Dịch vụ ngân hàng điện tử và quá trình phát triển tại Việt Nam: Phần 2
lượt xem 10
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam" tiếp tục trình bày nội dung chính về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dịch vụ ngân hàng điện tử và quá trình phát triển tại Việt Nam: Phần 2
- Chương III PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TÊ I- x u HƯÔNG PHÁT TRIỂN DỊCH v ụ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Internet và những tiến bộ trong công nghệ truyền thông, công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ tối dịch vụ tài chính và cơ cấu thị trường tài chính, trong đó có dịch vụ ngân hàng. Với những lợi ích mang lại, dịch vụ ngân hàng điện tử từ những dịch vụ thông tin, dịch vụ giao tiếp đến dịch vụ giao dịch đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giói, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía chính phủ, ngân hàng và ngưòi sử dụng. - Các ngân hàn g có xu hướng p h á t triển d ich vụ ngân hàng điện tử hướng tới các ứng dụng kỹ thu ật sô' Vói sự bùng nổ mạnh mẽ của các sản phẩm kỹ thuật 182
- số như điện thoại thông minh, máy tính bảng, nhu cầu thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua việc sử dụng các thiết bị thông minh là rất lốn. Khách hàng mong muôn có thể truy cập và thực hiện giao dịch tại bất cứ nơi đâu trong thê giới ảo, bất cứ lúc nào bằng các thiết bị thông minh của mình. Các ngân hàng có xu hưống đưa ra các dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua các thiết bị thông minh ứng dụng kỹ thuật số như ngân hàng Banco Sabadell của Tây Ban Nha đưa ra dịch vụ ngân hàng Google Glass Banking dựa trên những tính năng thông minh của siêu phẩm Google Glass, ngân hàng Westpac của Ôxtrâylia đưa ra dịch vụ ngân hàng Smartwatch Banking dựa trên tính ưu việt của sản phẩm Smartvvatch. Sự phát triến nhanh chóng và đa dạng của các thiết bị thông minh ứng dụng kỹ thuật sô" cũng như những thay đổi trong thói quen sử dụng thiết bị thông minh và các ứng dụng công nghệ sẽ làm thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử trong tương lai. - Vai trò trung gian của ngân hàng trong thanh toán bị suy g iảm do tham g ia thị trường dịch vụ tài chính của các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ Phát triển công nghệ tiếp tục làm thay đổi sâu sắc vai trò của các chủ thể trong giao dịch thương mại. Các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ bắt đầu tham gia vào quá trình thanh toán điện tử thông qua việc cung cấp ví điện tử. Vối việc cung cấp các ứng dụng công nghệ như iBeacon, Beacon, Real-time P2P và HCE emulation, các 183
- nhà cung cấp ứng dụng Apple, Paypal, Square và Google có xu hướng mang lại cho khách hàng và các nhà cung cấp những phương thức thanh toán nhanh gọn và đơn giản. Hiện nay, Alipay của Trung Quốc có 300 triệu tài khoản đăng ký trong đó có 100 triệu tài khoản sử dụng trên giao diện mobile, PayPal của Mỹ có 250 triệu tài khoản đăng ký ỏ 190 quốc gia và 24 đơn vị tiền tệ trên thế giới, Amazon có 224 triệu tài khoản đăng ký. Dự kiến trong năm 2014, Apple sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán thông qua các ứng dụng thông minh và nhờ vào lợi thê công nghệ Apple có khả năng trở thành nhà cung cấp ví điện tử hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cùng vói sự tham gia vào thị trường thanh toán điện tử của các nhà cung cấp ứng dụng công nghệ làm gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và khiến cho vai trò trung gian trong thanh toán của các ngân hàng bị suy giảm đáng kế. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện đôi mới liên tục, tăng cường liên kết trong hệ thống ngân hàng cũng như với các nhà cung cấp. - Vấn đ ề về độ tin cậy có xu hướng được cải thiện Trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tủ chính là sự e ngại của khách hàng đối vối sự an toàn của dịch vụ. Sự lo ngại bị lừa đảo, hóặc bị đánh cắp sô' thẻ tín dụng và số nhân dạng cá 184
- nhân (PIN) từ phía khách hàng phần nào kìm chế sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Báo cáo của Jupiter Communications về vấn đề an ninh của giao dịch trực tuyến tháng 8-1999 cho thấy 64% các khách hàng trực tuyến không tin tưỏng vào các giao dịch trực tuyến. Mặc dù các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã cố gắng bảo đảm các thủ tục mã hoá cho phép sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến một cách an toàn, song những sự c ố liên quan tới lừa đảo trên mạng, hacker đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và thâm nhập vào các website đã làm giảm đáng kể số lượng khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển không ngừng của các phương tiện điện tử, các ứng dụng công nghệ, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có xu hướng gia tăng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, cụ thể là dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking. Vấn đề an ninh xuất phát từ phía khách hàng do đó cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, vối sự phát triển không ngừng của công nghệ, hệ thống ngân hàng lõi của các ngân hàng được nâng cấp một cách liên tục nhằm không những đáp ứng xu hưống phát triển dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng (hưống khách hàng làm trung tâm) mà còn tăng cường bảo đảm an ninh dịch vụ ngân hàng điện tử, qua đó gia tăng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. 185
- 2. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam a) Tẩm nhìn và chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 Dự thảo Lộ trình chiến lược phát triển khu vực Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Ngân hàng Nhà nước phối hợp vối ủy ban các vấn đề kinh tế của Thụy Sĩ (State Secretariat for Economic Affairs - SECO) xây dựng được xem như là căn cứ để Ngân hàng Nhà nưốc quyết định tầm nhìn và chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020. Theo đó, tầm nhìn đến năm 2020 của ngành ngân hàng là xây dựng một hệ thông các tổ chức tín dụng vững mạnh, năng động và một hạ tầng cơ sở tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn vối khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm vói các quốc gia dẫn đầu nhóm nưốc có thu nhập trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Các chiến lược cốt lõi được đề xuất trong Dự thảo Lộ trình chiến lược phát triển khu vực Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được phân thành bốn nội dung chính: (i) tăng cường cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; (ii) cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trường; (iii) xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát 186
- rủi ro hệ thổng; (iv) tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tối^tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. b) Xu huớng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam Trong những năm gần đây dịch vụ ngân hàng có những bưốc phát triển mạnh mẽ cả vê loại hình dịch vụ cũng như tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ ngân hàng trong tổng doanh thu của ngân hàng, về cơ bản, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam sẽ phát triển theo ba xu hưóng: Thứ nhất, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính. Cho đến nay đã có 23 ngân hàng thương mại thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng phổi hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cô cô phiếu, cầm cô chứng khoán đê đầu tư chứng khoán. Một số ngân hàng thương mại triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát. Các ngân hàng thương mại cũng tiến hành liên doanh với một sô định chê nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán như Ngân hàng Vietcombank liên doanh với Công ty Viet Capital Holdings Pte, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư và tư vấn của Xingapo thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán VCBF, Ngân hàng Thương mại cố phần Sài Gòn Thương Tín liên doanh vối Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital thành lập Quỹ đầu tư Việt Nam VFM... 187
- Thứ h ai, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài vốn có lợi thế về vốn và công nghệ trên thị trường dịch vụ bán lẻ, các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng chú trọng phát triến dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tiện ích cung cấp của dịch vụ bán lẻ có xu hướng ngày càng gia tăng, ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của cá nhân, các ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản bảo đảm khác. Hầu hết các ngân hàng thương mại đang cung cấp dịch vụ thẻ trên tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một sô' đổi tượng khách hàng và một số ngân hàng thương mại còn phát hành thẻ tín dụng quốc tê như VISA, Master Card, Amex... Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang phát triển mạnh. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng cá nhân như mỏ rộng dịch vụ cho vay vốn mua trả góp, tiêu dùng... gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Thứ ba, mỏ rộng các dịch vụ ngân hàng quổc tế. Hiện nay 3 ngân hàng thương mại được chấp thuận thực hiện dịch vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nưóc ngoài đó 188
- là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cung cấp dịch vụ phái sinh như Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương cũng đang cung cấp dịch vụ Option về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường Luân Đôn cho nhiều doanh nghiệp trong nưóc. Dịch vụ bao thanh toán - Factoring, quyền chọn tiền tệ - Option, hoán đổi lãi suất... cũng được nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu cho khách hàng. Hiện nay, Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 200 thành viên ở 60 quốc gia thì Việt Nam có 11 ngân hàng đã được cấp phép thực hiện dịch vụ bao thanh toán, bao gồm 4 ngân hàng thương mại trong nước: Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank và 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, dịch vụ chuyên tiền kiều hối đang được phát triển mạnh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, nhiều ngân hàng thương mại phôi hợp V Ớ I các tô chức quốc tê như Western Union,... song dẫn đầu vẫn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á. c) Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam Mặc dù dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời trên thế giới từ những năm 1980 nhưng ỏ Việt Nam dịch vụ này mối chỉ được hình thành vào năm 1993 và trong 189
- một thời gian dài các ngân hàng thương mại Việt Nam mỏi chỉ cung cấp các tiện ích thông tin. Tuy nhiên, từ khi Dự án “Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán” được hoàn thành giai đoạn 1 năm 2003 và giai đoạn 2 năm 2008, các ngân hàng bắt đầu có những thay đổi trong cơ cấu dịch vụ ngân hàng điện tử. - Các ngân hàn g chú trọng p h á t triển tiện ích thanh toán kh i cung cấp dịch vụ ngân hàn g điện tử Trên thê giới, giao dịch thanh toán chiếm tỷ trọng tói 32% trong tổng giao dịch điện tử. Giao dịch thanh toán mới thật sự được chú trọng phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng có những dấu hiệu tăng trưởng đáng kể. Giao dịch rút tiền mặt tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tông giá trị giao dịch điện tử, tuy nhiên trong một vài năm trỏ lại đây tốc độ tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử tương đối cao, giới hạn của các giao dịch thanh toán trực tuyên cũng được các ngân hàng mở rộng đáng kể so với trước. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã dần từng bưốc giúp hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong người dân. Điều này cũng dẫn đến xu hướng các ngân hàng cũng như các nhà cung cấp chú trọng phát triển tiện ích thanh toán điện tử. 190
- - Các ngân hàng có xu hướng p h á t triển dịch vụ Mobile B an kin g và Internet Banking Hòa chung vối xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng của thế giối, vối sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị thông minh, đặc biệt là điện thoại thông minh, các ngân hàng Việt Nam cũng đang có xu hưống khai thác tiềm năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật sô' trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Hiện nay, với tỷ lệ dân sô" sử dụng điện thoại thông minh lên tới 22%, số người sử dụng Internet lên tới 23 triệu người, việc phát triển dịch vụ Mobile Banking dựa trên những ứng dụng kỹ thuật sô" hứa hẹn những bước phát triển lớn trong tương lai và là lựa chọn không thể thay thế của các ngân hàng có định hưóng phát triển thành ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, mặc dù việc hợp tác vói các đơn vị cung cấp ví điện tử (nhà cung cấp thứ ba) trong quá trình cung cấp tiện ích thanh toán cho khách hàng giúp các ngân hàng mở rộng kênh tiếp cận vối khách hàng, đa dạng hóa tiện ích thanh toán trong những năm gần đây nhưng chính điều này lại làm nới lỏng mối quan hệ tương tác giữa ngân hàng và khách hàng, do đó làm suy giảm sự trung thành của khách hàng đối vối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do đó, việc phát triển các tiện ích thanh toán thông qua Mobile Banking và Internet Banking, cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp ví điện tủ đang là xu hướng phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 191
- - Yếu tô'công nghé được các ngân h àn g đ ặ c biệt chú trọng Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ, yếu tô" công nghệ được các ngân hàng đặc biệt chú trọng đê tạo nên sự khác biệt và gia tăng các tiện ích cho khách hàng. Trong thời đại bùng nổ của các thiết bị thông minh, các ngân hàng một mặt không ngừng thiết kế các sản phẩm “đi cùng khách hàng” dựa trên công nghệ hiện đại, mặt khác đặc biệt tăng cường tính nàng bảo mật cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử trước những đe dọa thâm nhập do chính những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số mang lại. Việc đầu tư cho công nghệ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn, khả năng đầu tư cho công nghệ liên tục và đồng thòi đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ nhân sự đủ mạnh để khai thác công nghệ, đưa các ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng. Trưóc áp lực cạnh tranh từ phía các đối tác nước ngoài, từ chính trong hệ thống ngân hàng trong nước, từ các nhà cung cấp thứ ba, các ngân hàng có xu hưóng chú trọng tối đầu tư công nghệ, ngoài phần kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu hàng năm các ngân hàng cũng thực hiện duy trì nền tảng công nghệ làm cơ sở phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và coi như đây là một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. 192
- II- cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC Đối VỚI PHÁT TRIỂN DỊCH v ụ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 1. Cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam a) Cơ hội từ môi trường kinh doanh Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng điện tử đốỉ với phát triển thương mại điện tử, ngay từ khi mới thử nghiệm dịch vụ ATM Banking, Ngân hàng Nhà nưốc đã quan tâm và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Cục Công nghệ tin học ngân hàng, Ngân hàng Nhà nưốc được thành lập từ năm 1998, phụ trách quản lý vấn đề công nghệ trong toàn ngành ngân hàng, trong đó có dự án hiện đại hóa hệ thổng ngân hàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam ra đời cuối năm 2005 là bưốc quan trọng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với việc bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu trong bối cảnh giao dịch điện tử, ngân hàng điện tủ và thương mại điện tử ngày càng phát triển. Luật thương mại điện tử năm 2005 và một số văn bản khác về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính đã được ban hành và tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện. 193
- Nhà nước cũng tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài để phát triển cơ sỏ dữ liệu công nghệ thông tin trong nưốc nói chung và ngành ngân hàng nói riêng như dự án Tương thích tiêu chuẩn dữ liệu Au - A do Liên minh châu Âu - EU tài trợ (EA2), dự án Hiện đại hóa hệ thông ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Xác định đổi mới công nghệ là một trong những trụ cột của chiến lược phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, tạo nền móng cho phát triển bền vững nên hệ thống ngân hàng đã đề ra một số định hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2015 theo thông lệ quốc tê. Mô hình nghiệp vụ được tổ chức theo mô hình tập trung với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông để tối ưu hoá các nguồn lực trong quản trị và chuyên môn hoá các hoạt động kể cả quản lý và kinh doanh; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực dân cư, hướng đến các công nghệ mối nhất như Internet, công nghệ 3G với băng thông rộng. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông năng động nhằm tăng năng lực, hiệu suất sử dụng, độ sẵn sàng cao, an toàn bảo mật, tiết kiệm chi phí hoạt động và thân thiện vối môi trường. Theo đó, các ngân hàng cần cấu trúc lại đầu tư, tập trung hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông về các trung tâm dữ liệu, lưu trữ dự phòng để bảo đảm an toàn, hình thành các tổ chức cung ứng dịch vụ 194
- dùng chung của ngân hàng để tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chủ động, tích cực tham gia vào các diễn đàn liên quan tới hoạt động điện tử để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết của chuyên gia ngành. Năm 2006, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai các phiên họp về thương mại điện tử của APEC. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam được bầu giữ vai trò chủ tịch Tiểu nhóm Thương mại phi giấy tò của Nhóm công tác về thương mại điện tử của APEC (ECSG). Qua các sự kiện này, Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò ngày càng tích cực trong hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại điện tử trong khu vực. Bên cạnh đó, ASEAN điện tử (e-ASEAN) là một trong 11 lĩnh vực ưu tiên được đưa vào Lộ trình hội nhập nhanh của ASEAN. Nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập, Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) vào cuối tháng 10-2006 đã thông qua Bản sửa đổi Hiệp định khung ASEAN về hội nhập nhanh các ngành ưu tiên và Bản sửa đổi Nghị định thư hội nhập nhanh các ngành ưu tiên, cam kết tự do hoá và tăng cưòng hợp tác hơn nữa trên những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế, trong đó có thương mại điện tử. Vấn để thương mại điện tử cũng được đưa vào nội dung đàm phán về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN 195
- với nhiều đối tác lớn như Ôxtrâylia và Niu Dilân. Dự thảo về thướng mại điện tử trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ôxtrâylia - Niu Dilân đề cập đến nhiều vấn đề, từ thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, miễn thuê cho các sản phẩm số hóa truyền qua phương tiện điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân, thừa nhận lẫn nhau các công nghệ chữ ký điện tử, khuyến khích áp dụng các thủ tục hải quan điện tử và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại khác trong khu vực mậu dịch tự do. Các mô hình hải quan điện tử, kê khai thuế điện tử, đấu thầu điện tử, đánh giá xếp hạng website... đều được triển khai và có tác động tích cực tói ngân hàng điện tử. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển ngày càng nhanh ồ Việt Nam, trong đó đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp giải pháp ngân hàng như Công ty Fujitsu Việt Nam, Công ty cổ phần FPT, VietSoftware Banking and Finance Group (VBFG)... Đây là lực lượng hỗ trợ cho quá trình triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và ngân hàng Internet nói riêng tại Việt Nam. b) Cơ hội từ phía ngân hàng Nhận thức được tính cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng Việt Nam đã nỗ lực triển khai và phát triển những dịch vụ này, trước 196
- hết là đầu tư cho công nghệ nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và tăng cường năng lực cạnh tranh trước sức ép từ phía các ngân hàng nước ngoài. Một trong những điển hình chính là dự án “Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán”. Dự án kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2003 và giai đoạn 2 vào năm 2008. Trong giai đoạn 1, thông qua Chính phủ và Ngân hàng Nhà nưốc Việt Nam, 6 ngân hàng thương mại là Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, Eximbank, MB và Ngân hàng Nhà nưốc đã vay tín dụng của Ngân hàng Thế giới 49 triệu USD cùng vốn tự có là 4,9 triệu USD để thiết lập hệ thống thanh toán liên ngân hàng và 6 hệ thống điện tử nội ngân hàng. Giai đoạn 2 của dự án là mỏ rộng giai đoạn 1 vối sự tham gia của 4 ngân hàng thương mại là Vietinbank, BIDV, Agribank, MB và Ngân hàng Nhà nước. Tổng sô" vốn đầu tư cho giai đoạn 2 là 118 triệu USD, trong đó vay Ngân hàng Thế giới 106 triệu USD và vốn đối ứng là 12 triệu USD. Các ngân hàng thương mại thực hiện xây dựng Core Banking (ngân hàng lõi) trong giai đoạn 1 và hệ thông Core Banking tại 6 ngân hàng đã có thể kết nối tập trung các kênh phân phôi dịch vụ ngân hàng điện tử, trong đó có dịch vụ ngân hàng Internet và triển khai dịch vụ thanh toán. Các môđun trong dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được liệt kê chi tiết trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 dưối đây. 197
- Bảng 3.1: Các môđun trong dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 1 TT Tên Module Chức nâng 1 ATM môdun Thực hiện đich vụ ngân hàng điện tử 2 Chi nhánh tự động Quản lý chi nhánh 3 Trung tâm thông tin khách Quản lý dữ liệu khách hảng hảng 4 Kho dữ liệu Các hoạt đống quàn lý vé dữ liệu cơ sở và giao tiếp 5 Tién gửi Quản lý tái khoản thanh toán theo ãễu kiện tiên gùi, có tính lãi suất vá chuyển đá đổng tiẽn 6 Quản lý chung Các công cụ tính toán và phân tích thu nhập, chi phí 7 Nhân sự Lưu trữ hổ sơ và quàn lý nhân viên 8 Kế toán nôi bộ Thực hiện kế toán nội bộ ngân hàng 9 Cho vay Quản lý các hoạt động cho vay, cho thuè và lãi suất tín dụng 10 MIS Quản lý thõng tin 11 Thanh toán Thưc hiên dĩch vu thanh toán 12 Mua bán tài chính Thực hiện các hoạt động mua bán tái chính 13 Quỹ Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như chiết khấu, quàn lý chứng khoán, các công cụ quàn lý danh mục dầu tu, quàn lý tài sản và các công cụ khác trên thị trường N gu ồ n : Báo cáo năm 2004 về giai đoạn 2 dụ án hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán tại V iệt N am của Ngân hàng T h ế giới. 198
- Bảng 3.2: Các môđun trong dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2 TT Tên Module Chức năng 1 Mờ rộng các ứng dụng giai đoạn 1 Mở rộng các ứng dụng giai đoạn 1 ra tất cả các chi nhánh 2 Trung tâm dự phòng thảm họa Dự báo sự cố an ninh 3 Hệ thóng an ninh bảo mật Kiểm soát các vấn đé an ninh 4 Hệ thống Internet Banking Triển khai thực hiện dịch vụ Internet Banking 5 Hệ thống e-banking Tiếp tục mở rộng giai doạn 1 6 Hệ thống Mobile Banking Triển khai thục hiện dich vụ Mobile Banking 7 Nhân sự Đảo tạo cán bộ N guồn: Dự án “Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Nhà nưốc. c) Cơ hội từ phía thị trường Thực tiễn đã chứng minh rằng dịch vụ ngân hàng điện tử đang ngày càng được quan tâm và sử dụng rộng rãi tại không chỉ các nưốc phát triển mà cả những nưốc đang phát triển. Việc triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng trên th ế giới. Ngoài ra, vói lợi thế vượt qua trở ngại địa lý để mở rộng thị trường, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ phía ngân hàng và hứa hẹn tiềm năng phát triển to lốn. 199
- Nhu cầu mua bán, hàng trực tuyến ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, cụ thể là ngân hàng Internet. Để thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến quốc tế, tài khoản của khách hàng là tô chức và cá nhân phải được chấp nhận trên các website giao dịch trực tuyến. Trên thực tế, chưa có nhiều ngân hàng Việt Nam cung cấp tiện ích thanh toán và chuyển tiền cho khách hàng sủ dụng dịch vụ ngân hàng Internet. Điều này gây không ít khó khăn cho khách hàng, các doanh nghiệp cũng mất đi lượng khách hàng đáng kể chỉ vì không đáp ứng được nhu cầu thanh toán trực tuyến. Đe mua bán trực tuyến, khách hàng hoặc thực hiện theo phương pháp bán tự động (khách hàng đặt hàng trên mạng, hoạt động thanh toán được thực hiện trực tiếp khi hàng chuyển tối), hoặc dùng nhà cung cấp thứ ba. Tuy nhiên, vối quy mô nhỏ, uy tín trên thương trường quốc tế chưa cao nên không phải nhà cung cấp thứ ba nào cũng chấp nhận những người bán hàng Việt Nam. Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch qua bên thứ ba quyền lợi của khách hàng không được bảo toàn, nếu giao dịch không thành công, người sử dụng dịch vụ vẫn phải thanh toán phí giao dịch cho bên thứ ba trong khi không thu được khoản tiền nào từ phía khách hàng. Như vậy, có thể thấy nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến, nhiều khách hàng muốn sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để mua hàng qua mạng. Nếu ngân hàng có thể cung cấp dịch vu 200
- thanh toán qua mạng cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng Internet thì sẽ có một thị trường không nhỏ. Ngoài ra, sự gia tăng nhanh chóng về s ố lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam, cho thấy cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng Internet là rất lốn. 2. Những thách thức đặt ra đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam a) Vê'phía Chính phủ Thách thức trong công tác quản lý Do đặc thù của kênh phân phối điện tử, các dịch vụ ngân hàng điện tử có thể được cung cấp bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu trên thế giới. Điều này khiến cho các ngân hàng dễ dàng thoát khỏi sự điều chỉnh và giám sát của chính phủ. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khàn trong việc xác định danh giới và phạm vi điều chỉnh của các giao dịch ngân hàng điện tử. Việt Nam vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một cách cụ thê phạm vi điều chỉnh của các giao dịch ngân hàng điện tử mang tính quốc tế. Điều này sẽ gây trở ngại trong việc mở rộng quy mô phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, do đặc tính công nghệ của dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng không cần thiết phải hiện diện mà vẫn có thể thực hiện giao dịch ngân hàng, do vậy tội phạm kinh tế, đặc biệt là rửa tiền, trở nên dễ dàng hơn. 201
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cạnh tranh ngân hàng: Khi dịch vụ ngân hàng điện tử là lợi thế
3 p | 279 | 73
-
Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá
12 p | 203 | 23
-
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam tỉnh Bắc Ninh
8 p | 84 | 18
-
Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam
8 p | 80 | 12
-
Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Bình Dương
9 p | 93 | 11
-
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
15 p | 51 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
14 p | 111 | 10
-
Dịch vụ ngân hàng điện tử và quá trình phát triển tại Việt Nam: Phần 1
184 p | 19 | 9
-
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV Thủ Dầu Một
10 p | 97 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 61 | 8
-
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại Xây dựng Việt Nam - Chi nhánh Long An
6 p | 17 | 6
-
Cơ hội và thách thức trong xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
5 p | 58 | 6
-
Khuyến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử nghiên cứu điển hình tại Maritime bank
17 p | 51 | 5
-
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Dương
12 p | 121 | 5
-
Dịch vụ ngân hàng điện tử: Thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
7 p | 58 | 5
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
5 p | 8 | 3
-
Sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh đánh cắp danh tính trực tuyến - Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Hà Nội
11 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn