intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Cơ sở phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm phân tích cơ sở để phát triển du lịch bền vững, xác định thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại Hà Giang, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững cho địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Cơ sở phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH - CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HÀ GIANG Hoàng Thị Lan(1) TÓM TẮT: Hà Giang - vùng núi cao cực Bắc của Tổ quốc là vùng Ďất có tiềm năng du lịch dồi dào. Trong những năm gần Ďây, hoạt Ďộng du lịch tại Hà Giang có nhiều khởi sắc với lượng du khách tăng Ďáng kể, góp phần thúc Ďẩy sự phát triển kinh tế của Ďịa phương. Tuy nhiên, hoạt Ďộng du lịch của Hà Giang chưa phát huy hết tiềm năng do Ďầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng, dịch vụ, truyền thông du lịch,... chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Đặc biệt, còn nhiều hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Để du lịch Ďịa phương có thể phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới, Hà Giang cần có những giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiềm năng du lịch của tỉnh. Từ khoá: Nguồn nhân lực, cơ hội việc làm, du lịch bền vững, du lịch, du lịch Hà Giang. ABSTRACT: Ha Giang - the northernmost high mountain region of the country is a land with abundant tourism potential. In recent years, tourism activities in Ha Giang have prospered with a significant increase in the number of tourists, contributing to promoting the local economic development. However, Ha Giang's tourism activities have not yet reached their full potential because investment in facilities, infrastructure, services, tourism communication,... is not commensurate with tourism potential. In particular, there are still many limitations in developing human resources for tourism. In order for local tourism to develop quickly and sustainably in the coming time, Ha Giang needs effective solutions to build and develop human resources consistent with the province's tourism potential. Keywords: Human resources, job opportunities, sustainable tourism, tourism, Ha Giang tourism. 1. Giới thiệu Trong những năm gần Ďây, Hà Giang trở thành một Ďiểm Ďến hấp dẫn du khách, liên tiếp Ďược bình chọn trong danh sách những Ďiểm Ďến lí tưởng do các 1. Học viện Ngân hàng. Email: Hoangthilan23bee@gmail.com 653
  2. tạp chí du lịch uy tín trên thế giới bình chọn. Cụ thể, Hà Giang Ďược xếp vào top 25/52 Ďiểm Ďến hấp dẫn nhất thế giới năm 2023 (New York Times, 2023), Hà Giang cũng Ďược bình chọn là một trong 10 Ďiểm Ďến Ďẹp nhất Việt Nam (The Travel, 2023). Bên cạnh Ďó, số lượng du khách Ďến Hà Giang ngày càng tăng. Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2023), lượng khách du lịch trong 6 tháng Ďầu năm 2023 tới Hà Giang Ďạt hơn 1,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 28,2 so với cùng kỳ năm 2022. Thực tế cho thấy, nhiều xu hướng du lịch trải nghiệm mới ngày càng thu hút Ďông Ďảo du khách. Những chuyến du lịch ―tự túc‖, ―phượt‖, ―tour du lịch trải nghiệm‖ ngày càng Ďược ưa chuộng (Lao Ďộng, 2023). Cùng với vẻ Ďẹp thiên nhiên hùng vĩ như cao nguyên Ďá Đồng Văn, vẻ hoang sơ trên các cung Ďường Ďèo, với bề dày lịch sử và những nét văn hoá, ẩm thực Ďộc Ďáo của hơn 19 dân tộc anh em, với những trải nghiệm mới mẻ Ďặc sắc... Hà Giang là một trong những Ďịa Ďiểm lí tưởng thoả mãn Ďược những nhu cầu này. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng du lịch Hà Giang vẫn Ďang phải Ďối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như cơ sở vật chất hạ tầng kém phát triển, hệ thống giao thông chưa hoàn thiện. Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên chưa Ďược khai thác hợp lí, việc quảng bá du lịch chưa hiệu quả. Bên cạnh Ďó, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch còn nhiều hạn chế. Nhiều Ďồng bào dân tộc thiểu số ít người chưa có nhận thức Ďúng về việc phát triển du lịch bền vững, nhân lực du lịch chưa Ďược Ďào tạo bài bản. Những hạn chế này dẫn tới hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao. Hà Giang Ďang Ďịnh hướng phát triển du lịch bền vững với phương châm phương châm ―Sản phẩm Ďặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, Ďơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường sạch Ďẹp - Điểm Ďến an toàn, văn minh, thân thiện‖ (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2023), Ďồng thời cũng Ďã quan tâm tới vấn Ďề về cơ sở vật chất, hạ tầng lưu trú và hoạt Ďộng truyền thông. Tuy nhiên, với những hạn chế của nguồn nhân lực du lịch thì một trong những giải pháp cần ưu tiên thực hiện là Ďào tạo, xây dựng Ďội ngũ nguồn nhân lực cho ngành du lịch hướng hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Bài viết này nhằm phân tích cơ sở Ďể phát triển du lịch bền vững, xác Ďịnh thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại Hà Giang, trên cơ sở Ďó, Ďề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch góp phần thúc Ďẩy phát triển du lịch bền vững cho Ďịa phương. 2. Cơ sở lí thuyết về phát triển du lịch bền vững 2.1. Khái niệm du lịch bền vững Du lịch bền vững Ďang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều khái niệm về du lịch bền vững Ďược Ďề xuất: Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 1992), ―Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt Ďộng du lịch nhằm Ďáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch 654
  3. và người dân bản Ďịa trong khi vẫn quan tâm Ďến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt Ďộng du lịch trong tương lai‖. Theo World Conservation Union (1996): Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan các Ďiểm Ďến một cách có trách nhiệm với môi trường, tận hưởng và Ďánh giá cao tự nhiên, những Ďặc Ďiểm văn hoá, lịch sử theo các khuyến cáo về bảo tồn, có tác Ďộng thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ Ďộng về kinh tế - xã hội của cộng Ďồng Ďịa phương. Machado (2003) Ďịnh nghĩa phát triển du lịch bền vững là: ―Các hình thức du lịch Ďáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và người dân Ďịa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng Ďáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên, Ďặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của người dân Ďịa phương‖. Tóm lại, phát triển du lịch bền vững là quá trình xây dựng và phát triển du lịch trên cơ sở giảm thiểu tối Ďa các chi phí và nâng cao lợi ích từ du lịch dài hạn, Ďem lại cho môi trường tự nhiên, con người và nền kinh tế, quá trình Ďó không gây ảnh hưởng tiêu cực vào nguồn lợi và môi trường thiên nhiên hiện có. Đối với nghiên cứu hiện tại, phát triển du lịch bền vững còn Ďược hiểu theo khía cạnh là tận dụng tiềm lực về con người nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận từ việc sử dụng con người thúc Ďẩy phát triển du lịch dài hạn, không gây lãng phí nguyên nhân lực và không gây hại Ďến môi trường và các yếu tố liên quan khác. Hens L. (1998) cho rằng, Ďể phát triển du lịch bền vững Ďòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo bất kỳ cách nào Ďể có thể Ďáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì Ďược bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, Ďa dạng sinh học và các hệ Ďảm bảo sự sống. 2.2. Đặc điểm của du lịch bền vững Theo International Ecotourism Society (2004), du lịch bền vững có 3 Ďặc Ďiểm chính sau: Thứ nhất, thân thiện với môi trường: Các nghiên cứu chỉ ra du lịch bền vững có tác Ďộng thấp Ďến nguồn lợi tự nhiên và khu bảo tồn biển. Du lịch bền vững nghĩa là giảm thiểu các tác Ďộng Ďến môi trường (Ďộng thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm,…). Thứ hai, gần gũi về xã hội và văn hoá: Du lịch bền vững cần không gây hại Ďến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng Ďồng. Bên cạnh Ďó, du lịch bền vững cần tôn trọng văn hoá và truyền thống Ďịa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng Ďồng, nhà Ďiều hành tour, và quản lí chính quyền) trong tất cả các giai Ďoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Cuối cùng, du lịch bền vững phải gắn liền phát triển kinh tế: Du lịch bền vững phải Ďóng góp về mặt kinh tế cho cộng Ďồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn Ďịnh cho cộng Ďồng Ďịa phương cũng như càng nhiều bên liên quan 655
  4. khác càng tốt. Du lịch bền vững phải mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Như vậy, du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giá trị văn hoá, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng Ďồng. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Các nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra du lịch bền vững chịu tác Ďộng của nhiều yếu tố. Nghiên cứu của Trương Trí Thông (2019) tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Ďến phát triển du lịch bền vững, bao gồm: Thứ nhất, kinh tế ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển du lịch bền vững. Kinh tế phát triển sẽ gia tăng cơ hội Ďầu tư vào du lịch bền vững, tạo việc làm cho người dân Ďịa phương từ du lịch, từ Ďó tạo ra thu nhập. Du lịch bền vững phát triển phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân Ďịa phương và giá cả dịch vụ du lịch tại Ďiểm du lịch. Tác giả Rajagopal & cộng sự (2019) cũng cho rằng giữa kinh tế và du lịch bền vững có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Thứ hai, yếu tố văn hoá: Ảnh hưởng sâu sắc, góp phần tạo nên sự phong phú cho quá trình phát triển du lịch bền vững, gồm: Sự Ďộc Ďáo về văn hoá ẩm thực truyền thống của người dân Ďịa phương, mức Ďộ hấp dẫn, công tác bảo vệ di tích lịch sử tại Ďiểm Ďến, quá trình thay Ďổi lối sống văn hoá của người dân Ďịa phương,… Nghiên cứu của Rajagopal & cộng sự (2019) cũng có quan Ďiểm tương tự. Thứ ba, môi trường - nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến du lịch bền vững. Du lịch bền vững cần phải nói không với những yếu tố như rác thải tại các di tích lịch sử, ô nhiễm môi trường Ďất, nước, không khí, chất lượng nguồn nước Ďược sử dụng cho hoạt Ďộng du lịch tại Ďịa phương,… Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng Ďến trải nghiệm du lịch của du khách và Ďi ngược với Ďịnh hướng phát triển du lịch bền vững. Quan Ďiểm này cũng Ďược khẳng Ďịnh tại nghiên cứu của Rajagopal & cộng sự (2019). Thứ tư, con người - chủ thể phát triển du lịch bền vững. Con người thúc Ďẩy và góp phần tạo nên sự phát triển du lịch bền vững qua thái Ďộ người dân tại Ďịa phương về hoạt Ďộng du lịch. Bên cạnh Ďó, Ďể du lịch bền vững phát triển mạnh mẽ, nguồn nhân lực ngành du lịch phải thực sự chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp tốt, có nghiệp vụ chuyên môn và mang sứ mệnh truyền tải thông Ďiệp về con người, thiên nhiên, cảnh quan, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá,… Ďến du khách. Ngoài ra, yếu tố con người còn ảnh hưởng Ďến phát triển du lịch bền vững bởi số lượng khách du lịch tại Ďiểm du lịch Ďến trải nghiệm và sử dụng dịch vụ. Theo Nguyễn Công Đế và nnk. (2020), yếu tố con người thể hiện qua việc cung cấp nguồn nhân lực thúc Ďẩy phát triển du lịch bền vững vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nguồn nhân lực ở Ďây Ďược hiểu là nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch như người lao Ďộng làm việc trong các doanh nghiệp du lịch và cả cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lí du lịch ở Ďịa phương, tác giả 656
  5. Lordkipanidze & cộng sự (2005), Mai Anh Vũ & nnk. (2020) và HareeBin & cộng sự (2020) cũng có quan Ďiểm tương tự. Thứ năm, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật. Phát triển du lịch bền vững cần phải Ďầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật theo các yếu tố: Mức Ďộ phù hợp về kiến trúc cơ sở lưu trú; khả năng thuê xe máy; sự Ďầy Ďủ tiện nghi khu cắm trại, bãi Ďỗ xe khi tham quan; sự bê tông hoá của cơ sở hạ tầng Ďường sá,… Khi cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật Ďủ Ďiều kiện tiêu chuẩn thì sẽ tăng thêm Ďiểm cộng về hình ảnh và chất lượng du lịch bền vững. Mối quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch bền vững cũng Ďược tác giả Nguyễn Công Đế và nnk. (2020) khẳng Ďịnh trong nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng Ďến du lịch bền vững miền duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Ngoài ra, Mai Anh Vũ & nnk. (2020) cũng có quan Ďiểm như vậy khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng Ďến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Thứ sáu, an toàn và an ninh tại điểm du lịch. Tình trạng chèo kéo khách du lịch, trộm cắp tại Ďiểm du lịch, tình trạng ăn xin, bán hàng rong ảnh hưởng xấu Ďến hình ảnh du lịch bền vững. Cuối cùng, thể chế chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố then chốt quyết Ďịnh quá trình Ďầu tư xanh vào phát triển bền vững. Dưới sự chỉ Ďạo của ban lãnh Ďạo về việc phát triển du lịch bền vững, cần cân nhắc sự hợp lí trong công tác quy hoạch du lịch, sự Ďầy Ďủ của băng rôn tuyên truyền các vấn Ďề bảo vệ môi trường, kết hợp Ďầy Ďủ trang thiết bị phòng chống cháy nổ ở nơi lưu trú, sự Ďầy Ďủ các thiết bị an ninh, an toàn khi tham gia du lịch trên sông, leo núi,… Cùng nhận Ďịnh trên có nghiên cứu của Yasarata & cộng sự (2010), Ruhanen (2013), Nguyễn Công Đế & nnk. (2020), cho rằng những quy hoạch của du lịch bền vững sẽ tác Ďộng Ďến Ďiểm Ďến du lịch trong khu vực và tạo ra chuỗi giá trị. 3. Nguồn nhân lực cho phát triển bền vững 3.1. Yêu cầu của nguồn nhân l c cho phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng Ďến phát triển du lịch bền vững của Vu & nnk. (2020), các yếu tố nhân lực du lịch tác Ďộng Ďến sự phát triển du lịch bền vững gồm: Năng lực quản lí, trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật, năng lực pháp lí chuyên môn, năng lực chuyên môn về kinh doanh, khả năng Ďáp ứng về số lượng nhân lực, năng lực ngoại ngữ, phong cách làm việc, sự thân thiện của người cung cấp dịch vụ, kĩ năng giao tiếp, năng lực chuyên môn và cuối cùng là việc Ďào tạo nâng cao. Đa phần nguồn nhân lực chỉ Ďáp ứng Ďược một vài yếu tố trong số các yêu cầu trên như năng lực kĩ thuật, sự thân thiện hay kĩ năng giao tiếp,… còn lại, số ít lực lượng lao Ďộng Ďạt Ďược yêu cầu cao hơn. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ďể phục vụ Ďược yêu cầu căn bản cho sự phát triển du lịch bền vững. 657
  6. 3.2. Vai trò của nguồn nhân lực chất lƣợng đối với phát triển du lịch bền vững Trong những năm gần Ďây, yêu cầu của xã hội trong các lĩnh vực ngày càng cao, vì vậy, việc sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cũng tỉ lệ thuận với yêu cầu chung Ďó. Đòi hỏi các cấp quản lí phải xây dựng, Ďào tạo và sử dụng lực lượng lao Ďộng chất lượng cao. Đã có nhiều nghiên cứu Ďịnh nghĩa nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể: Theo Nguyễn Hữu Dũng (2002): ―Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm Ďể chỉ một con người, một người lao Ďộng cụ thể có trình Ďộ lành nghề (về chuyên môn, kĩ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao Ďộng về chuyên môn, kĩ thuật nhất Ďịnh (trên Ďại học, cao Ďẳng, công nhân lành nghề)‖. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Trung (2016) cho rằng: ―Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân lực Ďã qua Ďào tạo, có kiến thức tốt về một lĩnh vực công việc, thành thạo kỹ năng thực hiện công việc, có thể chất tốt và tiềm năng phát triển trong môi trường công việc Ďể Ďáp ứng Ďược các yêu cầu công việc hiện tại cũng như tương lai của tổ chức, cơ quan, Ďơn vị...‖. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực Ďược Ďầu tư Ďào tạo về kiến thức chuyên môn, kĩ thuật tương ứng với ngành nghề cụ thế, Ďạt một mức Ďộ thành thạo nhất Ďịnh Ďáp ứng yêu cầu cao hơn, so với nguồn nhân lực thông thường, nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển vượt trội hơn. Dưới góc Ďộ phát triển du lịch bền vững, việc xây dựng Ďội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ Ďáp ứng nhu cầu và hình thành cơ sở vững chắc cho sự phát triển dài hạn của du lịch bền vững. Đối với sự phát triển du lịch bền vững, thì nguồn nhân lực Ďóng vai trò rất quan trọng. Trước Ďây, Ďã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng Ďịnh tầm quan trọng và vai trò của nguồn nhân lực Ďối với phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Theo nghiên cứu của Tom Baum (2007), nguồn nhân lực Ďóng vai trò quyết Ďịnh với sự phát triển của ngành du lịch, hơn thế, nó còn Ďóng góp lớn Ďối với sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tác giả Sherap Bhutia (2014) Ďã Ďưa ra quan Ďiểm về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch sẽ mang lại ý nghĩa cho sự phát triển của một quốc gia. Khi nghiên cứu một số vấn Ďề phát triển nguồn nhân lực, Trần Thị Trương và Nguyễn Quốc Tuấn (2018) Ďã khẳng Ďịnh tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực Ďối với sự phát triển chung của ngành công nghiệp du lịch, từ Ďó Ďưa ra những giải pháp cho giáo dục và Ďào tạo nguồn nhân lực cụ thể. Nhìn chung, con người là chủ thể phát triển du lịch bền vững, vì vậy phát triển Ďào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển bền vững của du lịch. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là bước Ďầu cho sự phát triển du lịch bền vững, nếu nguồn nhân lực Ďạt chất lượng cao thì du lịch bền vững mới có hướng phát triển rộng mở, nâng cao tốc Ďộ phát triển và ngược lại. 658
  7. 4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Hà Giang 4.1. Th c trạng nguồn nhân l c tại Hà Giang Theo Báo cáo Ďiều tra thực trạng kinh tế - xã hội năm 2019 (Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, 2021), lực lượng lao Ďộng khu vực thành thị là 33,9 nghìn người, chỉ chiếm 7,4 tổng số lực lượng lao Ďộng dân tộc thiểu số trên Ďịa bàn tỉnh; trong Ďó, năm dân tộc là Tày, Hoa, Nùng, Mông, Dao chiếm 86,5 lực lượng lao Ďộng khu vực thành thị. Còn lực lượng lao Ďộng ở khu vực nông thôn là 92%; trong Ďó, bốn dân tộc là Tày, Nùng, Mông, Dao chiếm 93,2 lực lượng lao Ďộng khu vực nông thôn. Có thể thấy, lực lượng lao Ďộng tại Hà Giang chủ yếu là các dân tộc thiểu số, dân trí thấp, chủ yếu canh tác nông nghiệp, ít Ďược tiếp cận với Ďào tạo, giáo dục trình Ďộ chuyên môn về du lịch và phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, cần Ďặc biệt quan tâm Ďối tượng Ďồng báo dân tộc thiểu số khi tiến hành xây dựng Ďội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao hướng Ďến phát triển du lịch bền vững. Báo cáo Ďiều tra lao Ďộng - việc làm năm 2020 trên Ďịa bàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, 2021) cho thấy, lực lượng lao Ďộng bao gồm 524,4 nghìn người có việc làm và 4,9 nghìn người thất nghiệp. Nữ giới chiếm tỉ trọng thấp hơn nam giới (49,6 so với 50,4 ), tuy nhiên, mức Ďộ chênh lệch không lớn, mức thấp hơn chưa Ďến 1 . Về quy mô, lực lượng lao Ďộng khu vực nông thôn cao gấp hơn 5,5 lần lực lượng lao Ďộng khu vực thành thị (448,5 nghìn người so với 80,8 nghìn người), tương ứng với gần 85 lực lượng lao Ďộng của tỉnh, tập trung ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lực lượng lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo của Hà Giang vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với cả nước. Trong tổng số 529,4 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao Ďộng của Hà Giang, chỉ có khoảng 67,8 nghìn người Ďã Ďược Ďào tạo, chiếm 12,8 tổng lực lượng lao Ďộng, thấp hơn so với tỷ lệ này của cả nước 11,2 Ďiểm phần trăm và gần như thấp nhất trong các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, chỉ cao hơn tỉnh Lai Châu. Tỉ lệ lực lượng lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Ở khu vực thành thị có trên 50 lực lượng lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo thì tỉ lệ này ở khu vực nông thôn chưa Ďầy 6 . Nghiên cứu lao Ďộng Ďang làm việc theo nghề nghiệp, kết quả Ďiều tra cho thấy, năm 2020, có Ďến 82 lao Ďộng làm nghề giản Ďơn - tương Ďương với khoảng gần 430 nghìn lao Ďộng. Nguồn nhân lực Ďa phần chưa qua Ďào tạo chuyên nghiệp, tỉ lệ lực lượng lao Ďộng chất lượng cao còn thấp. 4.2. Th c trạng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân l c du lịch tại Hà Giang Theo Báo Hà Giang (2020), nguồn nhân lực hoạt Ďộng trên lĩnh vực du lịch có khoảng trên 9.000 người. Trong Ďó, trình Ďộ từ Ďại học trở lên là 120 người, cao Ďẳng, trung cấp 405 người, Ďào tạo khác 940 người và chưa qua Ďào tạo là 7.575 người (số lượng nhân lực chưa qua Ďào tạo chiếm hơn 84%). Tuy tăng về số lượng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu. Nguyên nhân chính là do lao Ďộng hoạt Ďộng trong lĩnh vực du lịch hiện nay còn 659
  8. ở trình Ďộ thấp, Ďa số chưa Ďược Ďào tạo cơ bản, chủ yếu mới qua tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn. Lực lượng lao Ďộng có chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao chưa nhiều, tính chuyên nghiệp chưa cao, Ďặc biệt yếu về trình Ďộ ngoại ngữ và công nghệ thông tin, trong khi Ďây là những yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh, thu hút du khách Ďến thăm quan, nghỉ dưỡng. Cùng với Ďó, Báo Hà Giang (2020) ghi nhận trên Ďịa bàn tỉnh Ďã mở Ďược 13 lớp cho 449 học viên tham gia, gồm: 2 lớp Ďào tạo Tiếng Anh giao tiếp cơ bản tại huyện Quản Bạ và Hoàng Su Phì cho 65 người; 3 lớp nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar tại các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Quản Bạ với 115 người tham gia; 2 lớp chế biến món ăn, pha chế Ďồ uống cho 72 học viên là quản lí và nhân viên phụ trách chế biến món ăn, pha chế Ďồ uống tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ kinh doanh ẩm thực tại các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì; 4 lớp nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại các huyện Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc và thành phố Hà Giang cho 138 người; 2 lớp kĩ năng phục vụ khách tại các làng du lịch cộng Ďồng với 59 học viên. Mặc dù, có những dấu hiệu tích cực trong công tác Ďào tạo nhân lực cho ngành du lịch, tuy nhiên việc Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Hà Giang vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, tỉnh chưa xây dựng Ďược một cơ sở Ďào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch bền vững một cách chuyên nghiệp, thống nhất và nhất quán. Chưa Ďảm bảo chất lượng chuyên môn cho các buổi Ďào tạo, bồi dưỡng năng lực nguồn nhân lực. Số lượng lớp học Ďào tạo còn lẻ tẻ và quá nhỏ so với lượng nhu cầu cần phải Ďào tạo. Nhìn chung, việc Ďào tạo, bồi dưỡng và giáo dục nguồn nhân lực cho ngành du lịch chưa Ďảm bảo yêu cầu cho phát triển bền vững và tiềm năng của số lượng lớn du khách Ďến tham quan du lịch Hà Giang. 5. Giải pháp 5.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững ở Hà Giang Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP, ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp Ďẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Hà Giang hướng tới phát triển du lịch bền vững với phương châm ―Sản phẩm Ďặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, Ďơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường sạch Ďẹp - Điểm Ďến an toàn, văn minh, thân thiện‖. Định hướng Hà Giang Ďặt ra năm 2025 là du lịch trở thành ngành kinh tế trọng Ďiểm, xây dựng một khu du lịch cấp tỉnh, thu hút trên 3,5 triệu lượt khách; tổng doanh thu từ du lịch Ďóng góp 10,34% giá trị vào tổng sản phẩm. Phát triển về cơ sở lưu trú phục vụ cho nhu cầu của du khách khoảng 9.000 buồng, phòng; tạo ra 28.200 việc làm, trong Ďó có 14.100 việc làm trực tiếp. Mục tiêu dài hạn của phát triển du lịch bền vững là phấn Ďấu Ďến năm 2030, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên Ďá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia; thu hút 5 triệu lượt khách du lịch; tổng thu từ du lịch Ďóng góp 14,34 giá trị vào tổng sản phẩm; tạo cơ hội việc làm cho trên 20.000 lao Ďộng trực tiếp. 660
  9. Để Ďạt Ďược mục tiêu phát triển du lịch bền vững, Hà Giang Ďã thực hiện Ďịnh hướng cơ cấu lại theo hướng hiện Ďại, chất lượng, bền vững. Tổ chức Ďánh giá thị trường khách du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch quốc tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc Ďẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội Ďịa. Đa dạng hoá, khai thác hiệu quả thị trường nguồn khách quốc tế, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên Ďề. Tăng cường thu hút Ďầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng Ďiểm, tập trung vào khu du lịch cấp tỉnh, cấp quốc gia, các tuyến du lịch liên vùng. Trong Ďó, phối hợp với các sở, ngành, Ďịa phương triển khai các hoạt Ďộng thu hút Ďầu tư, Ďầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên Ďá Đồng Văn trở thành khu du lịch quốc gia; Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì thành khu du lịch cấp tỉnh; xây dựng Con Ďường trải nghiệm du lịch số 5 kết nối Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên Ďá Đồng Văn với Công viên Non nước Cao Bằng. Ngành du lịch Hà Giang cũng quan tâm Ďến công tác quy hoạch xây dựng và phát triển Ďô thị trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên Ďá Đồng Văn. Đẩy nhanh tiến Ďộ của Đồ án quy hoạch khu du lịch sông Nho Quế Ďể thu hút các dự án Ďầu tư phát triển du lịch trên Ďịa bàn các huyện. Đồng thời thực hiện kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời khi phát sinh vi phạm về trật tự xây dựng trên Ďịa bàn. Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng Ďồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành các ―Ďiểm Ďến vệ tinh‖ với các trung tâm du lịch nhằm lan toả những Ďiểm Ďến ở nông thôn, Ďặc biệt là Ďối với khách du lịch quốc tế. Tập trung xây dựng ―Làng văn hoá du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)‖. Triển khai thực hiện dự án số 6 ―Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt Ďẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch‖. Triển khai Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND, ngày 15/7/2023 của HĐND tỉnh Quy Ďịnh một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch Ďến năm 2028, Ďể hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế Ďến tỉnh; nâng cao chất lượng Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch, Ďổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch. 5.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang Hà Giang Ďã có những kế hoạch phát triển du lịch bền vững về cơ sở vật chất, hạ tầng, cơ sở lưu trú, quy hoạch các sản phẩm văn hoá và khẳng Ďịnh việc phát triển du lịch bền vững cần phải nâng cao chất lượng Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Nhưng Ďến nay, chưa thực hiện triển khai kế hoạch cụ thể Ďể hướng tới xây dựng Ďội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển du lịch bền vững. Để phát triển nguồn nhân lực du lịch của Hà Giang, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau: 661
  10. Thứ nhất, xây dựng chương trình Ďào tạo chuyên sâu về du lịch bền vững: Đầu tiên, muốn mọi người hưởng ứng kế hoạch phát triển du lịch bền vững và cùng hướng về một mục tiêu chung thì cần phải làm cho mọi người hiểu về phát triển du lịch bền vững. Bằng việc thiết kế và triển khai chương trình Ďào tạo chuyên sâu nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng về quản lí du lịch bền vững, bảo tồn môi trường, giao tiếp văn hoá, quản lí khách hàng và các lĩnh vực liên quan khác. Chương trình Ďào tạo có thể Ďược cung cấp thông qua các khoá học, buổi hội thảo, hoặc chương trình Ďào tạo dài hạn tại Hà Giang do các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn trực tiếp giảng dạy. Thứ hai, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và ngành du lịch: Hiện nay, Hà Giang chưa có một cơ sở Ďào tạo chính thức nào liên quan Ďến ngành du lịch. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ Ďối tác chặt chẽ giữa các trường Ďại học, trung tâm Ďào tạo và các doanh nghiệp du lịch Ďể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Các tổ chức giáo dục có thể cung cấp thông tin về xu hướng mới, phương pháp và kĩ năng Ďào tạo, trong khi các doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp cơ hội thực tế và thực tập cho sinh viên và học viên. Và liên kết, kết nối nguồn nhân lực chuyên môn cao từ các tổ chức giáo dục, chiêu mộ nhân tài Ďể Ďóng góp cho những bước Ďầu phát triển du lịch bền vững tại nơi Ďây. Vai trò của các cơ sở giáo dục trong việc chuyển giao kiến thức du lịch cũng Ďược khẳng Ďịnh trong nghiên cứu của Hawkins & cộng sự (2013), có thể thấy Ďể gia tăng kiến thức du lịch cho nguồn nhân lực cần phải có một cơ sở Ďào tạo uy tín và chất lượng. Thứ ba, phát triển chương trình thực tập cho sinh viên: Tạo Ďiều kiện cho sinh viên và học viên Ďược tham gia vào các chương trình thực tập và giao lưu với các doanh nghiệp du lịch tại Hà Giang. Tổ chức các chương trình thực tiễn Ďan xen quá trình Ďào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức các tour du lịch thực tế Ďể khám phá và giúp cho sinh viên, học viên hiểu rõ bản sắc văn hoá và Ďặc Ďiểm du lịch tại Hà Giang. Điều này giúp họ có cơ hội áp dụng kiến thức Ďã học và trải nghiệm thực tế trong môi trường công việc. Hơn thế, còn nâng cao uy tín về hình ảnh nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hà Giang, gia tăng niềm tin với Ďồng bào dân tộc thiểu số về cơ hội học tập, Ďào tạo và mở mang kiến thức, cơ hội việc làm cho người dân. Thứ năm, Ďào tạo hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp: Đây là lực lượng lao Ďộng cần thiết, vì theo thực trạng, phần Ďa lực lượng lao Ďộng Ďều chưa qua Ďào tạo hoặc số ít nằm ở tầm trung dàn trải các ngành. Việc Ďào tạo và nâng cao năng lực cho hướng dẫn viên du lịch, bao gồm kiến thức về văn hoá, lịch sử, môi trường và kĩ năng giao tiếp nhằm xây dựng một Ďội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, chất lượng cao. Hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao có thể mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách du lịch và Ďóng góp vào việc quảng bá và bảo vệ các giá trị du lịch bền vững tại Hà Giang. Thứ sáu, kết hợp tạo ra cơ hội học tập liên ngành: Việc kết hợp này sẽ khuyến khích sự hợp tác và giao lưu giữa các ngành liên quan bao gồm du lịch, môi trường, văn hoá, Ďịa chính trị và kinh tế. Tạo ra cơ hội cho sinh viên và học viên 662
  11. có thể tiếp cận và hiểu Ďược sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau trong ngành du lịch và tác Ďộng của nó lên phát triển bền vững. Bên cạnh phát triển du lịch bền vững, giúp người Ďược Ďào tạo mở mang kiến thức, phát triển tư duy, mở rộng cơ hội Ďổi mới, sáng tạo cho các ngành kinh tế khác tại Hà Giang, Ďiều này vừa gia tăng cơ hội việc làm vừa góp phần thúc Ďẩy kinh tế Ďa ngành. Thứ bảy, xây dựng chương trình giáo dục cộng Ďồng: Hình thức Ďào tạo cộng Ďồng về du lịch bền vững và vai trò của họ trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lực du lịch. Tạo ra những hoạt Ďộng giáo dục, như các buổi hội thảo, xây dựng mô hình cộng Ďồng (cụ thể hoạt Ďộng phát triển du lịch cộng Ďồng Ďang Ďược triển khai mạnh mẽ tại Hà Giang) và chia sẻ kiến thức với cộng Ďồng Ďể tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân Ďịa phương trong việc phát triển du lịch bền vững. Thứ tám, thúc Ďẩy nghiên cứu và phát triển: Hỗ trợ các hoạt Ďộng nghiên cứu và phát triển về du lịch bền vững tại Hà Giang. Khuyến khích các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu liên quan Ďến du lịch bền vững, từ Ďó Ďưa ra các giải pháp cụ thể và Ďịnh hướng phát triển. Ví dụ thực tiễn là hoạt Ďộng nghiên cứu Ďang thực hiện, với hi vọng mang lại những Ďóng góp ý nghĩa cho phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mang lại cơ hội nghề nghiệp và gia tăng thu nhập, giúp các Ďồng bào dân tộc có cuộc sống khó khăn sớm thoát cảnh Ďói, nghèo. Thứ chín, áp dụng công nghệ thông tin xây dựng một ứng dụng quản lí nguồn nhân lực: Ứng dụng sẽ quản lí Ďược số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ nhân lực có chất lượng Ďã qua Ďào tạo sẽ Ďược cấp tài khoản Ďể Ďánh giá các mức Ďộ phù hợp với kiến thức, trình Ďộ và kĩ năng của hướng dẫn viên du lịch của từng khu vực du lịch tại Hà Giang, người dùng có tài khoản Ďược Ďánh giá càng cao thì cơ hội về thu nhập càng gia tăng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp Ďội ngũ nguồn nhân lực ngày càng phát triển. Ngoài Ďánh giá dựa trên bằng cấp, chứng chỉ, ứng dụng sẽ Ďánh giá dựa trên ý kiến của du khách theo trải nghiệm thực tế sau mỗi chuyến du lịch. Ngoài ra, ứng dụng sẽ tích hợp thêm các tính năng như cho phép Ďăng tải những nội dung liên quan Ďến kiến thức và các trải nghiệm du lịch Ďể các tài khoản khác có thể tham gia trao Ďổi và học hỏi thêm kiến thức. Đặc biệt, ứng dụng sẽ kết hợp thêm những bài giảng, bài giới thiệu cập nhật kiến thức mới về du lịch từ Ďội ngũ uy tín có chuyên môn Ďể người dùng có thể học thêm bất cứ lúc nào. Ứng dụng sẽ duy trì việc hỗ trợ và giải Ďáp thắc mắc cho người dùng Ďể Ďảm bảo duy trì chất lượng nguồn nhân lực và góp phần quản lí hiệu quả Ďội ngũ nguồn nhân lực cho du lịch Hà Giang. Cuối cùng, thực hiện hoạt Ďộng tuyên truyền, giáo dục Ďến người dân thôn, bản và Ďồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn: Cán bộ, những người Ďược Ďào tạo có chuyên môn có nhiệm vụ phải hướng dẫn, Ďào tạo lại cho những Ďồng bào dân tộc thiểu số, mang cơ hội thay Ďổi cuộc sống khó khăn cho những hoàn cảnh éo le cần Ďược hỗ trợ. Hỗ trợ người dân từng bước xây dựng lên Ďội ngũ, phát triển thành cộng Ďồng nguồn nhân lực có cả về 663
  12. số lượng và chất lượng cao góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang. 6. Kết luận Hà Giang - mảnh Ďất giàu tiềm năng Ďể phát triển du lịch bền vững nhưng chưa Ďược khai thác triệt Ďể. Nghiên cứu này Ďề xuất các giải pháp nhằm tận dụng tối Ďa nguồn lực và góp phần nâng cao lợi ích, giá trị kinh tế mà du lịch bền vững Ďem lại và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Xây dựng, Ďào tạo Ďội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao tạo cơ sở và nền tảng cho sự phát triển du lịch bền vững tại Hà Giang không là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một tổ chức mà cần có sự Ďồng lòng, chung tay, góp sức Ďể xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững mang lại nhiều giá trị trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annual report (1996). IUCN - The World Conservation Union. 2. Hens L. (1998). ―Tourism and environment‖, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium. 3. Machado A. (2003). ―Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in Vietnam‖, VNAT and FUDESO, Vietnam. 4. Trương Trí Thông (2020). ―Các nhân tố ảnh hưởng Ďến phát triển du lịch bền vững tại các Ďiểm du lịch ở thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang‖, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 56, Số 3C: 184-193. DOI:10.22144/ctu.jvn.2020.068. 5. Nguyen, C. D., Ngo, T. L., Do, N. M. & Nguyen, N. T. (2020). ―Key factors affecting sustainable tourism in the region of south central coast of Vietnam‖, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7 (12): 977-993. 6. Mai, A., Thi, K., Thi, T. & Le, T. (2020). ―Factors influencing on tourism sustainable development in Vietnam‖, Management Science Letters, 10 (8): 1737-1742. 7. Tuan, V. K. & Rajagopal, P. (2019). ―Analyzing factors affecting tourism sustainable development towards Vietnam in the new era‖, European Journal of Business and Innovation Research, 7 (1): 30-42. 8. Lordkipanidze, Maia, Brezet, H. & Backman, M. (2005). ―The entrepreneurship factor in sustainable tourism development‖, Journal of cleaner production, 13 (8): 787-798. 9. HAREEBIN, Y. (2020). ―Factors affecting human capital and innovative entrepreneurial capabilities of tour operators: Evidence from Andaman Coast, Thailand‖, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7 (10): 359-368. 10. The World Bank (2000). ―World Development Indicators‖. 11. Nguyễn Hữu Dũng (2002). ―Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďất nước và hội nhập quốc tế‖, Tạp chí Lý luận chính trị. 664
  13. 12. Nguyễn Huy Trung (2006). ―Xung quanh vấn Ďề xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao‖, Tạp chí Lao Ďộng Xã hội. 13. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điểm (2023). ―Giáo trình quản trị nhân lực‖, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 14. Baum, T. (2007). Human resources in tourism: Still waiting for change. Tourism management, 28 (6): 1383-1399. 15. Trần Thị Trương và Nguyễn Quốc Tuấn (2018). ―Một số vấn Ďề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi‖, Tạp chí Khoa học Kinh tế, số 7(02), 2019. 16. Laitamaki, J., Hechavarría, L.T., Tada, M., Liu, S., Setyady, N., Vatcharasoontorn, N. & Zheng, F. (2016). ―Sustainable tourism development frameworks and best practices: Implications for the Cuban tourism industry‖, Global Transformation Management, 14 (1), 7. 17. Vu, D. V., Tran, G. N., Nguyen, H. T. T. & Nguyen, C. V. (2020). ―Factors affecting sustainable tourism development in Ba Ria-Vung tau, Vietnam‖, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7 (9): 561-572. 18. Hawkins, D. E. (2013). ―Transferring tourism knowledge: The role of higher education institutions‖, In Knowledge Sharing and Quality Assurance in Hospitality and Tourism (pp. 13-26). Routledge. 19. Thanh Chân. ―Xu hướng du lịch hè 2023 thay Ďổi, gen Z thích trải nghiệm‖, Thứ Ba, 30/5/2023. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://laodong.vn/kinh- doanh/xu-huong-du- lich-he-2023-thay-doi-gen-z-thich-trai-nghiem-1198620.ldo. 20. Kim Tiến. ―Trên 1,4 triệu lượt du khách Ďến với Hà Giang trong 6 tháng Ďầu năm‖, Thứ Bảy, 1/7/2023. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/ha- giang-doi-moi- phat-trien/tin-tuc/tren-1-4-trieu-luot-du-khach-den-voi-ha-giang-trong- 6-thang-dau- nam. 21. Báo Hà Giang. ―Hà Giang: Tăng tốc phát triển du lịch bền vững‖, ngày 26/9/2023. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://bvhttdl.gov.vn/ha-giang-tang-toc- phat-trien-du-lich-ben-vung- 20230925182811939.htm. 22. Tăng Bá Tuyên. ―Lao Ďộng và việc làm của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên trên Ďịa bàn tỉnh Hà Giang qua kết quả Ďiều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019‖, ngày 7/4/2021. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://cucthongke.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=204362. 23. Tăng Bá Tuyên. ―Kết quả chủ yếu Ďiều tra lao Ďộng việc làm năm 2020 trên Ďịa bàn tỉnh Hà Giang‖, ngày 7/6/2021. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://cucthongke.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=208056. 24. Lê Hải và Nguyễn Huyên. ―Tăng cường Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch‖, ngày 26/12/2020. [Trực tuyến]. Truy cập tại: https://baohagiang.vn/van- hoa/202012/tang- cuong-dao-tao-boi-duong-nguon-nhan-luc-du-lich-769989. 25. Trang web: https://ecotourism.org/. 665
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2