Đi ở
lượt xem 5
download
Nó và thằng Tâm vắt vẻo đèo nhau trên con đường nâu đất phủ đầy rơm khô và cứt trâu. Nắng chiều vàng rọt ụp xuống hai cái đầu non. Mặt trời đỏ như quả gấc chín rũ rượi vẫn còn đang ỡm ờ với đám mây bạc, chưa chịu đi ngủ. Một loài hoa màu tím hồng bên đường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đi ở
- Đi ở
- Nó và thằng Tâm vắt vẻo đèo nhau trên con đường nâu đất phủ đầy rơm khô và cứt trâu. Nắng chiều vàng rọt ụp xuống hai cái đầu non. Mặt trời đỏ như quả gấc chín rũ rượi vẫn còn đang ỡm ờ với đám mây bạc, chưa chịu đi ngủ. Một loài hoa màu tím hồng bên đường thở ra mùi hương thoang thoảng, lẫng là trôi theo gió. Buổi chiều là lúc cây cối hô hấp nhiều nhất nên cũng là lúc lòng người dịu nhất. Đêm qua gió to, dừa rụng nhiều lá quá, từng tàu lá xanh mướt tã tượi bên đường. - Mùi lá dừa thơm quá! - Thơm thật! Tâm bện cào cào cho tôi đi! Thằng Tâm dắt xe xuống đường, ngồi bện cho nó hai con cào cào xanh mũm mĩm, còn khuyến mại cho nó thêm cái nhẫn cỏ.
- - Nhẫn đẹp thế! Đeo vừa ghê. - Đeo vào rồi thì nhất định phải lấy tôi đó. - Nghĩ bậy. Tôi còn lâu mới lấy chồng. - Không lấy giờ thì sau này lấy. Nó bĩm môi. - Đừng có mơ! Thôi đi về!
- Đoạn đường từ trường về nhà phải qua một nghĩa địa toàn mộ mới cất, khói hương ngao ngút. Nhìn không rõ, nó loáng thoáng trông thấy bóng một cô gái màu trắng đang lơ thơ trông theo nó. Nó sợ, tay bám rịt thằng Tâm. Thằng Tâm sướng, tính kể chuyện ma cho nó càng sợ. CHUYỆN MA GIẾNG NƯỚC Ngày xưa, cách đây mấy chục năm rồi, có cô gái mới mười lăm tuổi đã phải đi ở cho nhà giàu. Ông bà chủ không có con nên sống cay nghiệt lắm, chuyên hành hạ gia nhân. Cả ngày cô gái chỉ được ăn hai bát cơm muối rang với tí vây cá mè cháy. Từ sáng đến tối phải đi gánh nước ở con sông cách nhà tận mười cây số. Sông ấy cứ một năm lại có vài vụ chết đuối, xác trương phềnh, thối rữa đen ngỏm, ròi bọ nhúc nhích, bốc mùi khắm lặm cả vùng. Nhà chủ ác lắm, nhà để sẵn cái roi nứa, cứ sai là vụt, vụt vào tay, vào đầu, vào bụng. Cô gái uất quá, muốn trốn đi mà không được, ngày nào
- cũng bị hành hạ như một con súc vật. Đêm hôm ấy, cô lén cầm rìu đến bên giường rồi vung thẳng tay bổ nát sọ ông bà chủ, moi bụng lấy ruột cho chó ăn, chặt người thành từng khúc vất xuống giếng. Từ đó, cứ đến đêm là hồn ma ông bà chủ lại hiện về khóc lóc thảm thiết. Cũng vì sống ác quá nên trời không cho siêu thoát. - Khiếp! Chuyện Tâm kể nghe rợn cả người. - Rợn gì, chuyện có thật đấy! ***
- Bà Lần vừa về đến cửa, mệt, thở không ra hơi. - Cái Giang đâu, ra u bảo! - U về muộn thế? Thầy đâu ạ? - U vừa bên bác Tám về. Thầy mày còn ở bên đấy bàn công chuyện. Ngồi ra đây u bảo.
- Nhìn đống sách vở bừa bộn trên bàn của nó, bà Lần thấy chạnh lòng. Nhưng bà đã quyết rồi. Không cho nó đi thì chết đói. - Vào sắp quần áo đi! Mai ra Hải Phòng với u. - Ra làm gì hả u? Đi chơi à? - Cha bố cô. Từng này tuổi còn nghĩ chơi bời. Ra đấy đi ở cho người ta chứ sao. Nó giật mình.
- - Ơ, con đang đi học cơ mà. Con không đi đâu! Biết nó sợ, bà Lần ỉ eo than vãn, cũng có ý dỗ nó. - Năm nay đói quá, thóc không bán được mà cái gì cũng tăng, thầy mày đến khổ vì nợ nần. May quá, bác Tám có cậu em làm công an trên Hải Phòng, nhà giàu lắm, mỗi tội neo người nên nhà cửa nó bề bộn. Chú ấy nhắn bác Tám tìm giúp một đứa ở quê lên phụ giúp. Bác ấy trông cả xóm này toàn đứa lười nhác, hư hỏng, nhắm mãi mới được mày là đứa lanh lợi, tháo vát. Thôi mày giúp thầy u kiếm tí đồng ra đồng vào nuôi thằng anh mày nốt năm cuối. Trường người ta đang giục đóng tiền học, tháng sau không đóng họ đuổi thẳng. Trường học bây giờ nó ác lắm! Công cốc bốn năm trời. Con gái, đằng nào nào cũng lấy chồng, học nhiều làm gì. Cố lên đấy một thời gian, rồi về u lấy chồng cho. Nhà chú ấy vợ chồng là công an, giáo viên nên sống đạo đức lắm.
- - Không! Con không chịu đâu! Nói rồi bó bỏ vào buồng trong ngồi khóc một mình. Khóc mãi chẳng ai thèm dỗ, nó nín, chạy một mạch sang nhà thằng Tâm. - Gì đấy Giang? Đêm hôm thế này còn qua đây? - Tôi qua bảo Tâm chuyện này. - Chuyện gì?
- - Mai tôi lên Hải Phòng rồi. - Lên đấy làm gì? - Thì đi ở chứ làm gì. - Hả! Đi ở? Thế bỏ học à? - Đành vậy chứ biết sao. Nhà nghèo thì phải khổ. – Nó rơm rớm nước mắt.
- - Thế bao giờ về? - Chẳng biết. Chắc cũng lâu đấy. Tâm cho tôi gửi lời đến cô giáo và lớp mình. Nó chạy được mấy bước, nghĩ gì đó lại quay lại, thằng Tâm vẫn đang đứng sững sờ. Nó đỏ mặt. - Tâm ở nhà đừng lấy ai! Đợi tôi về! Nói rồi nó quay lưng, chạy mất hút vào con ngõ tối đen như mực.
- Nó về nhà, sắp quần áo, nhẹ nhàng gấp từng quyển sách, bọc cẩn thận cho vào giương. Bút vẫn còn ướt mực, nó đang soạn dở bài Lão Hạc cho ngày mai. Thế là từ nay nó không được đến trường nữa. ***
- Gà vừa gáy tiếng đầu tiên, mặt trời còn đang ngái ngủ chưa muốn cởi bóng đêm thức dậy. Trời còn đọng nhiều sương, nó đã phải theo u ra bến xe. Vừa lên xe thì bóng thằng Tâm từ đâu vút theo, giúi vào tay nó cái nhẫn cỏ. - Giang đi cẩn thận! Tôi sẽ đợi Giang về. Nhất định phải về đấy! Hải Phòng đông đến nghẹt thở, mới sáng ra mà bụi tung trắng xóa. Đường phố chen chúc, tấp nập. Con đường cứ trôi đi vùn vụt những người là người, ai cũng bận công việc của mình, chẳng ai đợi ai. Đâu đó tiếng mấy con chim sẻ đá yếu ớt trong tiếng còi inh ỏi. Chỉ có sẻ đá mới đủ sức mà sống giữa thành phố. Người ta ai nấy đều bịt kín từ đầu đến chân như ninja, muốn hỏi đường cũng khó. Bà Lần đánh bạo kéo tay một cô gái bé tũn như cái kẹo mút dở đang ưỡn hết mông đít lên để dắt con SH to tướng, tưởng nhưu cái SH sắp đè chết cô đến nơi.
- - Cô gì ơi, cho tôi hỏi… Chưa kịp hỏi, bà đã bị mắng như tát nước sôi vào mặt. - Hỏi gì mà hỏi. Không thấy người ta đang vội à. Mới sáng ra đã ám, dông cả ngày. Con nhà quê! Hãm vãi! Dân Hải Phòng đáng sợ thật. Còn phải nói, cái đất giang hồ tứ xứ, ăn lên làm ra nhờ bài bạc, cá độ, cho vay lãi, đòi nợ thuê thì chẳng ghê. Bà chẳng dám hỏi nữa, đành tìm xe ôm.
- - Xe ôm không chị? - Từ đây đến phố Cấm bao nhiêu chú? - Trông chị thật thà, em lấy rẻ năm chục cả hai mẹ con. - Sao đắt thế! – Bà Lần há hốc mồm. - Chỗ em rẻ nhất rồi. Thôi sáng sớm em bớt chị mười ngàn. - Chú bớt nữa đi chú!
- - Dân đâu mà mặc cả vãi thế. Đi không đây? Giọng anh xe đanh lại như đe dọa, hai mẹ con chẳng dám từ chối. Nhà chú Quân ở tít trong con hẻm sâu của khu phố Cấm, nhà bốn tầng, to lắm, to nhất cái hẻm đó, xây theo kiểu đời mới, mỗi tội cao cổng kín tường, cửa lúc nào cũng đóng im ỉm, trông như cái hộp sắt, không hở ra chỗ nào. Vừa bước tới cửa thì con chó béc giê ở đâu xổ ra sủa lồng lộn. Tí thì nó què chân. Cô Hoài bước ra, giọng chua loét như cứt chuột, chưa thấy người đã thấy tiếng. - Ai đấy? Mới sáng sớm đã gọi như gọi vía thế?
- - Cho hỏi… đây có phải nhà chú Quân không ạ? - Đúng rồi. Bà hỏi việc gì? - Tôi là hàng xóm nhà bác Tám ở Thái Bình, dắt con bé nhà lên đây cho cô chú xem mặt. - Thế à, bác vào đây.
- Cô Hoài ra mở cửa, con chó vẫn còn sủa, cô sút thẳng đôi guốc gỗ vào mõm bật cả máu, nó im bặt. Cô nhìn hai mẹ con nó từ trên xuống dưới, tỏ vẻ khinh khỉnh. Nó dắt mẹ vào nhà, nhà gì mà sâu hoắm, càng vào trong càng tối và nặng mùi, khó thở. - Thế bác Tám giới thiệu với bác thế hả? Thôi được rồi, đã lên đây rồi thì cứ cho cháu ở lại đây với tôi. Thế này nhé, công tháng một triệu, một năm tôi may cho hai bộ quần báo, tết tôi cho về ba mươi với mùng một. - Hai ngày thì e hơi ít quá. Cô cho cháu nghỉ thêm! - Không được! Nhà tôi bận lắm, về lâu thế có mà ngập nhà ngập cửa.
- Cô Hoài móc trong ví ra một triệu đưa cho bà Lần. Miệng nói ý: - Thôi em chuẩn bị đi có việc. Ở nhà chắc bác cũng bận nhiều việc lắm nhỉ? Bà Lần biết ý, vội từ biệt con rồi đi về. Nó chạy ra tận cửa, mắt dưng dưng nhìn theo dáng đi khắc khổ của mẹ khuất dần sau con ngõ nhỏ. Lúc này nó chỉ muốn chạy theo mẹ luôn. Nó tủi thân, đương rơm rớm nước mắt. Bỗng cô Hoài nói gắt: - Còn mếu máo gì nữa, đem đồ vào buồng đi!
- Cô dắt nó vào buồng, vốn là cái nhà chứa đồ ngày trước. Buồng nó ở cạnh cái chuồng chó, không có cả ổ điện, có mỗi cái đèn mờ tịt, tường toàn mạng nhện, cứt gián, cứt thạch sùng, cứt chuột hôi hám, cửa sổ cũng chẳng có, có mỗi cái lỗ thông gió chiếu tia sáng vắt véo vào. Cô Hoài trước làm giáo viên ở trường cấp 3, suốt ngày mồm xoen xoét với học trò “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Tháng trước cô bị đuổi khỏi ngành vì tội chửi học sinh. Bọn học sinh bây giờ mất daỵ lắm, cô chửi có tí mà chúng nó dám quay clip, tung lên mạng, gây scandal ầm ĩ, thế là cô bị đuổi. Mà cô mới chỉ lôi bố mẹ nó ra chửi chứ đã lôi ông bà ông vải nhà nó ra đâu. Mẹ cái bọn lều báo! Chỉ tại chúng nó làm gắt quá chứ không cô cũng lo lót vài chục triệu cho xong chuyện. Nhưng trong rủi có may. Cái giọng to khỏe, chua loét của cô vốn dùng để đàn áp học sinh lại rất hữu hiệu trong nghề đòi nợ. Bởi thế mà công việc cho vay nặng lãi của cô cứ thế mà phất như diều gặp gió. Đứa nào trễ nợ, cô chửi cho vạc mặt cả họ hàng tông ti nhà nó. Cô là tín đồ thẩm mỹ, môi với mắt xăm hết, mí cắt xoẹt cái, trông trẻ ra
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liêu trai chí dị - Phần 92
6 p | 132 | 34
-
Những điều cần biết khi đi du lịch ở Nha Trang
3 p | 191 | 22
-
Liêu trai chí dị - phần 10
5 p | 82 | 18
-
Liêu trai chí dị - Phần 97
6 p | 86 | 15
-
Liêu trai chí dị - Phần 50
5 p | 110 | 15
-
Liêu trai chí dị - Phần 95
8 p | 72 | 14
-
Liêu trai chí dị - Phần 62
5 p | 98 | 14
-
Cận cảnh biệt thự siêu quái dị ở Đà Lạt
18 p | 118 | 12
-
Kinh nghiệm đi xe giường nằm dịp Tết
4 p | 101 | 6
-
Em là ô sin
12 p | 70 | 5
-
Thiên nhiên tươi đẹp ở New Zealand
6 p | 123 | 5
-
Mạo hiểm thú vị ở Arenal
5 p | 82 | 5
-
Một miền sâu thẳm ở Thổ Nhĩ Kỳ
8 p | 84 | 5
-
Dưới gốc bồ đề ở Mahathana
11 p | 45 | 3
-
Những Người Đi Ở
11 p | 51 | 3
-
Cứ đi đi, sẽ có người đợi em ở đó
3 p | 71 | 3
-
Đi thăm chồng
9 p | 64 | 2
-
Dì Tư
5 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn