intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân tiểu đường rất hay bị kèm theo rối loạn mỡ máu: bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 điều trị không tốt thường bị tăng triglycerid máu, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường bị tăng triglycerid kèm theo giảm HDL (yếu tố bảo vệ mạch máu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường

  1. Điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường
  2. Bệnh nhân tiểu đường rất hay bị kèm theo rối loạn mỡ máu: bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 điều trị không tốt thường bị tăng triglycerid máu, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường bị tăng triglycerid kèm theo giảm HDL (yếu tố bảo vệ mạch máu). Các rối loạn mỡ máu nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng rõ rệt các biến cố tim mạch (suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não). Số bệnh nhân tiểu đường nam giới bị tiểu đường chết vì các bệnh lý tim mạch nhiều gấp 2 lần, còn nữ giới nhiều gấp 5 lần so với người bình thường. Các thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy nếu điều trị tốt rối loạn mỡ máu, làm giảm được nồng độ LDL (yếu tố gây xơ vữa mạch) sẽ làm giảm rõ rệt nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong. Nguyên tắc chung về điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường Mục tiêu điều trị tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ phối hợp và tùy theo bệnh nhân đã có các tổn thương xơ vữa mạch hay chưa. Các yếu tố nguy cơ phối
  3. hợp là: tiền sử gia đình có bệnh lý tim mạch (bố, mẹ bị các bệnh lý tim mạch hoặc chết đột ngột trước 60 tuổi), hút thuốc lá, tăng huyết áp (HA), béo phì, nhất là béo bụng, nồng độ HDL < 1mmol/L (nữ) hoặc 0,9 mmol/L (nam). Trước khi điều trị rối loạn mỡ máu cần điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ phối hợp (điều trị tăng HA, bỏ thuốc lá...), cần ngừng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa mỡ (lợi tiểu thiazid, bloquant, corticoid...). Đích điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn mỡ máu không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác là: nồng độ LDL < 4 mmol/L, nếu có thêm một yếu tố nguy cơ nữa đích là LDL < 3,5 mmol/L. Với phòng ngừa thứ phát (đã có tai biến): LDL < 2,6 mmol/L. Cần làm gì để điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường? Phải kiểm soát thật tốt đường máu vì: Sự đường hóa các apoprotein tham gia vào quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin làm tăng các rối loạn mỡ máu, điều trị cân bằng tốt đường máu sẽ làm giảm các rối loạn mỡ máu. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được dùng insulin với liều thích hợp sẽ làm giảm đồng thời cả đường máu và triglycerid máu. Hầu hết các rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ dần trở về bình thường khi đường máu được kiểm soát tốt. Cũng cần lưu ý, ăn quá nhiều thức ăn có chứa glucid hoặc uống rượu đều làm tăng triglycerid. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý, phối hợp với tập thể dục có thể mang lại 3 kết quả cùng lúc: giảm béo phì, giảm đường máu và giảm triglycerid máu. Khi đã áp dụng chế độ ăn và tập luyện mà đường máu vẫn cao, cần phối hợp các sunfamid hạ đường máu và biguanid, hoặc dùng insulin nếu cần để cân
  4. bằng tốt đường máu. Tuy nhiên, dù đã cân bằng tốt đường máu, các rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường vẫn cần được điều trị bằng các thuốc làm hạ mỡ máu. Có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý Chế độ ăn nhiều glucid và uống rượu sẽ làm tăng triglycerid máu. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol máu. Cần tránh các thức ăn có chứa nhiều cholesterol: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, thịt lợn, cừu... nên tránh thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa (thịt lợn, cừu, pho-mát...). Nên ăn thức ăn giàu chất béo không bão hòa có trong các loại dầu thực vật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng chế độ ăn gồm protid chiếm 10- 15% tổng số năng lượng (khi có bệnh lý thận phải giảm protid), glucid chiếm 55-65% và lipid chiếm dưới 30%, trong đó chất béo bão hòa dưới 10%. Tập thể dục giúp cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cải thiện tính nhạy cảm với insulin và làm giảm thừa mỡ bụng. Bệnh nhân nên tập thể dục 5 lần/tuần, mỗi lần 20-60 phút. Đi bộ nhẹ nhàng cũng cho kết quả tốt tương tự, nhưng cần một thời gian lâu hơn so với tập thể dục. Nói chung nên có một chế độ tập luyện phù hợp với từng bệnh nhân. Nên tránh các động tác tập nặng trong một thời gian ngắn vì tập như vậy làm tăng nguy cơ mạch máu, nhất là bệnh lý mạch vành (ở bệnh nhân tiểu đường, thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim thường yên lặng - bệnh nhân không đau ngực). Trước khi hướng dẫn cho bệnh nhân một chế độ tập luyện, bao giờ bác sĩ cùng phải kiểm tra cẩn thận tình trạng tim mạch của họ, đặc biệt cần lưu ý tới tuổi bệnh nhân và thời gian bị mắc bệnh tiểu đường.
  5. Sử dụng các thuốc hạ mỡ máu Sau khi áp dụng chế độ ăn, tập luyện và kiểm soát tốt đường máu mà bệnh nhân vẫn còn tình trạng rối loạn mỡ máu, cần phải sử dụng các thuốc làm hạ mỡ máu. Sau đây là một số nhóm thuốc hạ mỡ máu chính thường dùng: - Các fibrate (lipanthyl, lipanor, zemfibrozil...) có tác dụng làm giảm triglycerid máu, giảm các yếu tố gây xơ vữa mạch (LDL, lipoprotein có trọng lượng phân tử rất thấp), giảm cholesterol (ít) và làm tăng các yếu tố bảo vệ mạch (HDL). - Các staine (zocor, lipitor, tahor...) có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm các yếu tố gây xơ vữa mạch (LDL). Một số statine tác dụng tốt cả với triglycerid (atorvastatin). Nhưng cần lưu ý là mặc dù việc bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ có vai trò rất quan trọng trong điều trị rối loạn mỡ máu cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng chỉ có các bác sĩ chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường mới là người giúp lựa chọn nhóm thuốc phù hợp với tình trạng rối loạn mỡ máu cũng như liều thuốc thích hợp với từng bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2