TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
ĐỊNH DANH TẾ BÀO ĐẦU DÒNG TIẾT DOPAMIN TRÊN PHÔI<br />
CHUỘT CỐNG TRẮNG MARKER VIMENTIN VÀ<br />
THYROXIN HYDROXYLASE<br />
Nguyễn Thị Bình*; Nguyễn Phúc Hoàn*<br />
Nguyễn Thanh Hoa*; Nguyễn Mạnh Hà*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: định danh quần thể tế bào đầu dòng tiết dopamin ở não giữa phôi chuột cống trắng.<br />
Phương pháp: ống thần kinh não giữa phôi chuột cống trắng giai đoạn 12,5 - 13,5 ngày tuổi<br />
(E.12,5 - E.13,5) trích thủ từ phôi chuột một phần được nhuộm hóa mô miễn dịch với 2 marker<br />
là vimentin và thyroxin hydroxylase (TH); một phần được phân lập, nuôi cấy trong môi trường<br />
cơ bản (DMEM/F12; 1:1) có bổ sung b-FGF2, EGF và một số yếu tố tăng trưởng khác. Tiếp tục<br />
nhuộm các tế bào thu được sau nuôi cấy với 2 marker trên. Kết quả: biểu hiện vimentin có ở<br />
hầu hết các tế bào ống thần kinh phôi chuột, giai đoạn E.13,5 dương tính mạnh hơn E.12,5.<br />
Biểu hiện TH bắt đầu thấy ở E.13,5. Sau nuôi cấy, các tế bào tăng sinh mạnh, hầu hết tế bào<br />
dương tính với vimentin, một số tế bào dương tính với TH.<br />
* Từ khoá: Tế bào đầu dòng tiết dopamin; Vimentin; Thyroxin hydroxylase.<br />
<br />
Identify Dopaminergic Precursor Cells in Rat’s Embryo by Vimentine<br />
and Thyroxin Hydroxylase<br />
Summary<br />
Objectives: To identify dopaminergic precursor cells in rat mesencephalon tube by vimentine<br />
and thyroxin hydroxylase (TH). Methods: Rat mesencephalic cells from embryonic days 12.5 13.5 (E.12.5 - E.13.5) days were dissected, a half of pieces were immunostained with vimentine<br />
and TH’s markers; the others were isolated and cultured in the medium composed of DMEM/F12<br />
(1:1), supplemented with b-FGF2, EGF and growth factors. Harvest cells were immunostained with<br />
these makers. Results: While vimentine was positive in almost all cells of the mesencephalon<br />
tube, TH was not positive until E.13.5. Ventral mesencephalon cells were proliferated and<br />
differentiated after 6 - 8 days culture. A large number of harvest cells were positive with vimentin<br />
and some of them were positive with TH.<br />
* Keywords: Dopaminergic precursor cells; Vimentine; Thyroxine hydroxylase.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trước đây, hệ thần kinh được coi là hệ<br />
cơ quan “thầm lặng” nhất trong cơ thể do<br />
các tế bào không tiếp tục được tạo mới<br />
<br />
sau khi trẻ ra đời. Tuy nhiên, Joshep Alman<br />
và CS tại Viện Nghiên cứu Massachusette<br />
(Hoa Kỳ) đ làm thay đổi quan điểm này khi<br />
công bố có tồn tại H3-thymidin, chất đánh<br />
dấu phân chia tế bào ở não chuột cống trắng<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phúc Hoàn (phuchoan85@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/09/2017<br />
<br />
179<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
trưởng thành (1962) [1]. Sau đó, nhiều<br />
nghiên cứu khác đ chỉ ra sự tồn tại của<br />
tế bào gốc thần kinh trong não [2]. Tế bào<br />
gốc có khả năng phân chia và phát triển<br />
thành tế bào chuyên biệt các cơ quan<br />
trong cơ thể. Nếu như ở phôi là tế bào<br />
gốc vạn năng - chịu trách nhiệm hình<br />
thành nên những cơ quan, hệ cơ quan thì<br />
ở cơ thể trưởng thành là những tế bào<br />
gốc đơn tiềm năng hoặc đa tiềm năng đóng vai trò trong việc thay thế tế bào<br />
thoái hóa, góp phần sửa chữa những cơ<br />
quan, vùng cơ quan bị tổn thương. Như<br />
vậy, tế bào gốc nói chung và tế bào gốc<br />
thần kinh nói riêng có thể được phân lập<br />
từ nhiều nguồn tế bào khác nhau: có thể<br />
rất sớm ngay từ lúc phôi của phôi nang<br />
hoặc từ phôi ở các giai đoạn phát triển<br />
<br />
khác nhau hoặc ở người trưởng thành.<br />
Chính vì thế, việc định danh tế bào phân<br />
lập được để nhận biết chính xác nguồn<br />
tế bào đang sử dụng là một thách thức<br />
lớn với các nhà khoa học. Với tế bào<br />
gốc thần kinh, rất nhiều marker có thể<br />
sử dụng như: nestin, vimentin, musashi 1,<br />
SOX1, PAX6… [3]. Tuy nhiên, chưa có<br />
marker nào thực sự đặc hiệu, do đó việc<br />
sử dụng phối hợp nhiều marker sẽ giúp<br />
tăng giá trị chẩn đoán dương tính của xét<br />
nghiệm. Nằm trong đề tài nghiên cứu ứng<br />
dụng quy trình phân lập tế bào gốc não<br />
giữa thần kinh phôi chuột để điều trị bệnh<br />
Parkinson thực nghiệm, chúng tôi sử dụng<br />
hai marker là vimentin và TH để nhận biết<br />
tế bào đầu dòng tiết dopamin các tế bào<br />
được lấy từ não giữa phôi chuột cống trắng.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Phôi chuột cống giai đoạn 12,5 - 13,5 ngày tuổi (E.12,5 - E.13,5).<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Mô hình nghiên cứu:<br />
<br />
Tạo phôi chuột<br />
<br />
Não giữa phôi chuột<br />
E.12,5 - E.13,5<br />
Nhuộm hóa mô miễn<br />
dịch với vimentin và TH<br />
Phân lập và nuôi cấy<br />
tăng sinh<br />
<br />
* Tạo phôi chuột:<br />
- Chuột cống đực và cái trưởng thành được nhốt qua đêm (từ 19 giờ ngày hôm trước<br />
tới 8 giờ sáng ngày hôm sau).<br />
- Kiểm tra phiến đồ âm đạo chuột vào buổi sáng hôm sau. Nếu có tinh trùng trong<br />
âm đạo, chuột cái được coi là có thai ngày 0,5. Nếu không, coi như không có thai.<br />
- Phẫu tích lấy phôi chuột vào thời điểm E.12,5 - E.13,5.<br />
180<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
* Trích thủ mô não giữa phôi chuột<br />
E.12,5 - E.13,5:<br />
- Cắt rời phần đầu phôi cho vào môi<br />
trường HBSS.<br />
- Đặt não phôi theo mặt ngang, cắt<br />
thẳng đứng từ trên xuống, giới hạn phía<br />
trước có rãnh giữa não giữa và n o trước,<br />
giới hạn phía sau có rãnh giữa não giữa<br />
vào não sau.<br />
- Loại bỏ ngoại bì da và màng não phía<br />
ngoài dưới kính hiển vi soi nổi.<br />
* Phân lập và nuôi cấy tăng sinh mảnh<br />
mô sàn não giữa phôi chuột:<br />
- Phẫu tích cắt bỏ vùng trần não giữa,<br />
giữ lại mảnh mô sàn não.<br />
- Dùng enzym dispase và trypsin EDTA để ly giải mô sàn não giữa thành<br />
dịch treo.<br />
- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy:<br />
DMEM/F12 (1:1) có bổ sung thêm transferin<br />
(100 mg/ml), insulin (25 ng/ml), progesteron<br />
(20 nM), putrescin (62 mM) và muối selinit<br />
(30 nM), 20 ng/ml EGF và FGF-2 (sigma),<br />
penicillin (100 UI/ml), streptomycin (100 µg/ml),<br />
amphotericin B (0,25 µg/ml).<br />
- Nuôi cấy dịch treo tế bào phân lập<br />
được với mật độ 1,5 x 104/cm2 trong slide<br />
chambre.<br />
- Khi các tế bào mọc kín đáy slide chambre,<br />
tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch.<br />
* Kỹ thuật nhuộm hoá mô miễn dịch<br />
với marker vimentin và TH não giữa phôi<br />
chuột:<br />
Mảnh mô não giữa phôi chuột sau khi<br />
loại bỏ ngoại bì da và màng n o được cố<br />
định bằng PFA 4% trong 2 giờ ở nhiệt độ<br />
phòng, tiếp tục ngâm sucrose 20% qua<br />
đêm ở 40C, sau đó đúc khuôn OCT và để<br />
lạnh ở nhiệt độ -200C đến -800C. Dùng máy<br />
<br />
cắt lạnh cắt từng lát mỏng 5 - 10 µm rồi<br />
tiến hành hoạt hóa kháng nguyên bằng<br />
dung dịch đệm natri citrat 0,1 M, pH 6,0 ở<br />
96°C, đưa lại nhiệt độ thường và rửa nước.<br />
Tiếp theo, tiến hành block kháng nguyên<br />
không đặc hiệu bằng dung dịch 5% NGS,<br />
0,1% triton X-100 trong PBS 0,1 M.<br />
Nhuộm kháng thể vimentin (abcam, ab92745<br />
pha loãng 1/300) hoặc TH (abcam, ab112<br />
pha loãng 1/750) qua đêm ở 4°C. Rửa PBS<br />
0,1 M 3 lần, sau đó tiếp tục nhuộm kháng<br />
thể huỳnh quang (alexa flour 546 pha<br />
loãng 1/200 trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng;<br />
cuối cùng là nhuộm nhân tế bào bằng sytox<br />
green (pha loãng 1/10.000) trong 1 phút.<br />
Rửa PBS 0,1 M, dán lamelle và soi trên<br />
kính hiển vi huỳnh quang.<br />
* Kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch<br />
với marker vimentin và TH tế bào não giữa<br />
phôi chuột sau nuôi cấy:<br />
Các mẫu tế bào sau khi hút bỏ môi<br />
trường nuôi cấy, cố định ngay trong dung<br />
dịch PFA 4% 20 phút. Rửa sạch PFA<br />
bằng PBS 0,1 M. Sau đó ủ với marker<br />
vimentin (abcam, ab92745 pha loãng 1/300)<br />
hoặc TH (abcam, ab112 pha loãng 1/750),<br />
ở nhiệt độ 40C qua đêm. Tiếp tục phủ<br />
kháng thể 2 gắn huỳnh quang (alexa flour<br />
546 pha loãng 1/200) trong 1 giờ ở nhiệt<br />
độ phòng. Nhuộm nhân tế bào bằng sytox<br />
green (pha loãng 1/10.000) trong 30 giây.<br />
Rửa 3 lần bằng PBS 0,1 M. Mẫu tế bào<br />
được chụp ảnh trên kính hiển vi huỳnh quang.<br />
* Chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Hình ảnh não giữa phôi chuột cống<br />
trắng E.12,5 nhuộm vimentin, TH.<br />
- Hình ảnh não giữa phôi chuột cống<br />
trắng E.13,5 nhuộm vimentin, TH.<br />
- Hình ảnh tế bào não giữa phôi chuột<br />
sau nuôi cấy nhuộm vimentin, TH.<br />
181<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 - 2014 đến 10 - 2016 tại Bộ môn Mô phôi,<br />
Trường Đại học Y Hà nội.<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cống trắng đ được Hội đồng Đạo đức Trường<br />
Đại học Y Hà Nội phê duyệt.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Biểu hiện marker vimentin ở não giữa phôi chuột E.12,5 - E.13,5.<br />
<br />
Hình 1: Nhuộm hóa mô miễn dịch marker vimentin thành<br />
não giữa phôi chuột E.12,5 - E.13,5.<br />
(A, B: biểu hiện marker vimentin (màu đỏ); C,D: nhuộm nhân với sytox (xanh))<br />
Bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch mảnh mô não giữa phôi chuột cống<br />
trắng giai đoạn E.12,5 - E.13,5, chúng tôi quan sát thấy tại thời điểm E.12,5 (hình 1A)<br />
các tế bào dương tính với vimentin (màu đỏ), một số tế bào có xu hướng tạo nhánh,<br />
chạy xuyên suốt thành não giữa, nhân tế bào bắt màu xanh (hình 1B).<br />
182<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Não giữa phôi chuột E.13,5, các tế bào ở ống thần kinh não giữa tăng mạnh về số<br />
lượng, thành ống dày đặc nhân tế bào. Bào tương tế bào bắt màu mạnh với marker<br />
vimentin (màu đỏ, hình 1C), các nhánh bào tương chạy vuông góc với thành não giữa,<br />
nhân tế bào bắt màu xanh (hình 1D).<br />
2. Biểu hiện marker TH ở não giữa phôi chuột E.12,5 - E.13,5.<br />
<br />
Hình 2: Nhuộm hóa mô miễn dịch marker TH thành<br />
não giữa phôi chuột E.12,5 - E.13,5.<br />
(A, B: ở giai đoạn E.12,5, không thấy biểu hiện của marker TH (màu đỏ - A);<br />
B: nhuộm nhân màu xanh với sytox; C, D: ở giai đoạn E.12,5, bắt đầu xuất hiện một số<br />
tế bào TH (+) (màu đỏ). Hai hình ảnh A, B chụp 2 kênh màu của cùng một cấu trúc)<br />
Khi nhuộm hóa mô miễn dịch ống thần kinh não giữa phôi chuột với marker TH,<br />
chúng tôi không quan sát thấy tế bào nào có biểu hiện của marker này ở giai đoạn<br />
E.12,5 (hình 2A, B). Tuy nhiên, ở giai đoạn E.13,5, chúng tôi bắt đầu quan sát được<br />
một số tế bào dương tính với TH ở vùng sàn não giữa (hình 2C, D).<br />
183<br />
<br />