intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị Bệnh thương hàn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

147
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương hàn là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, lây qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella typhi (S. typhi) và S. para typhi A, S. para typhi B, S. para typhi C gây nên. Bệnh có biểu hiện sốt, lách to và các dấu hiệu tiêu hoá và thường gây nên biến chứng viêm cơ tim và thủng ruột.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị Bệnh thương hàn

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- GIẢI PHẨU BỆNH Bệnh thương hàn
  2. Bệnh thương hàn 1. Định nghĩa : Thương hàn là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, lây qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella typhi (S. typhi) và S. para typhi A, S. para typhi B, S. para typhi C gây nên. Bệnh có biểu hiện sốt, lách to và các dấu hiệu tiêu hoá và thường gây nên biến chứng viêm cơ tim và thủng ruột. 2. Dịch tễ: Là bệnh phải thông báo bắt buộc 2.1. Tình hình bệnh thương hàn hiện nay ở trên Thế giới và ở Việt Nam: -Ước tính trên thế giới có12 -32 triệu trường hợp mắc mỗi năm . - Tại Mỹ tỉ lệ mắc bệnh thương hàn tăng cao ở người nhập cư và những người Mỹ đi du lịch ,thống kê từ 1984 -1994 có 72% trong số 2445 trường hợp thương hàn làđối tượng trên (Nguồn Mandell,Douglas và Bennett,s-Principles and Practice of Infectious Diseases 14 th ,2000,p2344-62)
  3. - ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh từ 20,69 trường hợp trên 100.000 dân, tỉ lệ tử vong là 0,02 trường hợp trên 100.000 dân vào năm 1996 và 12,45 trường hợp và tỉ lệ tử vong 0,03 trên 100.000 dân vào năm 2001 (Nguồn số liệu tại niên giám thống kê ,bộ y tế , 2001,trang 67 ) 2.2. Mầm bệnh: - Do S. typhi và S. typhi para A,B,C có kháng nguyên O, H và Vi. Kháng nguyên Vi rất quan trọng về mặt dịch tễ vì giúp ta phân biệt người lành mang trùng. -Vi khuẩn thương hàn ra ngoại cảnh sống trong nước ,đất ,trong thức ăn như sữa, các đồ vật bị nhơ bẩn… 2.3. Nguồn bệnh 2.3.1. Người mắc bệnh Nguồn bệnh là người mắc bệnh thương hàn, phóng vi trùng ra ngoại cảnh qua phân, nước tiểu, các chất nôn mửa. Người là ổ chứa vi khuẩn chính. ở người bệnh đang lại sức hoặc khỏi có thể mang trùng nhất thời hay mãn tính. Từ 4 - 5% người bệnh đang ở thời kỳ lại sức vẫn có vi tr ùng trong phân trong 3 - 4 tuần sau khi khỏi sốt. Có tỉ lệ từ 3-6% người mang trùng mãn tính thời gian từ 4-5 tháng đến 1 năm hoặc 4-7 năm. Đôi khi từ 31 - 52 năm. Trong các trường hợp này vi trùng xuất hiện không liên tục vì vi khuẩn ở túi mật thỉnh thoảng mới đào thải ra.
  4. 2.3.2. Cơ thể cảm thụ - Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh niên và trung niên chi ếm 60%. ở các nước đang phát triển trẻ em lứa tuổi 8 - 13 tuổi hay bị mắc hơn, không có sự khác biệt về giới. Bên cạnh các yếu tố tuổi còn một số điều kiện tăng khả năng cảm thụ với bệnh như : Thời tiết ,các yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội 2.4. Đường lây truyền Bệnh lây qua đường tiêu hoá do thức ăn nước uống bị nhiễm trùng thương hàn do người bệnh, người lành mang trùng thải ra qua phân : gồm 106 vi khuẩn và 109 vi khuẩn thải ra trong 1 gram phân 3. Sinh lý bệnh : 3.1. Quan điểm trước năm 1970 - Theo De lavergne : Vi khuẩn vào cơ thể qua bộ máy tiêu hoá sẽ tiến tới các hạch qua niêm mạc ruột và sinh sôi nảy nở ở đó từ 10 - 14 ngày (tức thời kỳ nung bệnh). Sau đó vi khuẩn vào máu và dẫ đi khắp cơ thể đó là giai đoạn nhiễm khuẫn huyết của tuần đầu với vi khuẩn vào mật và từ đó quay trở lại ruột khi ấy niêm mạc ruột đã có cảm thụ và gặp lại vi khuẩn gây phản ứng dị ứng mạnh làm loét mảng Payer. Tiếp theo là giai đoạn miễn dịch và khỏi bệnh. Các cuộc mổ
  5. khám tử thi của Siredey ở những bệnh nhân chết trong mấy ngày đầu chưa có tổn thương ở ruột, chỉ thấy các hạch sưng to chứng tỏ quan niệm đó. Các công trình thí nghiệm của Reilly, Rivaliere, Laplane cũng thống nhất với quan niệm tr ên. Như vậy : - Thời kỳ nung bệnh là giai đoạn nhiễm trùng hệ thống bạch huyết, đồng thời vi khuẩn trong các hạch bị phân giải và nội độc tố thoát ra và xâm nhiễm vào hệ thống giao cảm thần kinh sau đó gây tổn thương ở ruột. Bệnh thương hàn vừa là một bệnh nhiễm khuẩn huyết vừa là một bệnh nhiễm độc do đó theo Vincent trong điều trị bệnh này chỉ chú ý diệt khuẩn thôi thì chưa đủ mà phải chú ý cả biện pháp kháng độc. 3.2. Một số giả thuyết khác từ 1970 đến nay: 3.2.1. Một số nghiên cứu khác về nội độc tố: - Bản chất nội độc tố vi khuẩn thương hàn là Lipopolysaccharide vai trò sinh bệnh học của nội độc tố ch ưa được tìm hiểu rõ. Những nghiên cứu thử nghiệm của nội độc tố vi khuẩn cho người tình nguyện thấy lúc đầu nội độc tố gây ớn lạnh, sốt cao, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu là những triệu chứng thường gặp trọng bệnh thương hàn. Nhưng sau đó tiêm thử nghiệm độc tố những lần tiếp theo thì bệnh nhân không có các triệu chứng biểu hiện bệnh thương hàn do họ đã dung nạp độc tố. Nhưng khi những bệnh nhân
  6. này nuốt thử nghiệm vi khuẩn thương hàn vẫn gây bệnh cảnh thương hàn cổ điển. Theo nghiên cứu của Buttler trong nghiên cứu 21 bệnh nhân thương hàn được thử test Liminus đều không thấy nội độc tố trong máu (Tạp chí Arch. Inter. Med. 1978, P138). Qua đó có thể thấy nội độc tố của vi khuẩn bị dung nạp dần, không phải nguyên nhân gây sốt kéo dài của bệnh thương hàn. 3.2.2. Giả thuyết về đại thực bào: Đặc tính duy nhất và quan trọng của bệnh thương hàn là sự xâm nhập nhân lên của vi khuẩn thương hàn và đại thực bào tại gan, lách, các nang lympho ở ruột, hạch mạc treo ruột. Người ta biết rằng đại thực bào sinh ra một chuỗi những hoạt chất là monokins. Những hoạt chất này gồm : TNF (Tumor necrosis factor), yếu tố kháng với Glucocorticoide, yếu tố kích hoạt Lympho bào, Interferon type I. Ngoài ra đại thực bào còn là nguồn gốc sản sinh ra các chất chuyển hoá axit arachidoic và sản phẩm trung gian với o xy. Tất cả các sản phẩm trên của đại thực bào có thể gây hoại tử tế bào, kích hoạt hệ miễn dịch, gây tình trạng mất ổn định của hệ mao mạch, kích hoạt động máu, thúc đẩy giảm sinh tuỷ, gây sốt 4. Lâm sàng: 4.1. Thời kỳ nung bệnh Kéo dài 10 - 15 ngày, im lặng không có triệu chứng gì, có thể thay đổi từ 3 đến 60 ngày tuỳ thuộc vào số lượng vi khuẩn
  7. 4.2. Thời kỳ khởi phát Khoảng từ 6 dến 8 ngày các triệu chứng thường từ từ xuất hiện với các biểu hiện sau: - Nhức đầu là triệu chứng thường gặp, kèm theo mệt nhọc, khó ngủ hoặc mất ngủ. - Không muốn ăn, táo bón, ít khi ỉa chảy. - Sốt từ từ tăng dần đến 39 - 39,50C thường là sốt nóng nhưng cũng có sốt gai rét hoặc có cơn rét run. - Chảy máu cam, ho, viêm phế quản, viêm phổi thường gặp ở thương hàn trẻ em. - Trong thời kỳ này còn có thể thấy trên các cột trước màn hầu những vết loét hình bầu dục dài 6-8mm, rộng 4-6mm tức là "viêm họng Duguet" nó báo hiệu một thể nặng của bệnh. - Nghe phổi có thể thấy ở hai đáy những dấu hiệu viêm phế quản và đáy phổi bên phải gõ tiếng hơi đục, một dấy hiệu mà leusieur coi là rất có giá trị. Xét nghiệm công thức máu ở thời kỳ này chỉ thấy bạch cầu bình thường hoặc giảm, có thể tăng bạch cầu đơn nhân. Còn cấy máu ở thời kỳ này thì tỉ lệ dương tính cao 90% nếu chưa dùng kháng sinh đặc trị.
  8. 4.3. Thời kỳ toàn phát Kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc lâu hơn nếu có biến chứng 4.3.1.Sốt cao liên tục và giữ vững ở mức 39,50C đến 400C làm cho sốt có hình cao nguyên: Thường là sốt nóng hoặc gai rét. Sốt cơn rét run chỉ gặp 30 - 40% các trường hợp. Mạch và nhiệt độ phân ly hiện nay rất hiếm gặp. 4.3.2. Hội chứng nhiễm trùng và nhiễm độc rõ: - Li bì ngơ ngác kèm theo mơ sảng, nhức đầu, sợ ánh sáng. Một số bệnh nhân thời ơ với ngoại cảnh. - Lưỡi khô trắng, môi khô. 4.3.3.Rối loạn tiêu hoá (rất quan trọng) - Chán ăn - ỉa lỏng phân màu vàng đi ngày 3 - 6 lần. - Khám bụng : Bụng chướng hơi, nắn đau khắp bụng, có ùng ục hố chậu phải.
  9. - Lách to : Sờ thấy, gặp ở 30 - 50% các trường hợp hoặc ít ra phải gõ thấy diện đục rộng. - Gan to gặp trong 30 - 40% các trường hợp. 4.3.4. Hồng ban Gặp ở tuần đầu của thời kỳ toàn phát, ban đỏ bằng cánh bèo tấm, kích thước 2 - 4mm. Dạng ban dát hoặc sẩn, vị trí thường ở bụng, ngực, vùng thắt lưng, số lượng ban ít, có khi chỉ 10 ban mỗi lần mọc. Có thể ban mọc vài lượt, cách nhau 3 - 4 ngày, ban có thể tồn tại 8 ngày. 4.3.5. Các triệu chứng ít gặp khác - Ho khan, có ral phế quản - Có thể vàng da, vàng mắt - Có thể gặp ban xuất huyết dưới da, nếu ở người lớn thì đây là tiên lượng nặng, còn gặp ở trẻ em thì không có giá trị tiên lượng. - Hội chứng màng não có thể dương tính ở thời kỳ này xét nghiệm công thức máu chỉ có bạch cầu số l ượng bình thường hay giảm, cấy máu tỉ lệ dương tính thấp hơn thời kỳ khởi phát, nhưng cấy phân lại cho kết quả dương tính và chẩn đoán huyết thanh từ ngày thứ 12 đến ngày
  10. thứ 15 ở những người chưa tiêm phòng có thể có những hiệu giá ngưng kết có giá trị. 4.4. Thời kỳ lui bệnh Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 20 của thời kỳ toàn phát tức là từ 3 - 4 tuần sau khi bệnh bắt đầu, nhiệt độ hạ đột ngột hoặc phần nhiều hạ từ từ. Bệnh nhân tỉnh dần, đi tiểu nhiều và bắt đầu vào thời kỳ lại sức. Đôi khi trước khi khỏi các triệu chứng như nặng thêm lên hoặc nhiệt độ giao động mạnh. Thời kỳ lại sức bắt đầu khi bệnh nhân khỏi sốt hai ngày liền. 5. Các thể lâm sàng 5.1. Thể khối phát bất thường - Hoặc bất chợt, hoặc khu trú đặc biệt vào một bộ phận nào đó làm tưởng như viêm phổi hoặc viêm màng phổi hoặc viêm thận. - Thể lưu động trong đó tuy nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá và hơi sốt đến khi một biến chứng kịch liệt như xuất huyết hay thủng ruột xuất hiện làm sáng tỏ cho cả việc chẩn đoán lẫn tiên lượng. 5.2. Các thể nặng
  11. Do sốt cao, suy nhược cực độ, li bì mê sảng kịch liệt, giật cơ, tụt huyết áp, mạch nhanh mà cổ điển gọi là cử động thất điều. Toàn thân suy nhược có biến chứng viêm não do nội độc tố. 5.3. Các thể tuỳ theo tuổi: 5.3.1. Thể trẻ sơ sinh: Rất hiếm trước 6 tháng, khó chẩn đoán, diễn biến như viêm dạ dày, ruột hoặc như viêm màng não, hoặc sốt không rõ nguyên nhân hoặc như viêm phổi, cấy máu khó thực hiện phải cấy tuỷ xương hay cấy phân 5.3.2.Thể ở trẻ em tuổi 7 -8 tuổi: Trước kia khi chưa xuất hiện thương hàn kháng thuốc thì diễn biến nhẹ và ngắn hơn ở người lớn. Nhưng gần đây thường có biểu hiện sốt dai dẳng, nhiều biến chứng do sự xuất hiện và tăng nhanh thương hàn kháng thu ốc. Biến chứng hay gặp là xuất huyết tiêu hoá hoặc viêm cơ tim. 5.3.3. Người già: Rất nặng, hay có biến chứng vào phổi, tim. Thời kỳ lại sức kéo dài. 5.3.4. Các thể liên kết:
  12. Trên nguyên tắc bất kỳ một bệnh cấp diễ n hay trường diễn nào cũng có thể liên kết được với bệnh thương hàn gây nên bộ mặt lâm sàng và những biến chứng đặc biệt. Nhất là sự liên kết sốt rét với thương hàn, khởi đầu là nguy kịch ngay, nhiệt độ tuyến bị các cơn sốt rét làm sai lạc, lách sưng to ... 6. Biến chứng : 6.1. Biến chứng về bộ máy tiêu hoá: Hai biến chứng quan trọng nhất là xuất huyết và thủng ruột. 6.1.1. Xuất huyết tiêu hoá: - Có thể do xung huyết ở niêm mạc hoặc loét một mạch máu ở ruột. - Thông thường theo cổ điển xuất huyết vào ngày thứ 10 đến 12 nhẹ do sự xung huyết của niêm mạc ruột. Thường biểu hiện đi ngoài, phân đen nát, mùi khắm. - Nếu xuất huyết vào ngày thứ 15 đến 20 thường do loét một mạch máu và biểu hiện lâm sàng thường nặng như : bệnh nhân xanh nhợt, lả đi, mạch nhanh, huyết áp hạ rồi đại tiện ra máu, nhiều khi tử vong không kịp điều trị. 6.1.2 Thủng ruột:
  13. Gặp 3%, là biến chứng đáng sợ nhất, phần vì khó chẩn đoán, phần vì tiên lượng nặng, nhưng các thuốc kháng sinh đã làm thay đổi tiên lượng vì chữa khỏi được mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên tuỳ trường hợp thủng ruột âm ỉ hay kịch liệt 6.1.2.1. Thủng ruột kịch liệt : - Hay gặp ở các thể không được dùng thuốc hoặc vì không biết hoặc vì lưu động không để ý đến. - Khởi đầu kịch liệt ngay : Đau như dao đâm vào hố chậu phải hay bụng dưới, cứng bụng, bí đại tiện và trung tiện. Nhiệt độ, huyết áp hạ, mạch nhanh. Đôi khi cùng với đau bệnh nhân thấy rét run rồi nôn, nấc, chướng bụng, mất vùng đục trước gan, mặt quắt lại, nhiệt độ lại tăng. X quang ở bụng thấy liềm hơi dưới cơ hoành. Cần phải kết hợp kháng sinh Newquinolon với Netromixin hồi sức c ùng với phẫu thuật ngay. 6.1.2.2. Thủng ruột âm ỉ Gặp nhiều hơn thể kịch liệt Bệnh nhân không đau lắm, đau lan toả, không khu trú r õ rệt ở một nơi nào. Bụng hơi cứng, chướng bụng, bí trung đại tiện, mạch nhanh lên, đấy là những dấu
  14. đáng e ngại phải X quang ở bụng ngay để làm liềm hơi dưới cơ hoành. Phải theo dõi ngoại khoa nhưng không dứt khoát phải mổ. Phải điều trị kháng sinh phối hợp cùng với hồi sức nội khoa. 6.1.3. Các biến chứng khác về tiêu hoá: 6.1.3.1. Viêm miệng lợi: Ngoài các vết loét Duguet còn có thể gặp cả loét ở thực quản và dạ dày. 6.1.3.2. Thương hàn đại tràng : Đặc biệt ở chỗ ỉa chảy rất nhiều, bệnh nhân đi ngoài tới 20 - 30 lần mỗi ngày, phân nặng mùi, đồng thời đau nhiều ở thượng vị và hố chậu trái. Những trường hợp điển hình, có thể thấy đại tràng nổi lên. Thương hàn đại tràng hay gặp trong các thể rất nặng. 6.1.3.3. Viêm túi mật: Có thể xuất hiện từ ngày thứ 8 bằng dấu hiệu bệnh nhân thấy đau nhiều hay ít ở dưới gan, có thể đau xiên lên vai. Thường không có hoàng đảm. Thăm khám ấn hạ sườn phải, có thể sờ thấy túi mật và điểm túi mật đau. Công thức máu có thể tăng bạch cầu đa nhân. Tiên lượng không đáng e ngại .
  15. 6.1.3.4. Viêm gan: Có thể có vàng da nhẹ, xét nghiệm máu có tăng men gan ATL, AST 6.1.3.5. Viêm tuyến mang tai: Có thể xẩy ra trong bất kỳ thời kỳ nào của bệnh. Viêm mủ trong các thể nặng. 6.2. Biến chứng vào bộ máy tuần hoàn: 6.2.1. Viêm cơ tim: Thường gặp tuần thứ 3 là 100% và 36% ở tuần thứ nhất nếu không đ ược điều trị. Lâm sàng : Nhịp tim nhanh, tiếng mờ, huyết áp hạ, nghe có tiếng ngựa phi, trẻ em có thể truỵ tim mạch.. - Thay đổi điện tim : + Có rối loạn nhịp tim : Có ngoại tâm thu,loạn nhịp hoàn toàn,cuồng động nhĩ,Bloc hoàn toàn hiếm gặp + Có biến đổi các phức hệ :PR kéo dài > 20 giây,điện áp hạ,thay đổi khoảng cách ST và sóng T.
  16. 6.2.2. Viêm động mạch: Gặp ở thời kỳ lui bệnh và lại sức. Hay gặp ở động mạch chi dưới, động mạch chày sau, động mạch kheo, động mạch đ ùi. 6.2.3 Viêm tĩnh mạch: Có thể gặp ở thời kỳ sớm và muộn. Triệu chứng giống như viêm tĩnh mạch trắng đau. 6.3. Biến chứng vào hệ thống thần kinh : 6.3.1. Não viêm thương hàn hay gặp 4 thể sau : \6.3.1.1. Não viêm thể thực vật: - Thể toàn bộ : li bì, mê sảng, hạ huyết áp. - Thể hành não, cầu não, có rối loạn về hô hấp tim mạch 6.3.1.2. Não viêm thể dưới đồi: - Thể tối cấp, tới dốc, sốt cao 420C, hôn mê hoặc sốt cao li bì, urê máu tăng. 6.3.1.3. Não viêm thể thần kinh: - Thể bó tháp (Pyramidale) liệt nửa người, lên cơn động kinh hoặc cẩm khẩu.
  17. - Thể ngoại tháp ( Extrapyramydale) có thể có hội chứng Packinsơn hoặc tăng trương lực cơ, tổn thương thể vân, múa giật, múa vờn như tay bắt chuồn chuồn. - Thể tiểu não : Đơn thuần hay co thắt, co giật. 6.3.1.4. Viêm não thể tinh thần Ngơ ngác, li bì vật vã. Tuy nhiên trên thực tế các thể có thể liên kết nhau. 6.3.2. Biến chứng vào màng não tuỷ Tỉ lệ gặp 6% các trường hợp, trẻ em mắc nhiều gấp đôi người lớn. - Về lâm sàng có thể gặp 2 thể hoặc viêm màng não tuỷ trội hẳn và như triệu chứng khởi phát của bệnh. Đó là thể "thương hàn màng não tuỷ" hoặc chỉ là một triệu chứng trong một bệnh thương hàn nặng có não viêm .Biến đổi nước não tuỷ nhẹ theo kiểu viêm màng não nước trong. Tế bào bình thường, tăng ít, Albumin tăng nhẹ 0,4g - 0,5g/l. Những trường hợp này không ảnh hưởng đến tiên lượng. - Nặng hơn là trường hợp viêm màng não mủ có trực khuẩn thương hàn hay tạp khuẩn.. - Hiếm hơn nhưng cũng hay nguy kịch hơn là có xuất huyết trong màng não là một trong các biểu hiện khác của thương hàn xuất huyết.
  18. 6.4. Biến chứng vào hệ hô hấp 6.4.1. Viêm thanh quản Viêm thanh quản loét, hoại thư gây nhiều, gặp ở các thể nặng. 6.4.2. Biến chứng vào phổi - Viêm phế quản : được coi là triệu chứng thường gặp nhất là ở trẻ em. - Viêm phổi gặp ở thời kỳ khởi phát hay lại sức. - áp xe phổi tiên phát hoặc hậu phát do tắc tĩnh mạch nh ưng hiện nay rất hiếm. - Tràn dịch màng phổi ,mủ ở khoang màng phổi có thể mở đầu hoặc xuất hiện ở thời kỳ toàn phát, nước hút ra có thể có máu ,mủ ở khoang màng phổi. + Hoặc tràn dịch pha lẫn máu do thương hàn hoặc do vi khuẩn lao 7. Các dấu hiệu sinh học 7.1. Huyết đồ - Thường là bạch cầu hạ 2500mm3 chiếm >60%, 9000mm3 chiếm 13%. - Tỉ lệ Hemoglobin hạ thấp dưới 100- 120g/lít
  19. - Tiểu cầu thường là bình thường : 150giga/ lít - Tốc độ máu lắng tăng cao 20 - 40mm ở giờ thứ nhất. - Các yếu tố đông máu bình thường, trừ khi có viêm gan cấp cơ thể có biến loạn nhẹ về đông máu : fibrin/ máu giảm < 3g/lít gặp 16% hoặc tăng 5g/l : 28%. 7.2. Biến đổi về các enzym - ALT và AST tăng gặp 44% các trường hợp, chỉ tăng caoAST gặp 11%. - Photphataza kiềm bình thường. - Lactat dehydroraza tăng cao trong 80% các trường hợp - Creatinin tăng cao trong 30% các trường hợp 7.3. Biến đổi về điện giải Điện giải đồ thường giảm hơn bình thường 7.4. Biến đổi sinh hoá học
  20. Bệnh thương hàn Bác sĩ Phạm thị Khương 1. Định nghĩa : Thương hàn là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, lây qua đường tiêu hoá do trực khuẩn Salmonella typhi (S. typhi) và S. para typhi A, S. para typhi B, S. para typhi C gây nên. Bệnh có biểu hiện sốt, lách to và các dấu hiệu tiêu hoá và thường gây nên biến chứng viêm cơ tim và thủng ruột. 2. Dịch tễ: Là bệnh phải thông báo bắt buộc 2.1. Tình hình bệnh thương hàn hiện nay ở trên Thế giới và ở Việt Nam: -Ước tính trên thế giới có12 -32 triệu trường hợp mắc mỗi năm .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2