hồn của Quản ngục một lần nữa được thể hiện rõ khi nhân vật này được cái đẹp từ nghệ thuật và từ thiên lương của Huấn Cao hướng thiện, thanh lọc. Hai câu trả lời của Quản Ngục : Xin lĩnh ý! Và Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! cùng cái bái lạy và dòng nước mắt đã cho thấy sự trong sang, tốt đẹp trong nhân cách của Quản Ngục. - Quản ngục được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đi sâu làm rõ những phức tạp trong tâm lí của Quản ngục bằng bút pháp độc thoại nội tâm. b. Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài 1,0 - Đan Thiềm là một cung nữ bị thất sủng có cái nhìn tỉnh táo, thức thời nhưng quan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài. Bà chính là người đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài rồi đến hồi kết cũng chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn. Cả hai lời khuyên đều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp, cái tài. Trong đoạn trích Đan Thiềm khẩn thiết giục Vũ Như Tô đi trốn, bà tìm cách bảo vệ Vũ Như Tô như bảo vệ chính tính mạng cho mình. Khi không thể trốn được nữa Đan Thiềm đã xin tha sau đó xin chết thay cho Vũ Như Tô. Đó chính là tinh thần dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài. Cuối cùng khi mọi nỗ lực đều không thành Đan Thiềm đã từ biệt Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng. - Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình (nhân vật đặc trưng của thể loại kịch). Tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ và hành động So sánh: ý2 - Điểm tương đồng: 1,0 + Cả hai nhân vật đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính (người nghệ sĩ) + Cả hai nhân vật đều bị đặt trong thế tương phản, đối lập với hoàn cảnh. + Đều có tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài - Điểm khác biệt + Quản Ngục phải trải qua quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt sau đó mới đưa ra quyết định biệt đãi Huấn Cao còn Đan Thiềm ngay từ đầu đã có lựa chọn dứt khoát.
- +Trong quan hệ với nhân vật chính Quản ngục là người được tác động để được thanh lọc còn Đan Thiềm lại là người trực tiếp tác động vào Vũ Như Tô để nghệ thuật được khai sinh + Về nghệ thuật: Ở Quản Ngục có tâm trạng phức tạp gắn với bút pháp độc thoại nội tâm còn ở Đan Thiềm tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động bên ngoài ý3 -Lí giải điểm tương đồng khác biệt: 1,0 + Có những điểm tương đồng là do cả hai nhà văn đều là những người nặng lòng với cái đẹp. Cả hai tác phẩm đều ra đời trước cách mạng gắn với hiện thực đen tối, ngột ngạt mâu thuẫn gay gắt với cái đẹp, ước mơ, khát vọng của con người. + Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn Kết luận chung: 0,5 Khẳng định đây đều là hai nhân vật độc đáo thể hiện rõ thông điệp nghệ thuật của hai nhà văn. …………………………………Hết……………………………….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử đại học khối A môn vật lý lần thứ 3
6 p | 269 | 90
-
Đề thi thử Đại học Khối A môn Toán năm 2013
4 p | 243 | 89
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 23
7 p | 205 | 81
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 7
5 p | 216 | 74
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (357)
7 p | 555 | 72
-
Đề thi thử Đại học lần 2 khối A môn Hóa năm 2013 - Đề 1
5 p | 199 | 67
-
Đề thi thử Đại học khối A môn Toán năm 2013 - Đề 8
6 p | 214 | 63
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 2
6 p | 174 | 60
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 6
7 p | 196 | 58
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, A1, B, D Toán 2013 - Phần 33 - Đề 5
2 p | 180 | 47
-
Đề thi thử Đại học khối D, A1 môn Tiếng Anh năm 2014 - THPT Lương Thế Vinh (209)
7 p | 407 | 39
-
Đề thi thử Đại học lần 2 môn Toán khối D năm 2014 - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
6 p | 386 | 32
-
Đề thi thử Đại học khối D môn Ngữ Văn 2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Đề 1)
5 p | 210 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Toán khối B năm 2014 - Đề số 22
4 p | 285 | 29
-
Đề thi thử đại học môn Lý khối A (có đáp án)
5 p | 125 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lịch sử năm 2014 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc
4 p | 232 | 18
-
Đề thi thử Đại học khối A, A1 môn Lý năm 2013 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Mã đề 612)
15 p | 97 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn