Đề Xác suất thống kê liên thông đại học 10 (năm học 2013)
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tìm hiểu "Đề Xác suất thống kê liên thông đại học 10 (năm học 2013)". Đề thi gồm có 4 câu hỏi tự luận. Mời các bạn tham khảo thêm trong bộ đề còn có đề thi xác suất thống kê k16, CA1 và K16 CA2. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề Xác suất thống kê liên thông đại học 10 (năm học 2013)
- ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ LTĐH 10 (24/12/2013) Câu 1 (1+1 điểm). Trong một đợt tuyển nhân viên vào ngân hàng T, có 62% người dự thi là nữ, 10% người dự thi là cử nhân HV Ngân hàng và 6% là nữ cử nhân HV Ngân hàng. Nhà tuyển dụng xem ngẫu nhiên hồ sơ của một người dự thi đợt này. Tính xác suất để: 1) Người đó là nữ, biết rằng người đó là cử nhân học viện Ngân hàng. 2) Người đó là cử nhân HV Ngân hàng, biết rằng người đó là nam. Câu 2 (1 điểm). Tỉ lệ người trả lời các thư chào hàng qua đường bưu điện là một biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ là 2(𝑥 + 2) , 𝑥 ∈ (0; 1) 𝑝 𝑥 = 5 . 0, nếu 𝑥 ∉ (0; 1) Hãy tìm phương sai của X. Câu 3 (1+1 điểm). Một cửa hàng có 4 chiếc ô tô cho thuê; số khách có nhu cầu thuê trong một ngày là một biến ngẫu nhiên 𝑋 có phân bố Poisson với 𝐸 𝑋 = 2. 1) Tìm luật phân phối xác suất của số ô tô cửa hàng này cho thuê trong một ngày. 2) Hãy tính số ôtô trung bình mà cửa hàng cho thuê trong một ngày. Câu 4 (1+1+1+1+1 điểm). 1) Thu nhập hàng tháng của một công nhân ở xí nghiệp N là biến ngẫu nhiên có luật phân phối (xấp xỉ) chuẩn. Năm nay, điều tra ngẫu nhiên 100 công nhân thu được các số liệu sau: Thu nhập (triệu đồng/tháng) 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 Số công nhân có thu nhập tương ứng 5 15 20 30 15 9 6 a) Biết xí nghiệp N có 1000 công nhân, ước tính thu nhập hàng tháng trung bình của toàn bộ công nhân ở xí nghiệp này; b) Với độ tin cậy 95%, trung bình thu nhập hàng tháng của 1 công nhân xí nghiệp N không bé hơn bao nhiêu? c) Nếu trước đó 1 năm tỉ lệ công nhân có thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng là 10% thì với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng tỉ lệ này năm nay đã tăng lên không? 2) Năng suất lúa của vùng A là biến ngẫu nhiên có luật phân phối (xấp xỉ) chuẩn. Thu hoạch ngẫu nhiên 100 ha của vùng A trong vụ này, được số tạ ở ha thứ 𝑖 là 𝑥𝑖 . Từ đó, tính được năng suất trung bình là 𝑥 = 37,9 (tạ/ha) và 100 𝑖=1 𝑥𝑖 − 𝑥 2 = 1059. a) Biết vụ trước năng suất lúa trung bình của vùng A là 35 (tạ/ha), thì với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng năng suất lúa trung bình vụ này cao hơn vụ trước không? b) Tìm khoảng tin cậy đối xứng cho phương sai của năng suất lúa vùng A với độ tin cậy 95%. Ghi chú: 𝟗𝟗 𝒖𝟎,𝟎𝟓 ≈ 𝟏, 𝟔𝟒𝟒𝟗; 𝒕𝟎,𝟎𝟓 ≈ 𝟏, 𝟔𝟔𝟎𝟒; 𝝌𝟐𝟎,𝟎𝟐𝟓 𝟗𝟗 ≈ 128,4220; 𝝌𝟐𝟎,𝟗𝟕𝟓 𝟗𝟗 ≈ 73,3611 Khi tính gần đúng, phải làm tròn đến 4 chữ số thập phân.
- ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ K 16 (NGÀY 29/5/2013, CA 1) Câu 1 (2 điểm): Trong những hộ vay tiền ngân hàng để nuôi tôm, tỉ lệ hộ làm ăn không có lãi là 5%. Trong các hộ vay tiền ngân hàng để nuôi tôm mà làm ăn không có lãi, tỉ lệ trả nợ ngân hàng không đúng hạn là 88%. Trong các hộ vay tiền ngân hàng để nuôi tôm mà làm ăn có lãi, tỉ lệ trả nợ ngân hàng không đúng hạn là 2%. 1) Một hộ đã vay tiền ngân hàng để nuôi tôm, thì xác suất hộ đó không trả nợ ngân hàng đúng hạn là bao nhiêu? 2) Một hộ nuôi tôm đã không trả nợ ngân hàng đúng hạn, thì xác suất hộ đó làm ăn không có lãi là bao nhiêu? Câu 2 (1 điểm): Ba máy ATM 1, 2, 3 có xác suất không cho giao dịch tại cùng một thời điểm lần lượt là 0,02, 0,03, 0,05. Tại thời điểm đó, mỗi máy được 1 người rút tiền. Tính số máy không cho giao dịch tin chắc nhất trong 3 máy trên vào thời điểm đó. Câu 3 (2 điểm): Thời gian hoạt động tốt (không phải sửa chữa) của một loại máy tính là biến ngẫu nhiên có phân bố (xấp xỉ) chuẩn với 𝜇 = 4300 giờ và 𝜎 = 250 giờ. Giả thiết mỗi ngày một chiếc máy loại này được dùng trong 10 giờ. 1) Tìm tỉ lệ máy tính loại này phải bảo hành, nếu thời hạn bảo hành là 360 ngày; 2) Phải nâng chất lượng máy tính loại này bằng cách làm cho thời gian hoạt động tốt trung bình của sản phẩm là bao nhiêu để tỉ lệ sản phẩm phải bảo hành và 𝜎 vẫn như trên song có thể nâng thời gian bảo hành lên thành 720 ngày. Câu 4 (5 điểm): 1) Giả sử doanh thu do bán sữa (đơn vị: triệu đồng/ngày) ở quầy hàng A có phân phối (xấp xỉ) chuẩn. Theo dõi cửa hàng A trong 41 ngày, có kết quả sau: Doanh thu (triệu đồng/ngày) 1 – 1,2 1,2 – 1,4 1,4 – 1,6 1,6 – 1,8 1,8 – 2 Số ngày 8 13 8 7 5 Quầy hàng B có doanh thu trung bình là 1,5 triệu đồng/ngày và độ lệch chuẩn là 300 000 đồng. a) Ước tính doanh thu trung bình trong 1 tuần của quầy A; b) Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng doanh thu trung bình của quầy B cao hơn quầy A? c) Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng mức độ rủi ro trong bán sữa của quầy A nhỏ hơn quầy B? 2) Ở quận T có 5000 người dùng thẻ tín dụng A. Điều tra ngẫu nhiên 900 người ở quận này, thấy có 400 người dùng thẻ tín dụng, trong đó có 270 người dùng thẻ A. a) Ước tính số người sử dụng thẻ tín dụng ở quận T với độ tin cậy 95%. b) Ước tính số dân của quận T với độ tin cậy 95%. Ghi chú: 𝟒𝟎 𝟒𝟎 𝒖𝟎,𝟎𝟐𝟓 ≈ 𝟏, 𝟗𝟔𝟎𝟎; 𝒖𝟎,𝟎𝟓 ≈ 𝟏, 𝟔𝟒𝟒𝟗; 𝒕𝟎,𝟎𝟐𝟓 ≈ 𝟐, 𝟎𝟐𝟏𝟏; 𝒕𝟎,𝟎𝟓 ≈ 𝟏, 𝟔𝟖𝟑𝟗; 𝝌𝟐𝟎,𝟎𝟐𝟓 𝟒𝟎 ≈ 𝟓𝟗, 𝟑𝟒𝟏𝟕; 𝝌𝟐𝟎,𝟗𝟕𝟓 𝟒𝟎 ≈ 𝟐𝟒, 𝟒𝟑𝟑𝟎; 𝝌𝟐𝟎,𝟗𝟓 𝟒𝟎 ≈ 𝟐𝟔, 𝟓𝟎𝟗𝟑; 𝝌𝟐𝟎,𝟎𝟓 𝟒𝟎 ≈ 𝟓𝟓, 𝟕𝟓𝟖𝟓; 𝚽𝟎 𝟐, 𝟖 ≈ 𝟎, 𝟒𝟗𝟕𝟒; 𝚽𝟎 𝟏𝟕, 𝟐 ≈ 𝟎, 𝟓 Khi tính gần đúng, phải làm tròn đến 4 chữ số thập phân.
- ĐỀ XÁC SUẤT THỐNG KÊ K 16 (NGÀY 29/5/2013, CA 2) Câu 1 (2 điểm): Theo điều tra của một ngân hàng về sử dụng thẻ tín dụng ở công ti, có 50% dùng thẻ A, 40% dùng thẻ B, 30% dùng thẻ C, 20% dùng thẻ A và B, 15% dùng thẻ A và C, 10% dùng thẻ B và C, 5% dùng cả ba thẻ A, B, C. Tính xác suất để khi chọn ngẫu nhiên một người ở công ti đó, thì người ấy: 1) dùng ít nhất một trong 3 loại thẻ trên; 2) dùng thẻ B, biết rằng người đó dùng thẻ A. Câu 2 (1 điểm): Trong 1 000 000 vé xổ số phát hành có 1 giải trị giá 100 triệu đồng, 20 giải trị giá 20 triệu đồng, 150 giải trị giá 5 triệu đồng, 1500 giải trị giá 1 triệu đồng. Tìm số tiền lãi kì vọng của một người khi mua một vé sổ xố, biết giá vé là 10 000 đồng. Câu 3 (2 điểm): Một tập tiền trong đó số lượng tiền thật và tiền giả như nhau, chọn ngẫu nhiên 1 tờ tiền và đưa cho 4 nhân viên thu ngân kiểm tra thử. Giả sử khả năng đoán đúng của mỗi nhân viên là 80%. 1) Tính xác suất để trong 4 nhân viên này có 3 người kết luận tiền thật và 1 người kết luận tiền giả. 2) Biết rằng trong 4 nhân viên này có 3 người kết luận tiền thật và 1 người kết luận tiền giả, tính xác suất để tờ tiền được chọn là tiền thật. Câu 4 (5 điểm): 1) Khảo sát về thu nhập của một số người làm việc ở một công ti, người ta thu được bảng số liệu: Thu nhập (triệu đồng/năm) 20 – 26 26 – 30 30 - 34 34 – 38 38 – 42 42 - 50 Số người 20 50 130 110 60 30 a) Những người có thu nhập không quá 30 triệu đ/năm là những người có thu nhập thấp. Với độ tin cậy 96%, hãy tìm khoảng tin cậy đối xứng của tỉ lệ người có thu nhập thấp của công ti; b) Nếu công ti báo cáo mức thu nhập bình quân của một người là 3 triệu đ/tháng thì có tin cậy được không (kết luận với mức ý nghĩa 5%)? c) Nếu muốn ước lượng thu nhập trung bình của một người ở công ti này với độ chính xác 0,5 triệu đ/năm thì độ tin cậy đạt được bao nhiêu? 2) Từ một lô hàng gồm 4 000 sản phẩm, người ta chọn ngẫu nhiên 400 sản phẩm để kiểm tra thì thấy có 350 sản phẩm loại I. a) Nếu cho rằng số sản phẩm loại I của lô hàng là 3 700 thì có chấp nhận được không (với mức ý nghĩa 3%)? b) Nếu muốn ước lượng tỉ lệ sản phẩm loại I của lô hàng đạt được độ chính xác 3,5% và độ tin cậy 98% thì cần kiểm tra bao nhiêu sản phẩm nữa? Ghi chú: 𝒖𝟎,𝟎𝟏 ≈ 𝟐, 𝟑𝟐𝟔𝟑; 𝒖𝟎,𝟎𝟐 ≈ 𝟐, 𝟎𝟓𝟑𝟕; 𝒖𝟎,𝟎𝟐𝟓 ≈ 𝟏, 𝟗𝟔𝟎𝟎; 𝒖𝟎,𝟎𝟓 ≈ 𝟏, 𝟔𝟒𝟒𝟗; 𝒖𝟎,𝟎𝟏𝟓 ≈ 𝟐, 𝟏𝟕𝟎𝟏; 𝒖𝟎,𝟎𝟑 ≈ 𝟏, 𝟖𝟖𝟎𝟖; 𝒖𝟎,𝟎𝟒 ≈ 𝟏, 𝟕𝟓𝟎𝟕; 𝚽𝟎 𝟏, 𝟖𝟓𝟒𝟗 ≈ 𝟎, 𝟒𝟔𝟖𝟐. Khi tính gần đúng, phải làm tròn đến 4 chữ số thập phân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán - ĐH Trà Vinh
145 p | 299 | 1159
-
Bài giảng học phần Xác suất thống kê
139 p | 760 | 292
-
Bài giảng Xác suất thống kê - Gv. Trần Ngọc Hội
13 p | 282 | 79
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 3 - Vector ngẫu nhiên - GV. Lê Văn Minh
7 p | 1230 | 57
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Chương 2 - Biến ngẫu nhiên và luật phân phối - GV. Lê Văn Minh
15 p | 390 | 53
-
Toán học - Phương pháp thống kê trong khí hậu
260 p | 215 | 33
-
Lý thuyết xác suất thống kê - CHƯƠNG 4: PHÂN PHỐI XÁC SUẤT ĐỐI VỚI BIẾN NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC
7 p | 179 | 32
-
Phương pháp luận thống kê 2
21 p | 178 | 31
-
Bài giảng Xác suất thống kê kinh tế - Đoàn Hồng Chương
70 p | 130 | 20
-
Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán học - Phần 2
54 p | 120 | 17
-
Bài giảng Xác suất thống kê: Bài 6 - Một số dạng phân phối xác suất thường gặp
22 p | 96 | 10
-
Xác suất căn bản - Đề thảo luận số 1
1 p | 118 | 8
-
Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán - Bài 5: Cơ sở lý thuyết mẫu
18 p | 65 | 5
-
Áp dụng bài tập nhóm và ứng dụng thực tế vào môn học Xác suất thống kê tại trường cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp
7 p | 94 | 3
-
Giới thiệu môn học lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng hệ đào tạo đại học tại trường Đại học Tài chính - Marketing
7 p | 45 | 3
-
Bài giảng Xác suất thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội: Bài 5 - Trường ĐH Thăng Long
29 p | 28 | 3
-
Một vài ứng dụng thực tế của công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes
3 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn