Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN PHƯƠNG TIỆN NGẦM<br />
ỨNG DỤNG ĐẠI SỐ GIA TỬ<br />
Phạm Văn Phúc1, Nguyễn Quang Vịnh2*<br />
Tóm tắt: Bộ điều khiển mờ đã thành công với các đối tượng không biết trước mô<br />
hình toán học, có nhiều thông tin không đầy đủ. Đại số gia tử là cách tiếp cận mới<br />
trong tính toán của logic mờ và đã đạt được một số thành công trong lĩnh vực điều<br />
khiển. Nếu thiết kế tốt thì bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử có thể thích hợp với<br />
đối tượng phi tuyến nên có khả năng ứng dụng được trong các lĩnh vực khác nhau.<br />
Việc kiểm nghiệm thành công bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử trên phương tiện<br />
ngầm (PTN) sẽ mở ra khả năng ứng dụng một lý thuyết mới trong việc thiết kế các<br />
hệ thống tự động. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ đề xuất một bộ điều khiển sử<br />
dụng đại số gia tử theo dõi mục tiêu theo hướng dựa trên các phép đo của các cảm<br />
biến và ứng dụng nó để theo dõi PTN.<br />
Từ khóa: Đại số gia tử, Điều khiển phi tuyến, Phương tiện ngầm.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc điều khiển PTN theo quĩ đạo chính xác và bền vững với môi trường là một trong<br />
những bài toán quan trọng và cần thiết trong quá trình thiết kế chế tạo PTN. Một vài kết<br />
quả nghiên cứu trước đây dựa trên giả thiết mô hình động học tường minh lấy từ các kết<br />
quả kinh nghiệm. Trong khi các bộ điều khiển này cần phải có được hiệu quả điều khiển<br />
tốt nhất, mô hình kinh nghiệm thường không chính xác, khó thực hiện, kết quả điều khiển<br />
mang lại đối với một mô hình không biết chính xác không cao. Kết quả trong [2] sử dụng<br />
phương pháp thích nghi kinh điển và bộ điều khiển chuyển mạch rời rạc để bù các thành<br />
phần phi tuyến đã tuyến tính hoá. Để so sánh với những kết quả điều khiển kiểu thích nghi<br />
kinh điển, các nghiên cứu [5] đã ứng dụng logic mờ và mạng nơ ron làm các phương thức<br />
cơ bản để xấp xỉ các thành phần động học không tường minh gồm cả các nhiễu loạn bổ<br />
sung (và không giả định là các thành phần này tuyến tính); Tuy nhiên, sự tồn tại của nhiễu<br />
bên ngoài và sai số vốn có của hàm xấp xỉ làm cho kết quả bám cuối cùng bị chặn. Kết quả<br />
trình bày trong [4] sử dụng điều khiển chế độ trượt như một công cụ hỗ trợ để ước lượng<br />
sai số trạng thái tĩnh, các bộ điều khiển trượt cho kết quả bền vững tốt, song bộ điều khiển<br />
là rời rạc. Công trình [8] các tác giả mới dừng lại nghiên cứu sử dụng bộ điều khiển mờ-<br />
thích nghi cho ngõ ra một dạng PTN tự hành.<br />
Đại số gia tử (Hedge Algebra - HA) giải quyết hiệu quả các vấn đề trong những môi<br />
trường không chắc chắn nên các nhà nghiên cứu có hướng tới việc ứng dụng trong lĩnh<br />
vực điều khiển và tự động hóa. HA đã được nghiên cứu trong một số bài toán nhận dạng,<br />
chẩn đoán và đã có những thành công đáng kể trong lĩnh vực điều khiển (áp dụng cho một<br />
số bài toán xấp xỉ và điều khiển mô hình đơn giản [6,7]) . Tuy nhiên, sử dụng HA vào bài<br />
toán điều khiển vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Việc nghiên cứu áp dụng bộ điều khiển sử<br />
dụng HA thành công sẽ khẳng định thêm hiệu quả của lý thuyết HA, mở ra khả năng ứng<br />
dụng trong thực tế.<br />
2. ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG CỦA PTN<br />
Xem xét mô hình toán học của PTN 5 bậc tự do chuyển động dưới nước khi không có<br />
tác động của nhiễu loạn môi trường [9]:<br />
x u cos( ) cos( ) v sin( ) w cos( ) sin( )<br />
y u sin( ) cos( ) v cos( ) w sin( ) sin( )<br />
z u sin( ) w cos( )<br />
<br />
<br />
<br />
40 P. V. Phúc, N. Q. Vịnh, “Điều khiển phi tuyến phương tiện ngầm ứng dụng đại số gia tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
q (1)<br />
m22 m 1<br />
u vr 33 wq fu (u ) eu (t )<br />
m11 m11 m11<br />
m11 1<br />
v ur f v (v) ev (t )<br />
m22 m22<br />
m11 1<br />
w uq f w ( w) ew (t )<br />
m33 m33<br />
m33 m11 pg GM L sin( ) 1 1<br />
q uw f q (q ) q eq (t ) (2)<br />
m55 m55 m55 m55<br />
m11 m22 1 1<br />
r uv f r (r ) r er (t )<br />
m66 m66 m66<br />
Trong đó: x, y và z biểu diễn toạ độ Đề các của khối tâm PTN; , , và biểu diễn<br />
các hướng theo 3 trục PTN là nghiêng ngang, nghiêng dọc và góc hướng trong hệ tọa độ<br />
trái đất; u , v và w lần lượt là tốc độ dịch dọc, dịch ngang và lên xuống; p, q, r là vận tốc<br />
góc tương ứng trong hệ tọa độ mang. Các đại lượng u , q và r là các đầu vào mô men<br />
xoắn được cung cấp bởi các cánh quạt của PTN,. eu (t ) , ev (t ) , ew (t ) ,<br />
eq (t ) , er (t ) biểu hiện các nhiễu môi trường xung quanh bị giới hạn bởi sóng, gió,<br />
dòng chảy đại dương, trong đó m=1,2,...5 là các tham số khối lượng và quán tính của PTN.<br />
f k (k ), k u, v, q, r là các thông số động lực học phi tuyến của PTN có thể tìm thấy trong<br />
công trình Do và Pan (2009) và Fosen (2002).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Kiểm soát PTN dựa trên các phép đo góc và khoảng cách<br />
trong không gian ba chiều.<br />
Trong bài báo này sẽ sử dụng mô hình (1) và (2) để đơn giản hóa thiết kế bộ điều<br />
khiển. Trong thực tế, các mô hình trên có giá trị khi PTN hoạt động ở tốc độ thấp và được<br />
trang bị bộ truyền động cuộn bên trong hoặc bên ngoài độc lập (vấn đề này đã được chứng<br />
minh trong công trình của Do và Pan (2009)).<br />
Trong bài báo, ta giải định hướng lắc của PTN được giới hạn: sup v v<br />
M và<br />
t 0<br />
<br />
sup w w M . Giả thiết trên là hợp lý vì lực giảm chấn đã được thể hiện trong phương<br />
t0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 41<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
trình 2 và 3 của hệ phương trình (2). Trong thực tế các lực này được giảm dần theo thời<br />
gian (tham khảo thêm các công trình Fossen (2002) and Li et al. (2008))<br />
Giả sử tín hiệu nhiễu của môi trường được thể hiện bằng phương trình:<br />
ek (t ) d k , k u , v, w, q, r , ở đây d k -là một số dương được tính toán trong thực nghiệm.<br />
Góc pich được giới hạn (t ) max / 2 để tránh điểm dị thường khi tính toán- điều này<br />
phù hợp trong thực tiễn khi thiết kế.<br />
3. ỨNG DỤNG ĐẠI SỐ GIA TỬ TRONG ĐIỀU KHIỂN<br />
HA là sự phát triển dựa trên tư duy logic về ngôn ngữ [6]. Với quan hệ vào - ra theo<br />
logic mờ phải xác định các hàm liên thuộc một cách rời rạc thì với HA có một cấu trúc đại<br />
số dưới dạng quan hệ hàm, cho phép hình thành một tập giá trị ngôn ngữ lớn vô hạn sao<br />
cho cấu trúc thu được mô phỏng tốt ngữ nghĩa của ngôn ngữ giúp cho các quá trình suy<br />
luận của con người.<br />
Bộ điều khiển HAC - Hedge Algebra based Controller gồm 3 khối như Hình 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ bộ điều khiển HAC.<br />
Trong đó: x giá trị đặt đầu vào; xs giá trị ngữ nghĩa đầu vào; u giá trị điều khiển và us<br />
giá trị ngữ nghĩa điều khiển.<br />
Bộ HAC gồm các khối sau:<br />
- Khối I – Normalization (Ngữ nghĩa hoá): biến đổi tuyến tính x sang xs.<br />
- Khối II - SQMs & HA-IRMd (Suy luận ngữ nghĩa): thực hiện phép nội suy ngữ nghĩa<br />
từ xs sang us trên cơ sở ánh xạ ngữ nghĩa định lượng và điều kiện hệ luật.<br />
- Khối III – Denormalization (Chuẩn hoá đầu ra): biến đổi tuyến tính us sang u.<br />
Nhóm tác giả xây dựng một bộ HAC theo tiêu chuẩn tích phân bình phương sai lệch<br />
de <br />
2 <br />
tức là tìm các tham số bộ HAC sao cho I e(t )2 1 dt min .<br />
dt <br />
Để đáp ứng điều kiện trên, bộ điều khiển HAC gồm có đầu vào thứ 1 là sai số e(t) (ký<br />
hiệu là E), đầu vào thứ 2 là đạo hàm sai lệch e(t) (ký hiệu là IE). Đầu ra của bộ điều khiển<br />
là ký hiệu là U với các biến ngôn ngữ: G = {0,Negative (N), W, Positive (P),1}; H– = {<br />
Little (L)}; H+ ={Very (V)}, q=1, p=1,fm(N)=fm(P)=0,5. Các gia tử được lựa chọn như<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1. Lựa chọn tham số cho các biến E, IE, U.<br />
Inputl (E)<br />
Output (U)<br />
Input2 (IE)<br />
H μ (h) μ (h)<br />
H- Little (L) α 0.35 α 0.5<br />
H+ Very (V) β 0.65 β 0.5<br />
Nhãn ngôn ngữ trong đại số gia tử cho các biến E, IE, U như sau: Very Very Negative<br />
(VVN), Very Negative (VN), Negative (N), Little Negative (LN), W, Little Positive (LP),<br />
Posititve (P), Very Positive (VP), Very Very Positive (VVP). Bảng luật điều khiển cho các<br />
nhãn ngôn ngữ HAC được chọn theo thống kê thực tế (bảng 2).<br />
<br />
<br />
42 P. V. Phúc, N. Q. Vịnh, “Điều khiển phi tuyến phương tiện ngầm ứng dụng đại số gia tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 2. Luật điều khiển.<br />
U E<br />
VVN VN N LN W LP P VP VVP<br />
VVN VVN VVN VVN VVN VVN VN N LN W<br />
VN VVN VVN VVN VVN VN N LN W LP<br />
N VVN VVN VVN VN N LN W LP P<br />
IE<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LN VVN VVN VN N LN W LP P VP<br />
W VVN VN N LN W LP P VP VVP<br />
LP VN N LN W LP P VP VVP VVP<br />
P N LN W LP P VP VVP VVP VVP<br />
VP LN W LP P VP VVP VVP VVP VVP<br />
VVP W LP P VP VVP VVP VVP VVP VVP<br />
Tính toán các giá trị định lượng ngữ nghĩa cho biến E, IE:<br />
VVN VN N LN W LP P VP VVP<br />
<br />
0.11 0.211 0.32 0.43 0.51 0.56 0.68 0.79 0.82<br />
Tính toán các giá trị định lượng ngữ nghĩa cho biến U:<br />
VN LN W LP VP<br />
0.124 0.376 0.49 0.624 0.876<br />
6<br />
Bảng bộ nhớ kết hợp định lượng như sau:<br />
u E<br />
0.128 0.167 0.287 0.379 0.495 0.618 0.697 0.817 0.884<br />
0.079 0.0455 0.0455 0.0455 0.0456 0.0455 0.1012 0.224 0.3762 0.5089<br />
0.136 0.0455 0.0455 0.0455 0.0455 0.1022 0.2249 0.3761 0.5089 0.6237<br />
0.298 0.0455 0.0455 0.0455 0.1015 0.2249 0.3761 0.5089 0.6237 0.7751<br />
0.378 0.0455 0.0455 0.1012 0.2248 0.3759 0.5089 0.6237 0.7751 0.8986<br />
0.5089 0.0455 0.1012 0.225 0.3761 0.509 0.5238 0.775 0.8983 0.9542<br />
IE<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.61 0.1012 0.2247 0.3761 0.5087 0.6231 0.7751 0.8987 0.9542 0.9542<br />
0.713 0.2249 0.3761 0.5081 0.7236 0.7755 0.8986 0.9542 0.9542 0.9542<br />
0.8187 0.37 0.5091 0.0237 0.7751 0.8912 0.9543 0.9543 0.9542 0.9542<br />
0.8919 0.505 0.6237 0.7752 0.8987 0.9542 0.9542 0.9544 0.9542 0.9542<br />
<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN<br />
Với dữ liệu đầu vào của quỹ đạo mẫu là đường xoắn ốc có phương trình sau:<br />
T<br />
t t t 0 0 t <br />
d 2 sin 2 cos <br />
10 10 10 10 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 43<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
T<br />
với điều kiện đầu: d 0 1 2 0 0 0 0 , mô hình và các tham số điều khiển<br />
được tham khảo tại công trình [7, 8].<br />
Mô hình toán mô phỏng trên MATLAB/SIMULINK thể hiện trên hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình mô phỏng PTN trên Matlab/Simulink.<br />
Trên hình 4 là kết quả sai số bám của các góc đực trưng của PTN. Từ kết quả ta có thể<br />
rút ra được các kết luận sau:<br />
- Bộ điều khiển HA bám quĩ đạo cho dạng PTN 6 bậc tự do đã thực hiện bám tiệm cận<br />
theo quĩ đạo cho trước.<br />
- Khả năng bám dựa trên việc thích nghi với mô hình phi tuyến của PTN và khử bỏ<br />
được nhiễu môi trường.Từ giây 28 trở đi hệ gần như bám hoàn toàn theo quĩ đạo với nhiễu<br />
dòng chảy của môi trường trong giới hạn.<br />
- Giải thuật HA cho phép PTN bám theo một quĩ đạo liên tục, quán tính (hệ có chứa<br />
thành phần lực quán tính do chuyển động theo quĩ đạo xoắn ốc).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sai số bám của các biến góc nghiêng ngang (roll - ), nghiêng dọc (pitch -<br />
) và góc hướng (yaw - ) theo thời gian.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã phát triển bộ điều khiển HA cho một đối tượng phi tuyến hoạt động không<br />
rõ ràng. Kết quả nhận được đã minh chứng tính đúng đắn của thuật toán. Kết quả nghiên<br />
cứu làm tiền đề cho việc phát triển hệ điều khiển phi tuyến thích nghi ứng dụng HA với<br />
các hệ thống tương tự<br />
Kết quả nhận được cho thấy: hệ thống sử dụng bộ điều khiển HAC đều đáp ứng được<br />
các yêu cầu về chất lượng và mở ra khả năng ứng dụng. Trong quá trình thiết kế hệ thống<br />
cho thấy khi sử dụng HA trong thiết kế bộ điều khiển có thể tạo ra một cấu trúc đại số<br />
dưới dạng quan hệ hàm, cho phép hình thành một tập biến ngôn ngữ lớn để mô tả các quan<br />
hệ vào - ra. Như vậy, chất lượng của hệ thống điều khiển đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều so<br />
với các bộ điều khiển khác. Tuy nhiên, cũng nhận thấy một nhược điểm của HAC: nếu<br />
<br />
<br />
44 P. V. Phúc, N. Q. Vịnh, “Điều khiển phi tuyến phương tiện ngầm ứng dụng đại số gia tử.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
như bộ điều khiển mờ qua mỗi bước thiết kế đều có thể tham khảo ý kiến chuyên gia thì<br />
HAC không thể thực hiện được việc này. Vì vậy, việc thiết kế sẽ khó khăn hơn hoặc phải<br />
có giải pháp thiết kế tự động theo một chỉ tiêu chất lượng đặt ra trước. Điều sẽ được giải<br />
quyết bằng cách nâng cao chất lượng bộ HAC: tăng thêm đầu vào và giảm lược luật điều<br />
khiển và thiết kế bộ điều khiển theo tiêu chuẩn tích phân bình phương sai lệch sử dụng giải<br />
thuật di truyền - vấn đề này được trình bầy trong các công bố sau.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. T.I.Fossen, “Guidance and Control Of Ocean Vehicles,” John Wiley & Sons, 1994.<br />
[2]. M. Santhakumar and T. Asokan, “Coupled, non-linear control system design for<br />
autonomous underwater vehicle (AUV)” in Proc. Int. Conf.on Control, Autom.<br />
Robot., and Vis., 17-20, pp. 2309 –2313, 2008.<br />
[3]. R. P. Kumar, A. Dasgupta, and C. S. Kumar, “A new tracking controller design for<br />
underwater vehicles using quadratic stabilization” J. Dyn.Syst. Meas. Contr., vol.<br />
130, no. 2, 2008.<br />
[4]. L. Lapierre and B. Jouvencel, “Robust nonlinear path-following control of an AUV”<br />
IEEE J. Oceanic. Eng., vol. 33, no. 2, pp. 89–102, 2008.<br />
[5]. G.N. Robert “Advance in Unmanned Marine Vehicles”, Control of Engineering<br />
Series 69 (1996) pp. 92-101.<br />
[6]. [Ho N. C., Lan V. N., Viet L. X. “Optimal hedge-algebra-based controller: Design<br />
and application”, Fuzzy Sets and Systems, 159(8), pp.968-989, 2008.<br />
[7]. Nguyễn Đức Ánh, Phan Tương Lai, Nguyễn Quang Vịnh, “Điều khiển chuyển động<br />
của máy baychữa cháy sử dụng đại số gia tử”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và<br />
công nghệ quân sự, Viện KHK-CN Quân sự, số 36, trang 80-87, 2015.<br />
[8]. Trương Duy Trung, Trần Đức Thuận, Nguyễn Quang Vịnh “mô hình hóa và nhận<br />
dạng tên lửa chống ngầm”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự,<br />
Viện KHK-CN Quân sự, số 28, trang 03-11, 2013.<br />
[9]. Do, K. D., Pan, J., “Control of ships and underwater vehicles: Design for<br />
underactuated and nonlinear marine systems”, Springer, London, 2009.<br />
ABSTRACT<br />
THE NONLINEAR CONTROL OF UNDERWATER VEHICLES<br />
USING HEDGE ALGEBRAS<br />
The fuzzy controller was applied successfully for objects with unknown<br />
mathematical models and incomplete information. Hedge algebras are a new<br />
approach to the calculation of fuzzy logic and achieved some successes in the<br />
control area. A well designed controller using Hedge algebras can be suitable with<br />
nonlinear objects, so can be applied in various areas. The successful test of the<br />
controller using Hedge algebras for underwater vehicles (UV) will open the<br />
application possibility of a new theory in the design of automatic systems. In this<br />
paper we propose a controller using Hedge algebras to track the target in the<br />
direction based on the measurements of the sensors and use it to follow UV.<br />
Keywords: Hedge algebras, Nonlinear control, Underwater vehicles.<br />
<br />
Nhận bài ngày 28 tháng 8 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 10 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 10 năm 2017<br />
1<br />
Địa chỉ: Trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân;<br />
2<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email của tác giả liên hệ: vinhquang2808@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 45<br />