ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 2
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'đề thi trắc nghiệm vật lý - đề 2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 2
- ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 2 Câu 1: Chọn phát biểu sai. A. Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian, x = Asin(t+), trong đó A, , là những hằng số. B. Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. C. Dao động điều hòa có thể được biểu diễn bằng một vectơ không đổi. D. Khi một vật dao động điều hòa thì vật đó cũng dao động tuần hoàn. Câu 2: Vật dao động điều hòa trên quỹ đạo có chiều dài 8cm với chu kì 0,2s. Chọn gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật ở vị trí có li độ dương cực đại thì phương trình dao động của vật là A. x = 8sin(t + /2) cm B. x = 4sin(10 t) cm C. x = 4sin(10 t + /2) cm D. x = 8sin( t) cm Câu 3: Có hệ con lắc lò xo treo thẳng đứng và hệ con lắc đơn cùng dao động điều hòa tại một nơi nhất định. Chu kì dao động của chúng bằng nhau nếu chiều dài của con lắc đơn A. bằng chiều dài tự nhiên của lò xo. B. bằng chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng. C. bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng. D. bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí thấp nhất. Câu 4: Một dao động điều hòa có tọa độ được biểu diễn bởi phương trình: x = Asin(t + ) với A, là các hằng số dương. Chọn phát biểu đúng. A. Vận tốc v trễ pha so với li độ x. B. Vận tốc v lệch pha p so với gia tốc a. 2 C. Gia tốc a và tọa độ x cùng pha nhau. D. vận tốc v lệch pha so với gia tốc a. 2 Câu 5: Hãy chọn phát biểu sai về con lắc lò xo. A. Chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng vật nặng. B. Tần số dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng lò xo. C. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì lực tổng hợp gây ra dao động điều hòa bằng với lực đàn hồi của lò xo. D. Khi con lắc lò xo được treo thẳng đứng thì chu kì dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ dãn lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng. Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ A1 = 3cm và A2 = 4cm và độ lệch pha là 1800 thì biên độ dao động tổng hợp bằng bao nhiêu? A. 5cm B. 3,5cm C. 7cm D. 1cm Câu 7: Tần số của một sóng cơ học truyền trong một môi trường càng cao thì A. bước sóng càng nhỏ. B. chu kì càng tăng. C. biên độ càng lớn. D. vận tốc truyền sóng càng giảm. Câu 8: Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10 12W/m2. Một âm có mức cường độ 80 dB thì cường độ âm là A. 10 4W/m2 B. 3.10 5W/m2 D. 10 20W/m2. C. 1066W/m2 Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định nghĩa bước sóng? A. Quãng đường mà sóng truyền được trong 1 chu kì dao động của sóng. B. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động giống hệt nhau. C. Khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền sóng. D. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm đang ở vị trí biên dao động. câu 10: Một nguồn âm O xem như nguồn điểm, phát âm trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Ngưỡng nghe của âm đó là Io = 10-12 W/m2. Tại một điểm A ta đo được mức cường độ âm là L = 70 dB. Cường độ âm I tại A có giá trị là: A. 10-7 W/m2 B. 107 W/m2 C. 10-5 W/m2 D. 70 W/m2 Câu 11: Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là một nam châm điện gồm 10 cặp cực. Để phát ra dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz thì vận tốc quay của rôto phải bằng A. 300 vòng/phút B. 500 vòng/phút C. 3000 vòng/phút D. 1500 vòng/phút. Câu 12: Một dòng điện xoay chiều hình sin có cường độ hiệu dụng là 2 2 A thì cường độ dòng điện có giá trị cực đại bằng A. 2A B. 0,5A C. 4A D. 0,25A Câu 13: Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 5 2 sin100t (A) thì trong 1s dòng điện đổi chiều A. 100 lần. B. 50 lần. C. 25 lần. D. 2 lần.
- Câu 14: Các đèn ống dùng dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz sẽ phát sáng hoặc tắt A. 50 lần mỗi giây. B. 25 lần mỗi giây. C. 100 lần mỗi giây. D. Sáng đều không tắt. Câu 15: Chu kì của dòng điện xoay chiều trong mạch RLC nối tiếp khi có hiện tượng cộng hưởng được cho bởi công thức L B. T = 2 L.C A. T = 2 C 1 C . T = 2 L D. một công thức khác các công thức trong A, B, C C Câu 16: Khi chỉnh lưu 1/2 chu kì thì dòng điện sau khi chỉnh lưu sẽ là dòng điện một chiều A. có cường độ ổn định không đổi. B. không đổi nhưng chỉ tồn tại trong mỗi 1/2 chu kì. C. có cường độ thay đổi và chỉ tồn tại trong mỗi 1/2 chu kì. D. có cường độ thay đổi. Câu 17: Trong một máy biến thế, số vòng dây và cường độ hiệu dụng trong cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1, I1 và N2, I2. Khi bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến thế, ta có 2 2 N N1 N2 N1 A. I2 = I1. 2 B.I2=I1. N C. I2 = I1. N D.I2=I1 N N2 1 2 1 Câu 18: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra A. điện trường và từ trường biến thiên. B. một dòng điện. C. điện trường xoáy D. từ trường xoáy. Câu 19: Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây? 2 L C D.T = 2 L.C A. T = 2 B. T = 2 C. T = C L L.C Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng vô tuyến? A. Sóng dài thường dùng trong thông tin dưới nước. B. Sóng ngắn có thể dùng trong thông tin vũ trụ vì truyền đi rất xa. C. Sóng trung có thể truyền xa trên mặt đất vào ban đêm. D. Sóng cực ngắn phải cần các trạm trung chuyển trên mặt đất hay vệ tinh để có thể truyền đi xa trên mặt đất. Câu 21: Nguyên tắc chọn sóng của mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến dựa trên A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng lan truyền sóng điện từ. C. hiện tượng cộng hưởng. D. cả 3 hiện tượng trên. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch? A. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và màu sắc các vạch. B. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu của cùng một nguyên tố thì giống nhau về số lượng và vị trí các vạch. C. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu đều có thể dùng để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố nào đó trong nguồn cần khảo sát. D. Quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thu đều đặc trưng cho nguyên tố. Câu 23:Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5mm,từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 4,5.10 7m. Xét điểm M ở bên phải và cách vân trung tâm 5,4mm; điểm N ở bên trái và cách vân trung tâm 9mm. Từ điểm M đến N có bao nhiêu vân sáng? A. 8. B. 9. C. 7. D. 10. Câu 24: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young cách nhau 0,5mm, ánh sáng có bước sóng = 5.10-7m, màn ảnh cách hai khe 2m. Vùng giao thoa trên màn rộng 17mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là A. 10 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 25: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young (a = 0,5mm, D = 2m). Khoảng cách giữa vân tối thứ ba ở bên phải vân trung tâm đến vân sáng bậc năm ở bên trái vân sáng trung tâm là l5 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là 0 A. = 0,55.10-3m m D. = 500 A B. = 0,5 m C. = 600nm Câu 26: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa hai khe là a = S1S2 = 1,5 mm, hai khe cách màn ảnh một đoạn D = 2 m. Chiếu đồng thời ha i bức xạ đơn sắc 1 =0.48 m và 2 =0.64 m vào hai khe Young. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có giá trị là
- A. d = 1,92 mm B. d = 2,56 mmm C. d = 1,72 mm D. d = 0,64 mm Câu 27: Thực hiện giao thoa ánh sáng có bước sóng = 0,6m với hai khe Young cách nhau a = 0,5mm. Màn ảnh cách hai khe một khoảng D = 2m. Ở các điểm M và N ở hai bên vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm 3,6mm và 2,4mm, ta có vân tối hay sáng? A. Vân ở M và ở N đều là vân sáng. B. Vân ở M và ở N đều là vân tối. C. Ở M là vân sáng, ở N là vân tối. D. Ở M là vân tối, ở N là vân sáng. Câu 28: Khi nói về quang phổ, để hấp thụ được ánh sáng, vật hấp thụ phải có A. thể tích nhỏ hơn thể tích của vật phát sáng. B. khối lượng nhỏ hơn khối lượng của vật phát sáng. C. nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của vật phát sáng. D. chiết suất lớn hơn chiết suất của vật phát sáng. Câu 29: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện? A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại bị nung nóng C. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào C. Êlectron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn D. Êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại Câu 30: Để triệt tiêu dòng quang điện ta phải dùng hiệu thế hãm 3V. Cho e = 1,6.10-19 C; me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện bằng A. 1,03.106 m/s B. 1,03.105 m/s C. 2,03.105 m/s D. 2,03.106 m/s Câu 31: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng quang dẫn là sai? A. Quang dẫn là hiện tượng ánh sáng làm giảm điện trở suất của kim loại. B. Trong hiện tượng quang dẫn, xuất hiện thêm nhiều phần tử mang điện là êlectron và lỗ trống trong khối bán dẫn. C. Bước sóng giới hạn trong hiện tượng quang dẫn thường lớn hơn so với trong hiện tượng quang điện. D. Hiện tượng quang dẫn còn được gọi là hiện tượng quang điện bên trong. Câu 32: Năng lượng ion hóa nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có giá trị W= 13,6 eV. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra được là: B. 9,13 nm. C. 0,1026 m. D. 0,1216 m. A. 91,3 nm. Câu 33: Trường hợp nào sau đây là quá trình thu năng lượng? A. Phóng xạ. B. Phản ứng nhiệt hạch. C. Phản ứng phân hạch. D. Bắn hạt vào hạt nitơ thu được ôxi và prôtôn. Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ? A. Becơren là người đầu tiên đã phát hiện và nghiên cứu hiện tượng phóng xạ. B. Tia là chùm hạt electron chuyển động với tốc độ rất lớn. C. 1 Curi là độ phóng xạ của 1 g chất phóng xạ radi. D. Hằng số phóng xạ tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã. Câu 35: Hạt nhân poloni 210 PO phân rã cho hạt nhân con là chì 206 Pb . Đã có sự phóng xạ tia 84 82 B. C. + A. D. Câu 36: Hạt nhân mẹ A đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt phóng xạ C (bỏ qua bức xạ ). Hãy chọn phát biểu sai. A. Năng lượng mà quá trình phóng xạ trên tỏa ra tồn tại dưới dạng động năng của các hạt B và C. B. Động năng của các hạt B và C phân bố tỉ lệ thuận với các khối lượng của chúng. C. Động năng của các hạt B và C phân bố tỉ lệ nghịch với các khối lượng của chúng. D. Tổng động năng của các hạt B và C bằng năng lượng tỏa ra do A phân rã phóng xạ. Câu 37: Một hạt nhân mẹ có số khối A, đứng yên phân rã phóng xạ (bỏ qua bức xạ ). Vận tốc hạt nhân con B có độ lớn là v. Vậy độ lớn vận tốc của hạt sẽ là A A 4 4 A. V 1. v B. V 1 C. V D. V . v . v . v A4 A 4 4 4 Câu 38: Một chất phóng xạ sau thời gian t1 = 4,83 giờ có n1 nguyên tử bị phân rã, sau thời gian t2 = 2t1 có n2 nguyên tử bị phân rã, với n2 = 1,8n1. Xác định chu kì bán rã của chất phóng xạ này. A. 8,7 giờ B. 9,7 giờ C. 15 giờ D. 18 giờ 0 Câu 39: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6 . Chiết suất n = 1,5. Chiếu tia sáng vào mặt bên dưới góc tới nhỏ. Góc lệch của tia ló qua lăng kính có trị số A. 9o B. 6o C . 4o D. 3o Câu 40: Một người quan sát có mắt bình thường dùng kính lúp để quan sát vật nhỏ. Để độ bội giác không phụ thuộc vị trí đặt mắt thì vật phải đặt tại: A. điểm cực cận của mắt B. điểm cực viễn của mắt
- C. tiêu điểm của kính D. quang tâm của kính Câu 41: Vật sáng và màn đặt song song và cách nhau 45 cm. Một thấu kính hội tụ đặt trong khoảng giữa vật và màn. Ta thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau 15 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính. A. 10 cm B. 20 cm C. 15 cm D. 30 cm Câu 42: Một thấu kính đặt trước một vật; mắt nhìn vật qua kính. Khi di chuyển kính theo phương vuông góc với trục chính thì thấy ảnh di chuyển cùng chiều. Đó là thấu kính A. hội tụ B. hội tụ nếu là vật thật D. có thể hội tụ hoặc phân kì C. phân kì Câu 43: Hãy chỉ ra phát biểu đúng trong các phát biểu sau khi nói về thấu kính A. Tia tới song song trục chính cho tia ló (hoặc giá của tia ló) qua tiêu điểm vật chính. B. Tia tới (hoặc giá của tia tới) qua tiêu điểm ảnh chính cho tia ló song song với trục chính. C. Tia tới qua quang tâm O thì đi thẳng. D. Cả ba phát biểu đều đúng. Câu 44: Chọn phát biểu sai. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường A. phụ thuộc vào bản chất môi trường. B. là một hằng số dương và lớn hơn 1. C. không phụ thuộc vào tần số ánh sáng tới. D. cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần. Câu 45: Một người quan sát có mắt bình thường khi điều tiết thì độ tụ của thủy tinh thể biến thiên tối đa một lượng là 4 điốp. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = OCC của mắt người này là A. 50 cm B. 25 cm C. 100 cm D. 75 cm Câu 46: Một kính hiển vi có độ dài quang học là , tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f1 và f2.. Khi kính hiển vi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực thì A. khoảng cách giữa hai quang tâm là O1O2 = f1 + f2. B. khoảng cách giữa tiêu điểm ảnh của vật kính và thị kính là F'1F'2 = f1 + f2. C. khoảng cách giữa tiêu điểm vật của vật kính và tiêu điểm ảnh của thị kính là F1F'2 = + 2(f1 + f2). D. khoảng cách giữa hai quang tâm là O1O2 = - (f1 + f2). Câu 47: Một người bị tật cận thị có điểm cực viễn ở cách mắt 100 cm. Nếu người đó đeo sát mắt một kính có độ tụ D = -0,5 điôp thì mắt có thể nhìn rõ vật ở xa nhất cách mắt một khoảng là bao nhiêu? A. Vô cực B. 50 cm C. 100 cm D. 200 cm Câu 48: Khi ngắm chừng vô cực, độ bội giác của kính lúp A. phụ thuộc khoảng cách từ mắt đến kính. B. giảm khi tiêu cự của kính lúp giảm. C. có độ lớn không đổi bất chấp vị trí đặt mắt. D. tăng khi mắt đặt sát kính. Câu 49: Đối với gương cầu lồi, khi vật sáng di chuyển dời xa gương thì ảnh sẽ thay đổi như thế nào? A. Vẫn là ảnh ảo B. Nhỏ hơn ảnh trước khi dời C. Dời gần gương D. Vẫn nhỏ hơn vật Câu 50: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 7o, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,514 và nt = 1,539. Chiếu một chùm ánh sánh trắng hẹp vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới i nhỏ. Độ rộng góc của quang phổ cho bởi lăng kính là A. 0,18o B. 0, 25o C. 0,31o D. 0,39o Câu 51: Nếu làm thí nghiệm Young với ánh sáng trắng thì A. hệ vân không khác gì vân của ánh sáng đơn sắc. B. chỉ thấy các vân sáng có nhiều màu mà không có vân trắng. C. chỉ quan sát được vài vân bậc thấp có màu sắc trừ vân số không vẫn có màu trắng. D. chỉ thấy màu trắng không có vân. Câu 52: Trong một thí nghiệm Young, hai khe F1, F2 cách nhau 0,6mm và được chiếu bằng bức xạ tử ngoại có bước sóng 300nm. Một tấm giấy ảnh đặt song song với hai khe, cách hai khe 0,9m. Sau khi tráng người ta đo được khoảng cách giữa 7 vạch đen liên tiếp là C. 2,7.10- 4m D. 3,15.10- 4m A. 2,7mm B. 3,15mm Câu 53: Trong một thí nghiệm Young, nếu dùng nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng có bước sóng 1 = 0,48 m và 2 thì tại vân sáng thứ tám của 1 có sự trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ vân. Cho biết 0,6 m < 2 < 0,7 m. Bước sóng 2 là A. 5,49.10- 4mm C. 6,4.10- 4 mm B. 0,55 m D. 64nm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm vật lý lớp 12
14 p | 969 | 175
-
Tài liệu tham khảo về đề thi trắc nghiệm vật lý lớp 10...
2 p | 1033 | 171
-
Tổng hợp các dạng đề thi trắc nghiệm Vật lý
113 p | 361 | 165
-
Đề thi trắc nghiệm Vật lý - lần thứ 15
10 p | 215 | 108
-
Đề thi trắc nghiệm vật lý khách quan
3 p | 215 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dùng winedt để soạn thảo, trộn đề thi trắc nghiệm Vật lý phổ thông
15 p | 224 | 54
-
Đề thi trắc nghiệm vật lý 11 Đề số 132
1 p | 266 | 38
-
Đề thi trắc nghiệm Vật lý 12 - Sở GD&ĐT Bến Tre (2009-2010)
5 p | 133 | 21
-
Đề thi trắc nghiệm vật lý 12
4 p | 187 | 19
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI HỌC NĂM 2011
4 p | 101 | 10
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 6
4 p | 70 | 8
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 5
4 p | 58 | 6
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ
6 p | 80 | 5
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 3
4 p | 65 | 5
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ - ĐỀ 4
4 p | 71 | 5
-
Chọn lọc bài tập và đề thi trắc nghiệm Vật lý hay: Phần 1
129 p | 46 | 5
-
Chọn lọc bài tập và đề thi trắc nghiệm Vật lý hay: Phần 2
234 p | 74 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn