Đề thi thử Đại học lần 1 môn Ngữ văn khối C (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng
lượt xem 14
download
Tham khảo Đề thi thử Đại học lần 1 môn Ngữ văn khối C (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng để thử sức với các bài tập và dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi tuyển sinh 2014. Cấu trúc đề thi thử được biên soạn theo chuẩn mới nhất của Bộ GD&ĐT sẽ giúp bạn tổng quan kiến thức trọng tâm cần ôn tập để luyện thi hiệu quả và nhanh chóng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử Đại học lần 1 môn Ngữ văn khối C (2014) - Trường THPT Hai Bà Trưng
- Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 1 - NĂM 2014 Trường THPT Hai Bà Trưng MÔN: NGỮ VĂN (KHỐI C, D) (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) ----------------- Họ và tên thí sinh: …………………………………….……. Số báo danh: ………………... I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điể\m) Câu 1 (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành viết: -Phần mở đầu: Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. -Phần kết thúc: Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011). Việc tô đậm hình ảnh rừng xà nu ở hai phần trên có ý nghĩa gì? Câu 2 (3,0 điểm) Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. II.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng ( câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh và bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm) Qua hình tượng nhân vật Người lái đò ( Tùy bút Người lái đò sông Đà), anh/chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyền Tuân đối với cái Đẹp? Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- SỞ GD&ĐT T. T. HUẾ ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: NGỮ VĂN ; KHỐI D,C Câu Ý Nội dung Điểm I Trong truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành viết: 2,0 -Phần mở đầu: Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. -Phần kết thúc: Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), việc tô đậm hình ảnh rừng xà nu ở hai phần trên có ý nghĩa gì? 1 -Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng đầm đà màu sắc tự 0,5 nhiên, có ý nghĩa nhân văn ca ngợi sự sống đẹp nồng nàn, bất diệt. 2 -Rừng xà nu không chỉ biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của con 0,5 người ở làng Xô Man hẻo lánh, nhà văn muốn từ làng Xô Man cụ thể nói đến khái quát rộng lớn: biểu tượng cho cả Tây Nguyên, cả miền Nam, hơn nữa là cả dân tộc Việt Nam trong thời kì chống đế quốc thực dân, đau thương nhưng quyết tâm giành sự sống. 3 -Rừng xà nu tô đậm ở vị trí mở đầu và kết thúc còn có ý nghĩa tạo kết cấu 0,5 chặt chẽ đề triển khai câu chuyện; đem lại chất sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. 4 -Rừng xà nu-hình ảnh tạo ấn tượng, sự khơi gợi trong tình cảm người đọc ở 0,5 phần mở đầu, tạo dư âm hào hùng vang vọng ở phần kết thúc. II Suy nghĩ về ý kiến: Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên 3,0 phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng để sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững. 1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm) -Giá trị tức thời: là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần chưa trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian; chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian nhất định. -Giá trị bền vững: Chủ yếu là những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, 0,5 sự sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền. *Ý kiến khẳng định: Con người cần có giá trị vật chất và giá trị tinh thần để tồn tại. Nhưng để sống có nhân cách có phẩm chất tốt đẹp cần phải rèn luyện, gắn bó, tiếp thu những giá trị tinh thần bền vững. 2 Luận bàn về ý kiến (2,0 điểm) -Con người cần đến những giá trị vật chất (cơm, áo, gạo, tiền...) và những 0,5 giá trị tinh thần (vui chơi, giải trí). Đó là những “giá trị tức thời”, là điều kiện tất yếu để đảm bảo cuộc sống. -Nhưng để sống có ý nghĩa, con người cần vươn đến những giá trị tốt đẹp 0,5 (tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, hành động) trên nền tảng giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí của dân tộc và nhân loại.
- -Không phải ai cũng xem trọng giá trị bền vững, một số cá nhân (đặc biệt là 0,5 các bạn trẻ) còn đề cao giá trị vật chất tức thời. -Cần phê phán lối sống thực dụng, hình thức, kiến tạo giá trị bản thân chủ 0,5 yếu từ giá trị vật chất, nghèo nàn về văn hóa tinh thần... 3 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm) -Trước những giá trị của cuộc sống cần biết tiếp nhận và ứng xử hợp lí. -Phải có bản lĩnh để sống có phẩm hạnh, có cốt cách; không ngừng bồi 0,5 dưỡng, rèn luyện bản thân hướng đến những giá trị lâu bền. III.a Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Chiều tối (Mộ) 5,0 của Hồ Chí Minh và bài thơ Từ ấy (Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, 2011) của nhà thơ Tố Hữu. 1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) -Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. -Bài thơ Từ ấy trích trong tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Bài thơ là mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng. 0,5 -Tác giả của hai bài thơ đều là những chiến sĩ tiên phong, những nhà cách mạng làm thơ. Vì vậy, hình tượng nhân vật trữ tình trong Chiều tối và Từ ấy là bức chân dung tự họa mang vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng. 2 Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối 2,0 -Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm, tâm hồn nhà cách mạng vẫn hòa hợp 0,5 cảm thông cùng thiên nhiên, có sự gần gũi, tương đồng giữa ngoại cảnh, tâm cảnh; có tình yêu thương mênh mông dành cho sự sống trên đời. -Vượt lên trên cảnh ngộ đau khổ, Hồ Chí Minh có phong thái ung dung, bản 0,5 lĩnh kiên cường, là người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn tự do về tinh thần. -Đằng sau bức tranh cuộc sống của người lao động, tâm hồn người chiến sĩ 0,5 luôn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. -Vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của nhà thơ, nhà cách mạng không trực tiếp bộc 0,5 lộ mà thông qua cách cảm, cách nhìn cuộc sống và con người của nhân vật trữ tình. Bút pháp tả cảnh ngụ tình vùa cổ điển vừa hiện đại. 3 Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy 2,0 -Bài thơ ra đời vào thời điểm Tố Hữu được kết nạp Đảng, vì thế nó thể hiện 0,5 niềm vui sướng đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người chiến sĩ tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, đấy cùng là sức sống của một hồn thơ ( khổ 1) -Người chiến sĩ vượt qua cái tôi để gắn bó hài hòa cùng mọi người, nhận 0,5 thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.( khổ 2) -Người chiến sĩ có tình cảm, đồng cảm sâu sắc vói kiếp người đau khổ bất 0,5 hạnh. (khổ 3) -Vẻ đẹp của người chiến sĩ trẻ tuổi được thể hiện bằng hình ảnh thơ tươi 0,5 sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
- 4 Về sự tương đồng và khác biệt 0,5 -Tương đồng: + Hai bài thơ là sản phẩm của những người biết sống hiến dâng hết mình cho lí tưởng cách mạng. Bức chân dung về họ là vẻ đẹp của người chiến sĩ- nghệ sĩ: có bản lĩnh, ý chí vững vàng, có trái tim nồng hậu yêu thương. -Khác biệt: 0,5 + Vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối biểu hiện ở cách nhìn cuộc sống trong sự vận động, trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian khổ, còn trong Từ ấy là sự vận động tâm trạng của tâm hồn thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng nên có cái trẻ trung, sôi nổi, cảm hứng lãng mạn tràn đầy. III.b Qua hình tượng nhân vật Người lái đò (Tùy bút Người lái đò sông 5,0 Đà), anh/chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyền Tuân đối với cái Đẹp? 1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm) -Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo, có những đóng góp quan trọng cho nền văn học ở cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. -Hành trình văn chương của Nguyễn Tuân là hành trình tìm kiếm cái Đẹp, ông được mệnh danh là định nghĩa về cái đẹp.Vì vậy, nhân vật trung tâm 0,5 trong tác phẩm của ông dù làm bất cứ nghề nghiệp nào, công việc gì đều là những người tài hoa, yêu mến và kính trọng cái đẹp. - Người lái đò sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà, đây là tác phẩm thể hiện sự tìm kiếm không mệt mỏi của ông để khẳng định những vẻ đẹp, những giá trị tuyệt vời của xã hội mới. Qua hình tượng nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân đã khơi dậy niềm tự hào về con người Việt Nam đồng thời gửi gắm quan niệm mới và độc đáo về cái Đẹp. 2 Quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân 1,0 --Sau cách mạng tháng Tám, diện mạo của Nguyễn Tuân đã căn bản thay đổi, nhà văn có quan niệm sống và con mắt nhìn đời mới mẻ. Ông không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái Đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai. -Quan niệm cái Đẹp thể hiện qua cách khám phá, diễn tả con người nghiêng 1,0 về phương diện tài hoa nghệ sĩ. (dù làm bất cứ việc gì, nghề gì, cũng đẩy lên đến mức xuất chúng, siêu việt, trở thành một thứ nghệ thuật hay nói cách khác họ trở thành nghệ sĩ trong chính công việc của mình). -Quan niệm cái đẹp còn là những hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. 3 Quan niệm về cái đẹp qua hình tượng người lái đò. 3,0 --Cái đẹp trong đời sống thực tại, trong lao động xây dựng cuộc sống mới. 1,0 + Vào thời điểm sáng tác người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân tràn đầy niềm hứng khởi khi mình đã có đất nước, mình đã có quê hương. Chính vì vậy, ông nhiệt tình tìm kiếm và khẳng định cái đẹp ngay trong đời sống nhân dân lao động. -Người lái đò làm công việc gian nan, cực nhọc, hiểm nguy nhưng trong tùy bút Nguyễn Tuân cho thấy nhờ lao động chinh phục thiên nhiên mà họ trở nên lớn lao, kì vĩ. Họ là hiện thân cho Vẻ đẹp trí dũng tuyệt vời: sẵn sàng
- đối mặt với thác dữ, chinh phục mọi “cửa tử,” “cửa sinh”, vượt qua “trận thủy chiến” ác liệt với đá nổi, đá chìm, với những trùng vi thạch trận và những phong tuyến đầy nguy hiểm. Người lái đò vượt qua chúng bằng bằng những động tác táo bạo chuẩn xác. Ông hiện lên như vị chỉ huy kinh nghiệm tài trí. Cái đẹp tài hoa nghệ sĩ trong nhân dân lao động. 1,0 + Ông lái đò là người tài hoa nghệ sĩ-chất nghệ sĩ của một người dân bình thường làm công việc bình thường. Trong mắt của Nguyễn Tuân đó là cả một nghệ thuật-nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. ( đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng tự tin, ung dung nghệ sĩ; do nắm chắc”binh pháp” của thần sông, quy luật phục kích của lũ đá, ông bình tĩnh vượt thác một cách tài tình, nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị và lãng mạn; sau đọ trí thi tài không hề bận tâm đến chuyện vượt thác.) - Cái đẹp gây ấn tượng sâu đậm vào giác quan nghệ sĩ. 0,5 + Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh người lái đò trong cuộc giao tranh với thiên nhiên hiện lên vẻ oai hùng, ấn tương mạnh như: cưỡi lên thác ghềnh, nắm chặt lấy bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.... + Miêu tả con sông hung bạo, dữ dội để tôn vinh và ca ngợi con người. - Nghệ thuật khắc họa hình tượng: 0,5 + Thể hiện đặc trưng riêng của tùy bút: Cái tôi tài hoa và uyên bác; tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo; ngôn ngữ đa dạng, sống động. 4 Đánh giá 0,5 -Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân trở thành một nhà văn mới của cuộc sông mới, vì thế quan niệm về cái Đẹp cũng mang hơi thở mói. Nhà văn tìm kiếm, khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của lao động và con người - cái đẹp mà ông gọi là “thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí”. 0,5 + Qua hình tượng nhân vật người lái đò trong thiên tùy bút, người đọc thấy được cảm quan thẩm mĩ “khỏe khoắn” và tích cực cũng như sự tinh tế, uyên bác, sâu sắc trong quan niệm về cái Đẹp của nhà văn- cái làm nên phong cách Nguyễn Tuân. + Tất cả Cái Đẹp của Nguyễn Tuân đều có cội nguồn từ tình yêu văn hóa, từ sự gắn bó và tình yêu tha thiết với con người, với quê hương đất nước. * Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm những yêu cầu về kiến thức.Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm theo từng câu dựa vào đáp án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học lần 1 (2007-2008)
1 p | 869 | 155
-
Đề thi thử Đại học lần 3 môn Tiếng Anh (Mã đề thi 135) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
48 p | 240 | 12
-
Đề thi thử Đại học lần 1 môn Vật lý (Mã đề 069) - Trường THPT Ngô Quyền
6 p | 140 | 6
-
Đề thi thử Đại học lần 4 môn Toán
6 p | 105 | 5
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D
1 p | 86 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 722) - Trường THPT Lương Thế Vinh
7 p | 123 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần IV năm học 2012 môn Vật lý (Mã đề 896) - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
6 p | 92 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm 2013-2014 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Mã đề thi 231)
9 p | 118 | 3
-
Đề thi thử đại học lần III năm học 2011-2012 môn Hóa học (Mã đề 935)
5 p | 78 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2014 môn Toán (khối D) - Trường THPT Hồng Quang
8 p | 108 | 3
-
Đề thi thử Đại học, lần III năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 134) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
6 p | 107 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần I năm 2014 môn Vật lý (Mã đề thi 249) - Trường THPT Quỳnh Lưu 3
15 p | 94 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2013-2014 môn Hóa học (Mã đề thi 001) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 113 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2010 môn Sinh học – khối B (Mã đề 157)
4 p | 75 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2010 - 2011 môn Sinh học - Trường THPT Lê Hồng Phong
8 p | 111 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
1 p | 97 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 132) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
7 p | 129 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm học 2012-2013 môn Hóa học (Mã đề thi 002) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 109 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn