intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Du sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT Nguyễn Du

  1.    SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM  2018    MÔN SINH HỌC Câu 1: Sinh sản vô tính là: A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự  kết hợp giữa giao tử đực và cái. Câu 2: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản  xuất. B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh. C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Câu 3: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 4: Auxin có vai trò: A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa. B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.  C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.  D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả. Câu 5: Cảm ứng của động vật là: A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo  cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn  tại và phát triển. C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho  cơ thể tồn tại và phát triển. D. Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho  cơ thể tồn tại và phát triển. Câu 6: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua A. Miền lông hút.     B. Miền chóp rễ. C. Miền sinh trưởng.     D. Miền trưởng thành. Câu 7: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. B. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi. C. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi. D. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi. Câu 8: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế Trang 1
  2. A. Thẩm thấu.     B. cần tiêu tốn năng lượng. C. Nhờ các bơm ion.     D. chủ động. Câu 9: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào A. Hoạt động trao đổi chất.     B. Chênh lệch nồng độ ion. C. Cung cấp năng lượng.     D. Hoạt động thẩm thấu. Câu 10: Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai? A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin. B. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’. C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mă. D. Anticodon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với một côđon tương ứng  trên phân tử mARN. Phát biểu sai là B, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’ Câu 11: Khi nói về hội chứng Đao ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hội chứng Đao là do thừa một nhiễm sắc thể số 21. II. Hội chứng Đao thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. III. Người măc hội chúng Đao vẫn có thể sinh con bình thưòng. IV. Có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa tuổi mẹ với khả năng sinh con mắc hội   chứng Đao A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Các phát biểu đúng là: I,IV Ý II sai vì tỷ lệ mắc ở giới nam và nữ là như nhau Ý III sai vì người mắc hội chứng Đao thường vô sinh (ngoại lệ có thể sinh con), sức  sống kém, không có kinh nguyệt. Câu 12: Bộ ba nào sau đày mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UGU 3’ B. 5’AUX3’ C. 5’ UAG3’ D. 5’AAG3’. Câu 13:  Ở  E.coli, trong quá trình dịch mã của một phân tử  mARN, môi trường đã  cung cấp 199 axit amin để  hình thành nên một chuỗi polipeptit. Gen tổng hợp nên  phân tử  mARN này có tỉ  lệ  A/G = 0,6. Khi đột biến gen xảy ra, chiều dài của gen   không đổi nhưng tỉ lệ A/G = 60,43% đột biến này thuộc dạng: A. Thay thế 4 cặp G­X bằng 4 cặp A­T. B. Thay thế 1 cặp A­T bằng 1 cặp G­ X. C. Thay thế 1 cặp G­X bằng 1 cặp A­T. D. Thay thế 2 cặp A­T bằng 2 cặp G­ X. ­ Số nuclêôtit của gen khi chưa đột biến:  N = ( 199 + 1) 6 = 1200  nuclêôtit  �2A + 2G = 1200 �A = T = 225 +  � � �A = 0, 6G G = X = 375 � ­ Số nuclêôtit của gen đột biến. + Do chiều dài của gen đột biến không thai đổi so với gen chưa đột biến, ta có N  =1200 �2A + 2G = 1200 �A = T = 226 +  � � �A = 0, 6043G �G = X = 374 => Gen đột biến :   A = T = 225 + 1 = 226;G = X = 375 − 1 = 374 => Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T Câu 14: Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của opêron Lac vi khuẩn E.coli: (1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế. Trang 2
  3. (2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron. (3) Vùng vận hành được giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp  mARN (4) Các gen cấu trúc không được phiên mã và dịch mã. (5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế. (6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ. Khi môi trường có lactôzơ thì trình tự diễn ra của các sự kiện là: A. (1)=>(2)=>(4)=>(6) B. (1)=>(2)=>(3)=>(6) C. (1)=>(2)=>(3)=>(5) D. (1)=>(5)=>(3)=>(6) Khi môi trường có lactôzơ thì trình tự diễn ra của các sự kiện là:(1) Gen điều hoà  chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế. (5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế. (3) Vùng vận hành được giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN. (6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ. Các sự kiện (2) và (4) không xảy ra khi môi trường có lactôzơ. Câu 15:  Ở thú, xét một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới   tính X có hai alen (A và a). Cách viết kiểu gen nào sau đây đúng? A. XaYA B. Aa C. XAYA D. XAY Câu 16: Cho biết các gen liên kết hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,  AB AB cho cây có kiểu gen   tự  thụ  phấn, thu được đời con có số  cây có kiểu gen     ab ab chiếm tỉ lệ A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 75%. AB AB AB AB ab x => 1 :2 :1 ab ab AB ab ab Câu 17:  Ở  một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a   quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa   trắng. Lai phân tích một cây dị  hợp tử  hai cặp gen (cây X), thu được đời con gồm:   399 cây thân cao hoa đỏ: 100 cây thân cao, hoa trắng: 99 cây thân thấp, hoa đỏ: 398   cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng? A. Các cây thân cao, hoa đỏ ở đời con có một loại kiểu gen. B. Quá trình giảm phân ở cây X đã xảy ra hoán vị gen với tần số 10%. C. Đời con có 8 loại kiểu gen. D. Đời con có 25% số cây dị hợp về một trong hai cặp gen. Lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 4:4:1:1 → 2 gen liên kết không hoàn toàn với nhau Xét cây thấp trắng chiếm 40% => A liên kết với B, a liên kết với b Cây mang lai có KG AB/ab => Tần số hoán vị 0.2 A đúng B sai vì tần số hoán vị là 20% C sai vì đời con có 4 loại KG D sai vì đời con có 20% số cây dị hợp về một trong 2 cặp gen. Câu 18: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định, tính trạng  dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ quả tròn thuần chủng giao  phấn với cây hoa vàng, quả  bầu dục thuần chủng (P), thu được F1  gồm 100% cây  hoa đỏ, quả  tròn. Cho các cây F1  tự  thụ  phấn, thu được F2  gồm 4 loại kiểu hình,  Trang 3
  4. trong đỏ có 16% số cây hoa vàng, quả  tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng  xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số  bàng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. F2 có 10 loại kiểu gen. II. F2 có 5 loại kiểu gen cũng quy định kiểu hình hoa đỏ. quả tròn. III. Trong tổng số cây F2 có 26% số  cây có kiểu gen giống kiểu gen của cây   F1.  IV. Quá trình giảm phân của cây F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. V. Trong tổng số cây F2 có 24% số cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp tử về một cặp  gen. VI. F2 có 2 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả bầu dục. A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Quy ước : A – tròn ; a : bầu dục  B – đỏ ; b – vàng Ở F2 có 4 kiểu hình ; tỉ lệ cây hoa vàng quả tròn là 0,16 ≠0,1875 = 3/8 => Hai cặp   gen cùng nằm trên 1 NST và có hoán vị gen Xét P thuần chủng , F1 dị hợp hai cặp gen F2 có cây (A­, bb) = 0,16 => aabb = 0,25 – 0,16 = 0,09 =  ♀0,3 ab x  ♂0,3 ab (Hoán vị  gen  ở  hai giới là như  nhau ). Tỉ  lệ  ab = 0,3 > 0,25 → giao tử  ab là giao tử  liên kết   →Tỉ lệ giao tử ở F1 là : AB = ab = 0,3 ; aB = Ab = 0,2 Hoán vị gen với tần số : 1 – 0,3 × 2 = 0,4 1 . Đúng , Hoán vị gen xảy ra ở hai giới nên số kiểu gen là : 10 (kiểu gen) 2. Đúng , Kiểu gen hoa đỏ, quả tròn là AB/AB, AB/Ab ; AB/ab ; AB/aB; Ab/aB 3. Sai, Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống với F1 là : 0,3 × 0,3 × 2 =0,18 4. Đúng 5 .Đúng . Tỉ lệ các cây hoa đỏ, quả tròn  dị hợp 1 cặp gen là : 0,3 × 0,2 × 4 = 0,24 6. Đúng . Có hai loại kiểu gen quy định quả đỏ hình bầu dục là aB/ab ; aB/aB Câu 19:  Theo li thuyểt, từ  cây có kiểu gen AaBbDDEe, bằng phương pháp tự  thụ  phấn qua nhiều thế hệ, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần? A. 16 B. 4 C. 8 D. 27 Xét cơ thể thực vật đó dị  hợp 3 cặp gen nên bằng phương pháp tự  thụ  phấn có thể   tạo ra tối đa 23 = 8 dòng thuần Câu 20: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a   quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể này có 90% số cây hoa đỏ. Qua  tự  thụ  phấn,  ở  thế  hệ  F2 có 32,5% số  cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu  nhận định sau đây đúng? I. Thế hệ xuất phát có 60% số cây thân hoa đỏ dị hợp. II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 có 45% cây hoa đỏ thuần chủng. III. Ở F2, tỉ lệ cây dị hợp luôn lớn hơn tỉ lệ cây đồng hợp. IV. Tần số alen A ở F2 lớn hơn tần số alen A ở thế hệ xuất phát. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Gọi x là số cá thể có kiểu gen dị hợp của quần thể xuất phát Tỉ lệ cá thể có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ xuất phát là 1 – 0,9 = 0,1 Tỉ lệ cá thể có kiểu hình hoa trắng ở thế hệ thứ 2 được tính theo công thức sau 1 1/ 22 0,1 x 0,325  → x = 0,6 2 Trang 4
  5. I đúng Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 1 – 0,325 = 0,675 Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp ở F2 là 0,6 : 4 = 0,15 Tỉ lệ cây hoa đỏ thuần chủng trong số các cây hoa đỏ ở F2 là : (0,675 – 0,15) : 0,675  = 0,807 → 2 sai 3 – sai , vì tỉ lệ hoa dị hợp ở F2 chỉ có 0,15  0,25  →  giao tử  ab là giao tử liên kết. Tần số hoán vị gen là : 1 – 0,4 × 2 = 0,2 = 20 (cM) , II sai Hoán vị ở hai giới : Số kiểu gen liên quan đến NST giới tính là :4 Số kiểu gen liên quan đến 2 cặp gen Aa và Bb là : 4 x 4 ­ = 10 Số kiểu gen ở F1 là : 10 x 4 = 40 => I đúng Tỉ lệ % cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen là :  (0,4 × 0,4 × 2 + 0,1 × 0,1 × 2 ) × 0,25 = 0,085 => III đúng Tỉ lệ % cá thể có 2 kiểu hình trội là : 0,66 × 0,25 + 0,75 × 0,09 × 2 = 0,3 => IV sai Câu 22: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định  thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai  cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây  thân thấp, hoa đỏ (P). Thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa  đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P A. AAbb × aaBB. B. Aabb × aaBB. C. AAbb × aaBb. D. Aabb × aaBb. Thân cao hoa trắng × thân thấp hoa đỏ  => 1 thân cao , hoa trắng : 1 thân cao, hoa   đỏ Xét tỉ lệ phân li kiểu hình thân : 100% thân cao => P : AA × aa Xét tỉ lệ kiểu hình màu sắc hoa 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng => P: Bb × bb Vậy P có kiểu gen : AAbb × aaBb Trang 5
  6. Câu 23: Một quần thể  giao phối  ở thế hệ xuất phát có tỉ  lệ  thành phần kiểu gen :   0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1.Tần số tương đối của alen A(pA) và alen a (qa) là: A. pA = qa = 0,5             B. pA  = 0,7 ; qa  = 0,3.          C. pA = 0,6 ; qa = 0,4 D. pA  = 0,3 ; ; qa  = 0,7 Câu 24: Trong quần thể giao phối, nếu 1gen có 3 alen thì sự giao phối tự do sẽ tạo   ra: A. 3 loại kiểu gen         B. 6 loại kiểu gen                       C. 8 loại kiểu gen D. 10 loại kiểu gen Câu 25: Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau: 21AA:10Aa:10aa. Giả sử không  có tác động của chọn lọc và đột biến.  Cấu trúc di truyền của quần thể sau 8 thế hệ  ngẫu phối sẽ có cấu trúc như sau:  A. 0.3969AA:0.4662Aa:0.1369aa  B. 0.63AA:0.37aa  C. 0.25AA:0.05Aa:0.25aa  D. 0.402AA:0.464Aa:0.134aa  Quần thể có cấu trúc di truyền: 21AA: 10Aa: 10aa → 0,512AA : 0,244Aa: 0,244aa =1 Tần số alen A = 0,634, a = 0,366 Sau 8 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể tuân theo quy luật Hacdi ­   Vanbec: 0,402AA: 0,484Aa: 0,134aa Câu 26: Cho các bệnh, tật ở người:  1­ Ung thư  máu; 2­ Tiếng mèo kêu; 3­ Mù màu; 4­ Hồng cầu hình liềm; 5­ Bạch   tạng; 6­Máu khó đông.  Bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là:  A. 3, 4, 5, 6.  B. 3, 6.  C. 2, 3, 6.  D. 1, 2, 4.  1.Ung thư máu là bệnh do đột biến mất đoạn NST số 21 hoặc 22. 2.Tiếng mèo kêu là đột biến mất đoạn NST số 5 3.Mù màu là đột biến gen lặn nằm trên NST X 4.Hồng cầu hình liềm là đột biến gen trội trên NST thường 5.Bạch tạng là đột biến gen lặn nằm trên NST thường 6.Máu khó đông là đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X Các bệnh phát sinh do đột biến gen trên NST giới tính là (3) Mù màu và (6)   Máu khó đông. Câu 27: Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II  có nhóm máu AB. Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm  A, mẹ có nhóm B. Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.  A. Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I.  B. Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I.  C. Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé.  D. Không xác định được.  Bé I nhóm máu O, bé II nhóm máu AB. Bố mẹ I có nhóm máu AB( IAIB) không thể sinh con nhóm máu O (IOIO). Đứa trẻ I   không phải con của cặp bố mẹ I. đứa trẻ  2 nhóm máu AB  →  con của cặp bố  mẹ I. Bố  mẹ II có nhóm máu A, mẹ  nhóm máu B  →  có thể  sinh con nhóm máu O, IAIO ×   IBIO. Đứa trẻ số 1 là con của cặp bố mẹ số 2. Câu 28: Phương pháp tạo giống cây trồng đồng hợp về tất cả các gen là  A. gây đột biến kết hợp với chọn lọc.  B. lai các dòng thuần chủng với nhau.  Trang 6
  7. C. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. lai tế bào sinh dưỡng.  Muốn tạo giống cây trồng đồng hợp về  tất cả  các gen, ta có thể  áp dụng phương   pháp nuôi cấy hạt phấn (n) → thành cây đơn bội sau đó lưỡng bội hóa bằng conxisin   → tất cả các cặp gen trong cơ thể sẽ ở trạng thái đồng hợp. Câu  29:  Quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại đã củng cố  cho quan  điểm của   Đacuyn về A. vai trò của chọn lọc tự nhiên. B. biến dị cá thể là biến dị không xác định. C. quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên   liệu cho chọn lọc. D. biến dị  xác định là những biến dị  di truyền được, có vai trò quan trọng   trong sự tiến hoá. Câu 30: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào  sau đây? A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi.          B. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. C. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên. D. Nguồn gốc chung của các loài. Câu 31: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là: A. giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới. B. tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. C. làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. D. xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn. Câu 32: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. đột biến gen tự nhiên. Câu 33: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến số lượng NST. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen. Câu 34: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn loài khác không  có lợi cũng không có hại là mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt. Câu 35:  Quan hệ  giữa hai loài sinh vật diễn ra sự  tranh giành nguồn sống là mối   quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ vật chủ ­ vật kí sinh. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ cạnh tranh. Câu 36: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn như thế  nào? A. Rừng lim nguyên sinh bị  chặt hết   cây gỗ  nhỏ  và cây bụi   rừng thưa  cây gỗ nhỏ   cây bụi và cỏ chiếm ưu thế   Trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết   rừng thưa cây gỗ nhỏ    cây bụi và  cỏ chiếm ưu thế   cây gỗ nhỏ và cây bụi   Trảng cỏ. Trang 7
  8. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết   cây bụi và cỏ chiếm ưu thế    rừng  thưa cây gỗ nhỏ   cây gỗ nhỏ và cây bụi   Trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết   rừng thưa cây gỗ nhỏ    cây gỗ nhỏ   và cây bụi   cây bụi và cỏ chiếm ưu thế   Trảng cỏ. Câu 37: Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể của quần thể là: A. sự cạnh tranh giữa các cá thể quần thể. B. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. sức sinh sản và mức độ tử vong. D. sự xuất nhập của các cá thể trong quần thể. Câu 38: Mức độ sinh sản của quần thể là: A. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thời gian. B. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị diện tích. C. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một đơn vị thể tích. D. khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một lứa đẻ. Câu 39: Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chóng lại với điều kiện bất lợi của môi trường. B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống. Câu 40: Đặc trưng nào sau đây chi phối các đặc trưng khác của quần thể? A. Khả năng sinh sản. B. Tỉ lệ đực, cái. C. Mật độ cá thể. D. Mức tử vong của cá thể. ..........................HẾT.......................... Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2