intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ ĐAU DO UNG THƯ (PHẦN 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư, người bệnh có thể chết vì suy kiệt, đau. Đau là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư, do ung thư xâm lấn phá huỷ các tổ chức xung quanh, các dây thần kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ ĐAU DO UNG THƯ (PHẦN 1)

  1. ĐIỀU TRỊ ĐAU DO UNG THƯ (PHẦN 1) Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung th ư, người bệnh có thể chết vì suy kiệt, đau. Đau là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư, do ung thư xâm lấn phá huỷ các tổ chức xung quanh, các dây thần kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt. ĐIỀU TRỊ ĐAU DO UNG THƯ 1. ĐẠI CƯƠNG
  2. Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung th ư, người bệnh có thể chết vì suy kiệt, đau. Đau là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư, do ung thư xâm lấn phá huỷ các tổ chức xung quanh, các dây thần kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt Hiện nay đã có nhiều biện pháp giảm đau, có thể kiểm soát được trên 90% đau đớn do ung thư. Tuy nhiên, khi khảo sát tại Mỹ mới chỉ có 40% đau đớn do ung thư được điều trị đúng mức. ở những nước đang phát triển và ở nước ta việc điều trị giảm đau mới chỉ là bước đầu, chưa được quan tâm đúng mức Một số khối u gây đau nhức rất sớm như u thần kinh, ung thư xương, u não Đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bị đau đớn, 60-80% bị đau nặng Nhiều bệnh nhân ung thư bày tỏ cảm giác không sợ chết bằng sự dằn vặt của đau đớn. Đau do ung thư là đau mãn tính, dai dẳng, có khi kéo dài vài tháng đến vài năm nếu như không có biện pháp kiềm chế. 2. CƠ CHẾ ĐAU DO UNG THƯ Đau xuất hiện khi ung thư xâm lấn vào xương, thần kinh, phần mềm, tạng, đặc biệt trong ung thư vú, tiền liệt tuyến, phổi, thận, hắc tố.
  3. Khi có loét u, viêm xung quanh u đau tăng lên. Đôi khi đau do các biện pháp điều trị ung thư như: đau sau mổ ví dụ như mổ lồng ngực, đau do viêm cơ bị xạ trị gây viêm da cấp, có khi gây loét da , đau do viêm các rễ thần kinh, trong điều trị hoá chất ( ví dụ như Vincistin, cisplatin, paclitaxel vv…). Đau của các tạng có thể do khối u chèn ép hoặc bít tắc thường hay gặp ở các tạng rỗng như dạ dày, tắc ruột, niệu quản. Đau tạng có thể đỡ khi dùng các thuốc chống đau thông thường. Trong trường hợp không đỡ phải điều trị chống chèn ép, bít tắc bằng phẫu thuật, xạ trị. Đau nguồn gốc thần kinh gọi là đau loạn cảm hay đau lạc đường dẫn truyền vào trung tâm thường gặp do chấn thương các thần kinh ngoại vi. Loại đau này có tiệu chứng bỏng rát, như cắn xé da thịt, hay phối hợp với loạn cảm và tăng cảm. Loại đau này phải dùng các thuốc chống co thắt, chống âu sầu, thuốc tê hoặc các biện pháp phẫu thuật thần kinh mới cắt được cơn đau. Cảm giác đau của bệnh nhân ung th ư còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý như lo lắng, hoảng hốt, và yếu tố xã hội. Vì vậy cần phải đánh giá đau trong một bối cảnh chung gọi là đau tổng thể. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU Mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Đau là cảm giác chủ quan mà hiện nay chưa có biện pháp chẩn đoán và chưa có
  4. phương pháp để đo đếm. Thầy thuốc cần phải thực sự thông cảm với bệnh nhân, phải dành thời gian lắng nghe, và phải tin rằng đau đớn là thực sự, và cũng đảm bảo cho bệnh nhân rằng có thể khống chế được đau đớn đó. Một số ph ương pháp đánh giá đau như sau: - Dựa vào các hình nét mặt, dáng đi để bệnh nhân đánh giá mức đau đớn của người bệnh - Dựa hoàn toàn vào chủ quan bệnh nhân qua hỏi về thời gian đau trong ngày, các giờ không đau, hoạt động hàng ngày ảnh hưởng dến đau và tác dụng phụ của thuốc đã sử dụng. - Dựa vào quan sát khách quan của thầy thuốc: phải quan sát sự thiếu yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, liệt gi ường, sự phàn nàn của người nhà, những yêu cầu dùng thuốc của bệnh nhân. - Dựa vào cả cảm giác chủ quan của người bệnh và sự quan sát khách quan của thầy thuốc. Phương pháp này hiện nay được dùng phổ biến nhất Thăm do diễn biến đau đớn: bao gồm đánh giá về mức độ ( đau nhẹ, đau vừ và đau nặng ), vị trí, hướng lan cơn đau, thời gian đau và thăm do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ngủ, ăn, hoạt động và giao tiếp. Cần lượng hoá mức độ đau và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày bằng thang điểm từ 0-10 .
  5. Thăm do hiệu quả giảm đau của các lý liệu pháp và thuốc: Cùng với những tác dụng của thuốc. Đồng thời, cần xác định thời gian tối đa giảm đ ược đau và liệu lượng của các loại thuốc thích hợp. Để đánh giá đau chi tiết th ường dựa vào bộ câu hỏi thang 10 điểm của nhóm nghiên cứu Madison (Còn nữa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2