intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng phát triển cho lực lượng lao động Việt Nam trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này phân tích những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra một số giải pháp để phát triển kỹ năng của người lao động Việt Nam cũng như lao động trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng phát triển cho lực lượng lao động Việt Nam trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƢỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Hoàng Hải Yến ThS. Phạm Thị Thùy Dƣơng Khoa Kinh tế& QTKD, trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT "Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự gia tăng về sự hoàn hảo trong sản xuất robot khiến ngành công nghiệp toàn cầu hướng về robot và tự động hóa là tương lai nhưng cũng là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Nguồn nhân lực sẽ là một trong những động lực chính trong các công ty sản xuất trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, phân tích dữ liệu và quản lý kinh tế. Cách tốt nhất để tiếp cận cuộc cách mạng 4,0 là bắt đầu từ những bước nhỏ, có thể là một chiến lược hoặc một dự án thí điểm từ lao động. Do đó, đầu tư vào nguồn nhân lực cần được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất cho các nhà sản xuất trong nước. Lực lượng lao động của Việt Nam cần phải được đào tạo và bước vào kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 ngay lập tức. Bài báo này phân tích những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra một số giải pháp để phát triển kỹ năng của người lao động Việt Nam cũng như lao động trên thế giới. Từ khóa: Nguồn nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0, việt nam, quản lý, sự phát triển 1. MỞ ĐẦU Khi nói đến sự phát triển của xã hội người ta thường nói đến sự thay đổi lớn trên tất cả các mặt từ sản xuất, văn hóa, xã hội. Theo quan điểm triết học thì sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi về quan hệ sản xuất và cuối cùng một phương thức sản xuất mới ra đời, mỗi một phương thức sản xuất ra đời nó làm thay đổi diện mạo của đời sống con người trong xã hội đó. Các cuộc cách mạng công nghiệp hay còn gọi là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất là một trong điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đây điều kiện cần dẫn đến sự thay đổi diện mạo của xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Điểm lại trong lịch sử nhân loại đã và đang trải qua 4 cuộc cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thế kỷ 21 đã và đang diễn ra cuộc cách mạng lần thứ 4 tiếp sau những thành tựu lớn từ lần thứ 3 để lại, được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng này và là chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với xu hướng thế giới và mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.Trong cuốn sách của mình mang tên "Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mô tả cuộc cách mạng lầnthứ tư này khác biệt cơ bản với ba lần trước, đặc trưng chủ yếu là những tiến bộ trong công nghệ. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ người trên web, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh và tổ chức, giúp tái tạo môi trường tự nhiên bằng cách quản lý tài sản tốt hơn. "Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề của Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ. "Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. 576
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Việt Nam là một nước đang phát triển thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này có thực sự đặt cho chúng ta nhiều cơ hội hay không? Liệu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 liệu có tạo cho chúng ta có thể đi tắt đón đầu, hay đặt cho chúng ta quá nhiều thách thức phải đối mặt. Trong phạm vi bài báo, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển về nguồn nhân lực lao động tại Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Những thách thức cho lao động Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Công nghiệp 4.0 tạo ra những “nhà máy thông minh” (tiếng Anh: Smart factory). Trong các nhà máy thông minh với cấu trúc kiểu mô-đun, hệ thống thực-ảo giám sát các quy trình thực tế, tạo ra một bản sao ảo của thế giới thực và đưa ra các quyết định phân tán. Qua Internet Vạn Vật, các hệ thống thực-ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người trong thời gian thực, và với sự hỗ trợ của Internet Dịch vụ, dịch vụ nội hàm và dịch vụ xuyên tổ chức được cung cấp cho các bên tham gia chuỗi giá trị sử dụng. Sự thay đổi gần như hoàn toàn về công cụ lao động trong cuộc cách mạng 4.0, mà công cụ lao động là yếu tố động nhất, tiến bộ nhất trong tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuẩt trong một đơn vị thời gian của một phương thức sản xuất là nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào công cụ lao động hay với cách nói đầy đủ hơn đó là phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Vậy người lao động đóng vai trò như thế nào trong chuỗi sản xuất và các nhà máy “thông minh” này. Với sự ra đời của những cỗ máy thông minh, có thể thay phần lớn sức lao động của con người, công nghệ tự động hóa, truyền tải dữ liệu thông qua các bộ vi xử lý sẽ giúp đẩy nhanh quá trình truyền tải thông tin từ trung tâm đầu não đến bộ phận sản xuất. Vậy trong một số lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải làm những công việc độc hại, nguy hiểm, gây ra các bệnh nghề nghiệp thì với cuộc cách mạng 4.0 đã có thể khắc phục được phần lớn những nhược điểm này. Điều khiển hệ thống sản xuất thông minh này vẫn là con người, vẫn là do con người xây dựng và mã hóa chúng, lúc đó trong các nhà máy không còn những công nhân chỉ tốt nghiệp hết cấp hai làm công việc giản đơn, thay vào đó là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư điện tử. Thế hệ lao động trẻ Việt Nam cũng cần được đào tạo cho phù hợp, đầu tư cho chất xám, thế hệ lao động vàng ra đời với trình độ công nghệ cao, do đó có thể nói nó đem đến sự thay đổi toàn bộ về hệ thống giáo dục và đào tạo nghề ở Việt Nam. Nhìn lại về thế mạnh của lực lượng lao động Việt Nam tính cho đến thời điểm này có thực sự là điều mà cuộc cách mạng 4.0 cần hay không? Thứ nhất Theo Tổng cục Thống kê, dân số cả nước năm 2015 có khoảng 91,7 triệu người. Trong AEC thì dân số Việt Nam đứng thứ 3 (sau Indonesia, Philippines), mật độ dân số đạt 277 người/km2 (đứng thứ 3 sau Singapore, Philippines), với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số có xu hướng tăng lên ở khu vực thành thị. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên quý 4/2016 là 76,82%, tăng 0,17 điểm phần trăm so với quý 3/2016 nhưng giảm 2,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Quý 4/2016, LLLĐ từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 11,67 triệu, tăng 652 nghìn người (5,91%) so với quý 4/2015. Trong đó, tăng mạnh ở nhóm sơ cấp nghề (17,9%), tiếp đến là nhóm cao đẳng (5,83%), đại học và trên đại học (5%), trung cấp (0,08%). 577
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 1. Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên ĐVT: Triệu người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1. Dân số từ 15 tuổi trở lên 69,3 69,57 71,58 + Theo giới tính - Nam 33,56 33,78 34,81 - Nữ 35,78 33,79 36,77 + Theo vị trí địa lý - Thành Thị 23,55 24,05 25,12 - Nông Thôn 45,79 45,52 46,46 2.Lƣc lƣợng lao động 53,74 54,59 54,56 + Theo giới tính - Nam 27,56 28,11 26,16 - Nữ 26,18 26,48 26,41 3.Tỷ lệ tham gia lao động 77,5% 78,5% 76,22% Nguồn: TCTK (2014,2015, 2016), Điều tra LĐ-VL hằng quý. *Chỉ tính những người hiện đang làm việc tại Việt Nam, các số quý trước có điều chỉnh theo TCTK. Thứ haiThể lực và tầm vóc nhân lực Việt Nam tuy đã được cải thiện và nâng cao, nhưng so với một số nước trong khu vực, tầm vóc và thể hình của người Việt Nam thuộc vào loại trung bình thấp. Cụ thể là chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164,2 cm, nữ là 153,4 cm; so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới thấp hơn 11,5 cm đối với nam và 12,1 cm đối với nữ. Thứ baTrong tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015, TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định chất lượng lao động là thách thức lớn đối với Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp... Hình 2. Cơ cấu lực lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Cơ cấu lao động 2014 2015 2016 Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. 100% 100% 100 - Kh ng có trình đ kỹ thuật 81,8 79,8 78,7% - Dạy nghề 4,9 3,1 3,6 - Trung cấp 3,7 5,2 5,2 - C o Đẳng 2,1 3 3,2 - Đại học và trên đại học 7,5 8,9 9,3 Nguồn: TCTK (2014,2015, 2016), Điều tra LĐ-VL hằng quý. Cũng bàn về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực chỉ đạt 3,39 trên 10 điểm, cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật 578
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG bậc cao. Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%. Thứ n m năng suất lao động của Việt Nam trong mấy năm gần đây tuy vẫn tăng nhưng vẫn rất thấp. Số liệu công bố cuối năm ngoái của Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội năm 2016 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 84 triệu đồng một người tăng 5,3% sơ với năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một phần mười tám năng suất lao động của Singapore, bằng một phần sáu của Malaysia, bằng một phần ba của Thái Lan và Trung Quốc. Bảng 3. Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trƣờng lao động chủ yếu Chỉ tiêu N m N m N m 2014 2015 2016 1. Vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP (%) 32,6* 33,0 31.5 2. Chỉ số giá tiêu dùng (% so với cùng kỳ năm trước) 0,58 0,63* 2,66* 3. Lực lượng lao động (triệu người) 53,74 54,59 54,56 4. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77,5 78,84 76,82 5. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (%) 18,2 20,20 21,39 6. Số người có việc làm (triệu người) 52,75 53,50 53,41 7. Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người có việc làm (%) 39,7 40,98 41,62 8. Tỷ lệ việc làm trong ngành nông, lâm - thuỷ sản trên tổng việc làm (%) 42,30 41,54 21,3 9. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương (triệu đồng) 4,66 5,08 4,39 10. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nghìn người) 1051,6 1110,0 986,3 11. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) 2,05 2,18 2,31 12. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) 10,43 3,15 3,24 13. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) (%) 7,01 7,21 7,38 Nguồn: TCTK(2014,2015, 2016), Số liệu thống kê và Số liệu Điều tra Lao động - Việc làm hằng quý. TCTK (2016), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. Nhìn vào thực trạng lao động Việt Nam trong những năm qua mặc dù có rất nhiều điểm sáng nhưng chỉ là những tiến bộ so với năm trước đây, nhưng khi ta đem những con số này so với các nước trong khu vực, gần nhất là trong khối ASEAN thì mới thấy lực lượng lao động Việt Nam còn quá nhiều yếu kém. Đứng trước thời kỳ hội nhập quốc tế về kinh tế trong đó bao gồm cả hội nhập về lao động thì có thể nói, lực lượng lao động Việt Nam đang đứng trước một thách thức quá lớn, chúng ta chỉ thực sự mạnh về số lượng lao động do cơ cấu dân số đang ở độ tuổi vàng chiếm ty trọng mới, nhưng theo thống kê gần đây nhất trong khoảng 30 năm tới dân số nước ta sẽ rơi vào cơ cấu dân số già giống như Nhật Bản bây giờ. Đây mới chỉ là thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam trước thời kỳ hội nhập quốc tế, còn nếu đặt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì sẽ như thế nào khi nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thế giới. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra 579
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG vào năm 2016 tại Thụy Sĩ, các nhà kinh tế và khoa học đã cảnh báo, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Trong một số lĩnh vực, theo dự báo, với sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Một dự báo của Anh cho thấy, thị trường lao động của Mỹ và Anh sẽ có khoảng 95 triệu lao động truyền thống bị mất việc trong vòng 10-20 năm tới, tương đương 50% lực lượng lao động tại hai nước này và ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam chắc cũng sẽ có tình trạng tương tự. Tại khu vực ASEAN, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) giúp thị trường lao động trong nội khối sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan. Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển trong phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng. Khảo sát của tổ chức Lao động Quốc tế tại 10 quốc gia ASEAN cho thấy, DN trong khối ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng trước sự ra đời của AEC. Vậy điểm mạnh của chúng ta là lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe chỉ là ưu thế trong thời điểm mà các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động sống, nhưng nó chỉ phù hợp khi đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, còn nếu muốn hiện đại hóa đất nước, muốn hòa nhập quốc tế, và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì đây là một vấn đề khá nan giản