Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG<br />
PHÁO PHÒNG KHÔNG 37MM-2N CẢI TIẾN<br />
Lê Việt Hồng*, Nguyễn Hữu Thắng<br />
Tóm tắt: Mô hình động lực học hệ truyền động pháo phòng không (PPK)<br />
37mm-2N cải tiến là một hệ phi tuyến bất định, trong đó thành phần phi tuyến và<br />
bất định do mô men quán tính của các hệ truyền động gây ra. Bải báo trình bầy<br />
kết quả nghiên cứu phương pháp tổng hợp bộ điều khiển hệ truyền động cho<br />
Pháo phòng không 37mm-2N. Kết quả nghiên cứu được mô phỏng đánh giá trên<br />
phần mềm matlab-similink qua đó làm cơ sở khoa học cho bài toán tự động hóa<br />
hoàn toàn các hệ truyền động PPK37mm-2N.<br />
Từ khóa: Pháo phòng không 37mm-2N; Hệ thống điều khiển; Động lực học.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Một trong các nhiệm vụ quan trọng trong cải tiến PPK 37mm-2N ở chế độ<br />
tự động hoàn toàn là cải tiến hệ truyền động bằng quay tay trở thành hệ truyền<br />
động được dẫn động bởi động cơ điện điều này giúp nâng cao tốc độ và độ chính<br />
xác bám sát của hệ thống, đồng thời giảm quân số tham gia trực tiếp chiến đấu. Để<br />
thực hiện chuyển đổi hệ truyền động quay tay sang hệ truyền động điện, các công<br />
việc cần phải triển khai như sau [3]:<br />
1) Bổ sung hệ thống truyền động động cơ vào hệ thống truyền động<br />
phương vị và tà của pháo.<br />
2) Xác định mô hình và các tham số cho hệ truyền động.<br />
3) Tổng hợp bộ điều khiển cho hệ truyền động đã cải tiến của pháo.<br />
Mô hình động học cho các hệ truyền động phương vị và hệ truyền động tà<br />
của pháo PPK 37mm-2N cải tiến đã được xây dựng trên cơ sở phương pháp thực<br />
nghiệm kết hợp công cụ toán học [1]. Đây là một hệ phi tuyến bất định, trong đó<br />
thành phần phi tuyến và bất định do mô men quán tính của các hệ truyền động gây<br />
ra. Chính vì vậy, việc xây dựng bộ điều khiển bền vững hoạt động ở chế độ trượt<br />
phục vụ cải tiến PPK 37mm-2N là rất phù hợp.<br />
2. XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ CỦA BỘ ĐIỀU KHIỂN<br />
HỆ TRUYỀN ĐỘNG PPK 37MM-2N<br />
2.1. Phương trình trạng thái động lực học hệ truyền động PPK 37mm-2N<br />
Hệ truyền động của PPK 37mm-2N gồm 2 hệ truyền động là hệ truyền động tà<br />
và hệ truyền động phương vị. Phương trình trạng thái mô tả động lực học của hai<br />
hệ truyền động này như sau [1]:<br />
<br />
x A x x B x u M c (1)<br />
Trong đó:<br />
x : là các véc tơ trạng thái góc pháo;<br />
A x : là các ma trận trạng thái hê thống;<br />
B x : Các ma trận điều khiển hệ thống;<br />
u : Là vec tơ tín hiệu điều khiển;<br />
<br />
<br />
60 L. V. Hồng, N. H. Thắng, “Tổng hợp hệ thống điều khiển … 37mm-2N cải tiến.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
M c : Ma trận mô men cản của tải;<br />
Với:<br />
0 1 0 0 0 0 0 0 <br />
0 0 1 0 0 0 0 0 <br />
<br />
0 0 0 1 0 0 0 0 <br />
<br />
0 421 2505 80 0 0 0 0 <br />
A 0 0 0 0 0 1 0 0 ;<br />
<br />
0 0 0 0 0 0 1 0 <br />
0 0 0 0 0 0 0 1 <br />
<br />
80000 1000 <br />
0 0 0 0 0 <br />
J 2 PV<br />
2500 <br />
J 2 PV<br />
80 <br />
<br />
0 0 <br />
0 0 <br />
<br />
0 0 <br />
<br />
13.61 0 <br />
30 u <br />
B 0 0 ; Mc max<br />
;u T <br />
20 uPV <br />
0 0 <br />
0 0 <br />
(2)<br />
2500 <br />
0 J 2 PV <br />
<br />
<br />
J 2 PV 200 12sin 2 167 cos 2 Jbd<br />
: góc quay tà ; J bd : Thành phần quán tính bất định.<br />
Phương trình động học cho thấy hệ truyền động PPK 37mm-2N là một đối<br />
tượng phi tuyến bất định, trong đó thành phần phi tuyến và bất định là do mô men<br />
quán tính của hệ truyền động phương vị gây ra. Nếu xem thành phần mô men quán<br />
tính của khối tà với trục quay phương vị như là một thành phần nhiễu bất định khi<br />
đó mô men quán tính khối phương vị được viết lại thành:<br />
J 2 PV 200 f ; f 219 kgm 2 (3)<br />
và như vậy, hai hệ truyền động phương vị và truyền động tà là độc lập. Khi đó mô<br />
hình truyền động pháo phòng không PPK 37mm-2N được mô tả bởi hai mô hình<br />
truyền động độc lập là mô hình truyền động tà và mô hình truyền động phương vị.<br />
2.1.1. Mô hình truyền động tà<br />
Gọi là góc tà và đặt:<br />
x1T yT ; x1T x2T ; x2T x3T ; x3T x4T (4)<br />
Với các tham số của hệ truyền động tà, [1] đã đưa ra hệ truyền động cho khối tà<br />
của pháo phòng không 37mm-2N cải tiến như sau:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 61<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
xT AT xT BT uT M cT (5)<br />
Trong đó:<br />
0 1 0 0 0 <br />
0 0 1 <br />
0 0 <br />
; BT ; M<br />
AT cT max 30 Nm ;<br />
0 0 0 1 0 <br />
<br />
0 421 2505 80 13.16 <br />
2.1.2. Mô hình truyền động phương vị<br />
Gọi là góc phương vị và đặt:<br />
x1PV yPV ; x1PV x2 PV ; x2PV x3 PV ; x3 PV x4 PV<br />
Với các tham số của hệ truyền động phương vị, [1] đã đưa ra hệ truyền động<br />
cho khối phương vị của pháo phòng không PPK 37mm-2N cải tiến như sau:<br />
<br />
x PV APV xPV BPV uPV M c PV (6)<br />
0 1 0 0 <br />
0 0 1 0 <br />
<br />
Với: APV 0 0 0 1 ;<br />
<br />
0 80000 1000 <br />
2500 80 <br />
200 f 200 f <br />
<br />
0 <br />
0 <br />
<br />
BPV 0 ; M c PV 20 Nm ; f 219 kgm 2 <br />
<br />
2500 <br />
200 f <br />
2.2. Tổng hợp bộ điều khiển hệ truyền động PPK 37mm-2N<br />
Theo [2] để tổng hợp bộ điều khiển cho (5) và (6) hoạt động trên chế độ trượt,<br />
mặt trượt s x được chọn như sau:<br />
s x c T x với c T c1 c2 c3 1 (7)<br />
Với các giá trị của C được chọn sao cho:<br />
| I A11 A12 c1T | 0 (8)<br />
trong đó:<br />
0 1 0 0 <br />
A11 0 0 1 ; A12 0 ; c1T c1 c2<br />
c3 (9)<br />
0 0 0 1 <br />
có nghiệm bên trái trục ảo.<br />
Thay (9) vào (8) ta được:<br />
3 2 c3 c2 c1 0 (10)<br />
<br />
<br />
<br />
62 L. V. Hồng, N. H. Thắng, “Tổng hợp hệ thống điều khiển … 37mm-2N cải tiến.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Với giả thiết (10) có các nghiệm là a1 , a2 , a3 . Khi đó (10) trở thành:<br />
a1 a2 a3 0 (11)<br />
Như vậy để (10) có nghiệm nằm bên trái trục ảo, thì phải là các số<br />
dương.<br />
Bằng phương pháp đồng nhất đa thức ta có:<br />
c3 a1 a2 a3<br />
<br />
c2 a1a2 a2 a3 a1a3 (12)<br />
c1 a1a2 a3<br />
<br />
Như vậy để tổng hợp bộ điều khiển cho hệ truyền động (5) và (6) hoạt động<br />
trong chế độ trượt, mặt trượt s(x) được chọn là (7) với các hệ số được chọn theo<br />
(12).<br />
2.2.1. Với hệ truyền đông tà<br />
Hệ truyền động tà được mô tả bởi (5). Để xác định mặt trượt, từ (12), chọn:<br />
a1 5; a2 10; a3 20 , khi đó ta có phương trình mặt trượt như sau:<br />
sT xT 1000 x1T 350 x2T 35 x3T x4T (13)<br />
Từ phương trình (5), hệ truyền động tà là hệ truyền động có tham số hệ thống<br />
không thay đổi. Như vậy để tổng hợp hệ truyền động tà, ta sẽ áp dụng luật điều<br />
khiển (14).<br />
1<br />
1 T <br />
c BT c AT xT k1 J 2T sT xT sign sT xT khi sT xT 1<br />
T<br />
<br />
uT <br />
1<br />
<br />
c T BT c T AT xT k1 J 2T sign s xT khi sT xT 1<br />
(14)<br />
Các tham số của bộ điều khiển được chọn:<br />
20; k1 320; k2 10000; 4 (15)<br />
Từ ma trận tham số hệ thống, luật điều khiển (14) với mặt trượt được chọn (13)<br />
và bộ tham số điều khiển (15) ta có:<br />
1<br />
c T BT c T AT xT 44 x2T 191x3T 3.4 x4T (16)<br />
Thay (15) và (16) vào (14) ta được bộ điều khiển cho hệ truyền động tà:<br />
1<br />
<br />
44 x2T 191x3T 3.4 x4T 10000 s 4 30 sign sT xT khi sT xT 1<br />
uT <br />
44 x 191x 3.4 x 10000 30 sign s x khi s x 1<br />
2T 3T 4T T T T T<br />
<br />
(17)<br />
2.2.2. Với hệ truyền động phương vị<br />
Hệ truyền động phương vị được mô tả bởi (6). Để xác định mặt trượt, tương tự<br />
như với hệ truyền động tà, từ (12) chọn: a1 5; a2 10; a3 20 , khi đó ta có<br />
phương trình mặt trượt:<br />
sPV xPV 1000 x1PV 350 x2 PV 35 x3 PV x4 PV (18)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 63<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
Phương trình (6) cho thấy hệ truyền động phương vị của Pháo phòng không<br />
PPK 37mm-2N sau cải tiến có các ma trận động học của hệ chứa các tham số bất<br />
định nằm trong dải cho trước cụ thể như sau:<br />
Ma trận trạng thái<br />
400 a42 190.8; 2505 a43 2502 (19)<br />
Ma trận điều khiển :<br />
5.96 b14 12.5 (20)<br />
Do hệ (6) chứa các thành phần bất định nên để tổng hợp bộ điều khiển cho hệ<br />
truyền động bám phương vị của pháo phòng không PPK 37mm-2N sau cải tiến, ta<br />
áp dụng luật điều khiển:<br />
uPV u1 u0 (21)<br />
với u0 là véc tơ bao gồm các phần tử:<br />
u0i i xPV di gi sign siPV xPV ; i 1...m<br />
trong đó:<br />
1<br />
<br />
x kJ 2PV sPV xPV sign sPV xPV (22)<br />
<br />
với: k 4000; 4; D G 30 (23)<br />
u1 uPV được xác định như sau:<br />
n<br />
uiPV i , j x jPV<br />
j 1<br />
<br />
Với các hệ số và :<br />
11 0; 11 0;12 48; 12 135.9;<br />
(24)<br />
13 361; 13 172.6;14 7.5; 14 3.6<br />
và các hệ số ij :<br />
11 khi sPV xPV x1PV 0 48 12 khi sPV xPV x2 PV 0<br />
11 ; 12 ;<br />
11 khi sPV xPV x1PV 0 135.9 12 khi sPV xPV x2 PV 0<br />
361 13 khi sPV xPV x3 PV 0 7.5 14 khi sPV xPV x4 PV 0<br />
13 ; 14 <br />
172.6 13 khi sPV xPV x3 PV 0 3.6 14 khi sPV xPV x4 PV 0<br />
(25)<br />
Thay (22), (24) và (25) vào (21) ta có bộ điều khiển được tổng hợp như sau:<br />
4 1<br />
<br />
u 1 j x jPV 4000 sPV xPV 4 20 sign sPV xPV (26)<br />
j 1 <br />
3. MÔ PHỎNG ĐÁNG GIÁ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG<br />
PPK37MM-2N CẢI TIẾN<br />
Hệ thống truyền động bám tà và phương vị của PPK37mm-2N đã thiết kế được<br />
đánh giá thông qua kết quả mô phỏng trên phần mềm Matlab simulink theo các chỉ<br />
tiêu yêu cầu với các thông số khối động cơ- hộp số truyền động: Động cơ ECMA-<br />
<br />
<br />
64 L. V. Hồng, N. H. Thắng, “Tổng hợp hệ thống điều khiển … 37mm-2N cải tiến.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
F218 hãng delta; mômen đầu trục lớn nhất 57.29 Nm; Tốc độ lớn nhất: 3000v/p;<br />
Thời gian quán tính: 0.016 (s); Hệ số giảm tốc:1/50.<br />
Với các tham số như trên và bỏ qua tổn hao trên hộp số, hệ truyền động của<br />
động cơ là khâu quán tính có:<br />
1<br />
- Hàm truyền khâu quán tính: ;<br />
0.016s 1<br />
57.29<br />
- Mô men đầu ra lớn nhất: 2864.5( Nm)<br />
1/ 50<br />
Khi đó cấu trúc sơ đồ mô phỏng cho các hệ điều khiển truyền động PPK 37mm-<br />
2N được thể hiện trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ mô phỏng cho hệ điều khiển truyền động PPK 37mm-2N.<br />
Kết quả mô phỏng:<br />
Hệ điều khiển được mô phỏng trong hai trường hợp không có nhiễu và có<br />
nhiễu dạng ngẫu nhiên với véc tơ nhiễu nằm trong khoảng -40Nm đến 40Nm.<br />
Với chỉ tiêu thời gian chuyển trạng thái:<br />
Tín hiệu đầu vào là hàm bước như sau:<br />
- Hệ truyền động tà: Hàm bước có bước nhảy là .<br />
- Hệ truyền động phương vị: Hàm bước có bước nhảy là .<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian (s)<br />
(2.a)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 65<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(2.b) Thời gian (s)<br />
Hình 2. Đáp ứng của hệ truyền động bám khối tà với đầu vào Bước.<br />
(2.a) – không có nhiễu tải; (2.b) – có nhiễu tải.<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian (s)<br />
(3.a)<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian (s)<br />
(3.b)<br />
Hình 3. Đáp ứng của hệ truyền động bám khối phương vị với đầu vào bước.<br />
(3.a) – không có nhiễu tải; (3.b) – có nhiễu tải.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
66 L. V. Hồng, N. H. Thắng, “Tổng hợp hệ thống điều khiển … 37mm-2N cải tiến.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Với chỉ tiêu tốc độ bám sát: đầu vào là hàm Sin(t). Như vậy, tốc độ đặt sẽ biến<br />
thiên theo hàm Cos(t) và có giá trị lớn nhất là 1 (rad/s).<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(4.a) Thời gian (s)<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời gian (s)<br />
Hình 4. Đáp ứng của hệ truyền động bám khối tà với đầu vào SIN.<br />
(4.a) – không có nhiễu tải; (4.b) – có nhiễu tải.<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(5.a) Thời gian (s)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 67<br />
GT bám sát<br />
Sai số (Rad)<br />
Nhiễu Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(5.b) Thời gian (s)<br />
Hình 5. Đáp ứng của hệ truyền động bám khối phương vị với đầu vào SIN.<br />
(5.a) – không có nhiễu tải; (5.b) – có nhiễu tải.<br />
Nhận xét: Cả hai hệ truyền động phương vị và truyền động tà đều ổn định<br />
trong cả hai trường hợp có nhiễu và không có nhiễu với sai số bám sát nằm trong<br />
khoảng 0.5 mrad khi véc tơ tốc độ nằm trong dải từ -1rad/s đến 1rad/s. Thời gian<br />
chuyển trạng thái của hệ thống (tính từ khi bắt đầu bước nhảy cho đến khi sai số<br />
của hệ thống nhỏ hơn 1 mrad) là < 2s, đáp ứng các yêu cầu hệ thống.<br />
Đánh giá chung: Kết quả mô phỏng đã cho thấy các bộ điều khiển hoạt động<br />
trong chế độ trượt đã tổng hợp của cả hai hệ truyền động tà và hệ truyền động<br />
phương vị của PPK 37mm-2N đều có tính ổn định bền vững cao và đáp ứng đầy đủ<br />
các chỉ tiêu yêu cầu đặt ra.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Từ mô hình các hệ truyền động đã xây dựng, bài báo đã áp dụng các phương<br />
pháp tổng hợp bộ điều khiển trong chế độ trượt để tổng hợp các bộ điều khiển bám<br />
cho hai kênh truyền động tà và truyền động phương vị PPK 37mm-2N. Các kết quả<br />
mô phỏng cho thấy hiệu quả của hệ thống điều khiển đã được xây dựng và có thể<br />
áp dụng vào thực tiễn cải tiến các cPPK 37mm-2N.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Trang Minh, Chu Anh Mỳ, Nguyễn Hữu Thắng, “Xây dựng mô hình<br />
hệ truyền động PPK 37mm-2N cải tiến bằng thực nghiệm”, Tuyển tập công<br />
trình Khoa học Hội nghị cơ học toàn quốc lần X, Hà Nội – 2017.<br />
[2]. Nguyễn Vũ, “Luận án tiến sỹ kỹ thuật”, Viện KH-CN Quân sự, Hà nội-2004.<br />
[3]. Nguyễn Hữu Thắng, “Hoàn thiện thiết kế và chế tạo trung tâm chỉ huy và<br />
khẩu đội PPK 37mm-2N tự động tác chiến ngày và đêm”, Báo cáo tổng hợp<br />
đề tài KHCN, Hà Nội – 2018.<br />
[4]. Lê Việt Hồng, Nguyễn Vũ, Lê Ngọc Quyết, “Tổng hợp hệ thống điều khiển<br />
bền vững cho lớp đối tượng truyền động điện có mô men quán tính bất định<br />
trong dải cho trước“, Tạp chí NC KH&CN Quân sự, Hà Nội - 2015.<br />
<br />
<br />
68 L. V. Hồng, N. H. Thắng, “Tổng hợp hệ thống điều khiển … 37mm-2N cải tiến.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIS OF MOTION CONTROL SYSTEM FOR 37MM-2N FLAK<br />
<br />
The dynamic model of the 37mm-2N flak is an uncertain nonlinear system, in<br />
which the component is nonlinear and uncertain due to the moment of inertia of<br />
the transmission systems. The paper presents the results of the research on the<br />
method of synthesizing the transmission system controller for 37mm-2N flak. The<br />
problems are simulated and evaluated due to the Matlab/Simulink software.<br />
Keywords: Sliding Mode Controller; Moment of Inertia; 37mm-2N Flak; Nonlinear Dynamic;<br />
Uncertain parameters.<br />
<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 12 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 06 tháng 3 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tự động hóa KTQS.<br />
*Email: le_v_hong@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 69<br />