Phát triển nguồn nhân lực để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - Định hướng tại Việt Nam
lượt xem 7
download
Bài viết nghiên cứu về vấn đề đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều kiện để đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp được xem xét bao gồm: vốn con người và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, nhận thức của nhà lãnh đạo và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - Định hướng tại Việt Nam
- PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Vân Anh1 - ThS. Cao Thị Phương Thủy2 Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về vấn đề đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều kiện để đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp được xem xét bao gồm: vốn con người và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, nhận thức của nhà lãnh đạo và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Bài viết đã phân tích được thực trạng nguồn nhân lực thực hiện đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đồng thời tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến những thực trạng đó. Cuối cùng, bài viết đã kiến nghị được một số định hướng phát triển nguồn nhân lực đẩy mạnh đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khoá: Đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực, tri thức Abstract: The article has researched on innovation in enterprises in Vietnam. The conditions for innovation in businesses are considered including: human capital and research, infrastructure, leaders’ awareness and investment in research and development. The article analyzed the real situation of human resources implementing innovation in Vietnam and found out the causes of such situations. Finally, the article has proposed a number of orientations for human resource development to promote innovation at enterprises in Vietnam. Keywords: Innovation; human resource; intellectual. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức, Việt Nam phải xây dựng cho mình nguồn nhân lực có chất lượng để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Nguồn nhân lực là vấn đề then chốt đối với đổi mới sáng tạo. Năng lực sáng tạo quốc gia phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà khoa học, kỹ nghệ và các nhà chuyên môn khác, và nó cũng phụ thuộc vào mức độ bao phủ của hệ thống giáo dục [7]. Năm 2017 đánh dấu bước nhảy quan trọng của Việt Nam đối với chỉ số GII (Global Innovation index - Chỉ số sáng tạo toàn cầu) lên vị trí 47/127 nước với 38,3 điểm. Trong khi năm 2016, Việt Nam mới được xếp hạng 59/128. Năm 2014 có xếp hạng là 71/143 [6]. Kết quả đạt được là do thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng dành đầu tư cho ngành giáo dục. Mức chi tiêu cho giáo dục được xếp hạng 26/117 1 Email: anhntv@epu.edu.vn, Trường Đại học Điện lực. 2 Trường Đại học Điện lực.
- 718 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nước. Nhưng sự đầu tư này chủ yếu tập trung vào giáo dục phổ thông. Giáo dục đại học mới là nền tảng để nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thì Việt Nam lại bị đánh giá khá thấp, xếp hạng 82/117 nước. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực nghiên cứu và triển khai của Việt Nam chỉ được xếp hạng 58/117 nước [6] cho thấy nguồn nhân lực hiện nay trong các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập khiến cho việc đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế. 2. ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Tính tất yếu khách quan phải đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp hiện nay Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo là việc sử dụng ý tưởng mới, sáng kiến mới hoặc kiến thức và xử lý nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính thương mại. Trong hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo có đặc điểm: tính mới (trước đó chưa có hoặc mới trong một hoàn cảnh nhất định); tính hữu ích (về kinh tế, kỹ thuật, an toàn hay các tiện ích khác); thành công (mang lại hiệu quả kinh doanh, phát triển thị trường…) [3]. Vì vậy, đổi mới sáng tạo cơ bản mang lại thành công và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nếu việc đổi mới sáng tạo không được thực hiện trên nền tảng nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học sẽ có tính rủi ro cao, có thể dẫn đến thất bại. 2.2. Điều kiện để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Đối với một quốc gia, đổi mới sáng tạo được thể hiện ở “đầu vào” và “đầu ra” của cả quốc gia bao gồm những chỉ tiêu về trí tuệ, hoạt động và thành quả hoạt động trí tuệ của con người không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và tài sản. Nếu như các điều kiện đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo của một nền kinh tế thông qua các chỉ số: (1) Các tổ chức nhà nước với các yếu tố môi trường chính trị, môi trường điều hành, môi trường kinh doanh; (2) Vốn con người và nghiên cứu; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Mức độ hoàn thiện của thị trường; (5) Mức độ hoàn thiện của kinh doanh; (6) Mức độ trí thức của thị trường lao động; (7) Thành quả sáng tạo thì điều kiện để đẩy mạnh đối mới sáng tạo của doanh nghiệp lại thu hẹp lại, tập trung trong nguồn lực nội bộ [6]. Như vậy, điều kiện để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được xem xét bao gồm: - Vốn con người và nghiên cứu: Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với những công nghệ, tri thức mới. Ứng dụng nhanh và hiệu quả những công nghệ và tri thức mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng giúp nâng cao năng suất lao động. Để nguồn nhân lực có thể giúp doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo thì cần thiết phải có được năng lực, kỹ năng thông qua giáo dục nghề nghiệp (đại học, sau đại học) và nghiên cứu và phát triển (R&D). - Cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố để đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Việc nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại cụ thể là công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, dễ triển khai những sáng tạo mới. - Nhận thức của người lãnh đạo và đầu tư cho nghiên cứu phát triển: Lãnh đạo là người dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Khi những người lãnh đạo hiểu được sâu sắc vai
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 719 trò quan trọng của đổi mới sáng tạo, họ sẽ có những đầu tư thích hợp để thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo thực hiện trong doanh nghiệp của mình thường xuyên. Từ đó, hiệu quả của hoạt động kinh doanh sẽ đạt được như mong muốn. Thật vậy, cốt lõi của đổi mới sáng tạo là tri thức - thứ chỉ nằm duy nhất trong nguồn nhân lực nên phát triển nguồn nhân lực chính là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. 2.3. Thực trạng đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới sáng tạo (Global Innovation Index - GII) của Việt Nam năm 2017 được xếp hạng 47/127 đã tăng 12 điểm so với năm 2016 và 42 điểm so với năm 2014 cho thấy sự nỗ lực rất lớn trong đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam những năm gần đây. Mặc dù các chỉ số thành phần được đánh giá khá thấp như chỉ số đánh giá tổ chức chỉ được xếp hạng 87/127, nguồn nhân lực chỉ 70/127 hay cơ sở hạ tầng là 77/127 thì cũng có những chỉ số được đánh giá khá cao như lao động trí thức (trình độ lao động trong các doanh nghiệp) là 28/127, mức độ hoàn thiện của thị trường là 34/127. Đặc biệt, chỉ số hiệu quả đổi mới được đánh giá là một chỉ số mạnh với mức xếp hạng 10/127 [6]. Kết quả trên cho thấy, đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam tuy cải thiện nhưng vẫn ở tình trạng yếu và kém. Tại Việt Nam, Nhà nước cũng tạo nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển KH&CN nhưng với những gì đạt được thì KH&CN Việt Nam chưa thực sự đem lại hiệu quả và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích và tiềm năng của nền KH&CN nước nhà. Đặc biệt, nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới sáng tạo và được đánh giá thấp mặc dù người lao động trong các doanh nghiệp vẫn có bằng cấp (từ đại học trở lên) khá cao. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX06.06/11-15, ở nước ta hiện nay, còn tới 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3 - 4 thế hệ so với thế giới và năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc lãng phí năng lượng, khiến doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu tư. Theo số liệu khảo sát, trên 50% các doanh nghiệp đạt được kết quả “cải thiện hiệu quả quá trình sản xuất” (59,3%), “đưa ra các quy trình mới” (63%), “cải thiện chất lượng sản phẩm” (59,3%), “đưa sản phẩm mới ra thị trường “(60,6%) từ hoạt động R&D. Tuy nhiên, chỉ có 8% doanh nghiệp “được cấp bằng sáng chế” [5]. Lý do được doanh nghiệp đưa ra là thủ tục đăng ký sáng chế mất thời gian, rườm rà và luật chưa chặt chẽ. Thực tế trên cho thấy hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được thúc đẩy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực thực hiện đổi mới sáng tạo Theo kết quả từ cuộc khảo sát của Đề tài cấp Nhà nước mã số KX06.06/11-15 được triển khai với 208 phiếu dành cho các doanh nghiệp và cụ thể là 104 phiếu dành cho 104 doanh nghiệp, 104 phiếu dành cho các cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp cho thấy các cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp có quy mô lớn đều chỉ chiếm dưới 40%.
- 720 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 1. Tỷ lệ nhân sự theo hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp phân theo quy mô doanh nghiệp (%) Chỉ tiêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Cán bộ nghiên cứu 39,1 27,3 21,6 Cán bộ kỹ thuật 39,1 36,4 18,1 Nhân viên hỗ trợ 17,4 29,5 20,6 Nhân viên khác 4,4 6,8 39,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Như vậy, có thể thấy cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá thấp, không tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ về nghiên cứu và phát triển nhằm thực hiện đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp. Bảng 2. Tỷ lệ nhân sự theo trình độ chuyên môn và chức danh (%) Chỉ tiêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Phó giáo sư 0,0 5,7 1,3 Tiến sỹ 11,1 2,9 2,5 Thạc sỹ 16,7 42,9 7,6 Đại học 55,6 19,9 55,7 Cao đẳng 16,6 28,6 32,9 Tổng 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15 Xét theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên đều dưới 56%. Trong đó, thấp nhất là tỷ lệ nhân lực có chức danh phó giáo sư ở các doanh nghiệp đều dưới 6%, tiếp đến là trình độ tiến sỹ ở mức dưới 12%. Trình độ đại học có chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 55%. Trong số 3 loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa có tỷ lệ nhân lực có trình độ thạc sỹ cao nhất với tỷ lệ 42,9% và có tỷ lệ phó giáo sư cao nhất với 5,7%. Nhìn chung, trong điều kiện còn hạn chế của môi trường khoa học, đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp còn ít về số lượng và hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới sáng tạo. Việc phân bố nhân lực và cơ cấu trình độ chưa hợp lý theo quy mô các doanh nghiệp và tình trạng thiếu cán bộ giỏi, đặc biệt là thiếu cán bộ nghiên cứu trẻ kế cận có trình độ cao. Phần lớn nhân lực nghiên cứu và phát triển hiện đang tập trung làm việc ở khu vực nhà nước (bộ, ban ngành, viện nghiên cứu…), ở các khu vực tư nhân tỷ lệ này còn rất thấp. 3.2. Nguyên nhân thực trạng nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp Thực trạng nêu trên xuất phát từ nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, trong hệ thống giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực, cung không đủ cầu. Quy mô đào tạo nghề hàng năm luôn ở mức 1,5 triệu lượt người (1 triệu lao động thông qua đào tạo nghề và 0,5 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng). Tuy nhiên với quy mô đào tạo như vậy, chỉ
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 721 khoảng 13% số người trong độ tuổi 18 - 24 đang theo học trong các trường đại học và cao đẳng và tỷ lệ lao động thông qua đào tạo nghề chỉ ở mức 26%. Trong khi các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực rất lớn cho sự phát triển của mình thì vẫn còn 10 triệu lao động không có việc làm [1]. Thứ hai, chất lượng đào tạo không phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Theo báo cáo của World Bank, đa số doanh nghiệp sử dụng lao động (82%) chưa hài lòng về chất lượng lao động, nhất là kĩ năng làm việc của người lao động. Cơ cấu phân bố lao động theo ngành nghề mất cân đối. Tỷ lệ lao động làm việc cho các ngành cần tăng tốc phát triển giai đoạn 2011- 2020 phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như: Công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, y tế, giáo dục – đào tạo.... chỉ xấp xỉ 1% mỗi ngành, trong khi có tới 47,4% lao động làm việc trong khu nông-lâm-ngư nghiệp hoặc lao động giản đơn. Tỷ lệ đào tạo đại học, cao đẳng so với trung cấp, công nhân kỹ thuật nghề là 7/3 dẫn tới tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” [1]. Nhìn chung, mối quan hệ gắn bó giữa các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp là vô cùng yếu kém. Thứ ba, tiếp cận của các doanh nghiệp không đúng. Thực tiễn quản trị nhân lực yếu kém đã dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn đến tỷ lệ thuyên chuyển cao trong những ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao (15-25)% năm, thậm chí có những ngành lên tới mức 30% như trình dược viên và quản lý khách sạn [1]) và điều này dẫn đến chi phí nhân công chất lượng cao hiện nay là cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư rất ít vào hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong quản trị nguồn nhân lực. 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐỐI MỚI SÁNG TẠO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Từ những thực trạng trên, có thể khẳng định phát triển nguồn nhân lực chính là hành động quan trọng nhất hiện nay để để mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam. Để thực hiện điều này hiệu quả, định hướng đặt ra bao gồm: 4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò phát triển nguồn nhân lực để đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thực hiện đổi mới sáng tạo hay không trước hết phải xuất phát từ nhận thức của bản thân các doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo cũng như các điều kiện để thực hiện đổi mới sáng tạo. Về phía chính phủ, cải thiện các khuôn khổ thể chế về đổi mới sáng tạo cũng là một hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với đổi mới sáng tạo nói chung và vai trò cần phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nói riêng. Khung khổ thể chế bao gồm các khung kinh tế vĩ mô, quy chế thị trường sản phẩm, hệ thống thuế… giúp cho các doanh nghiệp có động lực đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có vai trò quan trọng trong việc đề ra các định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn, hình thành nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo từ đầu vào bằng việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo thông qua hệ thống giáo dục, đào tạo nghề. Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức hội thảo thực tiễn có sự tham gia của doanh nghiệp để minh chứng cho vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với đổi mới sáng tạo.
- 722 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Về phía các doanh nghiệp, họ cần nhận thức là người lao động là tài sản của các doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động đầu tư chứ không phải là gánh nặng chi phí. Thông qua đào tạo và phát triển, người lao động hiểu biết được sâu sắc yêu cầu công việc của mình, được nâng cao kỹ năng, kiến thức và từ đó mới có động lực đóng góp tích cực cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc rà soát nguồn nhân lực của mình để đánh giá về trình độ, năng lực và khả năng thực hiện đổi mới sáng tạo. Từ đó quy hoạch lại nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Như vậy, nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, là cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển nguồn nhân lực để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam. 4.2. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo Muốn có một đội ngũ nhân sự thực hiện đổi mới sáng tạo thì ngay từ đầu vào doanh nghiệp đã cần tuyển những lao động có đủ trình độ, kỹ năng. Để các cơ sở đào tạo cung cấp đúng nguồn nhân lực theo mong muốn thì cần phải có mối quan hệ gắn bó giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của mình và “đặt hàng” cụ thể cho các cơ sở đào tạo. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, trường đại học và doanh nghiệp trong việc thiết kế và quản lý chương trình đào tạo. Về phía Nhà nước, cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển hệ thống giáo dục và dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua thúc đẩy các đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo… Đối với các doanh nghiệp, cần chủ động phản hồi và đưa ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình phát triển chương trình đào tạo, có như vậy mới giải quyết được vấn đề chênh lệch “cung - cầu” lao động diễn ra từ nhiều năm nay làm hạn chế khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. 4.3. Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng tới việc khuyến khích người lao động nghiên cứu sáng tạo Doanh nghiệp cần có chính sách về phát triển nguồn nhân lực theo hướng khuyến khích đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc khuyến khích có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như bằng công cụ tài chính (thưởng), phi tài chính (khen ngợi, tuyên dương, áp dụng ngay ý tưởng đổi mới sáng tạo vào thực tiễn…) hoặc tổ chức các cuộc thi… Các doanh nghiệp có thể tạo phong trào sáng tạo để mọi người lao động có tâm lý không ngại nghiên cứu hay nói ra ý tưởng của mình. Bản thân doanh nghiệp cần xây dựng cho mình quy chế rõ ràng về phát triển nguồn nhân lực không như các hoạt động quản lý nhân sự thông thường mà hướng tới việc khuyến khích người lao động học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực hướng tới việc khuyến khích người lao động nghiên cứu sáng tạo bao gồm:
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 723 Thứ nhất, đổi mới cấu trúc tổ chức, cơ chế quản lý, thực hiện các chức năng lãnh đạo phù hợp, như tăng cường quản lý chiến lược trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu sáng tạo, đổi mới; thay đổi cấu trúc tổ chức và cơ chế hoạt động theo hướng mềm dẻo, cho phép thông tin liên thông theo nhiều chiều, tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm của cấp dưới và người lao động; tăng cường các chức năng kiến tạo, chức năng tạo động lực và chức năng xây dựng văn hoá doanh nghiệp của người lãnh đạo. Thứ hai, thay đổi văn hoá tổ chức, tăng cường bầu không khí, tâm lý tin tưởng, dân chủ, khuyến khích mạo hiểm thông qua thay đổi hệ thống giá trị và chuẩn mực đảm bảo sự cam kết với tầm nhìn sáng tạo, cho phép người lao động tham gia vào việc ra quyết định và điều tiết xung đột, xây dựng môi trường tin tưởng và hỗ trợ sáng tạo trong nhóm và tổ chức. Thứ ba, tăng cường nguồn nhân lực sáng tạo thông qua đào tạo, nâng cao kiến thức, xây dựng phương pháp làm việc sáng tạo, tăng cường động cơ công việc. Ở nhóm biện pháp này, cần chú trọng bồi dưỡng tư duy sáng tạo thông qua sử dụng các kỹ thuật công não, sáu chiếc mũ tư duy… nhằm tăng cường trí tưởng tượng, phán đoán trực giác của người lao động. Tăng cường động cơ nội sinh trên cơ sở hứng thú, niềm đam mê khám phá và an toàn nghề nghiệp của người lao động trong các đơn vị nghiên cứu và phát triển. Thứ tư, tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn với nhiệm vụ của nhóm, tổ chức; tạo dựng kết nối nhóm thông qua tổ chức nhóm làm việc theo nhiệm vụ sáng tạo của doanh nghiệp, chia sẻ thông tin, phát triển ý tưởng sáng tạo, đánh giá, lựa chọn, bổ sung ý tưởng; tạo dựng kết nối xã hội giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp [4]. 4.4. Đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực Ngân sách Nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần hướng tới phát triển nguồn nhân lực có khả năng đổi mới, sáng tạo trong sản xuất. Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ và hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực từ hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng và bảo đảm công bằng giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập. Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn, mua công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao..). Tất cả những hoạt động trên là để đảm bảo nguồn tài chính cho phát triển nhân lực ở cấp vĩ mô hay chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của đầu vào sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
- 724 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 cũng cần có trách nhiệm đảm bảo nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực ở cấp vi mô (trong chính doanh nghiệp của mình). 5. KẾT LUẬN Phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất lớn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. Tất cả các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đổi mới sáng tạo đều gắn liền và phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, khi chất lượng lao động thấp hay vốn nhân lực ít thì việc tạo ra và thực hiện tích lũy vốn và phát triển kỹ thuật công nghệ khó mà thực hiện được. Muốn phát triển nguồn nhân lực để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp không chỉ tập trung nâng cao trình độ học vấn hay kỹ năng chuyên môn cho người lao động mà cần thay đổi chính sách khuyến khích sáng tạo, phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Nguyễn Hữu Lam (2010), Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Bài hội thảo “Future of Vietnamese-Japanese Bilateral Economic and Human Resources Exchange” được tổ chức bởi Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Kansai Keizai Doyukai - Nhật Bản. 2. Th.S Trịnh Hoàng Lâm (2016) “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Lao động và Xã hội. 3. Phạm Ngọc Minh (2014), “Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 4 năm 2014, tr.12-15. 4. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2013). Tính sáng tạo của tổ chức trong doanh nghiệp. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đào Thanh Trường (Chủ nhiệm đề tài) (2015), Nghiên cứu, phân tích hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới/ sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế, Đề tài cấp Nhà nước KX.06.06/11-15, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội. 6. WIPO (2017), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index) https://www. globalinnovationindex.org/gii-2017-report# 7. World Bank, OECD (2014), Science, Technology and Innovation in Vietnam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Lê Thị Hạnh
23 p | 241 | 43
-
Bài giảng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Yêu cầu bắt buộc của tổ chức
69 p | 151 | 35
-
Bài giảng Đào tạo - Phát triển nguồn nhân lực
13 p | 128 | 14
-
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 86 | 9
-
Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay
8 p | 25 | 9
-
Bài giảng Quản trị nhân lực: Chương 3 - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
41 p | 17 | 9
-
Phát triển nguồn nhân lực ngành logistics tại Việt Nam
5 p | 66 | 7
-
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 p | 118 | 7
-
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
6 p | 15 | 6
-
Phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
7 p | 10 | 6
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – bước đi cần thiết cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030
5 p | 54 | 6
-
Một số vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
7 p | 100 | 6
-
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
8 p | 52 | 5
-
Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
8 p | 39 | 3
-
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015
11 p | 60 | 3
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
8 p | 92 | 3
-
Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
6 p | 104 | 2
-
Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Cơ sở phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang
13 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn