Địa lí số liệu
lượt xem 6
download
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Địa lí số liệu" dưới đây để nắm bắt những nội dung về phương pháp đọc át lát địa lí việt nam phần địa hình, bài tập địa lý ứng dụng. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Địa lí số liệu
- 1/ Kĩ năng xác định độ cao, độ sâu trên bản đồ. Việc xác định được độ cao, sâu trên bản đồ có ý nghĩa quan trọng trong nghiêm cứu phần địa hình. * Quy trình tiến hành Cho Học sinh hiểu được độ cao trên bản đồ được thể hiện bằng mầu sắc. Thông thường sự phân tầng mầu sắc thường từ 7 đến 8 bậc. Việc nhận biết rất dễ dàng bởi mỗi một mầu tượng trưng cho độ cao thấp khác nhau. Vì vậy dựa vào mầu sắc có thể nhận ra được hình dạng của mặt đất: Ví dụ: Nơi đồng bằng thấp mầu xanh lá cây nhạt đến thẫm như ĐBSH, ĐB sông Cửu Long. Nơi nào là núi và cao nguyên mầu đỏ từ đậm đến nâu thẫm như cao nguyên Di Linh, núi Hoàng Liên Sơn... Biểu hiện độ cao trên bản đồ bằng các đường đồng mức (đường nối các điểm có cùng một độ cao tuyệt đối). Biểu hiện độ cao trên bản đồ còn dùng các chữ số chỉ mét. Thường dùng để minh hoạ cho các đỉnh núi cao hoặc những nơi thấp nhất. VD: núi LangBian 2167m, núi Phanxipang 3143m... Hướng dẫn học sinh xác định độ dốc và hướng dốc. Thường căn cứ vào các đường đồng mức kết hợp với thang mầu sắc và các yếu tố khác nữa như sông ngòi...Ví dụ khi phân tích về độ dốc của sườn Tây và sườn đông của dải núi Trường Sơn Nam thường dựa vào thang mầu. Nơi sườn tây thang mầu sắc chuyển tiếp dần dần và trải rộng chứng tỏ độ dốc thoai thoải, còn sườn Đông trường Sơn thang mầu chuyển tiếp đột ngột, màu nọ sát vào mầu kia.. đó chính là dấu hiệu của độ dốc lớn. Việc xác định độ sâu cũng tương tự. 2/ Kĩ năng xác định khoảng cách trên bản đồ. Xác định khoảng cách trên bản đồ có thể đánh giá được cụ thể kích thước của các đối tượng địa lý như độ dài, độ rộng của một dãy núi... để từ đó có thể đánh giá ảnh hưởng của nó đến các thành phần tự nhiên khác. * Quy trình tiến hành Dựa vào tỉ lệ bản đồ + HS phải hiểu được khái niệm tỉ lệ bản đồ: Tử số luôn là 1 (chỉ 1 đơn vị trên bản đồ cm), mẫu số luôn thay đổi tuỳ thuộc vào tỉ lệ bản đồ. Thông thường mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại. VD: Đo lát cắt A B trên bản đồ các miền tự nhiên trang 9 tỉ lệ bản đồ là 1:3.000.000 ( át lát địa lý Việt Nam ) được 11 cm. Giáo viên hướng dẫn HS chỉ cần bớt 5 số 0 cuối cùng của mẫu số rồi lấy 11 nhân với 30 để tìm ra khoảng cách ngoài thực tế là 330 km. Hoặc có thể dùng công thức: khoảng cách trên bản đồ x mẫu số/ 100000 = khoảng cách thực tế (km) Dựa vào tỉ lệ thước. Dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến: +Xác định điểm đầu và cuối nằm ở vĩ độ nào (đối tượng trùng với hướng vĩ tuyến) và kinh độ nào (đối tượng trải theo hướng kinh tuyến hay hướng Bắc nam) + Đổi chiều dài bằng độ sang km. trên cơ sở: cung 1 độ kinh tuyến bằng 111,1m, đối với vĩ độ thì sử dụng bảng thống kê độ dài cung 1 độ vĩ tuyến ở các vĩ độ khác nhau. 3/Kĩ năng đọc lát cắt địa hình. Sẽ giúp chúng ta hình dung một cách cụ cụ thể địa hình của một khu vực theo một hướng nhất định. * Quy trình tiến hành Nắm chắc khái niệm và ý nghĩa lát cắt. Lát cắt đi qua những vùng địa hình nào ( đối chiếu với bản đồ)
- Nhận định đặc điểm chung của địa hình. Phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt 4/ Kĩ năng mô tả địa hình trên bản đồ. Để mô tả được địa hình học sinh cần nắm chắc các kĩ năng xác định phương hướng, đo đạc, tính toán khoảng cách, độ cao.. sẽ giúp các em mô tả địa hình trên bản đồ một cách dễ dàng. * Quy trình tiến hành Đưa ra các ý chính khi mô tả một khu vực địa hình: Giới hạn, độ cao, hướng núi... Giáo viên làm mẫu một khu vực địa hình theo trình tự mô tả. Cho học sinh làm các vùng khác theo mẫu. Trên đây là một số kĩ năng cơ bản thường dùng khi học phần địa hình. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của vấn đề và lí giải được sự khác biệt giữa các khu vực, các dạng địa hình thì ngoài các kĩ năng trên học sinh phải thuần thục các kĩ năng khác như kĩ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý , kĩ năng xác định toạ độ, vị trí, xác định phương hướng ... trên bản đồ để từ đó có khả năng phân tích tổng hợp các kiến thức, các kĩ năng để tìm ra được các mối liên hệ địa lý trên bản đồ. Đối với phần địa hình nói chung và phần địa hình Việt Nam nói riêng ngoài những yêu cầu trên giáo viên cần phải truyền đạt cho các em những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam để trên cơ sở đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về bản chất của từng vấn đề. II/ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM PHẦN ĐỊA HÌNH Các trang át lát sử dụng: + Trang Hành chính, hình thể. +Trang Địa chất, khoáng sản. + Trang Các miền tự nhiên + Trang Các vùng kinh tế. Phần ứng dụng. Đối với phần địa hình Việt Nam trước khi phân tích từng nội dung giáo viên cần giúp học sinh tái hiện lại được kiến thức đã học trong chương trình THCS. Đó là giúp học sinh cần phân biệt được các dạng địa hình cơ bản: Núi: Độ cao ≥ 500m + Núi thấp:
- 1. LÁT CẮT 1/ Các dạng đọc: Phân tích (đọc) các dạng địa hình qua lát cắt. Phân tích các đặc điểm tự nhiên qua lát cắt: Vị trí, Địa chất, Địa hình, đất khí hậu, động thực vật, sông ngòi. 2/ Cách đọc gồm các bước sau 1/ Phân tích các dạng địa hình qua lát cắt Giới thiệu khái quát: Lát cắt đi qua những vùng địa hình nào (kể từ trái qua phải: Khu, dãy núi và sơn nguyên nào, cắt qua những dòng sông nào…) Nhận xét chung đặc điểm phân bố địa hình. Phân tích từng đối tượng biểu hiện trên lát cắt. + Vùng núi +cao nguyên (bao gồm những dãy núi nào, già hay trẻ (đỉnh, sườn), xác định độ cao +Đồng bằng: Độ cao , có những sông nào chảy qua…. 2/Phân tích các đặc điểm tự nhiên qua lát cắt. * Khái quát chung: Lát cắt thuộc miền nào, điểm xuất phát và kết thúc Độ dài của lát cắt km (tính ra số km thực tế trên thực địa) Lát cắt đi qua những vùng địa hình nào (từ trái qua phải ví dụ: Vùng núi, cao nguyên, đồng bằng (kể tên), các dãy núi (kể tên, các con sông…) hoặc các khu vực tự nhiên nào… Hướng nghiêng chung của địa hình dọc theo lát cắt * Phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt Địa chất.Địa hìnhĐất. Khí hậu Thuỷ văn. Động, thực vật. => ý nghĩa Ví dụ 1. Dựa vào át lát Việt Nam hãy phân tích đặc điểm địa hình qua lát cắt AB từ Sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. * Khái quát chung Lát cắt AB chạy trong Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đi từ sơn nguyên Đồng Văn cửa sông Thái Bình theo hướng TB ĐN. Độ dài của lát cắt tương ứng với khoảng 330 km ngoài thực địa. Lát cắt đi qua Khu Việt Bắc, Khu Đông Bắc và khu ĐB Bắc Bộ qua các dạng địa hình đồi núi cao phía Tây Bắc, đồi thấp và trung bình ở trung tâm và vùng ĐB Bắc bộ ở phía ĐN. Lát cắt qua Sơn nguyên Đồng văn, núi PuThaCa, núi PhiaYa, núi Phia Boóc, cánh cung Ngân Sơn, Cánh cung Bắc Sơn và cắt qua các sông: Sông Gâm, sông Năng, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kinh Thầy và cửa sông Thái Bình. Hướng nghiêng lát cắt: cao TB thấp dần xuống ĐN Độ cao: Nhìn chung đây là khu vực có địa hình thấp 1500m Đỉnh Phia Booc (1578m) * Địa hình có sự khác biệt giữa các khu vực: Từ Sơn nguyên Đồng Văn > Thung lũng sông Cầu (khu Viêt Bắc) dài khoảng 150km
- km. Đây là khu vực địa hình núi có độ cao, dốc lớn và độ chia cắt địa hình lớn nhất trên toàn lát cắt. Lát cắt chạy qua sơn nguyên với độ cao trung bình từ 1500m có diện tích khá lớn, mặt bằng khá bằng phẳn sau đố độ cao đột ngột hạ thấp xuống còn khoảng 500m…. Từ sông Cầu đến sông Thương (khu Đông Bắc) dài khoảng 78km nền địa hình thấp hơn khu Việt Bắc, độ chia cắt điah hình giảm dần, bắt đầu từ độ cao 50 m của thung lũng sông Cầu độ cao giảm dần.. Từ sông Thương đến cử sông Thái Bình (khu ĐBSH) dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, độ cao ĐH 3000m. + Địa hình có sự khác biệt giữa các khu vực: . Từ biên giới Việt – Trung tới bờ trái thung lũng sông Đà (khu Hoàng Liên Sơn) chiều dài lát cắt đi qua khoảng 205m, đi qua vùng địa hình núi cao đồ sộ nhất nước ta (dãy Hoàng Liên Sơn) với độ cao trung bình trên 2500m, độ chia cắt sâu, lát cắt chạy qua 2 đỉnh núi cao của nước ta là Phanxipăng (3143m) và phu Luông(2985m). Qua dãy Hoàng Liên Sơn độ cao địa hình hạ thấp xuống còn khoảng 500m khi lát cắt chạy đến bờ trái sông Đà. . Đoạn từ bờ trái sông Đà đến hết cao nguyên Mộc Châu chiều dài khoảng 48km có độ cao trung bình khoảng 5001000m thấp hơn khu HLS, độ chia cắt bề mặt địa hình nhỏ, cao nguyên Mộc Châu có địa hình khá bằng phẳng.
- . Đoạn từ rìa phía Nam cao nguyên Mộc Châu đến sông Chu (khu Hòa Bình – Thanh Hóa) chiều dài 102km. Địa hình thấp và có sự phân bậc. Từ độ cao 1000m của cao nguyên Mộc Châu hạ thấp xuống độ cao 250m trước khi nâng lên độ cao 1587m(núi Phu Pha Phong)> lát cắt lại chạy qua thung lũng sông Mã độ cao 50m> đến vùng đồi chuyển tiếp và sông Chu độ cao Địa hình già trẻ lại. Sườn núi HLS không đối xứng giữa sườn Đông và Tây, Sườn Tây ngả mau xuống mạn sông Đà, trái lại sườn Đông kém dốc hơn và mở rộng qua ba dãy đồi ở dưới chân với độ cao giảm dần 500400, 300m và 200150m. Phía Đông đèo Lũng Lô,
- dãy Hoàng Liên Sơn thấp hẳn xuống Giá trị kinh tế: Phát triển lâm nghiệp, nhiều địa điểm du lịch, bắc tường thành chắn gió mùa Đông Bắc, khó khăn phát triển giao thông. Ví dụ 4: Dựa vào át lát Việt Nam hãy phân tích đặc điểm địa hình dãy núi Trường Sơn Bắc. Dãy núi Trường Sơn Bắc thuộc vùng Bắc Trung Bộ, bắt đầu từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã Trường Sơn Bắc được hình thành trong một khu vực chuyển động địa máng nằm giữa hai địa khối Đông Bắc Việt Nam ở phía Bắc và Công Tum ở phía Nam. Sự hình thành từ đầu Nguyên sinh (Palêôzôi) >Tân kiến tạo được nâng lên dạng vồng có đặc tính chuyển động uốn nếp khối. Độ dài > 500km, nơi rộng nhất > 70 km, hẹp nhất 1 km Chủ yếu là vùng núi thấp, TB, chủ yếu địa hình 1500m như Động Ngài 1774m, núi Mạng 1701m, mạch núi cuối cùng là dãy núi Bạch Mã đâm ra sát biển .. Bên cạnh các núi hướng Tây Bắc Đông Nam còn có những nhánh nằm ngang theo hướng Tây Đông như dãy Hoành Sơn, dãy bạch Mã.` Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông và Tây, Sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải về phía sông Mê Công. Địa hình Trường Sơn Bắc hiểm trở, giao thông và khai thác trong phạm vi lãnh thổ khó khăn nhưng việc đi lại giao lưu với Lào thuận tiện nhờ những đèo thấp, có giá trị phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp. Tương tự cách đọc trên học sinh sẽ dễ dàng đọc được các dãy núi khác như dãy núi Trường Sơn nam, dãy núi Bạch Mã hoặc các dãy núi cánh cung ở vùng núi Đông Bắc… *** 3. CÁCH ĐỌC (PHÂN TÍCH) MỘT KHU VỰC ĐỊA HÌNH Gợi ý cách đọc: Giới hạn. Độ cao TB Hướng nghiêng địa hình Hướng sơn văn Các dạng địa hình chính Giá trị kinh tế Ví dụ cụ thể Ví dụ 5: Dựa vào Atlat hãy phân tích đặc điểm địa hình của Vùng núi Đông Bắc. Vùng núi Đông Bắc nằm từ tả ngạn sông Hồng > đồi núi ven biển Quảng Ninh. Địa hình chủ yếu là vùng đồi và núi thấp độ cao trung bình 600 – 700m, do nằm trong miền rìa nền và nâng yếu trong hoạt động Tân Kiến Tạo. Hướng nghiêng chung của địa hình: Địa hình cao ở phía Bắc, Tây Bắc, thấp dần xuống phần Nam, Đông Nam. Phần phía Bắc, Tây Bắc (thượng lưu sông Chảy, sông
- Lô, sông Gâm, nơi giáp với Vân Nam (Trung quốc) có nhiều đỉnh núi vượt quá 2000m như Putaca 2274m, Tây Cônlĩnh 2431m, Kiều liêuti 2403m, khi xuống đến trung tâm đỉnh cao nhất chỉ đạt 1578m ( núi Phia Boóc), càng xuống phía Nam độ cao càng giảm đi rõ rệt cao nhất đỉnh núi Yên Tử cao 1068m, Nam Châu Lãnh 1506m. Do vận động Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh phía Tây và Bắc và sụt võng phần phía Nam, Đông Nam. Hướng sơn văn: Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm các cánh cung quy tụ vào Tam Đảo: cánh cung sông Gâm (từ Tam Đảo tới Hà Giang) mặt lồi quay về phía đông, cánh cung Ngân Sơn (Thái Nguyên Cao Bằng), cánh cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), Cánh cung Đông Triều (Từ Lục Nam Hồng Gai Móng Cái) và cánh cung ngầm duyên hải. Nhìn chung các dãy núi cánh cung cũng chuyển hướng dần từ hướng Tây Bắc (Cc Sông Gâm) hướng kinh tuyến (Ngân Sơn), hướng Đông Bắc (Bắc Sơn), hướng vĩ tuyến ở cánh cung Đông Triều. Các thung lũng và sông của vùng cũng chạy theo hướng cánh cung. Do ảnh hưởng của khối nền cổ vòm sông Chảy và tiếp tục của các dãy núi miền Hoa Nam (Vì ở Hoa Nam các dãy núi cũng có hướng chuyển dần như thế) Ngoài ra còn có các dãy núi chạy theo hướng TB ĐN như dãy Con Voi, Dãy Tam Đảo do ảnh hưởng của mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn và đứt gãy sông Hồng, sông Chảy. Địa hình phía Bắc, Tây Bắc gồm nhiều núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, nhiều hẻm vực (dạng địa hình già trẻ lại) > đến các vùng đồi núi ở trung tâm và Đông nam với các vùng đồi thấp, sườn thoải, các thung lũng giảm chiều sâu và mở rộng chiều ngang để chuyển tiếp vào miền Đồng Bằng. Vùng còn có diện tích lớn đạng địa hình caxto độc đáo. Giá trị kinh tế. Với đặc trưng địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp với những cánh cung mở rộng về phía đông > tạo cho vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta > điều kiện để phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch.. Tương tự cách đọc trên học sinh sẽ dễ dàng đọc được các vùng núi khác như vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. *** 4/ CÁCH ĐỌC (PHÂN TÍCH) MỘT MIỀN ĐỊA HÌNH * Nhận xét khái quát (giới hạn, tiếp giáp..) Gồm những dạng địa hình chủ yếu nào (diện tích, vị trí từng dạng..) Hướng nghiêng chung của địa hình giải thích Độ chia cắt của địa hình (nhiều hay ít) giải thích * Phân tích từng dạng địa hình: Núi, cao nguyên: + Độ cao chủ yếu ( ví dụ, so sánh ..) giải thích + Hướng núi ( giải thích) + Đặc điểm(tuổi, đỉnh, sườn, thung lũng, tính chất đất đá…) => ý nghĩa Đồng bằng: + Diện tích, hình dạng + Nguyên nhân hình thành + Độ cao + Hướng nghiêng + Đặc điểm ( bề mặt, tác động của con người ( đắp đê) => ý nghĩa
- VD 6: Dựa vào át lát Việt Nam hãy phân tích đặc điểm địa hình miền nam Trung Bộ và Nam bộ. * Khái quát chung: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nằm phía nam dãy Bạch Mã > hết ĐBSCL ( bao gồm các bộ phận DHNTB, Tây Nguyên, ĐNB và ĐBSCL.. Tiếp giáp. Phía Bắc tiếp giáp với vùng núi Trường Sơn Bắc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia, Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp Biển Đông. Địa hình đa dạng có tính phân bậc rõ rệt do kết quả nâng lên từng đợt, quá trình sụt võng của vận động Tân Kiến tạo tạo nên từng bậc địa hình khác nhau như đồng bằng, đồi, cao nguyên xếp tầng, núi. Diện tích đồng bằng và vùng núi tương đương nhau. Vùng đồi, núi, cao nguyên tập trung chủ yếu ở phía Tây (Tây Nguyên, Tây của NTB và ĐNB), đồng bằng phân bố chủ yếu phía đông và phía nam của vùng. Huớng nghiêng của địa hình: Đông bắc – Tây nam và một số theo hướng Tây Đông Địa hình của vùng chia thành 3 bộ phận rất rõ rệt: núi, cao nguyên và đồng bằng. *Vùng núi: Khu vực núi Trường Sơn Nam.(Liên hệ phần đọc vùng núi Trường Sơn nam.) *Cao nguyên: Là vùng có diện tích cao nguyên lớn nhất cả nước chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, tập trung chủ yếu ở phía Tây hướng Bắc – nam. Độ cao chủ yếu 5001000m gồm các cao nguyên có độ cao khác nhau, cao nhất là cao nguyên Lâm viên >1500m… Do sự nâng lên từng đợt trong vận động Tân kiến tạo. Bề mặt các cao nguyên khá bằng phẳng, rộng lớn chủ yếu được bao phủ đất bazan do phun trào mắc ma vào Trung sinh đại Giá trị kinh tế : Vùng cao nguyên có giá trị lớn trong phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp đây cũng đồng thời là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn ở nước ta * Đồng bằng ĐB ven biển: kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. là dải đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, kéo dài và bị chia cắt bởi các nhánh núi lan ra sát biển. Độ cao chủ yếu độ màu mỡ kém hơn. Giá trị kinh tế: Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa mầu và cây lương thực song năng suất còn thấp. Đồng bằng sông Cửu Long: Là đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta hình thành trên vùng sụt võng kéo dài từ Biển Hồ Cam Phu Chia cửa sông Mê Kông quá trình sụt võng diễn ra mạnh trong giai đoạn cổ kiến tạo và tiếp tục sụt võng trong giai đoạn Tân kiến tạo. ĐB được phù sa sông Mê Kông bồi dắp lên rất màu mỡ. Độ cao địa hình đất bị nhiễm mặn. Giá trị kinh tế: Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị lớn trong phát triển sản xuất lương thực thực phẩm, thuỷ sản, cây ăn quả… VD 7: Dựa vào Atlat hãy phân tích đặc điểm địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ.
- * Khái quát chung: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm từ tả ngạn sông Hồng, Sông Đáy > toàn bộ khu Đông Bắc. Tiếp giáp với TQ, Tây Bắc, BTB, Vịnh Bắc Bộ * Đặc điểm chung của địa hình Địa hình chủ yếu là vùng đồi và núi thấp độ cao trung bình 600 – 700m, địa hình có tính phân bậc bao gồm 2 bộ phận chính: Đồi núi và đồng bằng.Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích tập rung chủ yếu ở phía Bắc, ĐBằng chiếm khoảng 1/3 diện tích tập trung chủ yếu ở phía nam và Đông Nam. Hướng sơn văn: Chủ yếu vòng cung gồm 4 cánh cung lớn trên đất liên và cánh cung ngầm duyên hải. Sự hình thành các cánh cung có quan hệ với miền nền cổ Hoa Nam chủ yếu là đá kết tinh cổ. +Hướng nghiêng chung của địa hình: Thấp dần từ TB xuống ĐN do vận động Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh phía Tây và Bắc và sụt võng phần Đông Nam. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chia thành hai khu vực địa hình chính: * Vùng đồi núi: Chủ yếu là núi thấp và TB độ cao TB (600700m) do vận động nâng lên yếu hơn trong vận động tân kiến tạo. Độ cao địa hình giảm dần từ TB ĐN, phần Tây Bắc (thượng lưu sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, nơi giáp với Vân Nam có nhiều đỉnh núi vượt quá 2000m như Putaca 2274m, Tây Cônlĩnh 2431m, Kiều liêuti 2403m, khi xuống đến trung tâm đỉnh cao nhất chỉ đạt 1578m ( núi Phia Boóc), càng xuống phía Nam độ cao càng giảm đi rõ rệt cao nhất đỉnh núi Yên Tử cao 1068m, Nam Châu Lãnh 1506m. Hướng sơn văn: Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm các cánh cung quy tụ vào Tam Đảo: cánh cung sông Gâm (từ Tam Đảo tới Hà Giang) mặt lồi quay về phía đông, cánh cung Ngân Sơn (Tnguyên Cao Bằng), cánh cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), Cánh cung Đông Triều (Từ Lục Nam Hồng Gai Móng Cái). Nhìn chung các dãy núi cánh cung cũng chuyển hướng dần từ hướng Tây Bắc (Cc Sông Gâm) hướng kinh tuyến (Ngân Sơn), hướng Đông Bắc (Bắc Sơn), hướng vĩ tuyến ở cánh cung Đông Triều Do ảnh hưởng của khối nền cổ vòm sông Chảy và tiếp tục của các dãy núi miền Hoa Nam (Vì ở Hoa Nam các dãy núi cũng có hướng chuyển dần như thế) Ngoài ra còn có các dãy núi chạy theo hướng TB ĐN như dãy Con Voi, Dãy Tam Đảo do ảnh hưởng của mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn và đứt gãy sông Hồng, sông Chảy. Hướng nghiêng chung của địa hình: Hướng TB ĐN. Địa hình phía Tây Bắc gồm nhiều núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, nhiều hẻm vực (dạng địa hình già trẻ lại) > đến các vùng đồi núi ở trung tâm và Đông nam với các vùng đồi thấp, sườn thoải, các thung lũng giảm chiều sâu và mở rộng chiều ngang để chuyển tiếp vào miền Đồng Bằng. Giá trị kinh tế. Với đặc trưng địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp với những cánh cung mở rộng về phía đông > tạo cho vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta > điều kiện để phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch.. *Miền Đông Bằng: Đây là đồng bằng có diện tích đứng thứ 2 cả nước , có hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , đáy hướng ra vịnh Bắc Bộ. Miền ĐBBB hình thành trên một miền sụt võng rộng lớn. ĐB Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và hơi nghiêng ra biển theo hướng TB ĐN. Trừ một số ngọn đồi, núi sót, độ cao tuyệt đối của ĐB không quá 100m, giao động độ cao nhỏ, ở các vùng đồng bằng xen đồi đạt tới 5075m, ở các vùng đồng bằng bồi tích chênh lệch của độ cao chỉ 0 đến 10m. Bề mặt địa hình bằng phẳng, cấu tạo bằng phù sa là chủ yếu, nhưng trên đó lại nổi lên những vùng đồi và núi sót. ở khu vực đồng bằng do sông Thái Bình bồi đắp có nhiều núi sót, bề mặt ĐB do sông Hồng bồi đắp ít
- đồi núi sót và bằng phẳng hơn. Dọc sông Hồng và các chi lưu của nó có các sống đất cao nổi lên, trên đó lại được đắp thành các con đê nhân tạo làm cho đồng bằng bị chia cắt thành những ô tương đối độc lập. Mỗi năm ĐB còn mở rộng diện tích ra biển do bồi đắp phù sa. ĐB Bắc Bộ có địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho sx nông nghiệp nên đã được khai thác từ lâu đời, dân cư tập trung đông> là một trong hai vùng nông nghiệp trù phú nhất nước ta. * Thềm lục địa: Nông và rộng... *** 5/ CÂU HỎI SO SÁNH ĐỊA HÌNH Như vậy trên cơ sở học sinh đã phân tích được đặc điểm của từng khu vực địa hình, miền địa hình hoặc từng dạng địa hình cụ thể giáo viên sẽ dễ dàng hướng dẫn các em học sinh cách so sánh địa hình của từng khu vực hoặc so sánh hai miền địa hình dựa trên các tiêu chí đưa ra. Trước hết cần hướng dẫn học sinh khi so sánh thông thường so sánh sự giống và khác nhau. Song tuỳ theo yêu cầu câu hỏi nếu đề bài yêu cầu so sánh sự khác biệt thì chỉ cần so sánh sự khác nhau. Vậy để làm được dạng câu hỏi so sánh học sinh phải trải qua các bước: Bước 1: Tìm ra được các tiêu chí để so sánh. Bước 2 :Lấp đầy các tiêu chí đó bằng các kiến thức đã học Như vậy về cơ bản các tiêu chí cần tìm để so sánh chính là các tiêu chí đã được xác định trong phần hướng dẫn phân tích một dãy núi, một khu vực địa hình hay một miền địa hình. vì vậy nếu học sinh làm tốt các phần trên các em sẽ nhanh chóng làm được tốt với dạng câu hỏi so sánh địa hình. VD 8 : Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học so sánh địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. * Giới thiệu khái quát về 2 vùng.. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là kết quả của tác động tương hỗ giữa xứ Hoa Nam và Bắc Việt Nam . Giữa hai vùng có những mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt địa chất kiến tạo, tuy nhiên giữa hai vùng cũng có những nét giống và khác nhau đặc trưng cho mỗi miền, * Giống nhau. Địa hình đa dạng bao gồm: núi, cao nguyên, đồi trung du và địa hình caxto... Cả hai vùng đều có các dãy núi chạy theo hướng TB – ĐN + TB: Dãy Hoàng Liên Sơn, Phu đen đinh, Phu san sao + ĐB: dãy núi Con Voi, dãy Tam Đảo Do chịu tác động của các khối nền cổ. Hướng nghiêng chung của địa hình: Hướng TB – ĐN Do vận động TKT nâng mạnh ở phía Tây, TB, nâng yếu ở phía ĐN. Địa hình có tính phân bậc. * Sự khác nhau: Về phạm vi: Vùng núi Đông Bắc nằm ở Tả ngạn sông Hồng, còn vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Đặc điểm chung: +Về độ cao: Vùng núi Tây Bắc có độ cao trung bình lớn hơn vùng núi Đông Bắc. Vùng núi Tây Bắc độ cao trung bình > 1000m đây là vùng có nhiều núi cao và đồ sộ nhất nước ta do chịu ảnh hưởng nâng lên mạnh nhất trong vận động Tân Kiến Tạo., còn vùng núi Đông Bắc địa hình chủ yếu là vùng đồi và núi thấp độ cao trung bình địa hình từ 600700m do vận động nâng lên yếu hơn trong Tân Kiến Tạo. Vùng núi Tây Bắc có nhiều dãy núi cao và đỉnh núi cao hơn khu vực Đông Bắc: như
- dãy núi Hoàng Liên Sơn cao Tb 15002000m và có nhiều đỉnh núi cao > 2800m như đỉnh Phanxiphawng 31423m, Phu Ta Leng 3096 m, Phu Luông 2985m, SaPhin 2874m… còn khu vực Dông Bắc đỉnh núi cao nhất cũng chưa đến 2500m. +Về cấu trúc sơn văn: Vùng núi Đông Bắc cấu trúc địa hình đa dạng hơn Tây Bắc. Vùng Đông Bắc cấu trúc địa hình chủ yếu là hướng vòng cung gồm các cánh cung núi lớn mật lồi quay về phía Đông quy tụ tại tam Đảo, sự hình thành các cánh cung là do ảnh hưởng của khối nền cổ vòm sông Chảy và tiếp tục của các dãy núi miền Hoa Nam, ngoài ra còn có nhiều dãy núi hướng Tây Bắc Đông Nam như dãy núi Con Voi, dãy Tam Đảo. Còn vùng núi Tây Bắc cấu trúc địa hình chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông nam bao gồm các dãy núi, cao nguyên cùng hướng. Tây Bắc có diện tích các cao nguyên lớn hơn vùng núi Đông Bắc + Các dạng địa hình chính: Vùng núi Đông Bắc gồm có 4 dãy núi cánh cung lớn: cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và các thung lũng sông cùng hướng như thung lũng sông Gâm, sông thương, sông lục Nam. Các đỉnh núi cao nằm chủ yếu ở phía Tây Bắc vùng thượng nguồn sông Chảy, sơn nguyên đá Vôi Đồng Văn như đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2711m, PhuThaca 2274m… vùng trung tâm là các vùng đồi và núi thấp độ cao trung bình 500600m, giáp đồng bằng và ven biển là vùng đồi trung du độ cao trung bình dưới 100m. Do vận động Tân Kiến tạo nâng mạnh ở khu vực Tây Bắc và nâng yếu hơn ở các vùng rìa và Đông nam. Còn vùng núi Tây Bắc địa hình gồm có 3 mạch núi chính: Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao nhất nước ta như đỉnh Phanxiphăng cao 3143m (nóc nhà của Đông Dương) và nhiều đỉnh núi khác cao trên 2500m. Phía Tây là dãy núi Sông Mã có độ cao thấp hơn như dãy Phu Đen đinh, phu sam sao, ở giữa hai dãy núi là các cao nguyên như cao nguyên Tả Phìn, cao nguyên sín Chải, Mộc Châu, Sơn la có địa hình thấp hơn. Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình và Thanh Hoá có dãy núi Tam Điệp chạy sát đồng Bằng sông Mã. trong vùng có các bồn trũng mở rộng hình thành những cánh đồng giữa núi và các thung lũng sông cùng hướng TB ĐN. VD 9: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học hãy so sánh địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. Giới thiệu khái quát: Dãy núi Trường sơn bắt đầu từ phía Nam sông Cả > vĩ tuyến 110B và được chia thành hai khu vực địa hình là Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Giữa hai khu vực địa hình có nhiều đặc điểm giống và khác nhau: * Giống nhau: Địa hình đa dạng bao gồm vùng núi cao phía tây > đồi chuyển tiếp > ĐB ở phía Đông. Địa hình có tính phân bậc và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi dày đặc. Độ cao: đều có những đỉnh núi cao > 2000m Do chịu ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo. Có nhiều dãy núi chạy theo hướng TB ĐN và có nhiều đèo thấp. Hai đầu Trường Sơn Bắc và TSN cao và thấp ở giữa. Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông và Tây, sườn đông dốc, sườn Tây thoải xuống vùng cao nguyên phía Tây Các núi có đặc điểm: đỉnh nhọn, sườn đốc, chia cắt mạnh > địa hình già trẻ lại *Khác nhau: Giới hạn: Vùng núi TRường Sơn Bắc nằm từ Phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, còn
- Trường Sơn nam giới hạn từ phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 110B Diện tích: dãy Trường sơn nam diện tích lớn hơn Trường sơn Bắc Trường sơn nam đa dạng địa hình hơn Trường sơn bắc:Trường sơn nam bao gồm núi, cao nguyên, đồi và đồng bằng còn TSB gồm núi, đồi và đồng bằng. Độ cao: Trường sơn Bắc có độ cao thấp hơn Trường sơn nam. Trường sơn bắc độ cao chủ yếu 1000m, Trường Sơn Nam có nhiều đỉnh núi cao hơn Trường Sơn Bắc. Hướng núi: Trường sơn nam hướng đa dạng hơn TSB. TSB chủ yếu hướng TB ĐN và hướng T Đ, còn Trường sơn nam gồm nhiều dãy núi chạy theo hướng TB ĐN, B N, ĐB TN so le kế nhau tạo thành gờ núi vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía Tây. Trường Sơn nam có diện tích cao nguyên xếp tầng lớn còn TSB không có Các dạng địa hình chính: Vùng núi Trường Sơn Bắc bao gồm các dạng địa hình: Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An, giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình, phía Nam là vùng núi phía Tây Thừa Thiên Huế, mạch núi cuối cùng là dãy núi Bạch Mã đâm ngang ra sát biển. Còn Trường Sơn Nam gồm các dạng địa hình chính: Phía Đông là Khối núi Kom Tum và khối núi Cực Nam trung bộ có địa hình cao và diện tích rộng, phía Tây là các cao nguyên…. có bề mặt bằng phẳng, diện tích rộng độ cao từ 500 8001000m Sườn núi Trường sơn nam có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông và tây rõ rệt hơn TSB thể hiện sườn Đông dốc đứng đổ ra biển, sườn Tây thoải và mở rộng ra các cao nguyên phía Tây. Giá trị... VD 10: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học hãy so sánh địa hình vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long. Đối với phần đồng bằng nên đọc và so sánh theo các tiêu chí sau: Diện tích, hình dạng Nguyên nhân hình thành Độ cao Hướng nghiêng Đặc điểm (bề mặt, tác động của con người ( đắp đê) ý nghĩa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Giữa hai đồng bằng có nhiều đặc điểm giống và khác nhau: Giống nhau: Là hai đồng bằng có diện tích rộng lớn nhất nước ta và được hình thành trên một miền sụt võng cổ và được bồi lấp bởi phù sa sông nên đất ở hai vùng đồng bằng rất màu mỡ. Địa hình bằng phẳng, hiện nay trong vùng vẫn còn nhiều vùng trũng ngập nước. Hiện nay quá trình sụt võng vẫn tiếp tục nhưng cường độ yếu, nhưng mặt khác cả hai đồng bằng vẫn tiếp tục bồi lấp ra biển Giá trị lớn trong sản xuất nông nghiệp đồng thời là hai vùng sản xuất nông nghiệp và
- tập trung dân cư lớn nhất nước ta. *Khác nhau: Về diện tích: ĐBSCL diện tích lớn hơn gần 3 lần diện tích đồng bằng sông Hồng: ĐBSCl diện tích 40.000km2 trong khi ĐBSH diện tích 15.000km2. ĐBSH được thành tạo do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp còn ĐBSCL do hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp. Về độ cao ĐB: ĐBSH có độ cao lớn hơn ĐBSCL. còn ĐBSCL địa hình thấp và bằng phẳng hơn độ dốc bình quân là 1cm/km, nơi cao nhất của đồng bằng là các gờ đất ven sông do lũ bồi độ cao từ 34 m so với các vùng đất xung quanh. Còn hướng nghiêng của ĐBSH là thấp dần từ Tây Bắc ĐN từ độ cao 1015m giảm dần đến độ cao mặt nước biển, trong vùng đồng bằng còn nhiều đồi và núi sót hơn ĐBSCL (di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới đã trồi lên ở nhiều nơi > tại những nơi đó cường độ sụt võng không đáng kể) Bề mặt đồng bằng: tại đồng bằng sông Hồng do khai thác lâu đời > có hệ thống đê bao ngăn lũ chia cắt đồng bằng nên phần lớn đất ở ĐBSH không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê) > đất có xu hướng bạc màu. Các vùng đất ngoài đê được bồi hàng năm > đất rất mầu mỡ. Còn ĐBSCL lại bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, do không có hệ thống đê bao lên đất ở Đb được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất rất màu mỡ. Về mùa mưa ĐBSCL bị ngập sâu dưới nước hơn ĐBSH. ĐBSCL do đặc điểm địa hình thấp, nhiều cửa sông,và không có đê nên ĐB chịu tác động của thuỷ triều mạnh mẽ hơn ĐBSH > diện tích đất mặn của vùng lớn hơn nhiều ĐBSH. Đất: ĐBSH đa dạng về đất hơn ĐBSCL , ngoài đất phù sa ngọt, đất mặn, phèn, cát đồng bằng sông còn còn diện tích khá lớn đất xám bạc màu và rìa đồng bằng còn có đất feralit. Còn ĐBSCL có diện tích đất mặn, đất phèn lớn hơn ĐBSH (có khoảng 2 triệu ha đất mặn, phèn) > khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp lớn hơn ĐBSH Giá trị: … *** 6. TỔNG HỢP ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỊA HÌNH VIỆT NAM Như vậy để tổng hợp nội dung của địa hình Việt Nam và chứng tỏ đất nước nhiều đồi núi dựa trên cơ sở các kiến thức đã học giáo viên chỉ cần nêu ra vấn đề học sinh sẽ nhanh chóng tổng hợp được tất cả các kiến thức đã học trước: VD 11; Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học hãy: Phân tích đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Phân tích sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta? Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 1/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ , đồng bằng chỉ còn là những châu thổ nhỏ hẹp, những dải đất trũng xen cồn cát trải dọc ven biển. Địa hình đồi núi Việt Nam có tính phân bậc rõ rệt, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối Dưới 500m: Chiếm 70% diện tích Từ 500 1000m: chiếm 15% diện tích Từ 10002000m: chiếm 14% diện tích Trên 2000m chỉ có 1% diện tích Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích tạo thành những đồng bằng châu thổ lớn ở phía
- Bắc và phía Nam lãnh thổ, dải đồng bằng duyên hải miền trung nhỏ hẹp và không liên tục do bị nhiều đồi và núi sót đam ngang ra sát biển chia cắt. 2/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng . Địa hình nước ta được vận động Tân Kiến Tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt: +Quang cảnh đồi núi đồ sộ và liên tục của địa hình Việt Nam là kết quả của các vận động thành tạo từ Trung Sinh đại và đã được bán bình nguyên hoá vào thời kỳ Palêôgen. Các đồi núi nước ta chỉ là kết quả của sự xâm thực chia cắt bán bình nguyên cổ ấy bởi một mạng lưới sông ngòi đầy đặc và được Tân Kiến Tạo tăng cường sức mạnh qua các hoạt động nâng lên sụt xuống mạnh mẽ. Mặt khác Tân Kiến tạo mang tính chất kế thừa đã khôi phục lại các mảng nền, các uốn nếp cổ, làm hồi sinh các đứt gẫy cũ vì vậy địa hình nước ta được Tân Kiến tạo làm trẻ lại. + Hệ quả của Tân kiến tạo còn tạo ra cho địa hình Việt Nam có tính phân bậc rõ rệt là do vận động nâng cao diễn ra không liên tục mà theo nhiều đợt với những pha nâng và pha yên tĩnh xen kẽ nhau, các bậc địa hình được nhận biết qua độ cao sàn sàn của các đỉnh núi thuộc cùng một bậc vì chúng là di tích sót lại của một bề mặt san bằng cổ. Từ cao xuống thấp ta gặp những bậc địa hình chính: Các đỉnh núi sót từ 25002600m trở lên, 21002200m của các bán bình nguyên cổ nhất( bán bình nguyên Palêôgen), bậc 15001800m của bán bình nguyên chu kì I, bậc 10001400 của bán bình nguyên chu kì II, bậc 600900m của chu kì III, bậc 200600m của chu kì IV, bậc 25200mcủa chu kì V các bậc của chu kì VI chỉ là những bậc thềm sông, thềm biển hiện nay cao 1020m và 25m. Do các đợt nâng lên khá liên tục còn các pha yên tĩnh lại ngắn cho nên ở nước ta ít có các bề mặt san bằng rộng. Trong các bậc địa hình thì bậc địa hình từ 200600m chiếm diện tích rộng nhất sau đến bậc 600900m vì vậy cảnh quan đồi núi thấp là phổ biến nhất ở nước ta. 3/ Địa hình nước ta là đặc trưng của vùng địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã thúc đẩy nhanh quá trình xâm thực ở miền đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông Nền nhiệt và ẩm cao với mùa mưa và mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. + Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn, rửa trôi nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá. + Tại miền núi mưa nhiều > Tác động của dòng chảy đã hình thành trên bề mặt địa hình những hẻm vực, khe sâu, sườn dốc… tạo nên thế chênh vênh hiểm trở của hình thái địa hình núi trẻ. + Hiện tượng xâm thực ở các vùng núi đá vôi hình thành đại hình cacxto với các hang động ngầm, suối cạn và các đồi đá vôi sót. + Trên các bậc thềm phù sa cổ lớp đất mặt cũng bị bào mòn, rửa trôi lâu ngày tạo nên loại đất xám bạc màu. => Quá trình xâm thực ở các vùng đồi núi diễn ra mạnh mẽ > bồi tụ và mở rộng nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông. Như vậy quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và phát triển địa hình Việt Nam hiện tại. 4/ Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người. Dấu ấn của những tác động do con người lên tất cả các khu vực địa hình từ đồng bằng lên miền núi > bờ biển là sự khai phá địa hình để con người sản xuất trong đó có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Các hoạt động tích cực có tác dụng bảo vệ địa hình và tăng hiệu quả kinh tế (VD) còn hoạt động tiêu cực đã phá huỷ bề mặt địa hình, làm xói mòn thổ nhưỡng, làm giảm năng suất sinh vật (VD). Việt Nam với một nước dân số đông tăng nhanh cùng với những tập quán sản xuất của các đồng bào dân tộc ít người với phương thức đốt rừng làm rẫy còn khá phổ biến đã thúc đẩy nhanh quá trình bóc mòn đất tại các vùng đồi núi, còn các vùng Đbằng sự bạc mầu đất phù sa…
- Sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta. Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ khoảng 1/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình Việt Nam rất đa dạng phức tạp thay đổi từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ miền núi đến đồng bằng, ven biển và hải đảo. Sự phân hoá đa dạng của địa hình được thể hiện rất rõ ở sự phân hoá đa dạng tại các vùng đồi núi và tại các vùng đồng bằng. 1/ ĐH đồi núi là bộ phận quan trọng nhất chiếm 3/4 diện tích và phân hoá đa dạng. Địa hình đồi núi nước ta được chia thành các vùng sau: * Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng đi từ dãy núi con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh. Độ cao trung bình 600700m. (giải thích) Nổi bật với những cánh cung núi lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông. Đó là các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và cánh cung ven biển Hạ Long. Ngoài ra vùng núi Đông Bắc còn có núi hướng nghiêng Tây Bắc Đông Nam (dãy Con Voi, dãy Tam Đảo) giải thích... Địa hình cao về phía Bắc, Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam, vùng đồi phát triển rộng. Phía Bắc có các đỉnh cao >2000 m nằm trên vùng thượng nguồn sông chảy, giáp biên giới Việt Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng và một số sơn nguyên cao. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 600m, về phía đông (giáp đồng bằng) độ cao giảm xuống còn khoảng 100m. Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. (giải thích) *Vùng núi Tây Bắc Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta độ cao trung bình > 1000m với những dải núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở. (giải thích) Hướng núi: Tây Bắc Đông Nam: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, Sơn la, dãy núi Phu sam sao, Phu Luông… các dòng sông và thung lũng sông cũng chạy cùng hướng (giải thích) Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có sự phân hoá rõ + Phía Bắc là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn , dãy Phu Luông… với nhiều đỉnh núi cao nhất Việt Nam: Fansipan 3143 m, Phu Ta Leng 3096 m, Phu Luông 2985m, SaPhin 2874m… + Phía Tây và Tây nam địa hình núi trung bình: Dãy Pu đen Đinh, Dãy Phu sam Sao với nhiều đỉnh núi cao như: núi Phu Huổi Long 2178m, núi Phu Sam sao 1897 m, Núi Pha Luông 1880m, Khoan La Sam 1853m… + ở giữa là các cao nguyên kế tiếp nhau: Cao nguyên Sín Chải, cnguyên Sơn La, cnguyên Mộc Châu.. +Ngoài ra còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa vùng núi cao (Mường Than, Than Uyên, Nghĩa Lộ) Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, Sông Mã *Vùng núi Trường Sơn Bắc. Giới hạn từ phía Nam sông cả đến dãy núi Bạch Mã Địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình độ cao
- *Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam Gồm các khối núi và cao nguyên cao. Độ cao trung bình > 1000m đây là vùng có nhiều khối núi và cao nguyên cao đồ sộ nhất nước ta. (giải thích) Trường Sơn nam gồm các khối núi chạy theo hướng TB ĐN, B N, ĐB TN so le kế nhau tạo thành gờ núi vòng cung ôm lấy các cao nguyên phía Tây. Hai đầu Trường Sơn nam cao và thấp ở giữa: trong đó có nhiều đỉnh núi cao: Núi Ngọc Lĩnh 2598m, Ngọc KRinh 2025m, Kom Ka Kinh 1761m, Lang Biang 2167m, ChưYangsin 2405m… Tính chất bất đối xứng giữa 2 sườn Đông Tây. Sườn Đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên các vũng, vịnh; sườn Tây thoải dần có một số đèo thấp đèo Mang Yang Các cao nguyên nằm hoàn toàn phía tây dãy Trường Sơn nam, các cao nguyên badan Plâycu, Cao nguyên KomTum, cao nguyên ĐắcLắc, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng làm thành các bề mặt cao 5008001000m KL: Địa hình vùng đồi núi nước ta chủ yếu là đồi và núi thấp chiếm đa số diện tích. Hướng núi Tây Bắc Đông Nam chiếm ưu thế ngoài ra còn có hướng vòng cung. => Vùng miền núi nước ta có địa hình hiểm trở, sông ngòi nhiều thác ghềnh gây trở ngại cho giao thông và phát triển kinh tế . tuy nhiên miền đồi núi nước ta có nhiều thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển lâm nghiệp… * Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du Đông Nam Bộ: Là dạng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến ĐB Sông Cửu Long, có địa hình đồi gò lượn sóng thấp dần về phía Nam và Tây Nam. Phần tiếp giáp với các cao nguyên có độ cao thay đổi từ 200600m, phía nam có độ cao trung bình từ 20200m. Trung Du Bắc Bộ là vùng đồi thấp độ cao Tbình dưới 200m mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. => Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp, nhiều nơi còn trồng lúa và các cây hoa màu. 2/ Địa hình đồng bằng: Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. Nước ta có hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông và dải đồng bằng ven biển miền trung * Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông: ĐBSCL rộng 40.000 km2 và ĐBSH rộng 15.000km2. Các đồng bằng hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. ĐBSCL địa hình thấp, bằng phẳng, hình thành do phù sa sông Hậu và sông Tiền bồi đắp. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, do không có đê > mùa lũ thường ngập sâu ở các vùng trũng(Đồng tháp Mười, Tứ giác long Xuyên..) còn về mùa khô nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. ĐBSH hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, bề mặt đồng bằng cao và còn nhiều đồi núi sót, đồng bằng ít bị chia cắt hơn ĐBSCL nhưng do có hệ thống đê bao ngăn lũ nên các vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm nên rất màu mỡ => các vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông ở nước ta có giá trị lớn trong sản xuất nông nghiệp đây là vùng nông nghiệp lớn nhất nước ta. * ĐB ven biển Miền trung Tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành những vùng đồng bằng nhỏ do các hệ thống núi đâm ngang ra sát biển, chỉ có một vài đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn như ĐB Thanh Hoá, ĐB Nghệ An, Đồng bằng Quảng Nam và Đb Phú Yên. Các đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: sát biển là cồn cát, đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng
- Trong sự hình thành đồng bằng biển đóng vai trò chủ yếu > Đất có đặc tính nghèo mùn, ít phù sa > thích hợp phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thuỷ sản. Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày và nhận xét về sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Nước ta có thềm lục địa rộng và tiềm năng dầu, khí lớn, đang được thăm dò cho kết quả khả quan; có 04 bể trầm tích quan trọng : sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và thổ Chu – Mã Lai; trong đó thăm dò và khai thác nhiều tại bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn (Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng; Lan tây, Lan Đỏ; bể Thổ Chu Mã Lai đã tiến hành khai thác dầu khí, (Cái Nước) cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Cà Mau, khí – điện – đạm Cà Mau Câu 2 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta. Giải thích nguyên nhân . Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước ? Dân cư ở nước ta phân bố không đều. + Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. + Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,… Nguyên nhân: Giữa các vùng có sự khác nhau về: + Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,…. + Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,… + Lịch sử của quá trình định cư(0,25 điểm) Thực hiện PB lại DC vì : SGK có 6 ý ) Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100 000 người trở lên ở nước ta, nguyên nhân ? Kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương, tên các đô thị có quy mô dân số từ 100 000 đến 200 000 người . Đô thị có quy mô >100000 : đồng bằg, ven sông lớn, ven biển . Nguyên nhân : thuận lợi để phát triển KT (NN, CN, DV) 5 TP thuộc TW : Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẳng, TPHCM, Cần Thơ . 100000200000 : Việt Trì, Vĩnh Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hả Dương, Cẩm phả, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Hội An, Quãng Ngãi, Tuy Hòa, Cam Ranh, Phan RangTháp Chàm, Đà Lạt, Bảo Lộc, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Tân An, Mỹ Tho, Bến tre, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu . Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa ở nước ta tăng nhanh. Cây lúa hầu như có mặt ở khắp mọi tỉnh, thành nước ta . Nhưng tập trung cao nhất về DT và SL ở các tỉnh thuộc đb SCL (vựa lúa lớn nhất nước), đb SH (vựa lúa lớn nhì nước)và đb ThanhNghệ DT lúa tăng qua các năm : DCSL SL lúa tăng qua các năm : DCSL, do áp dụng tiến bộ KHKT, CNSH nên năng suất tăng
- nhanh NS lúa tăng qua các năm : DCSL Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm ( cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu) ở nước ta, giải thích nguyên nhân . Loại cây Nơi phân bố chính = vùng chuyên canh quy mô lớn Cà phê Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Chè Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên Cao su Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Điều Đông Nam Bộ Hồ tiêu Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ Nguyên nhân : khí hậu, đất, KTXH Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày tình hình khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng ở nước ta Câu 8 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày một số đặc điểm chủ yếu của vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Tại sao có sự phân hóa đó ? Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: Từ Hà Nội hoạt động CN toả đi 6 hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau: + Hải Phòng Hạ Long Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than + Đông Anh Thái Nguyên: Cơ khí, luyện kim đen + Đáp Cầu Bắc Giang: VL xây dựng, phân hoá học + Việt Trì – Lâm Thao: Hoá chất, giấy + Hoà Bình, Sơn La: Thuỷ điện. + Nam Định Ninh Bình Thanh Hoá: dệt may, điện, VL xây dựng Ở Nam Bộ, hình thành một dải CN, trong đó nổi lên các trung tâm CN hàng đầu của nước ta như TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, Thủ Dầu Một Dọc theo Duyên hải Miền Trung có các trung tâm như Đà Nẵng, Huế, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang.. Các khu vực còn lại (Tây Bắc, Tây Nguyên..) với mức độ tập trung CN thấp, rời rạc. * Nguyên nhân : yếu tố VTĐL, TN, KTXH Câu 10 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét những thees mạnh về tự nhiên để phát triển công ngiệp điện lực ở nước ta - Than: Than antraxit, taäp trung ôû Quaûng Ninh vôí tröõ löôïng khoaûng 3 tæ taán, ngoaøi ra coøn coù than buøn, than naâu. - Daàu, khí : Taäp trung ôû caùc beå traàm tích chöùa daàu ngoaøi theàm luïc ñòa vôùi tröõ löôïng vaøi tæ taán daàu vaø haøng traêm tæ m3 khí. 2 beå traàm tích lôùn laø beå Cöûu Long vaø beå Nam Coân Sôn . - Nguoàn thuûy naêng: Tieàm naêng raát lôùn, veà lyù thuyeát, coâng suaát coù theå ñaït 30 trieäu kw vôùi saûn löïông 260 – 270 tæ kwh. tieàm naêng thuûy ñieän taäp ôû heä thoáng soâng Hoàng vaø heä thoáng soâng Ñoàng
- Nai. - Caùc nguoàn löôïng khaùc ( söùc gioù, naêng löôïng maët trôøi, thuûy trieàu….) ôû nöôùc ta doài daøo. Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lý VN , hãy xác định một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ công nghiệp chung. Tại sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? Câu 12 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc – Nam và một sô tuyến đường biển quốc tế của nước ta.Vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta ? Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên các trung tâm công nghiệp của trung du và miền núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng . Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên ( ở vùng Đông Nam Bộ) Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế Các tuyến giao thông quan trọng Hoàn thành bảng sau : Trung tâm CN Quy mô Các ngành công nghiệp Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở duyên hải Nam Trung Bộ . Câu 16 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nêu vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Câu 17 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nônglâm ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ . Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, cao ở phía tây thấp về phía Đông, tỉnh nào cũng giáp biển, chia làm 3 dải : đồng bằng phía đông, vùng đồi chuyển tiếp , vùng núi phía tây. Vùng núi có độ che phủ rừng cao, vùng đồi có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi, có khả năng trồng cây công nghiệp lâu năm. Vùng đồng bằng có đất cát pha thuận lợi cho cây công nghiệp hàng năm kkhông thuận lợi cho trồng lúa. Vùng biển có nhiều cá tôm và hải sản, có nhiều vịnh thuận lợi cho nuôi trông thủy sản. Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học cho biết tên các loại cây công nghiệp lâu năm trồng ở Trung du Miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (trên 40%) ? Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau trong phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta ? Tên các loại cây công nghiệp lâu năm trồng ở: Trung du Miền núi Bắc Bộ: chè, hồi, quế, sơn, trẩu Tây Nguyên: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè
- Đông Nam Bộ: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều *Vùng có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao nhất nước (> 40%): Đông Nam Bộ, Tây Nguyên . * Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự khác … : Khí hậu và đất trồng . Câu 19. Dựa vào Át lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất của Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nguồn lực để phát triển công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Câu 21. Dựa vào kiến thức đã học và Atlát Địa lý Việt Nam trong bản đồ CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG, hãy nêu tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta và giải thích sự phân bố của chúng? Câu 22: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày phạm vi lãnh thổ nước ta.Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên và nêu hiện trạng, phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. +Cây cà phê: là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên.Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất 290 nghìn ha.Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. +Chè : được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần Gia Lai.Lâm Đông là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. +Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ.Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. b) Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. DT đất badan, khí hậu cận XĐGM . Câu 24 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta, thời gian, đặc điểm hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất. Hậu quả mang lại . Hướng: Từ biển Đông đi vào, sau đó đa phần lệch về phương bắc, tuy nhiên, cũng có một số lệch về phương nam. Thời gian hoạt động : từ tháng 6 đến tháng 12; càng vào Nam thì chậm và yếu dần . Tần suất: trung bình 34 cơn/năm, năm ít: 12 cơn, năm nhiều: 78 cơn. Phạm vi: chủ yếu các tỉnh ven biển, nhất là ven biển miền Trung. Hậu quả: gió mạnh, sóng lừng, nước biển dâng,… làm thiệt hại nặng nề về tài sản, hoạt động sản xuất và đời sống. Câu 25 : Dựa vào Átlat địa lý VN và kiến thức đã học, hãy cho biết : Tại sao vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc ? Phần lớn DT là núi thấp, cao nguyên, trung du nên DT đồng cỏ lớn .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lí - Sở Giáo dục và Đào tạo Càu Mau
5 p | 72 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 310
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 305
5 p | 20 | 2
-
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
7 p | 53 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 319
5 p | 20 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 313
5 p | 47 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 311
5 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 308
6 p | 42 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 317
5 p | 27 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 309
8 p | 32 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 306
5 p | 40 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 313
5 p | 49 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 315
6 p | 48 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 322
5 p | 27 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 320
6 p | 32 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 310
5 p | 49 | 0
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 năm 2018 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 304
5 p | 36 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn