intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh

Chia sẻ: V. Rohto Vitamin | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

253
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo và luyện tập với Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh dưới đây để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia 2019 sắp tới. Đề thi có đi kèm đáp án giúp các bạn so sánh kết quả và đánh giá được năng lực của bản thân, từ đó có kế hoạch ôn tập phù hợp để đạt kết quả cao trong kì thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN 2 NĂM HỌC 2018 - 2019 TỔ NGỮ VĂN Môn thi: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Quán hàng phù thủy (K. Badjadjo Pradip) Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc,sự bình yên, tình bạn…” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non. Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” ( Thái Bá Tân dịch) Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?(0,5 điểm) Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong văn bản trên?(0,5 điểm) Câu 3: Giải thích tại sao: tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn lại phải trồng, không bán(1,0 điểm) Câu 4: Bài học nhận được từ văn bản này là gì?(1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bàn về triết lí nhân sinh được gửi gắm trong văn bản ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (5.0 điểm). Nhận xét về hình tượng sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Con sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Sông Đà hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình”. Bằng cảm nhận về hình tượng sông Đà, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên. ----------------- Hết ----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH NĂM HỌC 2018-2019 TỔ: NGỮ VĂN Môn thi: NGỮ VĂN PHẦN CÂU NỘI DUNG Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0.5 2 Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua 2 hình ảnh: cây non và quả chín 0.5 - Hình ảnh cây non được hiểu là những hạt mầm mà ta gieo vào cuộc sống, là sự khởi đầu, là nền tảng đầu tiên của cuộc sống. - Hình ảnh quả chín là những kết quả mà ta đạt được, là thành công, là những điều tốt đẹp ta thu được từ cuộc sống. Ở trong văn bản, quả chín chính là tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn, những giá trị tinh thần mà con người luôn khao khát. 3 Tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn “phải trồng, không bán” vì: 1.0 - Tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn là những giá trị thuộc về lĩnh vực tinh thần và đó là những giá trị tinh thần cao quý, nó vừa gần gũi thân thiết hiện hữu ngay bên cạnh con người, vừa là thứ con người luôn khao khát mơ ước. - Nó là kết quả của tình cảm chân thành, thiết tha không vụ lợi, là sự nỗ lực tự tìm kiếm, vun đắp, nuôi dưỡng của chính bản thân mình, nó là thứ quả hái từ chính cây non chúng ta trồng chứ không tiền bạc nào, sức mạnh nào, quyền lực nào có thể mua nổi. 4 Học sinh tự rút ra bài học cho riêng mình, đó có thể là: 1.0 - Trên đời có những thứ không tiền bạc nào, sức mạnh nào, quyền lực nào có thể mua nổi. - Trong cuộc sống, con người luôn phải có khát vọng hướng tới những giá trị cao đẹp. - Phải chính bàn tay ta xây đắp, tạo dựng tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn không nên trông chờ vào một năng lực siêu nhiên, một phép màu nào đó. - Quá trình tìm kiếm, tạo dựng để có được tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn là một quá trình lâu dài, không có sẵn cho nên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực. Hơn thế phải có tình cảm chân thành, không vụ lợi, phải có phương hướng hành động đúng đắn. II LÀM VĂN 2.00 1 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn 0.25 văn theo nhiều cách khác nhau, có đủ số câu chữ theo yêu cầu. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn về triết lí nhân sinh được gửi 0,25 gắm trong Quán hàng phù thủy c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phù 1,0 hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: - Tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn là “quả chín” mà quán hàng phù thủy quyền năng từng tuyên bố “ ai mua gì cũng có” lại không bán, và còn
  3. khẳng định rằng “phải trồng”. Từ một câu chuyện tưởng như vô lí trong Quán hàng phù thủy tác giả đã nêu một bài học thật sâu sắc về cuộc đời và con người: trên đời có những thứ không tiền bạc nào, sức mạnh nào, quyền lực nào có thể mua nổi, phải tự tay tìm kiếm, vun đắp mới có được. Cây non có thể kết quả chín là do sự vun trồng chăm sóc của chính mình. - Triết lí nhân sinh được gửi gắm trong văn bản chính là: Tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn … và muôn vàn mơ ước khác đều do chính con người làm ra. Muốn có những giá trị tinh thần to lớn ấy phải có thời gian, công sức, phải xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, toan tính. - Quá trình tìm kiếm tạo dựng tình yêu, hạnh phúc, bình yên, tình bạn là một quá trình lâu dài, không có sẵn cho nên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực. Hạnh phúc không phải ở ngày gặt hái mà nằm ngay trong quá trình vun đắp, gìn giữ, vượt qua những khó khăn, gian nan, thử thách. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25 nghị luận. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 2 Từ việc cảm nhận hình tượng sông Đà, trình bày suy nghĩ về các ý kiến “Con 5.0 sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo”; “Sông Đà hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phần, trong đó phần 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ việc cảm nhận hình tượng sông Đà, 0.5 trình bày suy nghĩ về các ý kiến bàn luận về hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân “Con sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo”, “Sông Đà hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình” c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hơp: các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng 0,5 * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dẫn ý kiến * Giải thích ý kiến: – Ý kiến thứ nhất: Sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo là nhìn nhận con sông ở vẻ 0,25 đẹp hùng vĩ, dữ dội . – Ý kiến thứ hai: Sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình: là nhìn nhận con sông ở góc độ thơ mộng, lãng mạn. -> Bởi vì, con sông Đà không chỉ được nhìn bằng đôi mắt thẩm mĩ của một nhà nghệ sĩ mà còn bằng ngòi bút của một nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân – con sông Đà đã trở nên một sinh thể sống động, một nhân vật đầy sức sống và có tính cách chứ không phải là một thiên nhiên vô tri, vô giác.Qua cách mô tả đặc sắc của Nguyễn Tuân, con sông Đà có hai nét tính cách có vẻ như đối lập nhau: vừa hùng vĩ, hung bạo, dữ dằn, vừa trữ tình, thơ mộng và rất gợi cảm. * Cảm nhận về hình tượng sông Đà – Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ: 2,0 + Hướng chảy: đặc biệt không giống với các dòng sông khác + Cảnh vách đá hai bờ sông: cao, nguy hiểm… + Cảnh sóng nước dữ dội, những hut nước xoáy sâu …. + Tiếng thác nước gầm réo như con thủy quái…. + Đá trên sông bày thạch trận…..
  4. – Vẻ đẹp trữ tình: + Hình dáng sông Đà đầy quyến rũ… + Sắc nước thay đổi theo mùa…. + Cảnh vật hai bờ sông gợi cảm nên thơ, tĩnh lặng yên bình, hoang sơ -> Sông Đà như cố nhân – Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, nhân hóa kết hợp với sự tài hoa uyên bác của nhiều môn nghệ thuật nhà văn đã khắc họa Sông Đà như một sinh thể sống động vừa dữ dội vừa trữ tình… * Bình luận về các ý kiến: – Hai ý kiến đều đúng, mỗi ý kiến là một góc nhìn sâu sắc, tinh tế có tác dụng 0,5 nhấn mạnh những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Đà: vừa có những nét đẹp hung bạo, hùng vĩ vừa có nhiều vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng thật đáng yêu. – Hai ý kiến tuy khác nhau tưởng là đối lập mà thực ra là bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất trọn vẹn về vẻ đẹp của sông Đà. – Lí giải nguyên nhân: Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng sông Đà như có một linh hồn. Con sông ấy mang hai gương mặt của một con người: tính chất hung bạo của nó dành cho quãng sông về phía thượng nguồn đối mặt với con người; còn xuôi về phía hạ lưu lại là một con sông Đà trữ tình, thơ mộng. * Đánh giá chung về vấn đề 0,25 – Với vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về vẻ đẹp của dòng sông Việt Nam qua nhiều lĩnh vực. – Tình yêu quê hương đất nước của nhà văn … d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; có quan điểm và thái 0.5 độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 TÔNG ĐIỂM: I + II = 10.00 điểm 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2