intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử vào lớp 10 năm 2014 môn Ngữ văn - Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Hà Nội Amsterdam

Chia sẻ: Cau Le | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

404
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi thử vào lớp 10 năm 2014 môn Ngữ văn - Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Hà Nội Amsterdam" sau đây nhằm giúp các em củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các em thành công và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử vào lớp 10 năm 2014 môn Ngữ văn - Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Hà Nội Amsterdam

  1. Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Hà Nội- Amsterdam Môn : NGỮ VĂN (ĐIỀU KIỆN) Kỳ thi thử vào lớp10 (Dành cho tất cả các thí sinh) Đợt 1 - Ngày30 /3/2014 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: (5 điểm) 1. Ghi lại chính xác 11 câu thơ đầu của bài thơ “Nói với con” ( Y Phương). 2. Nhận xét về nhịp thơ, cấu trúc thơ ở bốn câu thơ đầu? 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”? 4. Cảm nhận của em về tình cảm của người cha đối với con và những điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời chia sẻ, dặn dò trong bài thơ “Nói với con”. (Trình bày trong khoảng 12 - 15 dòng) Phần II: (3 điểm) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, trang 199) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Hãy giới thiệu ngắn gọn về cuộc chia tay của hai nhân vật chính trong đoạn văn trên . 2. Câu văn “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.” là kiểu câu gì xét về mặt cấu tạo? Ghi lại câu văn đó và gạch chân dưới các chủ ngữ trong câu. 3. Nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Giải thích vì sao nhân vật “tôi” lại “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi” ? Phần III: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp trong khoảng nửa trang giấy thi với chủ đề: Tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần biệt lập (có chú thích). Chúc các em làm bài tốt!
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN ĐIỀU KIỆN LỚP 9 Phần I: 5 điểm Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng điểm 1 1. Ghi lại chính xác 11 câu thơ đầu bài thơ “Nói với con”. 1 2 - Nhận xét: + Nhịp thơ 2/3. 0.5 + Cấu trúc thơ đối xứng: Chân phải – chân trái; bước tới cha- bước tới mẹ; một bước- hai bước; chạm tiếng nói – tới tiếng cười. - Nhịp thơ và cấu trúc đối xứng vừa gợi ra hình ảnh thơ thật cụ thể, sống động, vừa giàu ý nghĩa khái quát: 0.5 + Giúp ta hình dung những bước đi chập chững của con trong vòng tay, trong tình yêu thương , chăm chút của cha mẹ… + Gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, quấn quýt, rộn rã tiếng nói cười. 3 Hình ảnh thơ “Con đường cho những tấm lòng”: Trên con đường gập ghềnh sỏi 1.0 đá của quê hương, người đồng mình đã tìm đến nhau để chia sẻ, trao gửi yêu thương, vui buồn… Quê hương cho con một cuộc sống ấm áp nghĩa tình, đoàn kết, gắn bó. 4 * Cảm nhận về tình cảm của cha với con: - Yêu thương, chăm chút, nâng niu từ khi con còn thơ bé. 1.0 - Tin tưởng, hi vọng khi con trưởng thành, khôn lớn. * Những điều lớn lao cha muốn truyền tới cho con: 1.0 - Tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về con người, về mảnh đất quê hương. - Hãy sống mạnh mẽ, kiên cường, xứng đáng với tình yêu của gia đình, truyền thống của quê hương. Phần 2: 3 điểm Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng điểm 2 1 - Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang 0.5 Sáng. - Giới thiệu về cuộc chia tay của 2 nhân vật chính trong đoạn văn: + Đó là cuộc chia tay của hai cha con ông Sáu và bé Thu. 0.5 + Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã nhiều năm. Khi ông trở về, bé Thu kiên quyết không chịu nhận ông là cha. + Trong những ngày nghỉ phép ông sau càng tìm cách gần con thì bé Thu càng xa lánh, cự tuyệt. + Khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu nhận ra ông Sáu cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về đơn vị. Giây phút chia tay của cha con ông vừa xúc động, vừa xót xa. Sau đó, ông Sáu hi sinh, cha con ông không còn dịp nào gặp lại. 2 - Xét về cấu tạo ngữ pháp câu văn đó là câu ghép. 0.5 - Các chủ ngữ trong câu được gạch chân : Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ 0.5 được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.”
  3. 3 - Nhân vật « tôi » trong đoạn văn là ông Ba, một người đồng đội thân thiết của 0.25 ông Sáu. - Nhân vật tôi “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim” vì : + Là người chứng kiến câu chuyện cảm động về tình cha con của ông Sáu, ông Ba cảm thấy vô cùng xúc động trước những tình cảm mãnh liệt của cha con người đồng đội, đặc biệt là tình cảm của bé Thu với cha trong phút biệt li này. 0.75 Đó là thứ tình cảm tự nhiên, bất diệt. + Ông Ba cũng cảm nhận được nỗi đau đớn, nuối tiếc không lời lẽ nào kể xiết của hai cha con ông Sáu khi phải chia li, nhất là sự níu kéo tha thiết, xót xa của bé Thu. Ông hiểu rằng chiến tranh đã lấy đi của con người những điều vô cùng quý giá, thiêng liêng trong cuộc sống. Chính những điều đó khiến ông Ba có cảm giác nghẹn ngào, đớn đau tưởng như không thở được… Phần 3 : Tình cảm gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu có thành phần biệt lập (có chú thích). Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng điểm 3 * Nội dung đoạn văn : - Tình cảm gia đình là những tình cảm gần gũi thiêng liêng nhất như tình cảm vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh em…Đó là cội nguồn của tình yêu quê hương, đất nước lớn lao, sâu nặng. - Những biểu hiện cụ thể : + Những kỉ niệm về gia đình, mái ấm … thường khơi nguồn cho những kỉ niệm về quê hương, khiến con người quý trọng, nâng niu hơn những gì bình dị nhất nơi quê hương mình. 1.5 + Khi cách xa , nỗi nhớ về mẹ cha, về những người thân thiết…cũng lan toả, làm thành nỗi nhớ quê hương, xứ sở. + Khi Tổ quốc cần, con người sẵn sàng hi sinh, dâng hiến những gì tốt đẹp nhất. Điều đó cũng có cội rễ sâu xa từ tình yêu, từ những mong muốn tốt đẹp dành cho gia đình thân yêu, ruột thịt. -… =>Tình cảm gia đình và tình cảm với đất nước, quê hương là những thứ tình cảm tự nhiên, luôn quyện hoà bền chặt trong tâm hồn mỗi con người. (Chấp nhận các ý kiến hợp lí không có trong đáp án) * Hình thức đoạn : 0.5 - Viết đúng đoạn Tổng – phân -hợp. - Có 1 câu dùng thành phần biệt lập, được chú thích rõ. - Khuyến khích những đoạn văn kết hợp được yếu tố nghị luận và biểu cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2