intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trẻ có niềm say mê học tập

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

169
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm thế nào để con bạn cảm thấy hứng thú, có niềm say mê trong học tập? Làm thế nào để các em nhận ra khả năng tuyệt vời có được của mình? Làm thế nào để thay đổi từ sự hờ hửng trở thành niềm say mê học hành? Cha mẹ nên phải làm gì? Không ai có thể có một kết quả khác tốt hơn nếu cứ làm mãi mọi việc theo một cách duy nhất. Vì thế, bạn cũng phải thay đổi phương cách để bồi dưỡng cho niềm say mê học tập của trẻ. Giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trẻ có niềm say mê học tập

  1. Để trẻ có niềm say mê học tập
  2. Làm thế nào để con bạn cảm thấy hứng thú, có niềm say mê trong học tập? Làm thế nào để các em nhận ra khả năng tuyệt vời có được của mình? Làm thế nào để thay đổi từ sự hờ hửng trở thành niềm say mê học hành? Cha mẹ nên phải làm gì? Không ai có thể có một kết quả khác tốt hơn nếu cứ làm mãi mọi việc theo một cách duy nhất. Vì thế, bạn cũng phải thay đổi phương cách để bồi dưỡng cho niềm say mê học tập của trẻ. Giúp trẻ từng bước thay đổi, giúp trẻ có lại niềm tin, hứng thú trong việc học. Hãy bắt đầu với sự đột phá: Giúp trẻ bắt đầu phát huy từ một môn học có ưu thế nhất, khá nhất của mình. Bất kể là môn gì, nếu trẻ có hứng thú môn nào thì chuyên tâm học môn đó. Một khi được thầy cô khen thưởng (d ù chỉ là một môn), bạn bè “công nhận” là không tệ, trẻ sẽ có hứng thú với việc học hơn, sau đó sẽ từ từ bồi dưỡng các môn khác. Chuyển dời hứng thú ngoài học tập vào học tập: Ví dụ, trẻ say mê ca hát, cha mẹ nên khuyến khích trẻ hát nhiều ca khúc tiếng Anh chẳng hạn, điều này sẽ giúp trẻ thích môn ngoại ngữ hơn. Cổ vũ, khích lệ trẻ: Các bậc cha mẹ phải tránh thái độ hờ hững vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đối với trẻ, nếu không để ý tới điểm
  3. này, bạn sẽ tình cờ dập tắt sự ham học hỏi của trẻ.. Khi trẻ làm tốt, bạn nên khen ngợi, nhưng khi không tốt, bạn cũng nên nhìn thấy tính sáng tạo của trẻ. Nên thường xuyên khích lệ, chứ không nên vì một lần thất bại mà phá vỡ hứng thú học hành của trẻ. Giúp trẻ loại bỏ áp lực: Trước khi đến tuổi đi học, bạn đã không nuôi dưỡng sự hứng thú đối với học tập của trẻ. Khi đến tuổi đi học rồi, bạn thay đổi hẳn thái độ: cả ngày chỉ bắt trẻ học. Với một áp lực như vậy, liệu trẻ có thể thích học được hay không? Có thể trẻ sẽ dần ghét học, cho rằng học là để cho bố mẹ. Vì thế, cha mẹ nên chú ý dành cho trẻ một sự tự do nhất định, tạo nên một môi trường thoải mái để hứng thú học tập tự nhiên đến với trẻ. Đặc biệt, không chê trách, so bì con với trẻ khác. Giúp trẻ học có phương pháp. Có những trẻ vì học quá vất vả mà dần trở nên không thích học. Bạn nên kiên trì giúp trẻ tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ khó học, và dạy trẻ những phương pháp khắc phục một cách khoa học và hiệu quả. Sắp xếp phù hợp thời gian học và chơi của trẻ: Nếu bạn bắt trẻ phải học trong lúc đang thích thú đọc một quyển truyện hoặc xem một chương trình tivi, trẻ sẽ không vui thậm chí có thái độ phản kháng, học sẽ không hiệu quả. Do đó, bạn nên có một thời khóa biểu cho trẻ trong việc học. Như
  4. thế, bé không những sẽ vui thích học tập mà còn học được nhiều hơn và có hiệu quả hơn. Khơi gợi trí tò mò của trẻ mỗi khi có dịp và sẵn sàng thảo luận, tranh luận để kích thích hứng thú tìm tòi, nghiên cứu của trẻ. Để trẻ không chán học, bỏ học, tạo nên sự hứng thú, từng bước giúp trẻ có được niềm say mê học tập, trong một số trường hợp là rất khó khăn nhưng không phải không làm được. Ngoài những sai lầm cần tránh, những áp lực khiến trẻ sợ hoc, nếu cha mẹ hiểu được năng lực và thiên hướng của con thì khả năng giúp trẻ thành công là rất lớn. Vấn đề còn lại là niềm tin: Cha mẹ phải tin tưởng thì mới truyền được cảm ứng cho con. Niềm tin là tất cả. Niềm tin sẽ hướng dẫn và phát triển thái độ hứng thú học tập nơi con trẻ. Có niềm tin, sẽ có thái độ tốt. Có thái độ tốt, chắc chắn sẽ thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2