Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ ĐẶT STENT HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
*<br />
<br />
Võ Thành Nhân*, Trần Nguyễn Phương Hải<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy can thiệp đặt stent động mạch cảnh an toàn và hiệu<br />
quả cho những bệnh nhân có tổn thương giải phẫu phù hợp. Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên<br />
cứu nào về vấn đề này được công bố nên chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả ngắn hạn và trung hạn các<br />
trường hợp đặt stent động mạch cảnh trong điều kiện thực tế Việt Nam, cụ thể là tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp: Theo dõi định kỳ mỗi tháng những bệnh nhân đã được đặt stent động mạch cảnh tại<br />
khoa Tim Mạch Can Thiệp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2003 đến tháng 12/2010 để đánh giá kết quả và<br />
hiệu quả của thủ thuật.<br />
Kết quả: Trong khoảng thời gian trên đã có 30 bệnh nhân được đặt stent động mạch cảnh. Tỉ lệ thành<br />
công giải phẫu là 100%, thành công lâm sàng là 96,6%. Chỉ có một trường hợp (3,33%) tai biến đột quỵ<br />
ngay sau khi thủ thuật. Kết quả sau 1 năm theo dõi ghi nhận: tử vong (0%), nhồi máu cơ tim (0%), tái<br />
thông sang thương đích (6,66%), biến cố chính (MAE) là 3,33%.<br />
Kết luận: Điều trị hẹp động mạch cảnh bằng kỹ thuật đặt stent có thể được tiến hành hiệu quả và an<br />
toàn trong điều hiện thực tế Việt Nam.<br />
Từ khóa: đặt stent động mạch cảnh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CAROTID ARTERY STENTING AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Vo Thanh Nhan, Tran Nguyen Phuong Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 318 - 322<br />
Backgound and Objective: Available data indicate that stenting of the carotid artery with emboli<br />
protection device is safe and effective. There are still no studies on this subject in Vietnam. This study aimed<br />
to evaluate the acute and mid-term results of carotid artery stenting with emboli protection device in Cho<br />
Ray hospital, Viet Nam.<br />
Methods: Patients treated by carotid artery stenting with emboli protection device at Cho Ray hospital<br />
from Jan 2003 to Dec 2010 were followed – up monthly to evaluate the results of the procedure.<br />
Results: there are 30 patients treated by carotid artery stenting with emboli protection device. The<br />
angiographic success and clinical success rates of the procedure are respectively 100% and 96.6%. There was<br />
only one major stroke (3.33%) after several hours of procedure. At the mid – term evaluation, the rates of<br />
MI, restenosis and MAE are respectively 0%, 6.66% and 3.33%.<br />
Conclusion: Carotid artery stenting with emboli protection device is a safe and effective procedure at<br />
Cho ray hospital.<br />
Key words: carotid artery stenting.<br />
* Khoa Tim Mạch Can Thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Nguyễn Phương Hải ĐT: 0908210977<br />
<br />
318<br />
<br />
Email: louispatricehai@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hầu hết những rối loạn thần kinh gây tàn<br />
phế ở người lớn tuổi trên thế giới đều do đột<br />
quỵ. Tần xuất bị đột quỵ chiếm khoảng 2% ở<br />
Châu Âu và Hoa Kỳ. Bệnh động mạch cảnh<br />
chiếm khoảng 30% nguyên nhân gây đột quỵ.<br />
Phẫu thuật bóc tách lớp nội mạc động mạch<br />
cảnh (carotid artery endarterectomy) đã được<br />
thực hiện rộng rãi và được xem như là tiêu<br />
chuẩn vàng trong điều trị bệnh hẹp nặng động<br />
mạch cảnh, kể cả ở một số bệnh nhân có kèm<br />
yếu tố về giải phẫu hoặc yếu tố về chức năng<br />
làm tăng nguy cơ phẫu thuật(1). Điều không<br />
chắc chắn về tính an toàn và hiệu quả của<br />
phẫu thuật bóc tách lớp nội mạc động mạch<br />
cảnh ở những bệnh nhân có nguy cơ phẫu<br />
thuật cao đã dẫn đến nhiều nghiên cứu lâm<br />
sàng trong việc tìm phương pháp điều trị thay<br />
thế (2, 3). Tiềm năng của liệu pháp điều trị can<br />
thiệp nội mạch, có hay không có đặt stent, đã<br />
được chứng minh bởi nghiên cứu CAVATAS<br />
(Carotid And Vertebral Artery Transluminal<br />
Angioplasty Study)(4), nghiên cứu SAPPHIRE<br />
(Stenting and Angioplasty with Protection of<br />
Patients with High Risk for Endarterectomy)(5),<br />
và nghiên cứu CASES-PMS (Carotid Artery<br />
Stenting with Emboli Protection Surveillance<br />
Study)(6). Từ kết quả của những nghiên cứu<br />
này, kỹ thuật đặt stent động mạch cảnh đã<br />
được FDA, Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực<br />
Phẩm Mỹ, chấp thuận như là một trong những<br />
phương pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật<br />
bóc tách lớp nội mạc động mạch cảnh trong<br />
một số tình huống lâm sàng. Tuy nhiên kỷ<br />
thuật này chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt<br />
Nam nên hiệu quả của kỷ thuật này trong điều<br />
kiện thực tế Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả và phân tích hồi cứu.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả những bệnh<br />
nhân hẹp động mạch cảnh >70% có hay không<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
có triệu chứng hoặc hẹp từ 50 - 70% có triệu<br />
chứng (thoáng thiếu máu não hoặc nhồi máu<br />
não) nhập khoa Tim Mạch Can Thiệp Bệnh<br />
Viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/2003 đến<br />
12/2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Không có sang thương có ý nghĩa tại động<br />
mạch cảnh.<br />
Tắc hoàn toàn động mạch cảnh chung hay<br />
cảnh trong trên chụp mạch cản quang.<br />
Có sang thương hẹp có chỉ định điều trị<br />
can thiệp đặt stent tại động mạch cảnh nhưng<br />
bệnh nhân từ chối đặt stent.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Các đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
và không có tiêu chuẩn loại trừ được chọn vào<br />
nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành chọn và theo<br />
dõi đối tượng nghiên cứu từ tháng 01/2003 đến<br />
tháng 12/2010<br />
Những bệnh nhân chưa can thiệp động<br />
mạch cảnh đều được hỏi bệnh sử, tiền sử bản<br />
thân và gia đình, khám lâm sàng, đồng thời<br />
thực hiện các xét nghiệm (công thức máu,<br />
đường huyết, BUN, Creatinine, điện giải đồ,<br />
tổng kê lipid máu, chụp X-quang ngực thẳng,<br />
đo điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm động<br />
mạch cảnh), chụp động mạch cảnh cản quang<br />
để xác định có bệnh lí tại động mạch cảnh cần<br />
phải điều trị can thiệp. Sau đó, bệnh nhân và<br />
thân nhân được giải thích tình trạng bệnh, các<br />
phương pháp điều trị, lợi ích và nguy cơ của<br />
từng phương pháp. Những bệnh nhân đồng ý<br />
và được điều trị bằng can thiệp đặt stent động<br />
mạch cảnh được đưa vào nghiên cứu.<br />
Hồi cứu hồ sơ bệnh án đối với những<br />
bệnh nhân đã được can thiệp động mạch<br />
cảnh trước đó.<br />
Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi hàng<br />
tháng tại phòng khám Tim Mạch Can Thiệp<br />
bệnh viện Chợ Rẫy và liên lạc qua điện thoại<br />
để đánh giá triệu chứng lâm sàng sau khi bệnh<br />
nhân được can thiệp đặt stent động mạch<br />
cảnh, cũng như để đánh giá về mức độ và tỉ lệ<br />
tái hẹp.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
319<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Các thông tin về chụp mạch cảnh cản<br />
quang sẽ được phân tích off – line từ các đĩa<br />
CD lưu trữ tại khoa Tim Mạch Can Thiệp bệnh<br />
viện Chợ Rẫy: kết quả chụp và can thiệp động<br />
mạch cảnh tại thời điểm đầu tiên cho đến nay<br />
được xử lí bằng phần mềm ACOM.TC LITE<br />
BROWSER.<br />
<br />
Xử lý thống kê<br />
Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS<br />
16.0. Các biến định lượng được tính giá trị<br />
trung bình và độ lệch chuẩn. Các biến định<br />
tính được tính tỉ lệ.<br />
<br />
KẾTQUẢ<br />
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 30<br />
bệnh nhân được can thiệp động mạch cảnh<br />
trong đoạn ngoài sọ và theo dõi tại khoa Tim<br />
Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng<br />
01/2003 đến tháng 12/2010.Tỷ lệ nam/nữ: 1.14,<br />
tuổi trung bình: 61 ± 15 (trên 70 tuổi chiếm<br />
43,3%). Những bệnh nhân trong mẫu nghiên<br />
cứu đều có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ<br />
như: tăng huyết áp (70% bệnh nhân), đái tháo<br />
đường (43,3%), rối loạn lipid máu (66,7%).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng và chụp động mạch<br />
cảnh của mẫu nghiên cứu (bảng 1 và 2)<br />
Bảng 1: đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu:<br />
Đặc điểm<br />
Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Tuổi > 70<br />
13<br />
43,3<br />
Giới tính (Nam)<br />
16<br />
53,3<br />
Có triệu chứng<br />
21<br />
70<br />
Suy thận (Creatinine ><br />
6<br />
20<br />
2,5mg%)<br />
Tiền sử THA<br />
21<br />
70<br />
Đái tháo đường<br />
13<br />
43,3<br />
Tiền sử can thiệp động mạch<br />
14<br />
46,6<br />
vành<br />
Tiền sử can thiệp động mạch<br />
7<br />
23,3<br />
cảnh<br />
Tiền sử bóc tách lớp nội mạc<br />
0<br />
0<br />
động mạch cảnh<br />
Tiền sử cơn thoáng thiếu máu<br />
20<br />
66,6<br />
não<br />
Tiền sử đột quỵ do Nhồi máu<br />
4<br />
13,3<br />
não<br />
<br />
320<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm chụp động mạch cảnh của mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Đặc điểm chụp động mạch<br />
cảnh<br />
Vị trí sang thương<br />
Động mạch cảnh chung<br />
Lỗ xuất phát động mạch cảnh<br />
trong<br />
Đoạn gần động mạch cảnh<br />
trong<br />
Đoạn giữa và xa của động<br />
mạch cảnh trong<br />
Đặc điểm sang thương<br />
Sang thương lệch tâm<br />
Sang thương có hiện diện<br />
huyết khối<br />
Sang thương dạng loét<br />
% hẹp sang thương đích<br />
Đường kính mạch máu tham<br />
khảo (mm)<br />
Chiều dài sang thương đích<br />
(mm)<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
3<br />
16<br />
<br />
10<br />
53,3<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
1<br />
<br />
3,33<br />
<br />
18<br />
4<br />
<br />
60<br />
13,3<br />
<br />
1<br />
<br />
3,33<br />
83,8 ± 10,1<br />
6,86 ± 1,39<br />
33,96<br />
±17,14<br />
<br />
Đặc điểm về thủ thuật can thiệp động<br />
mạch cảnh (bảng 3 và 4)<br />
Bảng 3: Đặc điểm về thủ thuật can thiệp động<br />
mạch cảnh<br />
Đặc điểm thủ thuật can thiệp Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Nong bóng đơn thuần<br />
0<br />
0<br />
Đặt stent trực tiếp<br />
9<br />
30<br />
Nong bóng trước khi đặt stent<br />
21<br />
70<br />
Nong bóng sau khi đặt stent<br />
25<br />
83,3<br />
Hẹp tồn lưu sau khi đã đặt<br />
0<br />
0<br />
Stent<br />
<br />
Bảng 4: Kích thước Stent được sử dụng<br />
Kích thước<br />
Đường kính (mm)<br />
Chiều dài (mm)<br />
<br />
Stent<br />
7,5 ± 1,66<br />
33,79 ± 19,06<br />
<br />
Đặc điểm kết quả của can thiệp động<br />
mạch cảnh<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy can<br />
thiệp động mạch cảnh có tỉ lệ thành công giải<br />
phẫu và thủ thuật là 100%, thành công lâm<br />
sàng là 96,6% (1 trường hợp tai biến liệt nửa<br />
người ngay sau can thiệp) (bảng 5). Tỉ lệ biến<br />
cố chính trong thời gian nằm viện cho đến 1<br />
năm đầu theo dõi là 3,3% (bảng 6).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Bảng 5: Kết quả can thiệp dộng mạch cảnh trong<br />
đoạn ngoài sọ<br />
Kết quả<br />
Thành công giải phẫu<br />
Thành công thủ thuật<br />
Thành công lâm sàng<br />
Biến chứng chung<br />
<br />
Số lượt<br />
30<br />
30<br />
29<br />
6<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
100<br />
96,6<br />
20<br />
<br />
Bảng 6: Các biến cố chính trong bệnh viện đến 1<br />
năm sau can thiệp.<br />
Biến chứng<br />
Số trường hợp Tỉ lệ %<br />
1<br />
3,33<br />
MAE(tử vong, NMCT, đột quỵ<br />
trong 30 ngày, tử vong và đột<br />
quỵ cùng bên từ sau 30 ngày)<br />
Tử vong<br />
0<br />
0<br />
Nhồi máu cơ tim<br />
0<br />
0<br />
Đột quỵ<br />
1<br />
3,33<br />
Tai biến chính cùng bên tổn<br />
1<br />
3,33<br />
thương<br />
Tai biến chính không cùng<br />
0<br />
0<br />
bên tổn thương<br />
Tai biến nhẹ cùng bên tổn<br />
0<br />
0<br />
thương<br />
Tai biến nhẹ không cùng bên<br />
0<br />
0<br />
tổn thương<br />
Tái thông sang thương đích<br />
2<br />
6,66<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả 30 ngày của mẫu nghiên cứu của<br />
chúng tôi, trong đó đa số là những bệnh nhân<br />
có nguy cơ cao khi thực hiện phẫu thuật bóc<br />
tách lớp nội mạc động mạch cảnh, đã cho thấy<br />
tính an toàn và hiệu quả của phương pháp đặt<br />
stent động mạch cảnh. Điều trị can thiệp hẹp<br />
động mạch cảnh có thể được thực hiện bằng<br />
cách dùng Stent Carotid WALLSTENT và lưới<br />
lọc FilterWire EZ để bắt huyết khối ở cả nhóm<br />
bệnh nhân có triệu chứng và nhóm bệnh nhân<br />
không có triệu chứng. Kết quả tại thời điểm<br />
một năm cho thấy tính hiệu quả và an toàn<br />
vẫn được duy trì. Từ ngày 31 đến 360, tỉ lệ tai<br />
biến mạch não nặng hoặc nhẹ cùng bên tổn<br />
thương là 3,3%, và tỉ lệ cần tái thông sang<br />
thương đích là 6,6%.<br />
Tỉ lệ biến cố chính (MAE) bao gồm: tử<br />
vong, NMCT và đột quỵ trong vòng 30 ngày<br />
cộng với tất cả các nguyên nhân tử vong và<br />
đột quỵ cùng bên tổn thương từ ngày thứ 31<br />
đến ngày 360 là có thể chấp nhận với tỉ lệ thấp<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3,3%. Tỉ lệ biến cố này tương tự như trong<br />
nghiên cứu SAPHIRE(7) và những yếu tố then<br />
chốt khác đối với các nguy cơ đặt stent động<br />
mạch cảnh(2,8,9). Kết quả của nghiên cứu<br />
ARCHeR (ACCULINK for Revascularization<br />
of Carotids in High-Risk Patients)(10) đã cho<br />
thấy biến cố chính trong 30 ngày đầu là 9,6%<br />
và tỉ lệ đột quỵ cùng bên tổn thương là 1,3% từ<br />
ngày 31 đến 360. Trong nghiên cứu BEACH<br />
(Boston Scientific EPI)(11) biến cố chính xảy ra<br />
Trong<br />
nghiên<br />
cứu<br />
khoảng<br />
8,9%(11).<br />
(12)<br />
CABERNET , sau 1 năm theo dõi,. tỉ lệ tử<br />
vong, đột quỵ cũng như NMCT là 11,6%<br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có sự<br />
khác biệt so với các nghiên cứu sổ bộ khác.<br />
Bệnh nhân của chúng tôi được theo dõi cẩn<br />
thận và ghi nhận tất cả các sự kiện xảy ra<br />
trong suốt thời gian nằm viện. Chúng tôi<br />
cũng có sự đánh giá độc lập về chức năng<br />
thần kinh của bệnh nhân bởi các chuyên gia<br />
thần kinh học trước và sau can thiệp động<br />
mạch cảnh. Điều này giúp cho sự đánh giá<br />
các biến cố chính của chúng tôi được chính<br />
xác. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
thủ thuật được thực hiện bởi một thủ thuật<br />
viên duy nhất và kết quả đạt được cũng<br />
tương tự như trong nghiên cứu SAPPHIRE<br />
được thực hiện bởi nhiều thủ thuật viên có<br />
kinh nghiệm về can thiệp động mạch cảnh.<br />
Tỉ lệ đột quỵ chu phẫu hoặc tỉ lệ tử vong<br />
được chấp nhận trong nhóm những bệnh nhân<br />
hẹp động mạch cảnh có triệu chứng là 6% và<br />
3% theo nghiên cứu NASCET(13) và nghiên cứu<br />
ACAS(14). Đây là ngưỡng biến cố cho phép ở<br />
những nhóm bệnh nhân nguy cơ cao được<br />
điều trị bằng đặt stent động mạch cảnh. Tỉ lệ<br />
đột quỵ chu phẫu hoặc tỉ lệ tử vong trong<br />
nhóm những bệnh nhân có triệu chứng hẹp<br />
động mạch cảnh được đặt stent trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi thấp hơn ngưỡng 6%. Ở<br />
những bệnh nhân có triệu chứng với yếu tố<br />
nguy cơ cao về mặt giải phẫu thì tỉ lệ tử vong<br />
hay đột quỵ chu phẫu thấp hơn đáng kể<br />
ngưỡng 6% (2,6%) Trong nhóm bệnh nhân<br />
không có triệu chứng với yếu tố nguy cơ cao<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
về mặt giải phẫu thì tỉ lệ tử vong hay đột quỵ<br />
chu phẫu thấp hơn ngưỡng 3% (2,7%).Vì vậy<br />
ngay cả trong dân số có nguy cơ cao về mặt<br />
phẫu thuật, đặt stent động mạch cảnh đã được<br />
chứng minh có một nguy cơ chu phẫu chấp<br />
nhận đươc so với dân số có nguy cơ chuẩn.<br />
Tại thời điểm 1 năm không có sự khác biệt<br />
quan trọng giữa nhóm có yếu tố nguy cơ về<br />
mặt giải phẫu và nhóm có yếu tố nguy cơ về<br />
mặt chức năng trong cả 2 phân nhóm có triệu<br />
chứng và không có triệu chứng.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
KẾTLUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù<br />
bước đầu tiến hành điều trị đặt stent động<br />
mạch cảnh nhưng kết quả đạt được cũng đầy<br />
khích lệ. Tỉ lệ biến chứng trong quá trình thủ<br />
thuật can thiệp và sau thời gian theo dõi 1 năm<br />
thấp ở mức chấp nhận được.<br />
<br />
TÀILIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
322<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
McCabe, D.J., et al. (2005), Restenosis after carotid<br />
angioplasty, stenting, or endarterectomy in the Carotid<br />
and Vertebral Artery Transluminal Angioplasty Study<br />
(CAVATAS). Stroke, 2005. 36(2): p. 281-6.<br />
Ricotta, J.J., 2nd and R.D. Malgor (2008), A review of the<br />
trials comparing carotid endarterectomy and carotid<br />
angioplasty and stenting. Perspect Vasc Surg Endovasc<br />
Ther. 20(3): p. 299-308.<br />
Endovascular versus surgical treatment in patients with<br />
carotid stenosis in the Carotid and Vertebral Artery<br />
Transluminal Angioplasty Study (CAVATAS): a<br />
randomised trial. Lancet, 2001. 357(9270): p. 1729-37.<br />
Ederle, J., et al.(2009), Endovascular treatment with<br />
angioplasty or stenting versus endarterectomy in patients<br />
with carotid artery stenosis in the Carotid and Vertebral<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Artery Transluminal Angioplasty Study (CAVATAS):<br />
long-term follow-up of a randomised trial. Lancet Neurol.<br />
8(10): p. 898-907.<br />
Massop, D., et al.(2009), Stenting and angioplasty with<br />
protection in patients at high-risk for endarterectomy:<br />
SAPPHIRE Worldwide Registry first 2,001 patients.<br />
Catheter Cardiovasc Interv. 73(2): p. 129-36.<br />
Katzen, B.T., et al.(2007), Carotid artery stenting with<br />
emboli protection surveillance study: thirty-day results of<br />
the CASES-PMS study. Catheter Cardiovasc Interv. 70(2):<br />
p. 316-23.<br />
Rajagopal, V. and J.S. Yadav(2007), Management of carotid<br />
artery disease in the high-risk patient with emphasis on<br />
the SAPPHIRE study. Curr Cardiol Rep. 9(1): p. 20-4.<br />
Stolker, J.M., et al., Health-related quality of life following<br />
carotid stenting versus endarterectomy: results from the<br />
SAPPHIRE (Stenting and Angioplasty with Protection in<br />
Patients at HIgh Risk for Endarterectomy) trial. JACC<br />
Cardiovasc Interv. 3(5): p. 515-23.<br />
Knur, R.(2009), Carotid artery stenting: a systematic<br />
review of randomized clinical trials. Vasa. 38(4): p. 281-91.<br />
Gray, W.A., et al.(2006), Protected carotid stenting in highsurgical-risk patients: the ARCHeR results. J Vasc Surg.<br />
44(2): p. 258-68.<br />
White, C.J., et al.(2006), Carotid stenting with distal<br />
protection in high surgical risk patients: the BEACH trial<br />
30 day results. Catheter Cardiovasc Interv. 67(4): p. 503-12.<br />
Hopkins,<br />
L.N.,<br />
et<br />
al.(2008),<br />
Carotid<br />
artery<br />
revascularization in high surgical risk patients with the<br />
NexStent and the Filterwire EX/EZ: 1-year results in the<br />
CABERNET trial. Catheter Cardiovasc Interv. 71(7): p. 95060.<br />
Linfante, I., et al.(2004), Safety of latest-generation selfexpanding stents in patients with NASCET-ineligible<br />
severe symptomatic extracranial internal carotid artery<br />
stenosis. Arch Neurol. 61(1): p. 39-43.<br />
Lepore, M.R., Jr., et al.(2001), Influence of NASCET/ACAS<br />
trial eligibility on outcome after carotid endarterectomy. J<br />
Vasc Surg. 34(4): p. 581-6.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />