intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử đại học, lần 3 năm 2014 môn: Văn, khối D - Trường THPT Phú Nhuận

Chia sẻ: Hồ Hồng Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

91
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo đề thi thử đại học, lần 3 năm 2014 môn "Văn, khối D - Trường THPT Phú Nhuận". Hy vọng đề thi giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử đại học, lần 3 năm 2014 môn: Văn, khối D - Trường THPT Phú Nhuận

  1. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2014 – THPT PHÚ NHUẬN – LẦN 3 Môn VĂN : Khối  D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần I ­ Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1(2 điểm) Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, nhân vật bà Hiền bằng lòng để  người con trai đầu của mình ra mặt trận, đã nói: “Nó dám đi cũng là biết tự  trọng”. Theo anh/chị,  “biết tự trọng” trong hoàn cảnh cụ thể này có nghĩa là gì?  Tìm những biểu hiện cụ thể khác của ng ười biết tự trọng trong cuộc sống hiện nay. Lòng tự  trọng có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Câu 2(1 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi   “Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư   tưởng, con người có thể  nào là con người. Nhưng trong nghệ  thuật, tư  tưởng từ  ngay cuộc sống   hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả  cuôc sống. Tư  tưởng của nghệ  thuật không bao giờ  là tri   thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở  kịch cho đến một bức   tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ  để  trí óc chúng ta   nằm lười yên một chỗ[…]. Cái tư  tưởng trong nghệ thuật là một tư  tưởng náu mình, yên lặng. Và   cái yên lặng của một câu thơ xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà   bỏ  xuống được. Ta sẽ  dừng tay trên trang giấy đáng lẽ  lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả  tâm hồn   chúng ta đọc không phải chỉ  có tri thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ  hai   chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia,   người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.”  (Tiếng nói văn nghệ­ Nguyễn Đình Thi) a/ Đoạn văn trên bàn về nôi dung gì? b/ Câu văn nào trong đoạn nêu ý chủ đạo của đoạn văn? c/ Qua đoạn văn trên, tác giả đã nêu ý kiến, quan điểm gì? Phần II­  Viết  (7 điểm) Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể  hiện trong tùy bút  “Người lái đò Sông Đà”. Từ bài tùy bút trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên,  người   lao động trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.  ……… HẾT ……… Họ và tên thí sinh…………………………………..Số báo danh………
  2. ĐÁP ÁN VĂN – THI THỬ ĐH LẦN 3 ­ 2014 PhầnI: Đọc –hiểu(3 điểm) Câu 1(2 điểm) : Gợi ý trả lời *Người mẹ ấy hiểu về lòng tự trọng (1 điểm): ­ “ Tự trọng” là làm điều mà mình có nghĩa vụ phải làm: Đánh giặc giữ nước là nghĩa vụ thiêng   liêng của mọi người dân đối với đất nước. Làm một thanh niên, phải đứng ở hàng đầu của cuộc   sống, không sống dựa vào công lao và sự hi sinh của người khác. ­Không để mình phải chịu nỗi hổ thẹn vì mặc cảm mình là kẻ  hèn nhát, kẻ hèn kém hơn người   khác, không xứng đáng sống bằng người khác… ­Bằng lòng cho con trai ra trận, người mẹ không chỉ  thể  hiện sự  tôn trọng một phẩm chất của   người con, mà còn khẳng định phẩm chất của một người mẹ  biết dạy con. Trong những điều  cần tạo nên cho nhân cách một con người, có một điều rất cần, lòng tự trọng * Biểu hiện cụ thể  khác của người biết tự trọng(0,5đ) ­Tự nguyện làm những việc phải làm, quyết không làm những việc không được làm, không nên   làm ­Tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, quyết không thụ hưởng những gì không phải là   của mình, vật chất cũng như tinh thần, không đánh cắp thành quả của người khác. ­ Biết tự  trọng, người ta sẽ  không làm những điều dối trá, tuy người khác không biết nhưng   chính mình biết rõ *Ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống hôm nay(0,5đ)  Muôn thuở đây vẫn là một phẩm chất quan trọng của con người. Về cốt lõi thì không có gì thay   đổi, có khác chăng thì đó là những cách  ứng xử  trong những hoàn cảnh cụ  thể  của xã hội, trong  những vị  thế  cụ  thể  của từng người. Lòng tự  trọng, hiểu một cách đầy đủ, chính là có ý thức về  mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự của mình Câu 2(1 điểm)  a/ Đoạn văn trên bàn về tư tưởng trong nghệ thuật (0,25đ) b/ Câu văn trong đoạn nêu ý chủ đạo của đoạn văn Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ  ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuôc sống(0,25đ). c/ Qua đoạn văn trên, tác giả đã nêu ý kiến, quan điểm: Tư tưởng của nghệ thuật nảy sinh từ  cuộc sống và lắng sâu trong cảm xúc, rung động của người đọc. (0,5đ) PhầnII: Viết(7 điểm) Mở bài: Giới thiệu  ­ “Người lái đò sông Đà” là 1 trong những tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân ­ Cùng với hình tượng người lái đò tài hoa, hình tượng con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ  tình cũng là hình tượng trung tâm của tác phẩm, thể  hiện những khám phá hết sức mới  mẻ về thiên nhiên ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc đồng thời cũng tiêu biểu cho phong cách   nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nghệ sĩ lớn ,tiêu biểu cho nền văn xuôi Việt Nam hiện   đại: uyên bác, tài hoa, độc đáo. 2. Thân bài: a/ Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong tùy bút  “Người lái đò Sông Đà” *Giới thiệu khái quát về nguồn gốc đặc điểm địa lí của Sông Đà *Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân SĐ có phẩm chất đối chọi nhau như nước với lửa:hung  bạo và trữ tình. Lúc hung bạo nó như “kẻ thù số một của con người”và lúc trữ tình nó lại đầy chất 
  3. thơ “thân thiết với con người như một cố nhân”. Như vậy sức mạnh nghệ thuật đích thực của  “Người lái đò sông Đà” không chỉ ở những điều được viết mà chủ yếu là ở cách viết của nhà văn.     ­ Nguy ễn Tuân đã tạo nên những liên t  ưởng so sánh rất “đắt”  cho thấy óc quan sát, các  cảm của ông về Đà giang. Ở thượng nguồn, lòng sông Đà có đoạn thắt lại “như cái yết hầu”, “đá  bờ sông dựng vách thành.”.  cách so sánh, liên tưởng bất ngờ mà chính xác giúp người đọc hình dung  độ cao, hẹp, sâu của vách đá Sông Đà, truyền đến người đọc cái cảm giác lạnh, rợn như chính mình  đang đi qua đoạn sông ấy. Ở ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió   cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Hay quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước  “nước  thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, có khi “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” ở phía trên lừ lừ  những cánh quạ đàn đang chờ mồi. Âm thanh tiếng thác mới ghê rợn, lạ lùng như tiếng rống của  “một ngàn con trâu mộng … da cháy bùng bùng” . Có lúc  tác giả ví Sông Đà hung dữ có: “diện mạo  và tâm địa một thứ kẻ thù số một” của con người. Nó hung hãn, nham, hiểm độc ác với trùng vi  thạch trận có những ông đá tướng dữ tợn với lớp lớp cửa “cửa tử” và “cửa sinh” với những boong  ke chìm mai phục khắp lòng sông. SĐ lại có mùa có đoạn đẹp một cách hữu tình “mùa xuân dòng  xanh ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chin đỏ…mỗi độ thu về”. Cuối tháng hai đầu tháng ba,  hoa ban hoa gạo nở bung núi rừng Tây Bắc“tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc… đốt   nương xuân”. Nguyễn Tuân đã miêu tả tuyệt hay và tuyệt đẹp vẻ hoang sơ của SĐ“cảnh bờ sông  lặng tờ…tuổi xưa” cùng hiện tại sức sống mơn mởn, căng tràn “nương ngô nhú lên …như bạc rơi  thoi” Với tình yêu sông núi của một con người tài hoa, NT đã tả một con sông Đà một cách đa dạng,  biến hóa muôn màu muôn vẻ.   ­ Hình  ảnh người lái đò được khắc họa khá độc đáo .   +Ngoại hình +Nhà văn đi sâu miêu tả ông lái đò dưa thuyền qua ba thạch trận trên chiến trường sông nước   phẩm chất dũng cảm như một viên tướng tả xung, hữu đột giữa “trùng vi thạch trận” cùng vẻ bình   tĩnh, tự  tin, mưu trí, tài hoa của ông lái đò. Không chỉ  tả ông đò trong lúc vượt thác băng ghềnh mà  nhà văn cò miêu tả ong sau một ngày giao tranh  làm nổi bật cái trầm tĩnh, phong thái ung dung. ­NT là một nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ. Tiếng thác nước được tả biến hóa, sinh động  bằng vốn từ ngữ giàu có kì lạ. Trên mặt ghềnh thác thì “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, hút  nước kêu “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” tiếng thác nước nghe từ xa vô cùng ghê rợn “như óan  trách…như van xin… như khiêu khích…giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc rống lên như đàn trâu mộng  hang ngàn con đang lồng lộn giữa rừng cháy. ­ NT đã sử dụng vốn từ vựng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực hội họa, điện ảnh, võ  thuật, thể thao… để tạo nên những đoạn văn đẹp, hấp dẫn lạ. Nào là hồi lùng, đòn tỉa, đòn âm,  phục kích, vu hồi. Nào là trùng vi thạch trận, boong ke chìm, pháo đài đá nổi, thanh viện, giáp lá cà,  đánh khuýp quật vu hồi nào là tiền vệ, hậu vệ tuyến giữa, tuyến hai…, Sự tài hoa, uyên bác của  Nguyễn Tuân qua tài quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng so sánh,nhân hóa  độc đáo và vốn từ vựng phong phú. ­ Thể văn tùy bút phóng túng, thể hiện đậm nét cái “tôi” của tác giả, một cái tôi nghệ sĩ tài  hoa: giác quan tinh nhạy, trí tưởng tượng mãnh liêt đằng sau bức tranh thiên nhiên, con người Tây  Bắc biểu hiện ngòi bút điêu luyện qua kho từ vựng phong phú, câu văn có nhạc điệu và giàu chất tạo  hình,cách diễn đạt ý, tả cảnh đặt câu co duỗi dài ngắn vừa đa dạng, uyển chuyển vừa thú vị, cách  dùng từ sáng tạo. b/ Suy nghi về vai trò của thiên nhiên và người lao động trong công cuộc xây dụng và  bảo vệ đất nước ­Giải thích: “Thiên nhiên” là toàn bộ những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải  do bàn tay con người tạo nên: cỏ cây, sông, núi, rừng, biển… Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ  quốc hay khám phá, chinh phục, làm chủ thiên nhiên phục vụ sự phát triển của xã hội không thể nào  thiếu đi vai trò của người lao động. ­Phân tích, bàn luận về vai trò của thiên nhiên, người lao động: + Vai trò của thiên nhiên
  4. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: gắn bó, hòa hợp, con người không thể  sống thiếu thiên nhiên. Nó mang lại biết bao lợi ích: là môi trường sống cho con  người và các loài sinh vật, cung cấp nguồn thức ăn, khoáng sản, những cảnh quan  du lịch phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn…  Không những thế trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ núi rừng đã che chở cho bộ  đội, nhân dân và trở thành bức tường thành vây hãm kẻ thù “Rừng che bộ đội rừng  vây quân thù”, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của quân và dân ta. + Vai trò của người lao động: Trong công cuộc bảo vệ tổ quốc những người lao động đã hóa thân thành những  anh hùng đánh đuổi kẻ thù. Trong đời thường những người lao động vô danh như ông lái đò trong tùy bút   “Người lái đò sông Đà” của NT cũng như bao người lao động vô danh bình bị khác đã góp phần chinh phục  thiên nhiên: đưa thuyền vượt thác sông Đà nối miền ngược với miền xuôi, bàn tay con người đã biến  Sông Đà trong thời kì đất nước đổi mới thành nguồn thủy điện lớn cho phía bắc nước ta góp phần  vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay những cuộc di dân khai hoang, lấn biển  mở rộng về phía Nam của ông cha ta từ mấy trăm năm trước, những đoàn tàu đánh cá lớn “ra đậu  dặm xa dò bụng biển” mang lại nguồn hải sản, những giàn khoan vươn xa ra biển khơi …để đất  nước ta triển như ngày nay ­> anh hùng không phải chỉ có ở những nơi địa đầu tuyến lửa mà có mặt  ngay trong cuộc sống rất mực bình thường giản dị của biết bao con người không tên tuổi. + Bàn luận:Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển  của xã hội tuy nhiên cần gắn sự phát triển xã hội với bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chinh  phục, làm chủ thiên nhiên khác hẳn với hành động phá hoại, tận diệt nguồn tài nguyên có như thế sự  phát triển mới bền vững. ­Phương hướng: có thái độ quý trọng thiên nhiên và người lao động. Yêu thiên nhiên cũng chính là  yêu đất nước. Cần ghi nhận, đánh giá dúng những cống hiến của người lao động trong công cuộc  xây dựng và bảo vệ đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2