ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ TỐI ƯU CHO NGHIỆM HỮU<br />
HIỆU TOÀN CỤC CỦA BÀI TOÁN CÂN BẰNG VECTƠ CÓ RÀNG BUỘC VÀ ÁP DỤNG<br />
Trần Văn Sự1<br />
Nguyễn Thanh Phong2<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu điều kiện tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn<br />
cục của bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc tập và bất đẳng thức tổng quát được ký hiệu<br />
bởi (CVEP) trong không gian vô hạn chiều sử dụng công cụ của đạo hàm theo hướng và đạo<br />
hàm Gâteaux. Dưới các giả thiết phù hợp liên quan đến tính lồi tổng quát cho đạo hàm theo<br />
hướng của các hàm mục tiêu, các điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục<br />
của bài toán (CVEP) được thiết lập theo ngôn ngữ của đạo hàm theo hướng. Các điều kiện<br />
tối ưu của (CVEP) cũng được mô tả theo ngôn ngữ đạo hàm Gâteaux. Một số ứng dụng cho<br />
bài toán tối ưu vectơ và bất đẳng thức biến phân vectơ có ràng buộc cũng được cung cấp.<br />
Từ khóa: Bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc, Bài toán tối ưu vectơ và bất đẳng thức biến<br />
phân vectơ có ràng buộc; Điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục, Đạo hàm<br />
theo hướng, Đạo hàm Gâteaux.<br />
1 . Mở đầu<br />
Bài toán cân bằng vectơ có vai trò quan trọng trong toán học ứng dụng và đặc biệt là ứng<br />
dụng trong lĩnh vực điều kiện tối ưu bởi vì nó bao hàm được nhiều bài toán khác nhau như<br />
trường hợp đặc biệt, chẳng hạn bài toán tối ưu vectơ, bài toán bất đẳng thức biến phân vectơ,<br />
bài toán bù vectơ, bài toán điểm yên ngựa vectơ, bài toán cực tiểu phiếm hàm, bài toán điểm<br />
bất động, bài toán cân bằng Nash, v.v. (xem [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7]). Ngày nay điều kiện<br />
tối ưu cho bài toán cân bằng vectơ và áp dụng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của<br />
các tác giả trong và ngoài nước. Sử dụng tính lồi tổng quát của các hàm mục tiêu, Gong [1]<br />
đã thiết lập điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu yếu, hữu hiệu Henig, hữu hiệu<br />
toàn cục và siêu hữu hiệu của bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc cùng với áp dụng kết<br />
quả nhận được cho bài toán tối ưu vectơ và bất đẳng thức biến phân vectơ có cùng ràng<br />
buộc. Sử dụng tính khả vi Gâteaux và Fréchet cho các hàm mục tiêu, Gong [2] đã nhận được<br />
kết quả về điều kiện cần và đủ tối ưu cho các loại nghiệm hữu hiệu của bài toán cân bằng<br />
vectơ có ràng buộc tập và ứng dụng. Về điều kiện tối ưu cho nghiệm hữu hiệu, nghiệm hữu<br />
hiệu Henig và siêu hữu hiệu dùng công cụ của giải tích lồi liên quan đến sự tách các tập lồi<br />
và giải tích không trơn liên quan đến tính khả vi của các hàm ràng buộc của các bài toán<br />
cân bằng vectơ được nghiên cứu khá chi tiết bởi Gong [3], Wei và Gong [5]. Gần đây nhất,<br />
Sự [6], Hằng và cộng sự [7] đã thiết lập các điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu<br />
yếu, nghiệm hữu hiệu Henig và nghiệm siêu hữu hiệu của các bài toán cân bằng vectơ có<br />
ràng buộc tập và bất đẳng thức tổng quát sử dụng công cụ của đạo hàm theo hướng. Tuy<br />
nhiên, trường hợp điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán cân<br />
bằng vectơ có ràng buộc thiết lập dựa theo ngôn ngữ của đạo hàm theo hướng và đạo hàm<br />
Gâteaux là chưa được nghiên cứu.<br />
<br />
1<br />
<br />
. TS, Khoa Toán, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
. ThS, Khoa Toán, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
TRẦN VĂN SỰ - NGUYỄN THANH PHONG<br />
<br />
Mục đích của chúng tôi trong bài báo này là nghiên cứu điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm<br />
hữu hiệu toàn cục của các bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc tập và bất đẳng thức tổng<br />
quát trong không gian Banach dựa theo ngôn ngữ của đạo hàm theo hướng và đạo hàm<br />
Gâteaux cùng với áp dụng kết quả thu được cho bài toán tối ưu vectơ và bất đẳng thức biến<br />
phân vectơ có ràng buộc. Các kết quả nhận được của chúng tôi trong bài báo này là hoàn<br />
toàn mới và chưa từng được nghiên cứu trước đây. 2 . Kiến thức chuẩn bị<br />
Tiểu mục này trình bày các quy ước chung, các khái niệm liên quan đến đạo hàm theo hướng,<br />
đạo hàm Gâteaux, hàm lồi theo nón và xây dựng nghiệm hữu hiệu toàn cục cho bài toán cân<br />
bằng vectơ có ràng buộc (CVEP) và hai trường hợp đặc biệt của nó là bài toán tối ưu vectơ<br />
có ràng buộc (CVOP) và bài toán bất đẳng thức biến phân vectơ có ràng buộc (CVVI). Xuyên<br />
suốt bài báo này, ta quy ước X, Y, Z và W là các không gian tôpô tuyến tính thực, trong đó Y<br />
và Z được sắp thứ tự bởi một nón lồi đóng nhọn có phần trong khác rỗng C và K, tương ứng.<br />
Cho X0 là một tập con khác rỗng của không gian X; một song hàm F : X0 × X0 → Y thỏa mãn<br />
điều kiện cân bằng F(x0, x0) = 0 ∀x0 ∈X0, và các hàm ràng buộc g : X0 → Z, h: X0 → W . Đặt<br />
S∈={x X0 :∈g(x) -K, =h(x) 0}. Tập S được gọi là chấp nhận được của các bài toán (CVEP),<br />
(CVOP) và (CVVI). Gọi Y* và Z* lần lượt là các không gian đối ngẫu tôpô của Y và Z. Nón<br />
đối ngẫu của C và K được định nghĩa tương ứng bởi<br />
C* ={ξ Y∈*: ξ0≥ c∀ C}∈ và K*<br />
<br />
{=η Z* :∈η, k<<br />
<br />
0>≥k ∀K}.∈<br />
<br />
Tựa phần trong của C* được ký hiệu bởi C≠ và được định nghĩa bởi<br />
C≠ ={ξ C∈*: ξ>0<br />
<br />
c∀ C\{0}}.∈<br />
<br />
Bao nón, bao đóng và phần trong của một tập con không rỗng D⊂Y được ký hiệu tương ứng<br />
bởi cone(D) ={td : d D∈, t 0≥}, cl(D) và int D.<br />
Định nghĩa 2.1 ([1, 2, 3, 5]) Một tập con B khác rỗng của một nón lồi C được gọi là một cơ<br />
sở của nón C nếu B lồi, 0∉cl(B) và C =cone(B).<br />
Ta dễ dàng kiểm tra tựa phần trong C≠ ≠φ nếu và chỉ nếu nón lồi C có một cơ sở B.<br />
Khái niệm nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc (CVEP), bài<br />
toán tối ưu vectơ có ràng buộc (CVOP) và bài toán bất đẳng thức biến phân vectơ có ràng<br />
buộc (CVVI) do Xun-Hua Gong [1, 2] đề xuất và được định nghĩa lần lượt như sau.<br />
Định nghĩa 2.2 ([1, 2]) Xét bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc(CVEP). Một vectơ x∈S<br />
được gọi là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVEP) nếu tồn tại một nón lồi và nhọn<br />
H trong Y với C \{0}⊂ intH thỏa mãn F(x, S)∩((−H) \{0})=φ. Ở đây, F(x,S) = y∈S F(x, y).<br />
Để dễ nhìn, ta xét Y = và C =+ [0, = ). Bằng cách chọn nón lồi và nhọn H trùng với nón C,<br />
lúc này mô hình toán học của bài toán (CVEP) có dạng:<br />
x∈ X0<br />
<br />
F(x,<br />
g(x)∈−K<br />
<br />
x) với mọi<br />
<br />
x∈X thỏa mãn<br />
<br />
min<br />
<br />
(H1)<br />
<br />
h(x) = 0<br />
Vectơ<br />
x∈S là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVEP) nếu min F(x, x)= 0 với mọi<br />
x∈X thỏa mãn hệ ràng buộc ( H1).<br />
<br />
2<br />
<br />
TRẦN VĂN SỰ - NGUYỄN THANH PHONG<br />
<br />
Hai trường hợp đặc biệt của bài toán (CVEP) là bài toán tối ưu vectơ có ràng buộc (CVOP)<br />
và bài toán bất đẳng thức biến phân vectơ có ràng buộc (CVVI) được mô tả lại trong bài báo<br />
này dưới dạng.<br />
Định nghĩa 2.3 ([1, 2]) Cho trước một ánh xạ f : X → Y. Nếu song hàm<br />
F(x, y):= f (y) −f (x) x∀, y S∈ và x∈S là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán cân bằng vectơ<br />
có ràng buộc (CVEP) thì x∈S được gọi là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán tối ưu vectơ<br />
có ràng buộc (CVOP).<br />
Trường hợp Y =<br />
<br />
và C<br />
<br />
=+ [0, = ), một mô hình toán học của bài toán (CVOP) có dạng:<br />
<br />
f ( x) với mọi<br />
<br />
x∈ X0<br />
<br />
g(x)∈−K<br />
<br />
x∈X thỏa mãn<br />
<br />
min<br />
<br />
(H2)<br />
<br />
h(x) = 0<br />
Vectơ x∈S là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVOP) nếu min f (x)= f (x) với mọi<br />
x∈X thỏa mãn hệ ràng buộc ( H2).<br />
Ký hiệu L(X, Y) là không gian các ánh xạ tuyến tính bị chặn từ X vào Y. Cho trước một ánh<br />
xạ T : X → L(X, Y), khi đó với mỗi x∈ X, Tx là một phiếm hàm tuyến tính bị chặn từ X vào Y.<br />
Ta có khái niệm sau.<br />
Định nghĩa 2.4 ([1, 2]) Nếu F(x, y):=< Tx, y− x> ∀ x, y∈ S và x∈S là nghiệm hữu hiệu toàn cục<br />
của bài toán bài toán cân bằng vectơ có ràng buộc (CVEP) thì x∈S được gọi là nghiệm hữu<br />
hiệu toàn cục của bài toán bất đẳng thức biến phân có ràng buộc (CVVI).<br />
Tương tự như trên, một mô hình toán học của bài toán (CVVI) có dạng:<br />
x∈ X0<br />
<br />
với mọi<br />
<br />
x∈X thỏa mãn<br />
<br />
min<br />
<br />
(H3)<br />
<br />
h(x) = 0<br />
Vectơ<br />
x∈S là nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVVI) nếu min =< Tx, x><br />
với mọi x∈X thỏa mãn hệ ràng buộc ( H3).<br />
Các định nghĩa sau được lấy trong giải tích không trơn và là công cụ chính để thiết lập điều<br />
kiện tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVEP) cùng với các trường hợp đặc<br />
biệt của nó là các bài toán (CVOP) và (CVVI).<br />
Định nghĩa 2.5 ([4]) Cho X và Y là các không gian tôpô tuyến tính; X0 ⊆ X là một tập con khác<br />
rỗng; f : X0 →Y là một ánh xạ và một điểm x∈ X0.<br />
(a) Với mỗi h∈X , nếu giới hạn sau:<br />
f (x+th) − f (x)<br />
Df (x)(h) = lim<br />
t→0+<br />
<br />
t<br />
<br />
tồn tại thì ta nói Df (x)(h) là đạo hàm theo hướng của f tại điểm x theo hướng<br />
<br />
3<br />
<br />
TRẦN VĂN SỰ - NGUYỄN THANH PHONG<br />
<br />
h. Nếu giới hạn này tồn tại với mọi h∈ X, thì f được gọi là khả vi theo hướng tại x.<br />
(b) Với mỗi x∈ X0 và mọi h∈X , nếu giới hạn sau: f (x+th) − f (x)<br />
DG f (x)(h) = lim<br />
t→0<br />
<br />
t<br />
<br />
tồn tại và DG f (x): X →Y là một ánh xạ tuyến tính liên tục, thì DG f (x) gọi là đạo hàm Gâteaux<br />
của f tại điểm x. Trong trường hợp này, hàm f được gọi là khả vi Gâteaux tại điểm x.<br />
Nhận xét 2.6 Dễ dàng thấy rằng nếu hàm f khả vi Gâteaux tại điểm x thì nó khả vi theo<br />
hướng tại điểm đó. Tuy nhiên, chiều ngược lại sẽ không còn đúng bằng cách xét hàm số thực<br />
f tại điểm x=0 , ở đây f : →<br />
2<br />
. x f (x) = sin(x ) arcsin(+x )<br />
Cuối cùng, định nghĩa tính lồi tổng quát (hay còn được gọi là lồi theo nón) sau làm cơ sở cho<br />
việc đề xuất giả thiết 3.1 (xem tiểu mục 3) làm nền tảng để nghiên cứu điều kiện kiện tối ưu<br />
cho nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVEP).<br />
Định nghĩa 2.7 ([1, 2]) Cho X0 ⊆ X là một tập lồi khác rỗng. Một hàm f : X0 →Y được gọi là Clồi trên X0 , nếu với mọi x, y<br />
X , t [0, 1] ta có tf (x)+(1−t) f (y)∈ f (tx+(1−t)y)+C.<br />
3. Kết quả mới của bài báo<br />
Đầu tiên chúng tôi cung cấp giả thiết sau làm cơ sở cho việc phát biểu điều kiện cần và đủ tối<br />
ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục của các bài toán (CVEP), (CVOP) và (CVVI) dựa theo ngôn<br />
ngữ của đạo hàm theo hướng.<br />
<br />
Giả thiết 3.1 x∈ X0, Fx (.) = F(x, .), h ≡0 và F(x, x) = 0; các hàm mục tiêu<br />
<br />
Fx , g khả vi theo hướng tại x với các đạo hàm theo hướng DFx (x): X →Y là C-lồi<br />
trên tập lồi X0, Dg(x): X →Z là K-lồi trên tập lồi X0, và điều kiện chính quy sau thỏa mãn:<br />
(CQ):<br />
<br />
Tồn tại vectơ x0 ∈S sao cho Dg(x)(x0 − x)∈−int K.<br />
<br />
Chú ý rằng tính lồi theo nón của các đạo hàm theo hướng luôn được xác định trong trường<br />
hợp hàm được xem xét là lồi theo nón trên tập lồi X0. Ngoài ra, nếu giả thiết 3.1 được thỏa<br />
mãn, các nón Q và K lồi thì ta luôn có câc tập sau lồi:<br />
<br />
(DFx(x)(X0 − x)+Q) và (Dg(x)(X0 − x)+ g(x)+ K).<br />
Tiếp theo là các điều kiện cần và đủ tối ưu cho nghiệm hữu hiệu toàn cục của các bài toán<br />
cân bằng vectơ có ràng buộc tập và nón được phát biểu dưới đây như sau.<br />
<br />
4<br />
<br />
TRẦN VĂN SỰ - NGUYỄN THANH PHONG<br />
<br />
Định lí 3.2 Giả sử X, Y và Z là các không gian Banach thực, x∈S thỏa mãn Giả thiết 3.1 và<br />
các nón C và K là lồi đóng và nhọn với các phần trong của chúng khác rỗng trong Y và Z<br />
tương ứng. Giả sử thêm rằng nón C có một cơ sở B. Khi<br />
đó, nếu vectơ x là một nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán (CVEP) thì tồn tại (y*, z*)∈Y*×Z*<br />
\{(0, 0} thỏa mãn<br />
*<br />
≠<br />
*<br />
y ∈C , z ∈K ,<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
< z , g(x) >= 0 ,<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
minx∈X0<br />
< y , DFx(x)(x− x)>+< z , Dg(x)(x− x<br />
0.<br />
Nếu thêm các hàm mục tiêu Fx và g lần lượt là C-lồi và K-lồi trên tập lồi X0, khi đó điều kiện<br />
cần tối ưu sẽ trở thành điều kiện đủ tối ưu.<br />
Chứng minh. Điều kiện cần. Giả sử vectơ x là một nghiệm hữu hiệu toàn cục của bài toán<br />
(CVEP). Theo Định nghĩa 2.2, tồn tại một nón lồi và nhọn H trong Y với<br />
<br />
C \{0}⊂ intH thỏa mãn F(x, S)∩((−H) \{0})=φ.Do đó, F(x, S)∩(−int H)=φ.<br />
Điều này kéo theo<br />
F(x, S)∩(−intQ)=φ.<br />
<br />
(3.1)<br />
<br />
Ở đây Q:= cl H là nón lồi đóng và nhọn trong không gian Banach Y. Ta thấy rằng<br />
<br />
(DFx(x)(X0 − x)+Q)×(Dg(x)(X0 − x)+ g(x)+ K) (−intQ)×(−int K)=φ.<br />
(3.2)<br />
Thật vậy, nếu điều kiện (3.3) sai, khi đó tồn tại x0 ∈ X0, q∈Q và k ∈K sao cho<br />
<br />
(DFx(x)(x0 − x), Dg(x)(x0 − x)+ g(x))∈(−intQ−q)×(−int K −k).<br />
Do các nón Q và K là lồi và có phần trong khác rỗng, ta luôn có các đẳng thức đúng: intQ+Q<br />
= intQ, int K K int K+, suy ra quan hệ sau đúng:<br />
<br />
5<br />
<br />