intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý lần 1 - Trường THPT Trần Phú - Mã đề 210

Chia sẻ: Lê Quý Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kì thi THPT Quốc gia đang đến gần, các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi này chưa? Cùng TaiLieu.Vn làm quen với một mẫu đề thi thử khác qua "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý lần 1 của Trường THPT Trần Phú mã đề 210". Chúc các bạn ôn tập tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý lần 1 - Trường THPT Trần Phú - Mã đề 210

  1. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I ­ NĂM 2017 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Bài thi: Khoa học xã hội; MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề. (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi 210 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta thất thường là do A. Chế độ gió thất thường. B. Chế độ mưa thất thường. C. Chế độ nhiệt thất thường. D. Chế độ mây thất thường. Câu 2: Về mùa đông từ 16 vĩ độ Bắc trở vào loại gió nào chiếm ưu thế? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 3: Trong các đới khí hậu sau đây nước ta nằm trong đới khí hậu nào? A. Xích đạo. B. Cận xích đạo. C. Nhiệt đới. D. Cận nhiệt đới. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi ở nước ta? A. Thủy năng. B. Rừng và đất trồng. C. Khoáng sản. D. Hải sản. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết trong các núi sau đây núi nào cao nhất ở Tây  Nguyên? A. Núi Lang Bi An. B. Núi Ngọc Linh. C. Núi Ngọc KRinh. D. Núi Chư Yang Sin. Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển nước ta? A. Trù phú xanh tươi. B. Đa dạng và giàu có. C. Thay đổi theo mùa. D. Thay đổi tùy nơi. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng với ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta? A. Có tính chất ẩm. B. Thay đổi theo độ cao. C. Có tính chất nhiệt đới. D. Có sự phân hóa. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. C. Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa gió mùa. Câu 9: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 ­ 2014 (Đơn vi: nghìn t ̣ ỉ đồng) Năm 2005 2009 2011 2014 Ngành  Tổng số 183213,6  430221,6  787196,6 623220,0  Trồng trọt 134754,5 306648,4  577749,0  456775,7  116.576, 199171,8  156796,1 Chăn nuôi 45096,8 7 Dịch vụ nông nghiệp 3362,3  6996,5  10275,8  9648,2  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 2005 ­ 2014? A. Dịch vụ nông nghiệp có giá trị lớn hơn chăn nuôi. B. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp không giảm. C. Chăn nuôi luôn có giá trị lớn hơn dịch vụ nông nghiệp.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 210
  2. D. Trồng trọt có giá trị lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trong các tỉnh sau đây tỉnh nào thuộc cả hai   vùng khí hậu? A. Hà Tĩnh. B. Quảng Bình. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An. Câu 11: Vùng ven biển nào sau đây còn chịu hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiến ruộng vườn, làng mạc   và làm hoang mạc hóa đất đai? A. Đông Nam Bộ. B. Đông Bắc. C. Miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết phụ lưu nào sau đây lớn nhất hệ thống sông  Hồng? A. Sông Đà. B. Sông Trà Lí. C. Sông Đáy. D. Sông Luộc. Câu 13: Vùng núi nào sau đây thiên nhiên có ba đai cao? A. Trường Sơn Nam. B. Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam? A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. B. Có sự bấp đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây. C. Sườn dốc đứng chênh vênh bên dãi đồng bằng hẹp ven biển. D. Gồm các khối núi và cao nguyên. Câu 15: Ý nào sau đây là nguyên nhân chính gây lũ quét ở miền núi và lũ lụt ở đồng bằng? A. Khai thác sử dụng đất đai không hợp lí ở vùng đồng bằng. B. Sự biến đổi của thời tiết và khí hậu. C. Khai thác sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi. D. Sự suy giảm đa dạng sinh học. Câu 16: Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng A. khoảng 1 triệu km2. B. hơn 2 triệu km2. C. hơn 1 triệu km2. D. khoảng 2 triệu km2. Câu 17:  Ý nào sau đây  không đúng  với tính chất nhiệt đới  ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển   Đông? A. Năng suất sinh học của sinh vật không cao. B. Sóng mạnh vào mùa đông khi có gió mùa Đông Bắc . C. Độ muối của nước biển từ 30 ­ 33‰. D. Nhiệt độ nước biển tầng mặt cao trên 230C. Câu 18: Ở nước ta, vùng nào sau đây có số dân thành thị trung bình trên một đô thị nhỏ nhất? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết 2 đô thị nào sau đây là đô thị loại đặc biệt? A. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. C. Hà Nội, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Hải Phòng. Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta? A. Đất chưa sử dụng ở đồng bằng chỉ có khoảng 5,35 triệu ha. B. Diện tích đất nông nghiệp trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. C. Đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm hơn 28,4% tổng diện tích tự nhiên. D. Nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng. Câu 21: Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ ở A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 22: Các vùng sau đây, vùng có mật độ dân số thấp nhất là                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 210
  3. A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh sau đây tỉnh nào có diện tích và sản   lượng lúa lớn nhất cả nước? A. Long An. B. Đồng Tháp. C. Kiên Giang. D. An Giang. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải là sự  khác nhau về  đặc điểm địa hình giữa vùng núi Trường   Sơn Bắc và Trường Sơn Nam? A. Hình thái. B. Cấu trúc. C. Hướng núi. D. Hướng nghiêng. Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả  nước? A. Có nền sản xuất phát triển nhất cả nước. B. Tổng dân số của vùng lớn. C. Vùng là địa bàn nhập cư lớn của nước ta. D. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất. Câu 26: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân chính gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền ở nước ta? A. Hoạt động của gió Tín phong bán cầu Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới. B. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc cùng với dãi hội tụ nhiệt đới. C. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới. D. Hoạt động của gió Tín phong bán cầu Bắc cùng với dãi hội tụ nhiệt đới. Câu 27: Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây đúng về  tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta trong giai đoạn   2005 – 2012? A. Diện tích cây hàng năm luôn lớn hơn cây lâu năm. B. Giá trị sản xuất tăng nhanh và liên tục qua các năm. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm xu hướng giảm. D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm xu hướng tăng. Câu 28: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây là cơ sở để khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta phân thành   một mùa mưa và một mùa khô? A. Chế độ mưa B. Chế độ nhiệt. C. Chế độ gió. D. Chế độ mây. Câu 29: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về năng suất lúa? A. Thay đổi cơ cấu mùa vụ. B. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 210
  4. C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Mở rộng các mô hình quảng canh. Câu 30: Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chính làm cho sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng? A. Thủy văn. B. Con người. C. Thổ nhưỡng. D. Khí hậu. Câu 31: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG HUẾ Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (0C) 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 Lượng mưa  161, 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,4 473,4 759,6 580,6 297,4 (mm) 3 Để thể hiện thể hiện nhiệt độ  và lượng mưa trung bình tháng ở  Huế, biểu đồ  nào sau đây là thích hợp  nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 32: Việc làm nào sau đây nhằm khai thác tốt hơn tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta? A. Phân bố các tập đoàn cây con phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. B. Đẩy mạnh hoạt động vận tải và áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến. C. Sử dụng các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh. D. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu Câu 33: Sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên là do A. ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi. B. ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với áp thấp nhiệt đới. C. ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với dãi hôi tụ nhiệt đới. D. ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với độ cao các dãy núi. Câu 34: Ý nào sau đây là không phải với ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến sự phát triển xã hôi nước  ta? A. Tạo ra nhiều việc làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. B. Nâng cao trình độ người lao động. C. Khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng. D. Làm chậm lại mức sinh và gia tăng dân số tự nhiên. Câu 35: Giới động thực vật nước ta phong phú và đa dạng là do A. hình dáng lãnh thổ. B. ảnh hưởng của gió mùa. C. đặc điểm địa hình. D. vị trí địa lí. Câu 36: Mục đích nào sau đây là quan trọng nhất của việc nước ta đang đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất   khẩu? A. Mỡ rộng quan hệ với các nước trên thế giới. B. Phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới C. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. D. Giải quyết vấn đề thiếu việc làm ở vùng nông thôn. Câu 37: Cho biểu đồ:                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 210
  5. Nhận xét nào sau đây đúng về  giá trị  sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành nước ta giai đoạn 2000 –  2014? A. Dịch vụ lâm nghiệp giá trị lớn hơn trồng và nuôi rừng . B. Giá trị sản xuất của khai thác lâm sản ổn định. C. Trồng và nuôi rừng có giá trị giảm qua các năm. D. Giá trị sản xuất giữa các ngành có sự chênh lệch. Câu 38: Trong các loại đất dưới đây loại nào là chủ yếu của đai ôn đới gió mùa trên núi? A. Đất feralit có mùn. B. Đất feralit. C. Đất mùn thô. D. Đất mùn. Câu 39: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA Chia ra Diện tích rừng  Giá trị sản xuất  Năm Trồng và  Khai thác  Dịch vụ và hoạt  (nghìn ha) (tỉ đồng) nuôi rừng lâm sản động khác 2005 12419,0 9496,2 1403,5 7550,3 542,4 2009 13258,7 16105,8 2287,3 12916,9 901,9 2011 13515,1 23016,7 2943,0 18844,3 1229,4 2013 13954,4 29043,1 2949,4 24555,5 1538,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2013, Nhà xuất bản thống kê, 2014) Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng và giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành của nước ta   giai đoạn 2005 – 2013? A. Giảm tỉ trọng khai thác lâm sản. B. Giảm tỉ trọng của dịch vụ và hoạt động khác. C. Diện tích rừng tăng nhanh hơn giá trị sản xuất. D. Tỉ trọng trồng và nuôi rừng luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 40: Nguyên nhân tự nhiên nào làm cho sản xuất nông nghiệp nước ta có sự phân hóa mùa vụ? A. Sự phân hóa của khí hậu. B. Sự phân hóa của địa hình. C. Sự phân hóa của đất đai. D. Sự phân hóa của sinh vật. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm   2009 đến năm 2016.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0