intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tự luận học sinh giỏi địa lý

Chia sẻ: Minh Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

182
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề thi tự luận học sinh giỏi địa lý để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tự luận học sinh giỏi địa lý

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÝ Ngày thi:…………….. ( Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề ). Câu 1 ( 5 điểm ): Vùng Bắc Trung Bộ có những trung tâm kinh tế quan trọng nào ? Nêu chức năng và các ngành công nghịêp của từng trung tâm. Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ ? Câu 2 (3.5 điểm): Tại sao nói: “ Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá”? Nước ta có mấy loại đất chính, nêu sự phân bố và giá trị sử dụng cơ bản của mỗi loại đất? Câu 3 (3.5 điểm ): Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có thế mạnh gì về tự nhiên và dân cư xã hội đối với sự phát triển kinh tế ? Câu 4 (4.0 điểm): Phân tích thế mạnh và hạn chế của vùng Đông Nam Bộ. Câu 5 (4.0 điểm): Cho bảng số liệu về: Diện tích và sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1985 – 1999. Năm 1985 1990 1999 Diện tích ( nghìn ha) 180.2 221.7 394.3 Sản lượng ( nghìn tấn) 47.9 57.9 214.8 a. Vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng cây cao su của nước ta qua các năm 1985, 1990 và 1999? b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi diện tích và sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1985 – 1999? ------------------- Hết------------------ Họ và tên thí sinh: ……………………………..………………………… SBD: ………………….…… - Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam do Nxb bản giáo dục phát hành. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÝ Câu Thang KIẾN THỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT hỏi điểm -Các trung tâm kinh tế Câu 1 +Thanh Hoá: là Trung Tâm Công nghiệp lớn ở phía Bắc Trung Bộ.Các 1đ ( 5đ) ngành CN như Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến LTTP +Vinh:là hạt nhân để hình thành các Trung Tâm Công nghiệp và dịch vụ 1đ của cả vùng Bắc Trung Bộ. Các ngành CN như cơ khí, chế biến LTTP, SX hàng tiêu dùng, chế biến lâm sản +Huế là trung tâm du lịch lớn ở Miền trung và cả nước. Các ngành CN 1đ như cơ khí, chế biến LTTP, SX hàng tiêu dùng -Du lịch là thế mạnh của vùng vì có đủ loại hình dịch vụ du lịch 0.5đ +Du lịch sinh thái ( Phong Nha- kẻ Bàn ) 0.5đ +Nghỉ dững ( nhiều bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Lăng Cô ..) 0.5đ +Du lịch văn hóa lịch sử ( Cố Đô Huế, Quê Bác ..) 0.5đ Câu 2 * Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia vì: ( 3.5đ) + Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp. 0.5đ + Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tài nguyên có thể phục hồi. 0.5đ + Là địa bàn cư trú của dân cư, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, anh ninh quốc phòng. 0.5đ + Diện tích đất tự nhiên nước ta không nhiều: 33 triệu ha, bình quân 0,4ha/người (trong đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 24% diện tích đất tự 0.5đ nhiên) * Các loại đất chính của nước ta: Nước ta có 3 loại đất chính: + Đất feralit: phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp Trung du và miền 0.5đ núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thích hợp với nhiều cây công nghiệp. + Đất mùn núi cao: tập trung ở vùng núi cao phía Tây và Tây Bắc là 0.5đ vùng đất rừng đầu nguồn quan trọng. + Đất phù sa: Phân bố ở các đồng bằng châu thổ sông Hồng, Sông Cửu 0.5đ Long và dải đồng bằng duyên hải miền Trung. Câu 3 -Tự nhiên ( 3.5đ) +Địa hình : bằng phẳng 0.25đ +Khi hậu: cận xích đạo nóng ẩm quanh năm 0.5đ +Sông ngòi nguồn nuớc dồi dào 0.5đ +Sinh vật trên cạn và dưới nước đa dạng và phong hú 0.5đ +Đất có 3 loại chính: Phù sa, phèn, mặn 0.5đ
  3. →Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp -Dân cư xã hội 0.25đ +Là vùng đông dân cư 0.25đ +Người dân cần cù, năng động thích ứng với sản xuất hàng hoá 0.5đ →Đây là điều kiện quan trọng để tạo tiềm năng xây dựng vùng động lực 0.25đ kinh tế trọng điểm phía Nam Câu 4 1. Thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ: ( 4.0đ ) - Vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội: + Nằm liền kề với những vùng giàu tài nguyên và thị trường tiêu thụ 0.5đ rộng lớn:  Đồng bằng sông Cửu Long: Lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước cung cấp nguyên liệu nông sản và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho vùng.  Duyên hải miềnTrung: nguồn thủy sản, hải sản.  Tây Nguyên: Cây công nghiệp lâu năm, gỗ, chăn nuôi gia súc lớn. + Tiếp giáp với Campuchia, vùng biển Đông rộng lớn, là đầu mối giao 0.25đ thông vận tải lớn với cụm cảng, sân bay tạo điều kiện để xuất nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm với các vùng khác và nước ngoài. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Đất đai: Quỹ đất lớn ( đất xám phù sa cổ và đất đỏ badan màu mỡ) 0.25đ chiếm 40% diện tích vùng, địa hình tương đối bằng phẳng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày. + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, trong năm có hai mùa ( mùa 0.25đ mưa và mùa khô) phân hóa rõ rệt. + Nguồn nước chủ yếu do hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ 0.25đ cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và mạng lưới thủy lợi được cải thiện nên Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm quy mô lớn. + Thủy sản phong phú, gần với các ngư trường lớn: Ninh Thuận, Bình 0.25đ Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và Minh Hải – Kiên Giang, có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá. + Lâm sản: cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi, nguyên liệu giấy. Ngoài ra còn 0.25đ có vườn quốc gia Nam Cát Tiên. + Khoáng sản: Có sắt, cao lanh, đất sét, dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa. 0.25đ Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân số đông, thị trường tiêu thụ, lực lượng lao động dồi dào và có 0.25đ trình độ chuyên môn cao. + Có kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường và hết sức năng động. 0.25đ + Nhận được vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất nước. 0.25đ + Cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển so với các vùng 0.25đ
  4. khác ( điện, thông tin liên lạc, công nghiệp). + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải 0.25đ và dịch vụ lớn nhất cả nước. 2. Hạn chế: + Mùa khô kéo dài ( 3 – 4 tháng) dẫn đến thiếu nước cho sản xuất và 0.25đ sinh hoạt. + Dân cư tập trung đông đúc, nhiều nhà máy công nghiệp gây khó khăn 0.25đ cho quản lý, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao. Câu 5 a. Vẽ biểu đồ: 3.0đ ( 4.0đ) ( nghìn ha) ( nghìn tấn) 400 200 300 150 200 100 100 50 1985 1990 1999 Sản lượng Diện tích Biểu đồ so sánh diện tích, sản lượng cà phê nước ta giai đoạn 1985-1999. - Yêu cầu: + Biểu đồ cân đối, chính xác khoảng cách tỷ lệ, đẹp. + Có chú giải, tên biểu đồ. - Lưu ý các trường hợp trừ điểm: + Không có chú giải trừ 0.5 điểm. + Không ghi đúng tên biểu đồ trừ 0.5 điểm. + Không ghi đơn vị tính ở các trục tọa độ trừ 0.5 điểm. + Vẽ biểu đồ đường biểu diễn được1/2 số điểm. + Điểm trừ tối đa không quá 1/2 số điểm vẽ biểu đồ. + Các dạng biểu đồ khác hoặc sai tỷ lệ không chấm điểm. b. Nhận xét: + Từ năm 1985 đến năm 1999 diện tích và sản lượng cây cao su đều 0.5đ tăng, diện tích tăng 2,18 lần, sản lượng tăng 4,48 lần.
  5. + Diện tích cây cao su tăng chủ yếu do nhu cầu của thị trường tăng 0.5đ nhanh ( cả thị trường trong nước và nước ngoài). Chú ý: Nếu HS trả lời đúng ý nhưng cách diễn đạt không được như đáp án thì tuỳ theo mức độ sát ý mà thí sinh sẽ được một phần điểm câu hỏi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0