Đề thi triết học- câu 1
lượt xem 38
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi triết học- câu 1', khoa học xã hội, chính trị - triết học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi triết học- câu 1
- Câu 1: Phân tích những điều kiện và tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác-Lenin. Từ đó rút ra ý nghĩa về mặt phương pháp luận khi nghiên cứu những điều kiện và tiền đề đó đối với hoạt động dạy học chủ nghĩa Mác-Lenin hiện nay? Trả lời: Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. - Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau: 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. 1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp… Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp. 1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại 1
- hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra.nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. Như vậy, từ thực tiễn xã hội (Đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ là đấu tranh 1 cách tự phát không làm thay đổi đc địa vị xã hội của họ) đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác để nhanh chóng đạt được thắng lợi toàn diện. 2. Điều kiện về mặt lý luận: -Sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học. -Sự ra đời của triết học mác phù hợp với quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại, là sự kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. -Xây dựng học thuyết mới trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng có mối qua hệ hữu cơ với nhau. -Triết học mác ra đời là sự tác động qua lại với quá trình các ông kế thừa và cải tạo học thuyết kinh tế chính trị của Anh và lý luận của chủ nghĩa xã hội. -Các ông vừa phê phán chủ nghĩa duy tâm, vừa đánh giá cao tư tưởng biện chứng của heghen, của phơbach, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ; đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, xả hội và tư duy con người.. Từ những điều kiện trên, chủ nghĩa mác-lênin được ra đời. - Đến đầu thể kỉ 19 nền khoa học của nhân loại được phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và xã hội. - Trong khoa học tự nhiên: có 3 phát minh vĩ đại là: o Học thuyết tế bào: sự sống là sản phẩm của giới tự nhiên là quá trình phát triển đấu tranh có chọn lọc của giới tự nhiên chứ không phải do thượng đế sáng tao. o Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:kok có sự phát sinh ra và mất đi của năng lượng chỉ có sự chuyển biến từ dạng này sang dạng khác. 2
- o Thuyết tiến hóa của Đắc Uyn: các loài đang tồn tại hiện nay là sinh ra từ các loài khác bằng con đường tự nhiên và sự biến đổi động vật thực vật là do chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. - Trong khoa học x. hội: o Triết học cổ điển Đức (Hêghen, Phơ Bách) o Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (A.Smith và Đ.Ricaiđô) 1/11 o Chủ nghĩa không tưởng phê phán (H.Xanhximong, S.phuriê, R.Oen) - Những giá trị khoa học mà các nhà khoa học trên để lại đ. tạo tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học sau kế thừa. - Tất cả những tiền đề kinh tế - x. hội và tiền đề khoa học ở trên đ. góp phần cho các nhà tư tưởng các nhà khoa học nhận thức được những mâu thuẫn trong x. hội tư bản, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các mâu thuẫn đó để xây dựng một x. hội mới thay thế ý nghĩa : Tóm lại, Triết học Mác cũng như toàn bộ Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, không những vì nó là sự phản ảnh thực tiển xã hội, nhất là thực tiển cách mạng của giai cấp vô sản mà còn là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Phương pháp luận khi nghiên cứu mac-lênin Thứ nhất, xác định rõ đối tượng, động cơ,thái độ học tập, mục đích của việc học tập Bước vào học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đầu tiên chúng ta cần có một sự khái quát chung, trả lời cho câu hỏi: Học cái gì, học để làm gì? Trước khi bàn tới học như thế nào? +Về động cơ học tập: Trước hết, phải xác định đúng đắn động cơ học tập. Động cơ là cái thôi thúc ta hành động. Nó là sự kết hợp giữa nhu cầu bên trong và mục đích hành động. Mục đích có thể do ta tự xác định( khi đó nó phù hợp với nhu cầu bên trong). Xác định đúng đắn động cơ học tập nghĩa là xác là xác lập được sự hài hòa giữa nhu cầu của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội. Học tập để lập thân, lập nghiệp, có khả năng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Về mặt tâm lí học tập để thỏa mãn khát vọng hiểu biết, là niềm vui, là phương thúc quan trọng để phát triển và 3
- hoàn thiện nhân cách cá nhân; và để xóa nghèo đói, tụt hậu cho đất nước. Học tập còn là mệnh lệnh của dân tộc, thách thức của mọi thời đại. Thật vậy, chúng ta đang sống trong một thời đại mà “ sự biến đổi chính là hằng số của cuộc sống” ,không thể không học tập để biết gạt bỏ cái cũ lỗi thời, tiếp thu cái mới tiến bộ, như lời nhắn nhủ của nhà tương lai học Avin Tofel: “những người mù chũ của thế kỉ XXI không phải là những người không biết đọc biết viết, mà là những kẻ không biết học tập để gạt bỏ các kiến thức cũ mà học lại”. Thế giới đang bước vài kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà hàm lương chất xám (chứ không phài nguyên vật liệu) sẽ chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Học tập tốt các môn khoa học Mác-Lênin sẽ giúp hình thành nơi ta thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận biện chứng duy vật-những yếu tố tối cần thiết của nhân cách con người hiện đại. +Về tinh thần, thái độ học tập: Trước hết, phải thực hiện sự tự tin trong học tập.Ngạn ngữ có câu : “muốn biết phài hỏi, muốn giỏi phài học”. Phải gạt bỏ tâm lí tự ty (nếu có). Phải hiểu ở đây học tập chủ yếu là tự học, bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụng khà năng của mình, tự sử dụng khà năng của mình”. Phải thật chủ đông trong học tập. Muốn vậy, phải gắn việc học tập với nghiện cứu, bởi có nghiên cứu mới đánh thức được tinh thần khoa học đích thực nơi mình, như một quan niệm đúng đắn của phương Tây: “mục đích thực sự của Đại học không phài là học, mà là đánh thức một cuôc đời mới trong thanh niên, đánh thức một tinh thần khoa học đích thực”. Phài rèn óc hoài nghi khoa học, lật đi lật lại vấn đề. Cố gắng học phong cách tư duy của Mác. Hàng ngày, chúng ta luôn đứng trước những sự kiện, hiện tượng, những vấn đề, những công việc mà cuộc sống đặt ra cần phải suy nghĩ, nhận biết và tìm biện pháp giải quyết. Muốn giải quyết tốt, đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận sự việc đúng đắn, sâu sắc và tìm ra biện pháp phù hợp. Việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Một khi đã thấy rõ được tầm quan trọng, tính thiết thực của môn học thì cần phải xác định đúng động cơ, thái độ của việc học tập ngay từ đầu. Học không cốt chỉ để đủ điểm mà cái chính yếu là để vận dụng nó vào giải quyết những công việc hàng ngày của cuộc sống, từ đó bản thân cần nêu cao quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực, tích cực trong quá trình học tập để lĩnh hội tri thức. Thứ hai, xây dựng phương pháp học tập phù hợp Nhanh chóng đổi mới phương pháp học tập, xây dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp, từ bỏ những thói quen xấu, học vẹt, 4
- học dồn, học tủ, chuyển sang phương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức. Khi học trên lớp, không cần phải ghi chép nhiều, chỉ cần ghi tóm lược những ý chính và phải cố gắng lắng nghe để hiểu đúng tinh thần, thực chất của vấn đề. Khi về nhà cần đọc nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí..., phối hợp với vở ghi, đọc lại giáo trình, bổ sung những ý tưởng, những dữ kiện mới; để hiểu rõ các thuật ngữ, khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật; tiếp đến là đọc các tài liệu tham khảo có liên quan; đối chiếu, liên hệ với thực tiễn để bổ sung kiến thức. Đính chính những sai lầm nếu có. Đặt ra các câu hỏi và tự trả lời như: Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Ở đâu mà ra? Có ý nghĩa gì?... Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt việc thảo luận, tranh luận Học theo nhóm, đối với tất cả các môn học,các bậc học, là một hình thức học phổ biến trên thế giới hiện nay. Đối với các môn khoa học Mác-Lenin, việc học nhóm càng không thể thiếu, bởi có cọ xát mới dễ dàng bật ra chân lí. Muốn đạt được chất lượng thực trong học nhóm, từng cá nhâ phải có sự chuẩn bị kĩ càng để giải quyết vấn đề do nhóm đề ra. Tuyệt đối không được ỷ lại , dựa dẫm lẫn nhau. Trong xu thế dạy học hiện đại, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng hình thức thảo luận. Để có kiến thức sâu rộng và nhớ lâu, không những cần phải lắng nghe bài giảng của thầy, sử dụng các phương tiện học tập để tự học mà còn cần phải tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong nhóm. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiệm triết học
14 p | 3050 | 417
-
Đề cương triết học Mac - lênin
15 p | 1347 | 414
-
Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó
13 p | 6701 | 377
-
Đề thi Mác - Lênin (Đề số 1)
8 p | 2569 | 268
-
Tài liệu thi Nguyên lý Mác - Lênin 2
10 p | 966 | 221
-
Đề thi trắc nghiệm triết học dành cho cao học
10 p | 322 | 71
-
Đề cương môn học bậc sau đại học môn triết học - Trường ĐH kinh tế Tp,HCM
10 p | 611 | 62
-
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ - PHẦN I
19 p | 482 | 61
-
Đề cương ôn thi Mác 1
37 p | 544 | 48
-
Đề thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề số 1
8 p | 480 | 44
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRIẾT
17 p | 221 | 22
-
Đề cương Triết học 1
2 p | 159 | 12
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 72 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2019-2020 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 50 | 3
-
Đề thi hết học kỳ I năm học 2014-2015 môn Triết học Mác-Lênin (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 42 | 3
-
Đề thi hết môn học kỳ I năm học 2016-2017 môn Triết học Mác - Lênin (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 82 | 3
-
Đề thi khóa 31 trường ĐHSP năm 1 khoa vật lý - Triết học
1 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn