intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

50
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Võ Nguyên Giáp dành cho các bạn học sinh lớp “” và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Võ Nguyên Giáp

  1. TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP             ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018               TỔ NGỮ VĂN                                                                                                                                                     MÔN NGỮ VĂN ­ 12 CB                                                            Thời gian: 120 phút.     I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)        Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:                                         Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy                                         Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh                                         Dù người phàm tục hay kẻ tu hành                                         Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.                                           Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó                                         Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?                                         Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm                                         Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng                                         Nếu tất cả đường đời đều trơn láng                                         Chắc gì ta đã nhận ra ta                                         Ai trong đời cũng có thể tiến xa                                         Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.                                         Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy                                         Đâu chỉ dành cho một riêng ai.                                                                                            ( T ự s ự ­  Lưu Quang Vũ)                                                                                                 Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm). Câu 2. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên ( 0.5 điểm) Câu 3.  (1.0 điểm) Anh/chị rút ra được bài học gì từ hai câu thơ sau:                                          Ai trong đời cũng có thể tiến xa                                         Nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Câu 4. (1.0 điểm) Hãy cho mọi người biết về một trong “ những điều rất nhỏ” mà anh/ chị đã  làm để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa ( viết trong khoảng 5 – 7 dòng) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):       Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn  bản ở phần đọc ­  hiểu:                                         "Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
  2.                                          Sao ta không tròn ngay tự trong tâm” Câu 2: (5.0 điểm):        Phân tích cách kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ  văn 12, tập hai, NXB  Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ cách kết thúc trong truyện ngắn  Chí Phèo của Nam Cao  (Ngữ  văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để  thấy được giá trị  nhân đạo mới mẻ,   tích cực của văn học Cách mạng 1945 – 1975 so với văn học hiện thực 1930 – 1945.        *********************************************  E. HƯỚNG DẤN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0.5 ĐỌC  HIỂU 2 Có thể chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Đối lập (tương  0.5 phản), điệp cú pháp,  nhân hóa, ẩn dụ, so sánh. 3 Bài   học   rút   ra:   Thành   công   trong   cuộc   đời   chỉ   dành   cho  những ai biết tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, sẵn sàng   1.0 vượt qua khó khăn, thử  thách, biết tự  đứng lên sau mỗi lần  thất bại. 4 Học sinh có thể chọn một điều rất nhỏ mà bản thân đã làm  góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa:  1.0 không quên nói lời cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp, tiết kiệm  tiện ăn quà vặt để chia sẻ với trẻ em nghèo, phát cháo cho  bệnh nhân nghèo ở bệnh viện… II.LÀM  VĂN 1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy  2.0 NLXH nghĩ về 2 câu thơ trong văn bản ở phần đọc ­  hiểu:                      "Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó                       Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”    * Đảm bảo thể  thức của đoạn văn, đúng chính tả, ngữ  0.25 pháp.   * Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25   * Nội dung cần triển khai: 1.25 a. Giải thích: ­ Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, nhiều khó  khăn thử thách, nhiều bất công, thậm chí là xấu xa, tồi tệ.  ­ Tròn tự trong tâm: Sự hoàn thiện trong tâm hồn, tình cảm, 
  3. tư tưởng, thái độ… của bản thân. b. Bàn luận: ­ Cuộc đời không bao giờ hoàn hảo, hoàn thiện, chỉ toàn  những điều tốt đẹp như ta mong muốn. Khi không được  như ý muốn con người thường hay chê bai, hằn học, bất  mãn trước cuộc đời. Điều này nhiều khi khiến cuộc đời trở  nên “méo mó” hơn, nặng nề hơn trước mắt chúng ta. Từ đó  con người dễ thối chí, nản lòng, buông xuôi, gục ngã… ­ Thay vì chê bai, hằn học,con người cần tự hoàn thiện bản  thân mình, cần có thái độ tích cực, chủ động trước hoàn  cảnh, có cái nhìn lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh  như thế nào. Điều này sẽ giúp chúng ta có đủ tự tin, bản  lĩnh để vươn lên trong cuộc sống và hướng tới thành công.  ­ Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, thay đổi  hoàn cảnh nếu biết chủ động, tích cực hoàn thiện bản thân  từ trong tâm.  c. Bài học: Sống có trách nhiệm với bản thân, góp phần xây  dựng cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa. d. Khẳng định: Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một  phương châm sống đúng đắn cho mỗi người trước cuộc  đời.   * Sáng tạo: độc đáo trong cách dùng từ, viết câu, hành văn   0.25 sắc sảo… 2 Phân tích cách kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của  5.0 Kim   Lân.   Từ   đó   liên   hệ   cách   kết   thúc   trong   truyện  ngắn Chí Phèo của Nam Cao để thấy được giá trị nhân  đạo mới mẻ, tích cực của văn học Cách mạng 1945 –  1975 so với văn học hiện thực 1930 – 1945. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích kết thúc trong  0,5 truyện ngắn Vợ  nhặt (có liên hệ kết thúc của truyện ngắn   Chí Phèo), từ đó nêu bật giá trị  nhân đạo mới mẻ, tích cực  của văn học 1945 – 1975. c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm; phân tích sâu   3.0 sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ  giữa lí lẽ  và dẫn chứng.  Trên cơ  sở  nắm vững tác phẩm,  nắm chắc vấn đề nghị luận HS cần nêu được các ý sau: * Giới thiệu khái quát về  tác giả  Kim Lân, tác phẩm   Vợ 
  4. nhặt. * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vợ nhặt được viết dựa trên  bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 nhưng tác phẩm  kết thúc đã hướng con người đến tương lai tươi sáng. Điều   này góp phần thể  hiện giá trị  nhân đạo mới mẻ, tích cực  của tác phẩm, cũng là của văn học 1945 – 1975 so với văn   học 1930 – 1945. * Triển khai vấn đề:  1. Phân tích kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt:     * Sơ lược ngắn gọn câu chuyện.     * Phân tích kết thúc của tác phẩm:     ­ Đoạn văn mở đầu trong phần kết thúc tác phẩm:  Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã.   Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt   hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền   trời như những đám mây đen. ­> Âm thanh tiếng trống thúc thuế  và hình  ảnh đàn quạ  chính  là  hiện  thực   đen  tối   đang đeo  bám  con người.   Và   cuộc sống của ba mẹ con bà cụ vẫn diễn ra dưới sự áp đảo  kinh hoàng của cái đói.      ­  Câu nói của người con dâu:         + Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?          + Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không   chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của   Nhật, chia cho người đói nữa đấy. ­> Câu nói của thị  đã đã thổi một luồng sinh khí mới vào  hiện thực cuộc sống tối tăm, mang đến thông tin mới mẻ  về thời cuộc cho mẹ con Tràng, làm thay đổi suy nghĩ của   Tràng, hướng Tràng đến hành động   tích cực trong tương   lai.     ­ Hình ảnh của Tràng khi nghe câu nói của thị:         + Thần mặt ra nghĩ ngợi;  Hắn nghĩ đến những người   phá kho thóc Nhật.        + Tràng nghĩ đến Việt Minh: Việt Minh phải không?        + Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh tượng người   nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê sộp. Đằng trước có lá   cờ đỏ to lắm.        + Tràng cảm thấy ân hận, tiếc rẻ về việc đã qua: Hôm  ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ  là Việt Minh đấy.   Họ đi cướp kho thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ  quá, kéo   vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.
  5. ­> Sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và nhận thức của  Tràng. Trong Tràng tiềm tàng khả  năng hướng đến cách  mạng.   ­ Hình ảnh kết thúc tác phẩm:      Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay   phấp phới… ­> Đám người đói chính là hình  ảnh của quần chúng nhân  dân bị bần cùng hóa cực điểm trước cuộc Cách mạng tháng  Tám 1945.  Lá cờ  đỏ  là biểu tượng của Cách mạng. Hình  ảnh vừa gợi ra cảnh ngộ  đói khát thê thảm vừa gợi ra tín  hiệu của của cuộc Cách mạng, dự  báo khả  năng đến với   cách mạng của những người lao động nghèo.    * Ý nghĩa của cách kết thúc:         + Dự  báo khả  năng cách mạng tiềm tàng của những   người lao động nghèo, hé mở  cho họ  một con đường, một  hướng đi để  thoát khỏi hiện thực cuộc sống tăm tối: con  đường đến với cách mạng. kết thúc tác phẩm đã mở  ra   triển vọng tươi sáng, hướng con người đến tương lai tốt   đẹp.     +  Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo  của Kim Lân: Trân trọng khát vọng sống   của người lao   động nghèo ngay khi họ  đứng bên bờ  vực cái chết, khẳng   định niềm tin của họ vào cuộc sống tương lai. 2. Liên hệ kết thúc trong tác phẩm Chí Phèo:   ­ Sơ lược ngắn gọn câu chuyện để dẫn đến kết thúc   ­ Nắm được những chi tiết chính trong phần kết thúc tác  phẩm:      + Trong vật vã, đau đớn, trong bế tắc, tuyệt vọng vì bị  cự   tuyệt  quyền làm  người,  Chí Phèo  đã  nhận ra   kẻ  thù  chính của cuộc đời mình chính là bá Kiến. Chí Phèo vác dao  đến nhà bá Kiến đâm chết bá Kiến và tự sát.      + Sau cái chết của Chí Phèo và bá Kiến, cả làng Vũ Đại   xôn xao bàn tán. Có kẻ  mừng ra mặt:    Thằng nào chứ  hai   thằng   ấy   chết   chứ   hai   thằng   ấy   chết   thì   không   ai   tiếc.  Người kín đáo hơn thì tự  nhủ:  Thói đời tre già măng mọc,   hết thằng ấy lại có thằng khác…          +  Sau cái chết của Chí Phèo, thị  Nở  nhìn nhanh xuống   bụng. Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ   bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…    ­ Ý nghĩa của cách kết thúc:       + Kết thúc tác phẩm đã phản ánh mâu thuẫn không thể 
  6. điều hòa được giữa giai cấp thống trị  và   tầng lớp nông   dân, mâu thuẫn thường xuyên trong nội bộ  giai cấp thống   trị. Trong xã hội ấy, người nông dân trở thành nạn nhân đau  khổ.        + Cái chết của Chí Phèo trên con đường khát khao trở  lại làm người lương thiện đã phản ánh số  phận bi thảm,  không lối thoát của người nông dân dưới xã hội phong kiến  phi nhân, có ý nghĩa tố cáo sâu sắc đối với xã hội.        +  Hình ảnh  cái lò gạch cũ bỏ không xuất hiện trong ý  nghĩ của thị Nở ở phần kết thúc truyện hàm ý tương lai chỉ  là sự lặp lại của hiện tại, gợi sự quẩn quanh, bế tắc trong   tấn bi kịch tha hóa và bị  cự  tuyệt quyền sống lương thiện   của người nông dân. Cuộc đời Chí Phèo kết thúc nhưng tấn  bi kịch Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn.  3. Điểm tương đồng và khác biệt trong hai cách kết thúc:   ­ Tương đồng:       + Cùng phản ánh hiện thực tăm tối của người lao động  trước CMT Tám 1945.       + Đều thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.       + Đều là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.   ­ Khác biệt:         + Kết thúc tác phẩm Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn   quẩn, bế tắc của người lao động.                    + Kết thúc tác phẩm  Vợ  nhặt  phản ánh xu thế  vận  động tất yếu của số  phận con người: Khi bị đẩy vào tình  trạng đói khổ cùng đường, thì người nông dân sẽ hướng tới   cách mạng. Điều này giúp con người có được cuộc sống   tốt đẹp trong tương lai.   ­ Lí giải sự khác biệt:        + Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội.         + Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác.        + Do ý đồ nghệ thuật của mỗi tác giả. 4. Giá trị  nhân đạo mới mẻ, tích cực của văn học 1945 –   1975 so với văn học 1930 – 1945: Trong bất cứ hoàn cảnh  nào cũng luôn hướng con người về phía sự  sống, ánh sáng,  tương lai. Đây là xu hướng vận động tích cực góp phần làm  nên giá trị nhân đạo mới mẻ của văn học 45 ­75. * Đánh giá chung. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể  hiện suy nghĩ  0,5 sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  0,5
  7. pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. Tổng điểm 10,0 **********************************
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0