Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 233
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo "Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 233" để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 233
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỈNH NINH BÌNH CHO HỌC SINH (HỌC VIÊN) LỚP 12 THPT, BT THPT NĂM HỌC 20162017 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 03 trang) Mã đề thi 233 Câu 1: Nghi ngờ con trai anh Q lấy trộm máy tính xách tay của mình nên ông H đã tự ý vào khám xét nhà anh Q. Ông H đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo đảm bí mật đời tư. B. Tự do cư trú. C. Tự do đi lại. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 2: Thực hiện pháp luật là hành vi A. tự giác của mọi tổ chức xã hội. B. thiện chí của các cá nhân, tổ chức. C. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. D. tự nguyện của mọi công dân. Câu 3: Nghĩa vụ nào dưới đây quan trọng nhất đối với người kinh doanh? A. Nộp thuế đúng quy định. B. Báo cáo tài chính. C. Quảng cáo sản phẩm. D. Bảo vệ nhà xưởng. Câu 4: Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với A. nhu cầu xã hội. B. yêu cầu của bố mẹ. C. định hướng nhà trường. D. khả năng bản thân. Câu 5: Việc khám chỗ ở của công dân được tiến hành theo A. số đông quyết định. B. trình tự luật định. C. quy ước làng xã. D. ý muốn chủ quan. Câu 6: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là A. các bên cùng có lợi. B. dân chủ giữa các dân tộc. C. đảm bảo lợi ích cho các dân tộc. D. bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 7: Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện A. trách nhiệm và bổn phận cá nhân. B. ý chí và nguyện vọng của mình. C. quyền lợi và nghĩa vụ của mình. D. quan điểm và tư tưởng cá nhân. Câu 8: Chị L mang thai đến tháng thứ 7 thì bị giám đốc công ty X buộc thôi việc không có lí do chính đáng. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bảo hiểm xã hội. B. Chăm sóc sức khỏe. C. Lao động. D. Nghề nghiệp. Câu 9: N và H là bạn thân lâu ngày mới gặp lại nên H mời N vào nhà hàng uống rượu. Trong lúc uống say N đã gây gổ với K ngồi bàn bên cạnh, giữa hai bên xảy ra cãi vã to tiếng sau đó N đã đuổi đánh K không may N xô vào bàn bên cạnh làm đổ nồi lẩu đang sôi khiến Q và T đang ngồi ăn bị bỏng nặng. Trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Q và T? A. N và K. B. H và N. C. N. D. K. Câu 10: Tự ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Đạo đức và ứng xử. B. Hôn nhân và gia đình. C. Tài sản và lợi nhuận. D. Gia đình và xã hội. Câu 11: Khi kí kết hợp đồng lao động với giám đốc X, thấy quy định về điều kiện lao động chưa rõ ràng, chị T đã đề nghị giám đốc X sửa lại sau đó mới kí kết. Chị T đã được bảo đảm bình đẳng trong nội dung nào dưới đây? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thực hiện nội quy lao động. C. Thực hiện quyền lao động. D. Lựa chọn nơi làm việc. Trang 1/4 Mã đề thi 233
- Câu 12: Học sinh P đăng kí tham gia cuộc thi “Sáng tạo trẻ” nhưng Ban tổ chức từ chối vì không đủ chỗ trưng bày sản phẩm dự thi. Ban tổ chức đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? A. Phát triển. B. Học tập. C. Sáng tạo. D. Nghiên cứu. Câu 13: Công dân được hưởng mức sống đầy đủ về vật chất là nội dung quyền được A. phát triển. B. chăm sóc. C. kinh doanh. D. bảo hộ. Câu 14: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền A. thiêng liêng của công dân. B. cơ bản của công dân. C. hợp pháp của công dân. D. chính đáng của công dân. Câu 15: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chị H và chồng. B. Chị M, H và K. C. K, chị H và chồng. D. Chị H và K. Câu 16: Công dân T tham gia thảo luận cho dự án định cạnh định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư của huyện Y và đưa ra những góp ý xác đáng cho dự án. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Đóng góp ý kiến. C. Được cung cấp thông tin nội bộ. D. Tự do ngôn luận. Câu 17: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm.H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L và H. B. Giám đốc và chị L. C. Chị L và M. D. Giám đốc và H. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa anh, chị, em. C. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. Câu 19: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người A. cung cấp nguyên liệu. B. đầu tư nguồn vốn. C. sử dụng lao động. D. được quyền ủy nhiệm. Câu 20: Công dân đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở là thể hiện quyền tự do A. góp ý. B. tranh luận. C. thảo luận. D. ngôn luận. Câu 21: Tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. tự do cá nhân. B. bí mật đời tư. C. nơi làm việc. D. nơi cư trú. Câu 22: Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực A. xã hội. B. chính trị. C. nhà nước. D. kinh tế. Câu 23: Tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là công dân đã thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực A. quốc phòng, an ninh. B. văn minh đô thị. C. định hướng nghề nghiệp. D. an toàn xã hội. Câu 24: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính dân chủ. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính công khai. Câu 25: Công dân được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nội dung quyền A. học tập. B. được chăm sóc. C. tự do. D. được phát triển. Câu 26: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện A. nghĩa vụ. B. nhu cầu riêng. C. công việc chung. D. trách nhiệm. Trang 2/4 Mã đề thi 233
- Câu 27: Thông qua bầu cử, ứng cử, nhân dân thực hiện hình thức dân chủ A. hình thức. B. trực tiếp. C. tập trung. D. gián tiếp. Câu 28: Ông T gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 29: Chủ thể của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây khác với các hình thức còn lại? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 30: Trong quá trình kiểm phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, T và M nằm trong ban thư kí đã có hành vi gian lận để khai khống phiếu bầu cho người thân của mình. Phát hiện việc đó, H đã khuyên T không nên làm như vậy vì đó là hành vi trái pháp luật nhưng T vẫn kiên quyết làm theo ý mình. Cuối cùng, người thân của T đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm pháp luật về nguyên tắc bầu cử? A. T và M. B. H và M. C. H và T. D. H, T, M. Câu 31: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. ép buộc tuân thủ. C. khuyến khích. D. quy định phải làm. Câu 32: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân được A. đào tạo mọi ngành nghề. B. bình đẳng về cơ hội học tập. C. miễn học phí toàn phần. D. ưu tiên chọn trường học. Câu 33: Mục đích của khiếu nại là nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị A. xâm phạm. B. mất trộm. C. điều tra. D. theo dõi. Câu 34: Trước khi qua đời ông Q đã di chúc lại quyền thừa kế cho các con, nhưng anh S là con trai cả đã không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định của pháp luật. Anh S đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 35: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư kí riêng, chị H đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư kí riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. B. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm. C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. D. Được pháp luật bảo đảm bí mật đời tư. Câu 36: T đã viết bài gửi đăng báo để chia sẻ kinh nghiệm của mình về phương pháp học tập môn Ngoại ngữ. T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Học tập. B. Tự do ngôn luận. C. Được phát triển. D. Sáng tạo. Câu 37: Anh K và chị V cùng làm một công việc với hiệu quả như nhau, nhưng cuối năm giám đốc công ty X thưởng cho chị V ít hơn anh K. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân? A. Kinh doanh. B. Lao động. C. Bảo hộ lao động. D. An sinh xã hội. Câu 38: Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông để xây dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Giám sát. B. Tố cáo. C. Kiểm tra. D. Khiếu nại. Câu 39: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 40: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Dân chủ, công khai. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. Công khai, minh bạch. D. Phổ thông, công khai, tự do và bỏ phiếu kín. HẾT Trang 3/4 Mã đề thi 233
- Trang 4/4 Mã đề thi 233
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn