intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp CĐ Nghề Hàn khoá I - HLT41

Chia sẻ: Han Han | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết nghề Hàn khóa I (2007 - 2010) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp CĐ Nghề Hàn khoá I - HLT41

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ­­­­­­­­­­o0o­­­­­­­­­­ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MàĐỀ: HLT 41 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (2 điểm): Trình bày kỹ thuật an toàn đối với bình sinh khí axetylen dùng  trong hàn và cắt khí? Câu 2 (02 điểm): Phân loại vảy hàn? Các yêu cầu chung đối với vảy hàn? Câu 3 (03 điểm): Phương pháp kiểm tra mối hàn DT, NDT là gì? Nêu thực  chất, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm tra mối hàn bằng  bøc x¹ ? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm)
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ­­­­­­­­­­o0o­­­­­­­­­­ ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MàĐỀ: HLT 41 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM  Câu 1 * Kỹ thuật an toàn đối với máy sinh khí axetylen: (02 điểm) ­ Khi bắt đầu khởi động máy sinh khí, phải xả  hết không khí chứa  0.2 sẵn trong buồng chứa khí của máy ra ngoài, để  đảm bảo máy không  bị nổ. ­ Không được dùng máy sinh khí quá năng suất quy định có thể dẫn  0.2 đến sự cố nguy hiểm. ­ Trong quá trình vận hành phải đảm bảo những yêu cầu sau đây đối   0.5 với bình nước ngăn lửa tạt lại:         + Nước trong bình lúc nào cũng phải ngang với van kiểm tra. Cụ  thể  khi mở  van kiểm tra thì nước sẽ  chảy ra từng giọt, không cho  nước quá đầy hoặc quá cạn.          + Mỗi khi ngừng tiêu thụ khí phải đóng chặt van khóa trên ống   dẫn khí từ máy đến bình ngăn lửa tạt lại.          + Mỗi ca phải kiểm tra mức nước trong bình 2 lần.          + Mỗi tháng phải tháo bình ra rửa sạch một lần.
  3.          + Mỗi khi có lửa tạt lại phải kiểm tra mức nước trong bình và   màng bảo hiểm. Nếu cần thì phải bổ  xung nước kịp thời và thay  màng khác.     ­  Mỗi tuần phải kiểm tra một lần những phần nối của máy sinh   khí và các phụ tùng như răng ốc, vòng đệm … bằng cách bôi nước xà  0.2 phòng. nếu thấy xì hơi thì phải tìm cách bịt kín ngay ngay. ­ Không được để bã đất đèn ngay ở chỗ đặt máy sinh khí mà phải đổ  vào những chỗ  thải bã đất đèn. Máy sinh khí và hố  thải bã đất đèn   0.2 phải bố trí cách xa chỗ hàn cắt hơi và nơi có nguồn lửa khác ít nhất  10 mét hoặc phải có tường ngăn. ­   Công   nhân   hàn   ­   cắt   khí   phải   đình   chỉ   vận   hành   máy   sinh   khí  axetylen trong các trường hợp sau đây: + Nắp an toàn và bình ngăn lửa tạt lại không tốt + Những  phần chính của máy có những   đường  nứt, phồng,  0.5 chảy nước, xì hơi hoặc thành bị gỉ mòn quá mức… + Áp kế không tốt + Các nắp của không tốt hoặc không đủ các chi tiết bắt chặt. ­ Mỗi khi máy nghỉ làm việc phải xả hết khí ra ngoài, đồng thời lấy  0.2 hết bã đất đèn ra, cạo rửa sạch các ngăn chứa đất đem phơi khô. Câu 2 1. Phân loại: (02 điểm) Căn cứ vào nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn, chia làm hai loại: 0.5 ­ Hàn vảy mềm: nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn nhỏ hơn 4500C .  ­ Hàn vảy cứng: nhiệt độ nóng chảy của vảy hàn lớn hơn 4500C . 2. Các yêu cầu chung đối với vảy hàn:      ­ Phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của  kim loại cần hàn. 0.5 ­ Không hình thành các pha chuyển hóa cứng. ­ Vảy hàn không nhất thiết phải có thành phần hóa học giống như  kim loại cơ bản. ­ Phải có độ bám dính, độ chảy tràn, độ mao dẫn tốt. Những tính  1.0
  4. chất này phụ thuộc vào tổ hợp vật liệu hàn ­ thuốc hàn ­ Các nguyên tố có trong vảy hàn và kim loại cơ bản phải có khả  năng hòa tan và khuyếch tán vào nhau tốt. Nhưng đồng thời nó không  được phép tạo với kim loại mối hàn các pha trung gian(intermedium). ­ Vảy hàn phải có cơ tính tương đối cao nhưng cũng phải có khả  năng tạo ra mối hàn có độ bền cao. Câu 3 1. Kiểm tra phá hủy (DT­destructive testing) Là phương pháp khi  (03 điểm)  kiểm tra mối hàn bị  phá hủy. Phương pháp này nhắm kiểm tra, xác  định độ  bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng  0.5 ảnh hưởng nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hủy đối với toàn bộ  môi hàn mang tính cục bộ, giá thành cao nên chủ  yếu chỉ  thực hiện  trong phòng thí nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi. Kiểm tra không phá hủy(NDT­ non destructive testing) là nhóm  các phương pháp khi kiểm tra mối hàn không bị phá hủy vẫn còn  0.3 nguyên hịnh dạng ban đầu. 2. Kiểm tra bằng bức xạ : 0.5 * Thực chất: Phương pháp kiểm tra bằng bức xạ  được dùng để  xác định  khuyết tật bên trong của nhiều loại vật liệu hoặc mối hàn có cấu  trúc khác nhau. Khi truyền qua vật kiểm tra, bức xạ ion bị yếu đi do   hấp thụ  và tán xạ. Mức độ  suy giảm phụ  thuộc vào chiều dày  δ và  mật độ ρ cũng như cường độ M và năng lượng E của chính chùm tia.  Sự   có   mặt   của   khuyết   tật   kích   thước  Δδ  trong   vật   làm   thay   đổi  cường độ  M và năng lượng chùm tia E khi ra khỏi. Thông tin về  sự  thay   đổi   sẽ   được   ghi   nhận   lại   (trên   film,   trên   màn   hình,   tấm  xeroradiography).
  5. 0.5 * Đặc điểm của phương pháp chụp ảnh bức xạ: ­ Khả năng phát hiện khuyết tật phụ thuộc vào loại tia bức xạ (nghĩa   là phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia bức xạ): chùm tia bức xạ  0.2 có năng lượng càng lớn thì có khả  năng đâm xuyên vật có chiều dày  và mật độ  cao càng lớn, tức là càng có khả  năng phát hiện được   khuyết tật nằm sâu bên trong vật kiểm. ­ Chụp ảnh bức xạ không thể xác định được chính xác chiều sâu của  0.2 bất liên tục. ­ Nếu bất liên tục có hướng mở rộng theo chiều của chùm tia bức xạ  0.2 thì ta không thể xác định được bất liên tục đó nhờ chụp ảnh bức xạ. ­ Góc giữa hướng chụp của chùm với hướng nứt hoặc hướng khuyết   tật tuyến tính khác có tính chất quyết định tới kết quả của việc kiểm   0.2 tra và giải đoán. ­ Phương pháp kiểm tra chụp  ảnh bức xạ có thể  kiểm tra được các   0.2 vật dày từ 1 – 500mm, với độ nhạy 1 – 2%. * Ứng dụng: RT được ứng dụng trong kiểm tra các sản phẩm từ hàn,  0.2 đúc, rèn và chế tạo máy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2