intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn KHTN năm 2024 - Phòng GD&ĐT Yên Khánh

  1. MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ THPT Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. PHÂN MÔN VẬT LÝ Mức độ % tổng Nội nhận Tổng Đơn vị điểm dung thức TT kiến kiến Nhận Thông Vận thức thức biết hiểu dụng Số CH Số CH Số CH Số CH -Thế năng, động Năng năng của 1 lượng 3 0 3 20 vật cơ học -Công và công suất. -Chiết suất môi trường -Thấu 2 Ánh kính 2 2 0 4 27 sáng phân kỳ, thấu kính hội tụ. 3 Điện -Định 2 1 2 5 33 luật Ôm, tính chất đoạn mạch mắc song song, nối tiếp. -Công và công suất điện. -Điện
  2. năng tiêu thụ của bóng đèn. -Điều kiện xuất 4 Điện từ hiện 1 1 0 2 13 học dòng điện cảm ứng -Nhận biết Năng năng 5 lượng lượng 1 0 0 1 7 và cuộc hóa sống. thạch. Tổng 9 4 2 15 100 Tỉ lệ (%) 60 27 13 100 100 II. PHÂN MÔN HÓA HỌC Mức độ TT nhận Số câu Tỉ lệ % thức NỘI Nhận biết Thông Vận dụng DUNG hiểu Kim loại. Sự khác nhau cơ 1 4 2 1 7 35% bản giữa kim loại và phi kim Hợp chất hữu cơ. Hydrocarb 2 3 2 5 25% on và nguồn nhiên liệu
  3. Ethylic alcohol. 3 3 1 1 5 25% Acetic acid Lipid và 4 1 1 2 10% protein Khai thác tài nguyên 5 1 1 5% từ vỏ Trái Đất Tổng 12 câu 6 câu 2 câu 20 100% Tỉ lệ % 60% 30% 10% 100% III. PHÂN MÔN SINH HỌC Số điểm theo mức Số điểm Tỉ lệ độ nhận STT Chủ đề thức Thông Nhận biết Vận dụng hiểu Di truyền 1 học 0,2 0,4 0,6 20% Mendel Từ gene 2 0,4 0,2 0.2 0,8 27% đến protein Nhiễm sắc thể và di 3 truyền 0,4 0,2 0,6 20% nhiễm sắc thể Di truyền 4 0,2 0,2 0,4 13% học người 5 Tiến hóa 0,4 0.2 0,6 20% TỔNG SỐ 1,6 1,0 0,4 3,0 TỈ LỆ 53.3% 33.3% 13.4% 100% SỐ CÂU 8 5 2 15
  4. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ THPT Năm 2024 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. PHÂN MÔN VẬT LÝ Nội dung Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị TT kiến thức Mức độ Nhận Thông Vận kiến thức kiến thức, biết hiểu dụng 1 Năng lượng Nhận biết: Viết kĩ năng cơ học. được biểu thức cần kiểm tính thế năng tra, đánh của vật. (câu 2) giá Liệt kê được -Động năng, thế một số đơn vị năng, cơ năng. thường dùng đo -Công cơ học. công và công 3 -Công suất cơ suất.(câu 6) học. Biết được khi tốc độ của vật tăng lên 3 lần thì động năng của vật tăng lên 9 lần.( câu 14) -Hiện tượng khúc Nhận biết: 2 2 xạ ánh sáng, công Nhận biết được thức chiết suất. thấu kính phân Ánh sáng -Thấu kính hội tụ, kì. (câu 5) thấu kính phân Thấu kính hội tụ kỳ. thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. (câu 7) Thông hiểu: Biết xác định chiết suất của môi trường khi biết độ lớn góc
  5. Nội dung Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị TT kiến thức kiến thức, Nhận Thông Vận kiến thức biết hiểu dụng tới và góc khúc xạ. (câu 10) Biết được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng một nửa khoảng cách giữa hai tiêu điểm (câu 13) Điện Nhận biết: Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của một đoạn gồm hai điện trở mắc song song (câu 3) Hệ thức của định luật Ôm (câu 4) Thông hiểu: Nêu được công suất điện định 2 1 2 mức của dụng cụ điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường).(câu 8) Vận dụng: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn.(câu 12) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.( câu 15) Điện từ học. Nhận biết: 1 1
  6. Nội dung Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị TT kiến thức kiến thức, Nhận Thông Vận kiến thức biết hiểu dụng Biết trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm (câu 1) Thông hiểu: Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên (tăng lên hoặc giảm đi). (câu 9) Năng lượng Nhận biết: Nêu với cuộc được khái niệm sống nhiên liệu hoá -Năng lượng hóa thạch và liệt kê 1 thạch một số loại nhiên liệu hóa thạch (câu 11) Tổng 9 4 2 II. PHÂN MÔN HÓA HỌC
  7. NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 (0,2 điểm) 1. Kim loại. Sự khác Câu 2 (0,2 điểm) Câu 5 (0,2 điểm) nhau cơ bản giữa Câu 7 (0,2 điểm) Câu 3 (0,2 điểm) Câu 6 (0,2 điểm) kim loại và phi kim Câu 4 (0,2 điểm) Câu 8 (0,2 điểm) 2. Hợp chất hữu cơ. Câu 9 (0,2 điểm) Câu 11 (0,2 điểm) Hydrocarbon và Câu 10 (0,2 điểm) Câu 12 (0,2 điểm) nguồn nhiên liệu Câu 13 (0,2 điểm) 3. Ethylic alcohol. Câu 14 (0,2 điểm) Câu 16 (0,2 điểm) Câu 17 (0,2 điểm) Acetic acid Câu 15 (0,2 điểm) Câu 18 (0,2 điểm) Câu 19 (0,2 điểm) 4. Lipid và protein 5. Khai thác tài Câu 20 (0,2 điểm) nguyên từ vỏ Trái Đất Tổng (số điểm và % từng cấp độ tư duy) 2.4 điểm – 60% 1,2 điểm – 30% 0,4 điểm – 10% Tổng: Nhận biết: 60%, Thông hiểu: 30%, Vận dụng: 10%
  8. III. PHÂN MÔN SINH HỌC Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Chủ đề kiến thức, Nhận Thôn Vận kiến thức kĩ năng biết g hiểu dụng 1. Di - Nêu được khái niệm di truyền, truyền khái niệm biến dị, khái niệm và mục C1 học đích của phép lai phân tích. (0,2 đ) Mendel - Nêu được gene quy định di truyền Nhận và biến dị ở sinh vật. biết - Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). - Nêu được nội dung các quy luật của Mendel, lai phân tích. Thông - Giải thích được vì sao gene được hiểu xem là trung tâm của di truyền học. - Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng, nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền: tính trạng, nhân tố di truyền, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu hình, kiểu gene, allele (alen), dòng thuần. - Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học (P, F1, F2, …). - Dựa vào công thức lai 1 cặp tính C2 trạng và kết quả lai trong thí nghiệm (0.2 đ) của Mendel, phát biểu được quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel. - Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. - Dựa vào công thức lai 2 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm C3 của Mendel, phát biểu được quy (0,2 đ) luật phân li độc lập và tổ hợp tự do,
  9. giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel. 2. Từ - Nêu được khái niệm nucleic acid, gene kể tên được các loại nucleic acid: đến DNA (Deoxyribonucleic acid) và C5 protein RNA (Ribonucleic acid). (0.2 đ) – Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. Nhận - Cấu trúc, chức năng của DNA, biết RNA. Hệ quả của NTBS C4 – Nêu được khái niệm gene. (0.2 đ) – Nêu được khái niệm mã di truyền - Các quá trình tái bản, phiên mã, dịch mã - Phát biểu được khái niệm đột biến gene Thông - Thông qua hình ảnh, mô tả được hiểu DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. - Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA. - Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,… - Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene. - Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. Kết quả tạo 2 DNA con giống DNA mẹ, từ đó nêu được ý
  10. nghĩa di truyền của tái bản DNA. - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã. - Trình bày được RNA có cấu trúc 1 mạch, chứa 4 loại ribonucleotide. – Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng. - Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã. - Giải thích được từ 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hoá học và cấu trúc của protein. C7 - Dựa vào sơ đồ, nêu được mối (0,2 đ) quan hệ giữa DNA – RNA – protein – tính trạng thông qua phiên mã, dịch mã và ý nghĩa di truyền của mối quan hệ này. - Đột biến gen và các dạng đột biến gene. Vận C6 - Vận dụng kiến thức “từ gene đến dụng (0.2 đ) tính trạng”, giải bài tập tín toán. 3. - Nêu được khái niệm, thành phần C8 Nhiễm hóa học của nhiễm sắc thể. Tính (0,2 sắc thể đặc trưng của bộ NST. đ), C9 Nhận và di - Nêu khái niệm nhiễm sắc thể giới (0,2 đ) biết truyền tính và nhiễm sắc thể thường. NST - Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Thông - Dựa vào hình ảnh (hoặc mô hình, hiểu: học liệu điện tử) mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể. C10 - Lấy được ví dụ chứng minh mỗi (0.2 đ) loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng. - Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể
  11. lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu được khái niệm đột biến nhiễm sắc thể. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến nhiễm sắc thể. - Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình nguyên phân nêu được khái niệm nguyên phân. - Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình giảm phân nêu được khái niệm giảm phân. - Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh (minh hoạ bằng sơ đồ lai 2 cặp gene). - Phân biệt được nguyên phân và giảm phân; nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân trong di truyền và mối quan hệ giữa hai quá trình này trong sinh sản hữu tính. - Nêu được nhiễm sắc thể vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. - Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. Vận - Trình bày được các ứng dụng và dụng lấy được ví dụ của nguyên phân và giảm phân trong thực tiễn. 4. Di - Nêu được một số bệnh di truyền ở C11 truyền người. (0,2 đ) người Nhận - Nêu được vai trò của di truyền học biết với hôn nhân. - Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. Thông - Nêu được vai trò của di truyền học
  12. với hôn nhân. - Nêu được ý nghĩa của việc cấm kết hôn gần huyết thống. - Trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như: các chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân, hoá chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Dựa vào ảnh (hoặc học liệu điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay). hiểu - Trình bày được một số tác nhân gây bệnh di truyền như: các chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân, hoá chất do công nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Dựa vào ảnh (hoặc học liệu điện tử) kể tên được một số tật di truyền ở người (hở khe môi, hàm; dính ngón tay). C12 - Ứng dụng di truyền trong nông (0,2 đ) nghiệp - Trình bày được quan điểm về lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người. - - Xác định trội/ lặn, và qui luật di truyền của 1 tính trạng trong phả hệ - Tìm hiểu được một số bệnh di Vận truyền ở địa phương. dụng - Tìm hiểu được tuổi kết hôn ở địa phương. 5. Tiến Nhận - Phát biểu được khái niệm tiến C13 hóa biết hoá, chọn lọc tự nhiên (0,2 đ) - Nêu được quan điểm của Lamark,của Darwin về cơ chế tiến hoá. C15 - Nhận biết được sự xuất hiện của (0,2 đ) sinh vật đa bào trên trái đất
  13. - Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên. - Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật. - Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá. - Trình bày được một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của Thông thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại hiểu (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hoá, cơ chế tiến hoá lớn). - Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất; nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ; sự xuất hiện và sự đa dạng hoá của sinh vật đa bào. - Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự hình thành loài người. - Tìm được một số bằng chứng của C14 quá trình chọn lọc tự nhiên đưa đến (0,2 đ) Vận sự đa dạng và thích nghi của các dụng loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. TỔNG: 15 CÂU HỎI 8 5 2 TỔNG TỈ LỆ: 100% 53.3% 33.3% 13.4%
  14. PHÒNG GDĐT YÊN KHÁNH ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ THPT Năm 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đề thi gồm 50 câu, trong 06 trang I. Phân Môn Vật Lý Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1 (NB): Trong trường hợp sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng? A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây dẫn kín tăng dần B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây dẫn kín giảm dần. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây dẫn kín biến thiên D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây dẫn kín không đổi. Câu 2 (NB): Công thức tính thế năng là: A. B. mgh C. D. Câu 3 (NB): Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R 1, R2 mắc song song với nhau, Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là? A. R1 + R2 B. + C. D. + Câu 4 (NB): Hệ thức của định luật Ôm là: A. I= B. R= C. U= I. R D. R= U. I Câu 5 (NB): Kí hiệu của thấu kính phân kì là hình ảnh nào sau đây: A. Hình a B. Hình b C. Hình c D. Hình d Câu 6 (NB): Đơn vị của công suất là: A. W, kW; B. J, W; C. kJ, kW; D. J, V.A.
  15. Câu 7 (NB): Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 8 (TH): Hai bóng đèn lần lượt có ghi số 220V- 40W và 220V- 25W được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V A. Đèn thứ nhất sáng yếu hơn bình thường. B. Đèn thứ nhất sáng mạnh hơn bình thường. C. Đèn thứ hai sáng yếu hơn bình thường. D. Hai đèn sáng bình thường. Câu 9 (TH): Trong các trường hợp sau trường hợp nào thể hiên tác dụng từ của dòng điện? A. Bút thử điện khi cắm vào ổ điện làm sáng đèn B. Dòng điện nạp điện cho ắc quy C. Bếp điện nóng đỏ khi cho dòng điện chạy qua D. Nam châm điện hút được đinh sắt Câu 10 (TH): Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là: A. 00 B. 300 C. 600 D. 900. Câu 11 (NB): Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Ethanol. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Than đá. Câu 12 (VD): Một bóng đèn có ghi 220V- 75W, khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là bao nhiêu? A. 75J B. 150J C. 240J D. 270kJ Câu 13 (TH): Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. 60 cm B . 120 cm C. 30 cm D. 90 cm Câu 14 (NB): Một vật đang chuyển động khi tốc độ của vật tăng lên 3 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng 3 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 3 lần D. giảm 9 lần. Câu 15 (VD): Hai điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: A. 2,4V B. 4,8V C. 6V D. 7,2V
  16. II. Phân Môn Hoá học Câu 16(NB) Các dạng thù hình của carbon là A. than chì, carbon vô định hình, khí carbonic. B. than chì, kim cương, calcium carbonate. C. carbon, carbon oxide; carbon dioxide. D. kim cương, than chì, carbon vô định hình. Câu 17(NB): Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại? A. Tác dụng với dung dịch muối. B. Tác dụng với base. C. Tác dụng với phi kim. D. Tác dụng với acid. Câu 18(NB): Dãy phi kim tác dụng được với nhau là A. Si, Cl2, O2. B. H2, S, O2. C. Cl2, C, O2. D. N2, S, O2. Câu 19:(NB) Dãy phi kim tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid A. S, C, P. B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2. Câu 20(TH): Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào? A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và SO2. Câu 21(TH): Có một sơ đồ chuyển hóa sau: MnO2 → X → FeCl3 → Fe(OH)3. X có thể là A. Cl2. B. HCl. C. H2SO4. D. H2. Câu 22(VD): Chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. CO2. B. CH4. C. CO. D. K2CO3. Câu 23(NB): Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon? A. C2H4O2. B. CaCO3. C. NaHCO3. D. C3H4.
  17. Câu 24(NB): Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon? A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 25(NB): Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. Câu 26(TH): Cho các chất: CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu? A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 27(TH): Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là A. 10. B. 13. C. 14. D. 12. Câu 28(NB): Trong 100 ml rượu 450 có chứa A. 45ml nước và 55 ml rượu nguyên chất. B. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước. C. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước. D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất. Câu 29(NB): Trên nhãn của một chai rượu ghi 180 có nghĩa là A. nhiệt độ sôi của ethylic alcohol là 180C. B. nhiệt độ đông đặc của ethylic alcohol là 180C. C. trong 100 ml rượu có 18 ml ethylic alcohol nguyên chất và 82 ml nước. D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml ethylic alcohol nguyên chất. Câu 30(NB): Ethanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng Ethanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của Ethanol là A. methylic alcohol. B. ethylic alcohol. C. acetic acid. D. formic acid. Câu 31(TH): Ethylic alcohol tác dụng được với dãy hóa chất là A. KOH; Na; CH3COOH; O2.
  18. B. Na; K; CH3COOH; O2. C. C2H4; Na; CH3COOH; O2. D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2. Câu 32(VD): Hợp chất Y là chất lỏng không màu, có nhóm – OH trong phân tử, tác dụng với potassium nhưng không tác dụng với Zinc. Y là A. NaOH. B. CH3COOH. C. Ca(OH)2. D. C2H5OH. Câu 33(NB): Chất nào sau đây không phải là Este? A. HCOOCH3 B. C2H5OC2H5 C. CH3COOCH3 D. C3H5(COOCH3)3 Câu 34(TH): Chất béo động vật hầy hết ở thể rắn là do chứa? A. chủ yếu gốc axit béo không no B. glixerol trong phân tử C. chủ yếu gốc axit béo no. Câu 35(NB): Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là A. oxygen. B. carbon. C. silicon. D. iron. III. Phân Môn Sinh học Câu 36 (NB): Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định: A. kiểu gene, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gene của tất cả các tính trạng. D. kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội. Câu 37 (TH): Ở cà chua, gene A quy định thân đỏ thầm, gene a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm × thân đỏ thẩm → F1: 75% đỏ thẫm: 25% màu lục. Kiều gene của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào? A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. Câu 38 (TH): Cá thế có kiểu gene AaBb giao phối với cá thế có kiểu gene nào sẽ cho tỉ lệ kiểu gene 1:1:1:1 A. AABb. B. AABB. C. AaBb. D. AaBB Câu 39 (NB): Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của DNA dẫn đến hệ quả
  19. A. A = X, G = C. B. A+G = T + C. C. A+T = G + C. D. A+C+T=C+T+G. Câu 40 (NB): Cấu trúc dưới đây tham gia cấu tạo ribosome là A. mRNA. B. tRNA. C. rRNA. D. DNA. 0 Câu 41 (VD): Một gene có chiều dài 5100A và số tỉ lệ (A + T)/(G + C) = 0 ,5. Số nucleotide mỗi loại của gene? A. A = T = 500, G = C = 1000 C. A = T = 250, G = C = 500 B. A = T = 1000, G = C = 500 D. A = T = 500, G = C = 250 Câu 42 (TH): Một gene chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nucleotide .3'...A-G-C-T-T-A-G-C-A...5' Xác định trình tự các ribônuclêôtit trên mARN được tổng hợp từ đoạn gen này. A. 3'.... A-G-C-U-U-A-G-C-A...5' B. 5'...T-C-G-A-A-T-C-G-T... 3' C. 5'...A-G-C-U-U-A-G-C-A...3' D. 3'...T-C-G-A-A-T-C-G-T... 5' Câu 43 (NB): Thành phần hoá học chủ yếu của NST là? A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và axit nucleic. C. Protein và ADN. D. Protein anbumin và axit nucleic. Câu 44 (NB): Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. Biến đổi hình dạng B. Tự nhân đôi C. Trao đổi chất D. Co, duỗi trong phân bào Câu 45 (TH): Cặp NST tương đồng là: A. Hai NST giống nhau về hình thái và kích thước. B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ. C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. Câu 46 (NB): Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến: A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính Câu 47 (TH): Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở: A. Vật nuôi B. Vi sinh vật
  20. C. Vật nuôi và vi sinh vật. D. Cây trồng Câu 48 (NB): Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm A. Đột biến trung tính B. Biến dị tổ hợp C. Biến dị cá thể D. Đột biến Câu 49(VD): Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Nguyên nhân là do: A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh lục làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Câu 50 (NB): Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất? A. Thực vật. B. Động vật. C. Nguyên sinh vật đơn bào. D. Nấm. --------Hết-------- THÔNG TIN VỀ ĐỀ THI TÊN FILE ĐỀ THI: 4_KHTN_PG5_TS10D_2024_DE_SO_2. TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 23 TRANG. Họ và tên người ra đề thi: Trương Thị Thanh Loan Đơn vị công tác: Trường THCS Khánh Vân - Yên Khánh- Ninh Bình. Số điện thoại: 0349126823.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2