đối với lực lượng lao động nước ta. Thứ sáu Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2005-2015, mặc dù lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, nông nghiệp giảm từ 55,09% năm 2005, xuống 45,19% năm 2015; lần lượt công nghiệp tăng từ 17,59 lên 21,78%; dịch vụ tăng từ 27,32% lên 33,03%. Cơ cấu này phản ánh cấu trúc “nông nghiệp” của nền kinh tế Việt Nam. Theo tổng cục thống kê về cơ cấu lao động theo ngành nghề đến quý 4/2016 thì lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng mới chỉ có 25,05%, Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2016 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 13,9%; Bắc Ninh tăng 8,1%; Bình Dương tăng 7,9%; Vĩnh Phúc tăng 6,6%; Đồng Nai tăng 4,1%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hải Dương tăng 2,2%; Hà Nội tăng 1,5%; Quảng Nam tăng 1,1%; Cần Thơ tăng 0,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3%; Thái Nguyên tăng 0,2%; Quảng Ninh giảm 1,9%. Nhìn chung, tăng trưởng ngành công nghiệp năm 2016 chủ yếu dựa vào ngành chế biến, chế tạo với mức tăng khá cao; tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, tồn kho ở mức thấp nhất trong nhiều năm vừa qua. Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp nước ta vẫn chủ yếu về bề rộng (tăng số doanh nghiệp, tăng vốn đầu tư và thu hút lao động), trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn hạn chế. Thực tế trong tỷ lệ này chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng thì chủ yếu là các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, trong khi đó ngành công nghiệp kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng rất thấp. Hiện nay trên cả nước mới chỉ có hai khu công nghiệp kỹ thuật cao là khu công nghiệp Hòa Lạc và khu công nghiệp mapletre tại Bình Dương. 580
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 4. Số lƣợng v cơ cấu việc làm theo ngành nghề và vị thế việc làm Cơ cấu lao động (%) 2014 2015 2016 1. Theo ngành nghề kinh tế 100% 100% 100% - Nông Lâm Thủy sản 48,4 42,3 41,54 - Công nghiệp - xây dựng 21,3 24,3 25,05 - Dịch vụ 30,3 33,4 33,41 2. Ví thế công việc 100% 100% 100% - chủ cơ sở 2,1 2,87 2,82 - Tự làm 40,8 40,01 39,28 - Lao động gia đình 21,4 16,11 16,2 - LĐLCHL 35,6 40,98 41,62 - XVHTX 0 0,03 0,08 Nguồn: TCTK (2014,2015, 2016), Số liệu thống kê và Số liệu Điều tra Lao động - Việc làm hằng quý. TCTK (2016), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. Trong bảng cơ cấu và vị trí việc làm chúng ta cũng có thể thấy với cơ cấu hiện tại thì khó có thể phù hợp với cơ cấu các ngành trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà ngành công nghiệp kỹ thuật cao là cốt lõi như công nghệ sinh học và dược phẩm, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu...trong đó có 3 lĩnh vực cốt lõi là công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Tại sao giai đoạn đầu là thách thức với lao động trí thức, vì đây là đối tượng tác động đầu tiên tác động chính đến công việc hàng ngày của họ, khi thời đại kỹ thuật số ra đời người lao đông không đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ bị thay thế, hoặc tụt hậu. Còn ở giai đoạn sau, khi mà sự ra đời của thế hệ nhà máy thông minh sẽ thay thế dần sức lao động của con người thì lúc này lực lượng lao động sẽ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, cạnh tranh việc làm ngày càng gay gắt, giá cả sức lao động sống sẽ giảm sút. Đối với các nước mà có những yếu tố ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp.., trong đó có Việt Nam đã, đang và sẽ không còn là thế mạnh nữa, mà thậm chí còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới nữa. Trong tương lai, thế giới cũng như Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp vô cùng lớn, người lao động sẽ bị mất việc làm bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục. Hay nói cách khác là máy móc, robot sẽ thay thế hoàn toàn con người. Điều đó càng cho thấy rằng, đây không phải câu chuyện của tương lai mà là vấn đề của hiện tại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và đang tác động lên nhiều lĩnh vực, quan trọng là mỗi nước, mỗi cá nhân cần nhận thức được điều này. 2.2. Một số định hƣớng phát triển lực lƣợng lao động Việt Nam trƣớc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được đánh giá đem lại cơ hội lớn cho nước ta, khi lần đầu được tham gia một “sân chơi” không biên giới, không khoảng cách, sau ba lần lỡ nhịp các cuộc CMCN về cơ khí, điện khí hóa và tự động hóa trước đó. Nếu không chớp được cơ hội vàng này, dự báo những nguy cơ, thách thức mà chúng ta phải đối mặt sẽ hết sức khốc liệt. Với lực lượng lao động Việt Nam ưu thế đông về số lượng, nhưng lại hạn chế về 581
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG chất lượng lao động, chúng ta cần có định hướng phát triển ngay từ bây giờ khi mà làn sóng cuộc cách mạng 4.0 chưa thực sự bùng nổ, chúng ta vẫn còn thời gian chuẩn bị cho một bước “nhảy” về chất đối với hệ thống sản xuất toàn cầu.Trong phạm vi bài báo tác giả đưa ra một số định hướng phát triển cho lực lượng lao động Việt Nam trong thời gian tới như sau: * Đối với lực lƣợng lao động trí thức 2.2.1 Phát triển định hƣớng đ o tạo nghề theo hƣớng tập trung v o một số ng nh công nghệ then chốt. Các ngành công nghệ then chốt sẽ chiếm chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân khi mà làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện toán đám mây, vật lý......điều này đặt ra một thách thức rất lớn đối với lao động tri thức ở các nước có trình độ lao động thấp như ở Việt Nam. Hiện tại lực lượng lao động tri thức ở nước ta tập trung vào một số ngành chủ yếu như ngân hàng, quản trị kinh doanh, Marketing..... xu hướng các năm gần đây lao động được đào tạo trong các ngành kỹ thuật, cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin.. có xu hướng giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết lực lượng lao động trong ngành này ra trường thường khó xin việc, do các công ty về công nghệ thông tin còn ít ở Việt Nam, đặc biệt là do chất lượng đào tạo sinh viên trong ngành này hầu hết không đáp ứng được yêu cầu công việc, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc tuyển dụng. Do đó cần có chính sách về chỉ tiêu các ngành nghề phù hợp với thực tiễn nhu cầu lao động trong tương lai. Tránh đào tạo tràn lan các ngành nghề, dẫn đến hiện tượng ngành thừa thì vẫn thừa, ngành thiếu vẫn thiếu. Có thể có nhiều giải pháp mới như không quy định chỉ tiêu đào tạo mà để đầu ra quyết định; thay đổi cơ chế về giảng viên, thỉnh giảng để tạo điều kiện cho các kỹ sư cùng tham gia giảng dạy, nhất là về thực hành; tạo liên kết chặt chẽ giữa DN và nhà trường, DN có thể đặt hàng nhân lực với cơ sở đào tạo theo mong muốn, đồng thời tham gia vào quá trình biên soạn giáo án và xây dựng chuẩn đầu ra nhằm tăng cường chất lượng đào tạo sát với yêu cầu của thị trường;... 2.2.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các trƣờng đại học nói riêng, v các chƣơng trình nghiên cứu sáng chế, các phát minh đổi mới phƣơng pháp sản xuất. Đây là một mảnh đất màu mỡ mang lại những dự án kinh doanh thành công trong thời đại công nghệ số khi mà các sản phẩm được ra đời và đổi mới không ngừng, các chương trình nghiên cứu khoa học cho phép ứng dụng những thành tựu công nghệ mới nhất vào trong sản xuất. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học? Thứ nhất: Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ, các trường đại học vì các dự án nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng là rất lớn, do đó cần đầu tư “vốn” cho các chương trình khởi nghiệp này dưới các hình thức trao giải thưởng, mua bản quyền phát minh sáng chế, các chương trình học bổng, cơ hội việc làm..... Thứ hai: Phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp là nơi hỗ trợ vốn, kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm cho những doanh nghiệp muốn khởi nghiệp từ những dự án nghiên cứu khoa học. 2.2.3 Có chính sách thu hút nhân t i, nuôi dƣỡng lực lƣợng khoa học tinh hoa, gắn họ với mục tiêu phát triển của đất nƣớc. Hiện nay nước ta đang xảy ra tình trạng “chảy máu” chất xám, khi mà những lực lượng nghiên cứu khoa học sau khi tu nghiệp ở nước ngoài không muốn trở về quê hương đóp góp cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta hãy quan đưa là một lý do biện hộ cho rằng họ là người không yêu nước, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận vào sự thật rằng chính sách thu hút nhân tài của đất nước chưa thực sự tạo được sức hút với đội ngũ khoa học. Khi mà các ngành công nghệ lượng tử, vật lý là một trong ngành cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0. Vậy cần tạo ra một sợi dây liên kết với đội ngũ khoa học tinh hoa này thông qua việc bố trí 582
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG việc làm phù hợp, đẩy mạnh chuyển giao nghiên cứu khoa học với các trung tâm nghiên cứu trên thế giới, xây dựng cơ sở kỹ thuật hiện đại, và có một chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài. * Đối với lực lƣợng lao động phổ thông Đây là lực lượng lao chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của Việt Nam, hiện nay lực lượng lao động này chủ yếu tập trung trong các ngành nghề như giày da, may mặc, hoặc một số ngành công nghiệp nặng..Để đáp ứng được yêu cầu về lao động trong thời gian tới cần 2.2.4 Phát triển các chƣơng trình đ o tạo về công nghệ, nâng cao ý thức v v n hóa l m việc cho đội ngũ lao động. Không chỉ có lao động quản lý cần nâng cao năng lực công nghệ, quản lý mà đối với lao động phổ thông, các công nhân trong các nhà máy cũng cần nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị, các thiết bị tự động, tham gia vào chuỗi sản xuất. Vì trong tương lai không xa, hàng tỷ thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, ô-tô, máy móc, vật dụng trong gia đình,... sẽ được kết nối đồng bộ với nhau, cho phép giám sát và tối ưu hóa tài sản cũng như các hoạt động ở mức rất chi tiết. Điều này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức mà chúng ta đang quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tác động làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe,.. Không chỉ nâng cao về năng lực công nghệ, về văn hóa doanh nghiệp cũng cần được xây dựng và phát triển, tạo thành một hệ thống giá trị làm kim chỉ nam cho định hướng hành động của lao động. Có thể nói là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, tạo động lực trong việc học tập, hăng say sáng tạo trong lao động. Xây dựng một công đồng văn hóa doanh nghiệp mà đó người lao động có thể giao lưu, học hỏi về công việc, về đời sống tinh thần. 2.2.5 Đẩy mạnh các chƣơng trình khởi nghiệp “l m gi u từ mảnh đất quê hƣơng”. Một thực tế đáng buồn là rất ít học sinh đăng ký vào khối ngành nông nghiệp, phần lớn do tâm lý chọn nghề trong xã hội, làm nông nghiệp thì vất vả không được đánh giá cao trong xã hội, không xin được việc làm..... Trong tương lai lao động thế giới sẽ phải đối mặt với thất nghiệp, vậy tại sao khi mà những mảnh đất quê hương nơi chúng ta đang sinh sống lại không là lựa chọn để chúng ta khởi nghiệp. Vấn đề ở chỗ phần lớn ngưới nông dân đều thiếu ý chí lập nghiệp, sợ thất bại, không am hiểu kỹ thuật, không nghiên cứu thị trường.... nên phần lớn họ bán ruộng, bán đất và trở thành người công nhân. Nhưng tương lai nhưng người công nhân xuất thân từ nông dân này sẽ đứng trước nguy cơ mất việc đầu tiên. Tuy nhiên trước sự phát triển của công nghệ sinh học, muốn làm giàu từ nông nghiệp đòi hỏi người nông dân cần gắn phát triển nông nghiệp với những tiến bộ từ công nghệ. Một số định hướng như: Các viện nghiên cứu đẩy mạnh chuyển giao công nghệ mới dưới dạng các chương trình hỗ trợ cho người nông dân, bán bản quyền công nghệ với giá thấp, nhà nước có chính sách hỗ trợ miễn phí đào tạo về công nghệ cho người nông dân. Hiện tại đã có nhiều doanh nhân thành công trong lĩnh vực nông nghiệp khi họ áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Anh Trần Quang Khải ở Thôn Tân Thái- Xã Hiền Ninh - Huyện Sóc Sơn- TP Hà Nội đã phát triển dự an trồng nấm bằng oxy sạch, hàng tháng lượng hàng sản xuất của anh là 5-6 tấn/ha. Không chỉ vậy anh còn biến hơn 3000 m2 đất đầy hố bom, mìn bị bỏ hoang sau chiến tranh thành trang trại trồng nấm áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Hay thành công từ mô hình trồng rau “ 5 không của chàng trai vùng biển Nguyễn Hữu Đạo, được GS Nguyễn Lân Dũng cố vấn kỹ thuật, với sản phẩm không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng thuốc diệt cỏ nên thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 583
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hiện nay một số công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tiên tiến cũng đang được ứng dụng tạo ra hướng đi cho những con người yêu mảnh đất quê hương và muốn làm giàu từ mảnh đất quê hương. Ở nhiều nước trên thế giới, công nghệ khí canh được xem là một bước tiến trong nông nghiệp, mở ra một hướng đi mới cho công tác trồng trọt, đáp ứng một phần nhu cầu cấp bách hiện nay về rau sạch cũng như diện tích đất canh tác bị thu hẹp hoặc ô nhiễm. Tại Việt Nam, mô hình tạo ra giống khoai tây chất lượng cao trong môi trường khí canh của các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp Việt Nam do GS. Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm đã thành công. Trong khi công trình này đang dừng lại ở “mô hình” thì một số sản phẩm rau được trồng khí canh đã có mặt tại bữa ăn của nhiều hộ gia đình.“Với diện tích hiện tại 200m2, mỗi ngày có thể cung ứng cho thị trường được khoảng 100kg rau; so sánh về tốc độ phát triển thời gian sẽ nhanh hơn 30% và với tốc độ tăng trưởng nhanh, mình có thể tăng được chu kỳ sản xuất và diện tích có thể trồng cao gấp 3,3 lần. Hay nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính Tại Việt Nam, có nhiều mô hình nuôi tôm khác nhau như nuôi quản canh có mật độ 3 – 6 con/m2, bán thâm canh mật độ cao hơn có thể từ 70 – 100 con/m2. Còn mô hình nuôi siêu thâm canh sẽ có mật độ 300 – 500 con/m2. Khu nuôi siêu thâm canh được ứng dụng những công nghệ cao như công nghệ nhà màng Israel, công nghệ lọc nước tuần hoàn theo chu kỳ của Đức và Mỹ, công nghệ vi sinh…” 3. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và đang tác động lên nhiều lĩnh vực, quan trọng là mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần nhận thức được điều này. Thực tế, với trình độ sản xuất cũng như hiệu sút làm việc kém như hiện nay, Việt nam sẽ bị lạc hậu so với các nước khác trong làn sóng 4.0 này bởi sự thiếu hụt về nhận thức, nhu cầu, kĩ năng, cơ sở hạ tầng, tài chính.Nếu như ở các cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 và 3, Việt Nam dựa vào lợi thế là có nguồn nhân công giá rẻ, lực lượng dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm phần đông để cạnh tranh với các nước khác và thu hút đầu tư thì trong cuộc cách mạng 4.0 này nó sẽ trở thành gánh nặng cho cả nước. Thực tế ngày càng nhiều nhà đầu tư, đặc biệt với nhưng dự án sử dụng công nghệ cao thì họ đang tìm kiếm những lao động Việt Nam có chất lượng, người sẽ là chìa khóa để giúp họ phát triển thị trường. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành vấn đề lớn khiến cho các nhà đầu tư do dự khi mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng của Cách mạng 4.0 trong thị trường lao động còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị cũng như đào tạo một cách bài bản. Do đó, trong quản lý nguồn nhân lực, chúng ta cần tập trung vào đầu tư cá nhân, nâng cao đào tạo, phát triển kĩ năng làm việc, học hỏi kinh nghiệm để tạo ra môi trường kinh doanh và sản xuất mới phù hợp cho làn sóng 4.0. THE ORIENTATION OF DEVELOPMENT FOR THE WORKFORCE IN VIETNAM TOWARD THE IMPACTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abtract: The 4th industrial revolution, coming after the earlier waves of mechanisation of production using steam power, mass production powered by electric motors and digital revolution with electronics and IT used to further automate production. The development of the fourth industrial revolution (Industry 4.0) along with increasing perfection in robotics production driving global industry towards robotics and automation, is the future but also a concern for many enterprises. Human resources will be one of key drivers in manufacturing companies in Industry 4.0 era along with Government support, data analytics and economic management. The best way to approach the 4.0 revolution is to do it in small steps, starting with a strategy or a pilot projectfrom labor. Therefore, investing in human resources should be considered as the most important task for local manufacturers. Viet Nam‟s workforces have to learn and step into the Industry 4.0 era immediately. 584
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG This article analysed the effects of Industrial reolution 4.0 towards human resources in Viet Nam. Then, we may figure out some solutions to develope Vietnamese worker‟s skills as well as labor in the world. Keywords: human resources, Vietnam, industrial revolution 4.0, management, development TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tổng cục thống kê Việt Nam TCTK (2015, 2016), Số liệu thống kê và Số liệu Điều tra Lao động - Việc làm hằng quý. TCTK (2016), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. 2. http://english.vietnamnet.vn/fms/business/ 3.http://www.nhandan.com.vn/ 4. http://www.vista.gov.vn/UserPages/News/ 5. https://tech.fpt.com.vn/ 6.https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/ 7. https://www.baomoi.com/ 8.http://vietq.vn/ 585
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2