Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023-2024 có đáp án (Lần 2) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 9 đạt kết quả cao trong kì thi vào lớp 10 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023-2024 có đáp án (Lần 2) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc", mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023-2024 có đáp án (Lần 2) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và viết ra giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường và râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ… (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A.Những ngôi sao xa xôi B.Làng C.Lặng lẽ Sapa D.Chiếc lược ngà Câu 2. Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản trên là: A.Biểu cảm, miêu tả B. Tự sự, miêu tả C.Miêu tả, thuyết minh D. Thuyết minh, biểu cảm Câu 3. “Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường và râm ran một góc đường.” Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Liệt kê. B.Ẩn dụ C. Hoán dụ D.Đối lập Câu 4. Thành phần in đậm trong câu “Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông.” là thành phần gì? A.Khởi ngữ B.Trạng ngữ C.Chủ ngữ D.Vị ngữ II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cống hiến. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó. Câu 6(5,0 điểm) Cảm nhậnđoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích “Nói với con” của Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). —— Hết—— Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………………………; Số báo danh: ………………
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B B A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm) Ý Nội dung Điểm Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cống hiến. Trong đoạn văn có 3,0 sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó. 1 Yêu cầuvề hình thức 1,0 -Về hình thức: viết đúng hình thức đoạn văn. 0,5 - Về kiến thức Tiếng Việt: trong đoạn văncó sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới 0,5 câu hỏi tu từ đó. 2 Đảm bảo những ý cơ bản về nội dung: 2,0 * Giải thích: 0,5 Cống hiến: là hành động tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp cho cộng đồng. Cống hiến là một đức tính cao đẹp của con người biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho lợi ích tập thể. * Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo các ý sau: 1.0 - Ý nghĩa của sự cống hiến: + Tạo ra những giá trị hữu ích, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Không ngừng tìm tòi sáng tạo, dốc lòng đóng góp công sức vào sự phát triển chung của cộng đồng. + Giúp cho người cống hiến có thêm kiến thức, rèn luyện bản lĩnh, nghị lực và lòng quyết tâm; hình thành lí tưởng sống đúng đắn, tích cực. Góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân, xây dựng nền tảng để họ vững bước vào tương lai. - Biểu hiện của sự cống hiến: + Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. ( dẫn chứng: câu chuyện về những cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, người nữ anh hùng Võ thị Sáu…và hàng triệu những con người yêu nước đã hi sinh tuổi thanh xuân, máu thịt của mình cho Tổ quốc) + Ngày nay, cống hiến là không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem trí tuệ và sức lực của mình xây dựng cho đất nước ngày càng giàu đẹp. (dẫn chứng: những chiến sĩ ngày 0.5 đêm canh giữ biên giới, nơi hải đảo xa xôi, là những chiến sĩ áo trắng trong đại dịch Covid…) * Mở rộng, rút ra bài học:
- - Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm chỉ quan tâm thu vén cho lợi ích cá nhân. - Mỗi người cầnkhông ngừng học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành những công dân có ích, cống hiến nhiều cho quê hương, cho Tổ quốc. Câu 6(5,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ. Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu chung: 0,5 - Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con + Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. + Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình. - Giới thiệu về khổ thơ: Khổ thơ thể hiện niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. 2 Cảm nhận: 3,5 a Những phẩm chất cao quý của "người đồng mình". 2.0 - "Người đồng mình": người vùng mình, người miền quê mình -> cách nói mang tính địa phương của người dân tộc Tày gợi sự thân thương, gần gũi.Nghĩa rộng là những người sống cùng nhau trên một đất nước, một dân tộc. - Người đồng mình tuy sống trong gian lao, vất vả nhưng luôn mạnh mẽ, kiên cường: + Những khó khăn vất vả: "Cao", "xa" : khoảng cách của đất trời -> những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua trong cuộc đời. “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”: ẩn dụ cho những gian lao, vất vả do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự thiếu thốn về vật chất. + Mạnh mẽ, kiên cường "Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn" Dùng chiều kích của không gian để thể hiện tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, bền gan, vững chí của “người đồng mình”. Tuy sống trong nghèo khó nhưng biết nuôi chí lớn. Họ mạnh mẽ, kiêu hãnh sinh tồn giữa tự nhiên khắc nghiệt và đầy bí ẩn. Chưa bao giờ họ chịu khuất phục. - Người đồng mình sống lạc quan, thủy chung với quê hương: + “Không chê”, “không lo cực nhọc”: Cho dù cuộc sống gian nan, vất vả, người đồng mình vẫn chịu đựng, không chê bai, không một lời than thở. + Biện pháp so sánh "Sống như sông như suối" cho thấy người đồng mình sống cuộc đời tự do, phóng khoáng. - Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí tự lập, tự cường, xây dựng quê hương: + Cấu trúc: thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé: người đồng mình mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà nhưng tâm hồn và ý chí không hề “nhỏ bé”. Họ biết lo toan và mong ước. + “Đục đá kê cao quê hương” là ý chí xây dựng quê hương, xây dựng văn hóa, phong tục tập quán của người đồng mình. b Lời dặn dò, nhắn nhủ trìu mến, mộc mạc với biết bao niềm tin, hi vọng của người cha. 1.0
- - Lời căn dặn con hãy kế tục những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. + "Lên đường": Người con đã khôn lớn, đến lúc tạm biệt gia đình, quê hương để bước vào một trang mới của cuộc đời. “Tuy thô sơ da thịt”, “không bao giờ nhỏ bé” một lần nữa lặp lại để khẳng định và khắc sâu hơn những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. + Tiếng gọi “con ơi” tha thiết, tâm tình, nhắn nhủ với con, điều lớn lao nhất đó là lòng tự hào dân tộc và niềm tự tin bước vào đời. + “Nghe con” lời nhắn chan chứa tình yêu thương, nỗi niềm và sự kì vọng của cha đối với con. - Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. - Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao rằng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thốngvà làmvẻ vang cho quê hương, đất nước. c Nghệ thuật: 0,5 - Thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi. - Giọng điệu thơ linh hoạt lúc thiết tha, trìu mến khi trang nghiêm. - Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ. - Sử dụng sánh tạo các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ... 3 Đánh giá: 0,5 Khổ thơ đã giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi. Niềm tự hào về phẩm chất của những người đồng mình và lời căn dặn thiết tha đối với con của người cha. Lời dặn dò vì thế trở thành một bài học quý giá và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ trong mọi thời đại. 4 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu; bài viết sáng tạo, giàu chất văn. 0,5 - HẾT - Lưu ý: - Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10 điểm. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .
- MA TRẬN ĐỀ Câu Mức độ Điểm Nội dung Vận kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Tác giả, tác phẩm 1 x 0,5 Thành phần câu 1 x 0,5 Biện pháp tu từ 1 x 0,5 Phương thức biểu đạt 1 x 0,5 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 1 x x 3,0 Viết bài văn nghị luận văn học 1 x x x 5,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS Mạc Đĩnh Chi
8 p | 956 | 51
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018 môn Toán - THPT Thăng Long
6 p | 354 | 30
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - Sở GD&ĐT Thái Bình
1 p | 631 | 27
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - Phòng GD&ĐT Tân Thành
5 p | 354 | 20
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS Nhân Chính
7 p | 314 | 19
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - Phòng GD&ĐT Hương Khê
7 p | 352 | 17
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS&THPT Lương Thế Vinh
1 p | 598 | 15
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018 môn Toán - THPT Phan Huy Chú
5 p | 190 | 15
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THPT Chuyên Lê Khiết
6 p | 397 | 15
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018 môn Toán - THCS Sơn Tây
7 p | 280 | 14
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn Toán - THCS Thực Nghiệm
1 p | 454 | 13
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS An Đà
6 p | 298 | 13
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn Toán - THCS Archimedes Academy
7 p | 373 | 12
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2017-2018 môn Toán - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 251 | 7
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 1)
5 p | 115 | 5
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 2)
5 p | 102 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 3)
5 p | 76 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 4)
5 p | 84 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn