Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)
lượt xem 3
download
"Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)" được biên soạn giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập Ngữ văn một cách thuận lợi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long) Câu 1: Lời tâm sự của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói với ai? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản. Câu 2: Đoạn văn trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó. Câu 3: Tại sao khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật? Em hiểu dụng ý của tác giả như thế nào khi không đặt tên cho nhân vật? Câu 4: Từ những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) theo cách lập luận quy nạp, làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật mà em đã xác định ở câu 1. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu ghép (Gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (4 điểm): Một văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có viết: “Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn có nhắc tới “một biện pháp” mà con người đã rất tự hào vì phát minh ra nó, hãy cho biết đó là “biện pháp” gì? Tác giả có thái độ như thế nào với phát minh đó? Vì sao tác giả lại có thái độ như vậy? Câu 3: Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với cuộc sống hòa bình hôm nay. --------------HẾT------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÔN THI: NGỮ VĂN (Đáp án - thang điểm có 03 trang) Phần I Đáp án Thang điểm - Học sinh xác định đúng: đó là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ. 0,25 điểm - Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1970, là kết quả chuyến I.1 đi thực tế Lào Cai của Nguyễn Thành Long trong thời kỳ 0,5 điểm miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam kháng chiến chống Mỹ. - Hình thức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại. 0,25 điểm I.2 - Dấu hiệu nhận biết về hình thức: có dấu gạch ngang đầu 0,5 điểm dòng, đánh dấu một lời nói. - Khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật mà chỉ phân biệt được công việc, nghề nghiệp, 0,5 điểm độ tuổi, giới tính của họ như: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư,… vì tác giả muốn đề cập tới tất cả những con người I.3 đang âm thầm tận hiến cho dân tộc. - Dụng ý của tác giả khi không đặt tên riêng cho từng nhân vật: Tác giả muốn ngợi ca những con người âm 0,5 điểm thầm lặng lẽ, tự giác, làm việc hết mình vì đất nước, vì cuộc sống. * Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt theo lối quy nạp. 0,25 điểm * Về nội dung: - Anh có những suy nghĩ đẹp + Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy 0,75 điểm được ý nghĩa cao quý trong công việc của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người,… I.4 + Cuộc sống của anh không hề cô đơn, buồn tủi như những người khác nghĩ. Bởi anh biết tạo niềm vui trong công việc đó là đọc sách, trồng họa, nuôi gà… - Anh có hành động đẹp + Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua cái gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách 0,5 điểm nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao,… + Vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng không một bóng người,…
- - Anh có nếp sống đẹp: Anh biết sắp xếp cuộc sống một mình ngăn nắp như chủ động trồng hoa, nuôi gà, trồng 0,25 điểm cây thuốc, tự học và đọc sách, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp… - Anh còn có phong cách sống đẹp: + Cởi mở, chân thành, hiếu khách, rất quý trọng tình cảm 0,75 điểm của mọi người: biếu vợ bác lái xe gói tam thất, hái một bó hoa rực rỡ tặng cô kĩ sư, tặng ông họa sĩ làn trứng gà, anh còn đếm từng phút vì sợ hết 30 phút quý báu,… + Khiêm tốn, thành thực: Cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé,… Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung, anh đã từ chối và nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 0,5 điểm + Sử dụng điểm nhìn của ông họa sĩ, bác lái xe… để đánh giá, nhận xét, xây dựng nhân vật => thể thiện sự khách quan. + Qua lời nói, hành động, quan niệm sống => một người có phẩm chất đạo đức tốt, có quan niệm sống đẹp - cống hiến sức mình cho dân tộc; tính cách gần gũi, thân thiện… * Phần tiếng Việt: 0,5 điểm - Có sử dụng phép nối và câu ghép, gạch chân và chú thích rõ. - Câu văn trên trích từ văn bản “Đấu tranh cho một thế 0,25 điểm II.1 giới hòa bình” 0,25 điểm - Tác giả là G. Mác-két. - Học sinh trả lời , đảm bảo các yếu tố sau : + Một biện pháp mà đoạn văn nhắc tới : Vũ khí hạt nhân 0,25 điểm + Tác giả thế hiện thái độ: phê phán, không đồng tình, 0,25 điểm II.2 phản đối gay gắt với phát minh mà con người cho rằng đáng tự hào và rất vĩ đại. + Vì vũ khí hạt nhân mà con người phát minh ra là hiểm 0,5 điểm họa khôn lường và nó ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hòa bình của toàn thế giới. * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng hình thức đoạn văn (mở đoạn, thân đoạn, kết 0,25 điểm đoạn) - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. II.3 Yêu cầu về nội dung - Giải thích khái niệm “hòa bình”: là sự bình đẳng, tự do, 0,5 điểm không có bạo động, không có chiến tranh và những xung đột về quân sự. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ với cuộc sống hòa bình:
- + Biết ơn quá khứ, thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu 0,75 điểm để có được nền độc lập tự do => thấy được giá trị của hòa bình. + Bảo vệ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển đảo trước mọi hành động chống phá xâm lăng của các thế lực thù địch. + Xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển, bằng việc không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, góp công sức, rèn đức luyện tài… - Phản đề: Một bộ phận giới trẻ có lối sống vô ơn (với 0,5 điểm quá khứ), thờ ơ vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; lập trường không vững vàng dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng… - Bài học nhận thức và hành động: + Trân quý tự do và cuộc sống hòa bình, ngăn chặn mọi 0,5 điểm hành động, lời nói xuyên tạc chống phá, gây mâu thuẫn, xung đột vũ trang. + Biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước ở con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng là bảo vệ thành quả của quá khứ, xây dựng và phát triển đất nước trong hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp. TỔNG PHẦN I + II 10 ĐIỂM ĐIỂM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS Mạc Đĩnh Chi
8 p | 954 | 51
-
43 đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2021-2022
109 p | 248 | 21
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - Phòng GD&ĐT Hải Hậu
5 p | 419 | 20
-
Bộ 16 đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 2 môn Tiếng Anh năm 2020
46 p | 136 | 19
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS Nhân Chính
7 p | 313 | 19
-
Bộ 15 đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2020
17 p | 182 | 16
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018-2019 môn Toán - THCS&THPT Lương Thế Vinh
1 p | 598 | 15
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm 2018 môn Toán - THCS Sơn Tây
7 p | 280 | 14
-
Bộ 20 đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 2 môn Toán năm 2020
21 p | 147 | 14
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 2)
7 p | 356 | 6
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 1)
5 p | 111 | 5
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán năm 2014
4 p | 100 | 5
-
36 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020-2021
161 p | 76 | 4
-
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm
1 p | 83 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ngĩa Đức
4 p | 178 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 2)
5 p | 97 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 3)
5 p | 70 | 3
-
Đề thi thử vào lớp 10 môn tổ hợp năm 2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Lần 4)
5 p | 82 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn