Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
109(09): 15 - 19<br />
<br />
ĐIỂN CỐ TRONG THƯ TRÌ THI TẬP CỦA VŨ PHẠM HÀM<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Điển cố là một câu chuyện về việc cũ người xưa được rút gọn lại hoặc có thể chỉ là một vài chữ<br />
được rút ra từ tác phẩm cổ. Trong Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm đã sử dụng một số điển cố nhằm<br />
giúp câu thơ ngắn gọn, súc tích, thanh nhã, sinh động. Các điển cố ông sử dụng chủ yếu được rút<br />
ra từ truyền thuyết, thơ văn cổ Trung Hoa. Ông không dùng nhiều điển cố và những điển cố trong<br />
thơ ông thường dễ hiểu. Đó có thể là một vài từ ngữ nhằm gợi đến bài học về phẩm chất đạo đức<br />
của con người, có thể là mượn tên một nhân vật nào đó trong sách xưa hoặc một số từ được lấy từ<br />
Kinh Thi… Với cách dùng điển khéo léo, tinh tế, Vũ Phạm Hàm đã làm tăng thêm sức biểu cảm<br />
và sự sâu sắc cho câu thơ đồng thời thể hiện được vốn kiến thức uyên bác của ông.<br />
Từ khoá: điển cố, Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm, ngắn gọn, uyên bác<br />
<br />
Điển cố là một trong những biện pháp tu từ<br />
được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ<br />
văn trung đại nhằm giúp cho câu thơ, câu văn<br />
cô đọng, hàm súc, ý nhị và sâu sắc. Theo<br />
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn<br />
học sử yếu thì “Điển 典 (nghĩa đen là việc cũ)<br />
là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến một<br />
việc cũ, một sự tích xưa khiến cho người đọc<br />
sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu<br />
được ý nghĩa và cái lý thú của câu văn. Dùng<br />
điển chữ Nho gọi là dụng điển 用 典 hoặc sử<br />
sự 使 事 (nghĩa đen là khiến việc) ý nói sai<br />
khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng<br />
vào bài văn của mình” [1, 170]. Nguyễn Ngọc<br />
San trong Từ điển điển cố văn học trong nhà<br />
trường thì cho rằng “ … Điển cố là viết gọn<br />
chuyện cũ lời xưa thành đôi ba chữ để đưa<br />
vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc,<br />
ngắn gọn, lời ít ý nhiều” [3, 3]. Điển cố xuất<br />
hiện ở hầu hết các thể loại trong văn học cổ<br />
như thơ ca, từ phú, biền văn, tản văn… và<br />
được coi là “một dạng thức độc đáo để biểu<br />
hiện tư tưởng, tình cảm cũng như để xây dựng<br />
hình tượng nghệ thuật” [2, 5]. Chính vì vậy,<br />
muốn hiểu các tác phẩm văn học cổ chúng ta<br />
không thể không quan tâm đến cách sử dụng<br />
điển cố và vai trò của điển cố.*<br />
Vũ Phạm Hàm là một vị Thám hoa, là người<br />
đã từng đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội,<br />
thi Đình cho nên chắc chắn rằng ông là người<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915176762<br />
<br />
rất thông thuộc các tác phẩm thi phú, kinh, sử,<br />
truyện… trong kho tàng thư tịch cổ và việc<br />
vận dụng những kiến thức đó trong sáng tác<br />
cũng góp phần thể hiện học vấn uyên thâm<br />
của ông. Các điển cố trong Thư Trì thi tập<br />
không nhiều và hầu hết đều được lấy từ trong<br />
sách vở Trung Hoa. Qua việc tìm hiểu những<br />
điển cố trong tập thơ này chúng ta sẽ có cơ<br />
hội hiểu rõ hơn về tư tưởng tình cảm cũng<br />
như tài năng thi ca của tác giả.<br />
Điển cố có khi chỉ là vài từ nhưng ẩn trong<br />
hình thức cô đọng ấy là cả một thế giới hình<br />
tượng với những bài học về phẩm chất đạo<br />
đức, những triết lý nhân sinh sâu sắc, những<br />
kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống mà tác<br />
giả mượn của người xưa để gửi gắm suy nghĩ<br />
của mình. Trong bài 調 同 院 年 兄 恭 平 叔<br />
道 成 Điệu đồng viện niên huynh Cung Bình<br />
Thúc đạo thành (Viện huynh Cung Bình Thúc<br />
người cùng viện là Đề Điệu, làm lúc đi<br />
đường), tác giả đã dùng điển cố án nâng<br />
ngang mày:<br />
一簾風雨夜聯床<br />
眉案雙雙對國郎<br />
Nhất liêm phong vũ dạ liên sàng,<br />
Mi án song song đối quốc lang.<br />
(Một mảnh rèm thưa mưa gió liên miên bên<br />
giường,<br />
Ngang mày nâng án cùng với chàng đẹp đôi)<br />
15<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Theo sách Hậu Hán thư, Lương Hồng nhà<br />
nghèo, có khí tiết, nhiều người muốn gả con<br />
gái cho nhưng Hồng không nhận, sau đó lấy<br />
nàng Mạnh Quang xấu người nhưng hết lòng<br />
vì chồng. Mỗi khi dâng cơm cho chồng nàng<br />
đều nâng lên ngang mày để biểu thị sự lễ độ,<br />
mẫu mực của vợ đối với chồng. Dùng điển án<br />
nâng ngang mày ở đây tác giả muốn nói tới<br />
người phụ nữ dịu hiền, thương yêu, kính<br />
trọng chồng.<br />
Cũng có trường hợp từ một câu thơ, một bài<br />
thơ tác giả rút gọn lại thành vài từ. Kinh Thi<br />
là tổng tập thi ca ra đời sớm nhất của Trung<br />
Quốc và được coi là tập đại thành thơ ca dân<br />
gian, được xếp vào một trong các sách kinh<br />
điển của Nho gia. Rất nhiều từ ngữ, câu thơ<br />
của Kinh Thi được người đời sau dùng làm<br />
điển cố trong văn học. Trong Thư Trì thi tập,<br />
Vũ Phạm Hàm cũng mượn điển cố từ Kinh<br />
Thi : “自 顧 夭 桃 猶 摽 梅 Tự cố yêu đào do<br />
xiếu mai” (少 婦 行 - Thiếu phụ hành).<br />
Yêu đào lấy ý từ bài Đào yêu để nói về người<br />
con gái xinh đẹp, trẻ trung; phiếu mai là<br />
mượn từ bài Phiếu hữu mai chỉ người phụ nữ<br />
quá lứa lỡ thì mong tìm được hạnh phúc gia<br />
đình. Bằng cách mượn hai điển cố yêu đào và<br />
phiếu mai, tác giả đã thể hiện sự cảm thông<br />
sâu sắc của mình với số phận người thiếu phụ<br />
“đẹp như ngọc” (頑 如 玉 ngoan như ngọc)<br />
nhưng gặp cảnh éo le để cuối cùng bị gả cho<br />
người thương nhân già “Gân sức thì yếu mắt<br />
kèm nhèm” (筋 力 就 哀 夜 眼 熟 Cân lực<br />
tựu ai dạ nhãn thục).<br />
Có trường hợp từ một câu chuyện thần thoại,<br />
truyền thuyết... người xưa đúc kết thành một<br />
vài từ ngữ ngắn gọn mà hàm chứa được nội<br />
dung ý nghĩa của nó. Từ câu chuyện Hậu<br />
Nghệ xin được thuốc trường sinh của Tây<br />
Vương Mẫu, Hằng Nga lấy trộm thuốc ấy bay<br />
lên cung trăng, Hằng Nga bèn gửi thân ở cung<br />
trăng tác giả đã khái quát thành các điển cố<br />
như : Hằng Nga, Tố Nga, cung Quảng Hàn,...<br />
với ý nghĩa chỉ mặt trăng, tiên nữ, người đẹp,<br />
cung trăng... Trong thơ chữ Hán của Vũ Phạm<br />
Hàm ta cũng bắt gặp những câu thơ dùng các<br />
điển này :<br />
<br />
109(09): 15 - 19<br />
<br />
笑喚姮娥來問訊<br />
Tiếu hoán Hằng Nga lai vấn tấn<br />
(Cười gọi Hằng Nga đến dò hỏi)<br />
(客 中 對 月 Khách trung đối nguyệt<br />
– Nơi đất khách trông trăng)<br />
姮娥應有昔今心<br />
Hằng Nga ứng hữu tích kim tâm<br />
(Nàng Hằng Nga xưa nay có một lòng)<br />
(中 秋 玩 月 Trung thu ngoạn nguyệt –<br />
Trung thu ngắm trăng)<br />
廣寒宮外桂花香<br />
Quảng Hàn cung ngoại quế hoa hương<br />
(Bên ngoài cung Quảng Hàn hoa quế thơm<br />
phức)<br />
(中 秋 對 月 同 石 雲 兄 作 Trung thu đối<br />
nguyệt đồng Thạch Vân huynh tác – Trung<br />
thu đối nguyệt làm thơ với anh Thạch Vân)<br />
卻笑姮娥一女流<br />
Khước tiếu Hằng Nga nhất nữ lưu<br />
(Lại cười Hằng Nga một nữ lưu)<br />
廣寒宮殿無關鎖<br />
分付詩人管素娥<br />
Quảng Hàn cung điện vô quan tỏa,<br />
Phân phó thi nhân quản Tố Nga<br />
(Quảng Hàn cung điện không then khoá,<br />
Nhắn nhủ nhà thơ Quản nàng Tố Nga)<br />
(春 夜 對 月 Xuân dạ đối nguyệt Đêm xuân trông trăng)<br />
Như vậy một điển cố có thể được nhà thơ thể<br />
hiện dưới nhiều hình thức từ ngữ khác nhau<br />
giúp đem lại cho câu thơ, bài thơ sự đa dạng,<br />
uyển chuyển, linh động, tránh cảm giác tẻ<br />
nhạt, khô khan và nhàm chán.<br />
Dùng điển cố cũng giúp tác giả diễn đạt suy<br />
nghĩ và tư tưởng của mình một cách sâu sắc,<br />
hàm súc “言 有 盡 而 意 無 窮 ngôn hữu tận<br />
nhi ý vô cùng” (lời hết nhưng ý không cùng).<br />
Trong Thư Trì thi tập, nhiều câu thơ tác giả<br />
dẫn điển tang hải:<br />
眼前桑海付沈浮<br />
Nhãn tiền tang hải phó trầm phù<br />
(Trước mắt nổi chìm phó mặc bể dâu)<br />
(春 夜 對 月 Xuân dạ đối nguyệt –<br />
Đêm xuân trông trăng)<br />
<br />
16<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
桑海何年樽酒外<br />
Tang hải hà niên tôn tửu ngoại<br />
(Dâu bể năm nào còn ngoài chén rượu)<br />
(遊 还 劍 湖 Du Hoàn Kiếm hồ - Chơi<br />
hồ Hoàn Kiếm)<br />
桑海塵夢五更鍾<br />
Tang hải trần mộng ngũ canh chung<br />
(Bụi trần dâu bể mộng năm canh)<br />
(重 修 鎮 武 觀 Trùng tu Trấn Vũ quán<br />
– Trùng tu quán Trấn Vũ)<br />
Tang hải hay tang điền, tang thương... lấy ý<br />
từ câu Thương hải tang điền (Biển xanh biến<br />
thành nương dâu) chỉ sự thay đổi lớn lao.<br />
Trong con mắt một thi nhân đa sầu đa cảm,<br />
cuộc đời luôn chứa đựng những điều bất ngờ.<br />
Nhất là trong hoàn cảnh thời cuộc đang có<br />
nhiều biến cố lớn lao, bản thân ông cũng chỉ<br />
là một thư sinh áo vải đành phó mặc sự đời<br />
cho “con tạo xoay vần” mà thôi.<br />
Trong văn chương cổ, việc mượn tên một<br />
nhân vật nổi tiếng làm điển cố là hiện tượng<br />
dễ thấy. Vũ Phạm Hàm ở bài 張 遯 叟 祠<br />
Trương Độn Tẩu từ (Đề đền Trương Hán<br />
Siêu) đã viết:<br />
終古高風配孟韓<br />
Chung cổ cao phong phối Mạnh Hàn<br />
(Ngàn năm danh tiếng còn xứng với<br />
hai ông Mạnh Hàn).<br />
Mạnh Hàn ở đây chỉ Mạnh Tử và Hàn Dũ.<br />
Mạnh Tử là người đã kế thừa và phát triển<br />
xuất sắc học thuyết Nho gia do Khổng Tử đề<br />
xướng, được coi là bậc Á Thánh (bậc thánh<br />
nhân thứ hai) của Nho học. Hàn Dũ là người<br />
đời Đường, tinh thông kinh sách, đỗ tiến sĩ,<br />
làm chức thị lang bộ lại. Vì tội dâng sớ can<br />
ngăn vua không mê tín đạo Phật nên ông bị<br />
đổi ra làm thứ sử đất Triều Châu. Qua điển cố<br />
này tác giả thể hiện sự ngợi ca và lòng<br />
ngưỡng mộ của mình đối với Trương Hán<br />
Siêu. Đồng thời ông cũng ngầm có ý so sánh<br />
sự tương đồng giữa Hàn Dũ và Trương Hán<br />
Siêu ở chỗ cả hai người đều phản đối và lên<br />
án đạo Phật.<br />
<br />
109(09): 15 - 19<br />
<br />
Trong bài 交 承 水 仙 花 開 偶 得 Giao thừa<br />
thuỷ tiên hoa khai ngẫu đắc (Làm lúc hoa<br />
thuỷ tiên nở đêm giao thừa), tác giả đã ca<br />
ngợi vẻ đẹp của những đoá thủy tiên bằng lời<br />
thơ thanh nhã, gợi cảm và bằng điển cố dễ<br />
hiểu, tự nhiên:<br />
此身海島與蓬萊<br />
何事籬前帽雪開<br />
Thử thân hải đảo dữ Bồng Lai,<br />
Hà sự ly tiền mạo tuyết khai<br />
(Bồng Lai, hải đảo tấm thân này,<br />
Cớ sao đội tuyết ở bên rào)<br />
Theo lời chú sách Sơn hải kinh thì núi Bồng<br />
Lai ở giữa biển, trên núi có tiên, cung thất<br />
toàn bằng vàng ngọc, chim muông đều trắng<br />
cả, ở xa trông như mây. Như vậy dùng điển<br />
Bồng Lai ở đây ý muốn chỉ cảnh tiên. Hoa<br />
thuỷ tiên trong trắng, cao khiết kia dường như<br />
là sứ giả từ cõi tiên tới để báo tin mùa xuân<br />
về. Trong con mắt nhà thơ, hoa thuỷ tiên với<br />
cốt cách vượt trội, với vẻ đẹp “清 似 寒 霜<br />
淡 似 梅 Thanh tự hàn sương đạm tự mai”<br />
(Trong tựa sương đêm, mỏng tựa hoa mai)<br />
còn mang nét phong lưu đa tình như người<br />
con gái chưa thoát khỏi vòng tình chướng:<br />
情障卻憐猶未<br />
一年一度下陽臺<br />
Tình chướng khước liên do vị thoát<br />
Nhất niên nhất độ há Dương Đài<br />
(Tình chướng lại buồn chưa thể thoát,<br />
Mỗi năm một độ xuống Dương Đài)<br />
Dương Đài là tên ngọn núi ở huyện Vu Sơn<br />
tỉnh Tứ Xuyên, trên đỉnh núi còn di chỉ<br />
Dương Vân đài. Điển cố này được dùng để<br />
nói đến việc trai gái gặp gỡ ân ái. Nhờ dùng<br />
điển cố, tác giả đã làm cho sự diễn đạt của<br />
mình trở nên tinh tế, nhẹ nhàng, kín đáo mà<br />
vẫn làm cho người đọc cảm nhận được ý<br />
nghĩa của câu thơ.<br />
Cũng có trường hợp các tác giả xưa dùng tên<br />
riêng của một địa điểm xảy ra một sự kiện nổi<br />
bật được nhiều người biết đến, chỉ cần nói đến<br />
tên địa điểm đó đã đủ gợi cho mọi người nghĩ<br />
đến sự kiện gắn liền với nó. Trong bài 雪 調<br />
17<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tuyết điệu (Điệu tuyết) Vũ Phạm Hàm đã<br />
dùng điển theo cách này :<br />
花裡樓臺警寂寥<br />
聲聲洌亮碎瓊瑤<br />
從來不入巴人耳<br />
慣引詩心上灞橋<br />
Hoa lý lâu đài cảnh tịch liêu,<br />
Thanh thanh liệt lượng toái quỳnh dao.<br />
Tòng lai bất nhập ba nhân nhĩ,<br />
Quán dẫn thi tâm thưởng Bá Kiều.<br />
(Trong hoa lầu gác cảnh tịch liêu,<br />
Trong veo từng tiếng ngọc quỳnh dao vỡ vụn<br />
sáng loà.<br />
Từ xưa đến nay chẳng lọt tai người,<br />
Quen dẫn hồn thơ đến Bá Kiều.)<br />
Bá Kiều là tên một cây cầu bắc qua sông Bá<br />
Thuỷ ở phía đông huyện Tràng An tỉnh<br />
Thiểm Tây – Trung Quốc. Theo Tam phụ<br />
hoàng đồ, người đời Hán thường tiễn biệt<br />
nhau ở đây, bẻ cành liễu tặng biệt khách, cho<br />
nên cầu này còn được gọi là Tiêu Hồn kiều cầu Mất Hồn. Trong thơ cổ còn có cách nói Bá<br />
Kiều chiết liễu (Bẻ cành liễu tặng biệt nhau nơi<br />
Bá Kiều) cũng xuất xứ từ sự việc này. Dẫn<br />
điển Bá Kiều ở đây tác giả muốn nói tới sự tiễn<br />
biệt, sự chia ly. Vũ Phạm Hàm viết tới 5 bài<br />
bài thơ vịnh tuyết, chủ yếu làm nổi bật sự trong<br />
sạch, cao quý của tuyết. Tuy không tránh khỏi<br />
yếu tố ước lệ tượng trưng nhưng đằng sau đó<br />
người đọc vẫn cảm nhận được sự cô đơn và<br />
nỗi buồn thầm kín của ông.<br />
Khi sử dụng điển cố, ngoài việc mượn tên<br />
người, tên địa danh,... tác giả còn mượn tên<br />
triều đại. Ví như trong bài 書 窗 排 熱 Thư<br />
song bài nhiệt (Bên cửa phòng sách giải<br />
nóng) có câu :<br />
一望長天四散雲,<br />
閉門避熱似逃秦<br />
Nhất vọng trường thiên tứ tán vân<br />
Bế môn tị nhiệt tự đào Tần<br />
(Ngưỡng trông ngày dài mây tan bốn phía<br />
Đóng cửa tránh nóng như tránh giặc Tần)<br />
<br />
109(09): 15 - 19<br />
<br />
Vua Tần hung bạo, thích dùng hình phạt,<br />
chém giết mà không dùng nhân đức. Thời đó<br />
nhân dân vô cùng khổ sở. Từ Tần ở đây ý<br />
muốn nói đến sự ghê gớm, đáng sợ. Cách so<br />
sánh tị nhiệt tự đào Tần (tránh nóng như<br />
tránh giặc Tần) đã khiến ta hình dung ra cái<br />
nóng gay gắt, dữ dội, khủng khiếp khiến mọi<br />
người phải sợ hãi mà tìm cách trốn tránh.<br />
Như vậy, chỉ gói gọn trong một từ mà điển<br />
cố có thể biểu đạt được một nội dung phong<br />
phú, sâu sắc.<br />
Tóm lại, trong Thư Trì thi tập, Vũ Phạm Hàm<br />
có sử dụng đến các điển cố để làm tăng thêm<br />
hiệu quả biểu đạt và tăng sức biểu cảm cho<br />
câu thơ. Điển cố ông sử dụng có thể là từ hay<br />
nhóm từ được rút ra từ những câu chuyện<br />
trong thư tịch cổ hay mượn ý, lời từ câu thơ<br />
hoặc bài thơ của người xưa. Điển cố trong<br />
Thư Trì thi tập gồm hai loại: điển cố câu<br />
chuyện và điển cố từ ngữ. Hình thức thể hiện<br />
của các điển cố cũng rất đa dạng, linh hoạt.<br />
Điển cố có thể là một từ hay một cụm từ, một<br />
điển cố được thể hiện qua nhiều hình thức từ<br />
ngữ khác nhau. Với những điển cố ngắn gọn,<br />
tác giả đã thể hiện được trọn vẹn, súc tích<br />
những quan niệm và ý tưởng của mình. Nhìn<br />
chung Vũ Phạm Hàm không dùng nhiều điển<br />
cố và ông thường dùng loại điển cố dễ hiểu,<br />
quen thuộc. Điều này khiến cho thơ ông luôn<br />
tự nhiên và gần gũi, không rơi vào tình trạng<br />
cầu kỳ, khó hiểu. Việc vận dụng điển cố một<br />
cách phù hợp đã giúp cho thơ ông thêm sâu<br />
sắc, tinh tế, trang nhã, sinh động. Như vậy,<br />
nghệ thuật dụng điển là một trong các yếu tố<br />
góp phần đem lại thành công cho tập thơ và<br />
thể hiện sự uyên bác cũng như tài năng của<br />
Vũ Phạm Hàm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học<br />
sử yếu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.<br />
2. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật<br />
sử dụng điển cố, Nxb ĐH Quốc gia, TP. HCM.<br />
3. Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện (1998), Từ<br />
điển điển cố văn học trong nhà trường, Nxb Giáo<br />
dục, Hà Nội.<br />
<br />
18<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Thị Thu Trang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
109(09): 15 - 19<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE LITERARY ALLUSION IN THU TRI THI TAP<br />
WRITTEN BY VU PHAM HAM<br />
Ngo Thi Thu Trang*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
A literary allusion is a story about the old ancient shortened or maybe just a few words drawn from<br />
ancient writings. In the anthology of Thu Tri, Vu Pham Ham used some literary allusions to make<br />
the verses brief, concise, beautiful and lively. The allusions that he used primarily were drawn<br />
from legends and ancient Chinese poetry. He did not use so many literary allusions; however,<br />
these allusions of his poetry are quite understandable. It may be a few words to remind people of<br />
lessons about the moral values of human being, probably the name of a character borrowed in<br />
ancient books or a few words taken from the Book of Poetry... With typical ingenious and subtle<br />
usages, Vu Pham Ham have increased expressiveness and deep understanding to verses and<br />
demonstrate his wide knowledge .<br />
Key words: literary allusion, Thu Tri thi tap, Vu Pham Ham, short, wide knowledge<br />
<br />
Ngày nhận bài: 21/5/2013; Ngày phản biện: 13/6/2013; Ngày duyệt đăng: 02/10/2013<br />
Phản biện khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915176762<br />
<br />
19<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />