Đề thi và Đáp án các môn lý luận chính trị
lượt xem 266
download
Câu 1: Đảng ta đã xác định “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” .( Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX – nxb CTQG, 2001, tr 83.) Bằng lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, sinh viên hãy chứng minh đây là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta. ( 5 điểm).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi và Đáp án các môn lý luận chính trị
- Đề thi và Đáp án các môn lý luận chính trị Câu 1: Đảng ta đã xác định “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác_Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh” .( Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX – nxb CTQG, 2001, tr 83.) Bằng lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, sinh viên hãy chứng minh đây là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta. ( 5 điểm). 1. Cơ sở lý luận Lịch sử phát triển của XH đã trãi qua nhiều giai đoạn tiếp từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái KTXH nhất định. Sự vận động và phát triển của XH đều thông qua những quy luật khách quan vốn có của nó. Mác khẳng định rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế_xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. - Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội : lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mối quan hệ giữa các nhân tố này tạo thành các quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và do sự tác động của các quy luật khách quan mà các hình thái kinh tế xã hội vận động và phát triển từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. - Trong các quy luật khách quan cho phối sự vận động và phạm tội của các hình thái kinh tế xã hội , thì quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất . - Nếu xem xét ở phạm vi lịch sử toàn nhân loại thì lịch sử xã hội loài ngoài đã phạm tội qua một số hình thái kinh tế xã hội nhất định. Song do đặc điểm lịch sử , về không gian, thời gian, không phải quốc gia nào cũng tuần tự trãi qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội có tình tuần tự từ thấp đến cao theo một sơ đồ chung mà có
- thể bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sự bỏ qua đó cũng là một quá trình lịch sử tự nhiên. - Lê nin sau khi khái quát về dân tộc và thuộc địa, Người đã cho rằng: Các nước thuộc địa, sau khi giành chính quyền có thể tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. 2.Cở sở thực tiễn - Trước những năm 1930, khi chủ nghĩa Mác_Lê nin chưa được truyền bá vào Việt Nam thì tất cả các phong trào yêu nước đều bị khủng hoảng về lý luận cách mạng. - Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác_Lê nin vào Việt Nam , Đảng và Hồ Chí Minh khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Từ khi chủ nghĩa Mác_Lê nin được Hồ Chí Minh truyền bá vào Việt Nam thì cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. - Bước vào thời kỳ đổi mới, trong các bài học kinh nghiệm của các Đại hội toàn quốc của Đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định lấy chủ nghĩa Mác_Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động, tiếp tục kiên trì con đường Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH./. Câu 2: Sinh viên hãy phân tích làm rõ những phương hướng và nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc ở nước ta hiện nay. ( 5 điểm). 1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH đã xác định 7 phương hướng cơ bản.
- Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Bốn là, tiến hành chính sách xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính . Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và chính sách đối ngoại hòa bình. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị đối với tất cả các
- nước, nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước. Sáu là, Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam . Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, luôn nên cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc và thành quả cách mạng. Bảy là, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta. 2. Đại hội X, Đảng ta bổ sung, phát triển và chỉ ra 8 phương hướng nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện: 1. "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", 2. "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", 3. "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội", 4. "Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc", 5. "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", 6. "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh", 7. "Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia", 8. "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"./.
- Câu 3: Trình bày nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. ( 5 điểm). 1. 1. Khái niệ m: CNH-HDH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội , từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao hơn. 2. 2. Nội dung: A, Thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất . Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát thành hai nội dung chủ yếu sau: Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH để dựa vào đó trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân. Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dựng những thành tựu mới của KHCN hiện đại vào sản xuất , đời sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích hợp. Trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chúng ta cần chú ý: - Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CN thông tin, Cn sinh học, phụ vụ CNH, HDH và từng bước phát triển kinh tế tri thức. - Sử dụng CN mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòng nhanh, giữ được nghề truyền thống, kết hợp truyền thống với CN hiện hại.
- - Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực cho KHCN; kết hợp phát triển cả bề rộng và sâu, xây dựng mới, cải tạo cũ, thực hiện tiết kiệm hiệu quả. - Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiện quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội . B, Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội. *. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý: -K/n: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới gốc độ: Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, và cơ cấu thành phần kinh tế . - Tiêu chí để đánh giá một cơ cấu kinh tế hợp lý hiệu quả: + Phản ánh được và đúng quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển kinh tế xã hội của đất nước. + Phù hợp với xu thế tiến bộ cảu KHCN dã và đang diễn ra. + Cho phép khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, của các ngành, các thành phần, các xí nghiệp cả về chiều rộng lẫn sâu. + Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hóa, do vậy cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “ cơ cấu mở”. + Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình ,trãi qua những chặng đường nhất định, do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao tạo được đà cho chặng đường sau và phải được bổ sung hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. + Cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay được Đảng ta xác định : cần tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, mà bộ xương của nó là “ cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp- dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng”, và khi hình thành cơ cấu kinh tế đó, sẽ cho phép nước ta kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH.
- * Tiến hành phân công lại lao động Xã hội . Trong quá trình CNH HDH , sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ của quá trình có tính quy luật sau: - Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên. - Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế sơ với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội . - Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất tăng nhanh lơn tốc độ lao động trong các các ngành sản xuất dịch vụ ./. Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Sinh viên hãy phân tích làm rõ luận điểm: “CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tĩnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra những bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến lên CNXH” ( 5 điểm) ( Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX, nxb CTQG 2001, tr65). I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm về hình thái KTXH: Hình thái KTXH là một phạm trù của chủ nghĩa DVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những QHSX thích ứng với LLSX ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những QHSX đó. 2. Sự phát triển của các hình thái KTXH là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên.
- - Lịch sử phát triển của xã hội đã trãi qua nhiều giai đoạn tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái ktxh nhất định. Sự vận động và phát triển của xã hội đều thông qua những quy luật khách quan vốn có của nó. Mác khẳng định rằng: “ Tôi coi sự phát triển của những hình thái ktxh là một quá trình lịch sử tự nhiên”. - Các mặt cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội : lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mối quan hệ giữa các nhân tố này tạo thành các quy luật phổ biến của xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và do sự tác động của các quy luật khách quan mà các hình thái kinh tế xã hội vận động và phát triển từ thấp đến cao trong lịch sử như một quá trình lịch sử tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. - Trong các quy luật khách quan cho phối sự vận động và phạm tội của các hình thái kinh tế xã hội , thì quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Sự đấu tranh giữa LLSX phát triển và QHSX lỗi thời dẫn đến QHSX lỗi thời bị xóa bỏ và được thay bằng một QHSX mới cao hơn. - Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất . Những LLSX được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, song không phải con người làm theo ý muốn chủ quan mà bị quy định bởi những điều kiện khách quan nhất định. Do đó xét đến cùng LLSX quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái KTXH như là một quá trình lịch sử tự nhiên. - Nếu xem xét ở phạm vi lịch sử toàn nhân loại thì lịch sử xã hội loài ngoài đã phạm tội qua một số hình thái kinh tế xã hội nhất định. Song do đặc điểm lịch sử , về không gian, thời gian, không phải quốc gia nào cũng tuần tự trãi qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội có tình tuần tự từ thấp đến cao theo một sơ đồ chung mà có thể bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội nhất định. Sự bỏ qua đó cũng là
- một quá trình lịch sử tự nhiên. II. Cơ sở thực tiễn - Lịch sử thế giới cũng đã có nhiều trường hợp bỏ qua một hình thái ktxh lỗi thời để tiến thẳng lên một hình thái ktxh tiến bộ hơn: Mỹ bỏ qua hình thái ktxh phong kiến, Nga bỏ qua hình thái ktxh TBCN… - Thời đại ngày nay với nội dung chủ yếu là sự quá độ từ CNTB lến CNXH trên phạm vi toàn thế giới, bắt đầu từ CM tháng Mười Nga 1917…thời đại ngày nay đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các nước lạc hậu về kinh tế, đồng thời lại đặt ra những cơ hội to lớn với các nước này. - Nhân loại đã chứng kiến sự thất bại của một số nước trong quá trình xây dựng CNXH như Liên Xô và các nước Đông Âu, song nhân loại cũng đang chứng kiến sự phát triển mãnh mẽ với những thành tựu to lớn của nhiều nước đang xây dựng CNXH theo học thuyết Mac_lenin như : Trung quốc, Viêt Nam, một số nước Mỹ La tinh… - Trong giai đoạn hiện nay, trên cở sở đánh giá đúng đắn tình hình ctxh trong nước cũng như trên trường quốc tế, Đảng và nhà nước ta vẫn xác định: kiên trì định hướng XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng để đưa dân tộc ta tiến tới mục tiêu phấn đấu cho một xã hội mà ở đó: dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh./. Câu 5: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “ Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” ( 5 điểm). ( Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X, nxb CTQG, 2006, tr 77).
- I. Cơ sở của quan điểm: Tính tất yếu khách quan và ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. 1. Tính tất yếu khách quan và ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Do còn một số thành phần kinh tế của PTSX cũ ( kinh tế cá thể, tiểu chủ, TBTN…) để lại, chúng còn đang có tác dụng đối với sự phát triển của LLSX. Do quá trình cải tạo và xây dựng QHSX mới một số thành phần kinh tế được hình thành ( Kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể, TBNN) 2. Ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế phù hợp với nhiều trình đọ khác nhau của LLSX. Chính sự phù hợp ấy có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là cơ sở để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Nền kinh tế này, so sự tác động của các quy luật kinh tế và sự quản lý của nhà nước có tác dụng phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thật, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lại tạo điều kiện để mọi công dân tùy theo khả năng và dk của mình, tự do lựa chọn hình thức sxkd thực hiện quyền dân chủ về kinh tế theo pháp luật. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai tầng trong xã hội , có tác dụng khai thác sử dụng các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động, vốn tài nguyên, kinh nghiệm quản lý để tăng trưởng kinh tế nhanh mà hiệu quả.
- II. Nội dung quan điểm. 1. Kinh tế nhà nước - KTNN bao gồm các DN nhà nước , các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ quốc gia, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội , phần vốn nhà nước góp vào các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. - Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. - KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: + các DNNN đi đầu ứng dụng tiến bộ KHKT –CN , nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội , chấp hành pháp luật. + KTNN là chỗ dựa để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng XHCN, nó hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN. 2. Kinh tế tập thê - Kinh tế tập thể bao gồm Kinh tế tập thể dụa trên hình thức sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Kinh tế tập thẻ bao gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đoa HTX là nòng cốt, liên kết rộng rãi NLD, các hộ SXKD, các DN nhỏ và vừa không giới hạn quy mô, lĩnh vựa và địa bàn. - HTX được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếp của xã viên. Phân phối trong HTX theo kết quả lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. HTX được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản: tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. - Kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân ./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
40 p | 3162 | 920
-
56 Câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH KTQD Hà Nội
77 p | 2494 | 809
-
Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM
3 p | 5054 | 113
-
Đề thi và Đáp án môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
5 p | 1549 | 99
-
Đề thi và đáp án môn Áp dụng ISO 9001:2008 vào công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ
9 p | 847 | 94
-
Đề thi và Đáp án môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
2 p | 1206 | 84
-
Câu hỏi và đáp án môn tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 482 | 79
-
Đề cương và đáp án tham khảo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
43 p | 485 | 63
-
Đề thi và Đáp án môn Nhập môn Logic học
1 p | 581 | 58
-
Đề thi và Đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 267 | 46
-
Đề thi và Đáp án môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - ĐH SPKT TP.HCM
4 p | 416 | 44
-
Đề thi và Đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH SPKT TP.HCM
2 p | 352 | 31
-
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn Triết học
70 p | 236 | 25
-
Đề thi và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chọn lọc
7 p | 220 | 23
-
Đề thi và Đáp án môn Nhập môn Xã hội học
4 p | 509 | 21
-
215 câu hỏi và đáp án trắc nghiệm môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
24 p | 38 | 9
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử các Học thuyết chính trị năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
1 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn