intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – bước đi cần thiết cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhấn mạnh đến vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030. Để thành phố phát triển bền vững cần phát triển nguồn nhân lực cao để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – bước đi cần thiết cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO – BƯỚC ĐI CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 – 2030 ThS Nguyễn Thanh Lâm Tóm tắt: Bài viết nhấn mạnh đến vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030. Để thành phố phát triển bền vững cần phát triển nguồn nhân lực cao để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Thành phố cần tập trung liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề với các doanh nghiệp, các công ty sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chi Minh, xây dựng và hoàn thiện các chính sách thu hút nhân tài cho thành phố, đổi mới mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hướng nhu cầu của xã hội nhằm từng bước đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố. Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghiệp hóa 1. Đặt vấn đề TP.HCM là một Thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP.HCM đã khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược CNH, HĐH. Trong giai đoạn mới của sự nghiệp phát triển, với bối cảnh Quốc tế chứa nhiều thời cơ và thách thức, trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế đổi mới hội nhập, yêu cầu phát triểu TP.HCM nhanh và bền vững, thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một cuộc cách mạng sâu sắc, nó gắn liền với sự nghiệp CNH, HĐH của TP.HCM, nhằm làm chp TP.HCM phát triển nhanh hơn, vững bền hơn, xứng đáng với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hộ của vùng và của cả nước 2. Nội dung 2.1 Cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực đang được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. 191
  2. Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia chương trình KX – 07 thì :”Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó.... Như vậy, có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực một cách ngắn gọn là nguồn lực con người. Điều đó cũng có nghĩa là khái niệm nguồn nhân lực tập trung phản ánh ba vấn đề sau đây: Thứ nhất, xem xét nguồn nhân lực dưới góc độ nguồn nhân lực con người – yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội; Thứ hai, nguồn nhân lực bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng thể hiện ở trí lực, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; Thứ ba, nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải gắn liền với thời gian và không gian mà nó tồn tại. Điều đó có nghĩa là, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực, sự phân bố theo vùng, khu vực và lãnh thổ; trong đó, trí tuệ thể hiện ở trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm lực sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần của con người, vì thế nó đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực. Sau trí lực là thể lực hay thể chất, bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức vào sức mạnh vật chất. Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực con người được phát triển. 2.2 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đến phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh Trước hết là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thế sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định 192
  3. quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ phát triển thành phố Hồ Chi Minh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với TP.HCM đó là một quá trình tất yếu để phát triển nhanh và bền vững, nhất là trong giai đoạn 2020-2030 Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điề kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH của TP.HCM “tạo đà” để đưa Thành phố phát triển bền vững Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang đứng trước nhiều thử thách lớn 2.3 Các giải pháp căn cơ cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành Phố Hồ CHí Minh Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, từ nhiều năm qua, TP.HCM đã xác định nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hàng năm TP.HCM thường ưu tiên dành cho nhiều nguồn ngân sách đáng kể để phát triển cơ sở vật chất, trường lớp, trung tâm giáo dục dạy nghề, đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên, công nhân. Đầu tư cho giáo dục chiếm tỷ trọng khoảng 24%, ngân sách chi thường xuyên và khoảng 20% ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố. Thời gian qua, TP.HCM không chỉ là trungg tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của cả nước mà còn là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất cả nước. Với khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện khoảng 3,2 triệu người, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước, Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2015 lên tới 55% năm 2018. TP.HCM là có một hệ thống giáo dục – đào tạo khá đồng bộ từ mầm non đến đại học và dạy nghề. Hiện nay trên địa bàn có hơn 678 trường mầm non, 470 người tiểu học, 243 trường THCS, 150 trường THPT. Ngoài ra, TP.HCM còn có hơn 500 cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, hằng năm thu hút hơn 500 nghìn lượt học viên. Về các trường đại học, cao đẳng, TP.HCM hiện có khoản hơn 193
  4. 72 trường Đại học, cao đẳng mỗi năm có thể thu nhận hơn 30 nghìn học viên trung cấp, cao đẳng nghề và khoảng 320 nghìn học sinh sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (không định quy). Thành phố đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu trong công việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các chương trình đào tạo như : 300 Tiến sĩ, Thạc sĩ quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh; đào tạo 300 Tiến sĩ, Thạc sĩ ngành giáo dục đào tạo; Thạc sĩ nghành công nghệ sinh học.Mặc dù đã được nhiều kết quả nêu trên, nhưng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM hiện nay vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM. Dự báo trong những năm tới, tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng có thể sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu không đưa ra được những giải pháp hợp lý, nhất là giải pháp gắn kết giữa tuyển dụng và đào tạo. Có thể nói rằng, rừ nhiều năm qua, vấn đề thiếu hụt lao động đã được đặt ra, tuy nhiên chưa bao giờ TP.HCM phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn một cách nghiêm trọng như những năm gần đây do chỉ có 50% lao động mới qua đào tạo. Đặc biệt lực lượng lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số nghành nghề còn rất ít ỏi, chất lượng chưa đạt so với yêu cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở các nghành : quản lý điều hành, tin học, kế toán, nhân sự - hành chính văn phòng, tài chính – ngân hàng... Bên cạnh khu vực trung tâm, tại các vùng ven TP.HCM, tình trạng khan hiếm lao động chất lượng cao trên nhiề lĩnh vực, trong đó sư phạm và y tế là những nghành hiện đang có nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực. Tình trạng trên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư của TP.HCM 3 Kết luận Trước yêu cầu phát triển TP.HCM nhanh và bền vững trong bối cảnh thế giới hội nhập và phát triển, có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Điều này, bắt buộc TP.HCM cần phải có chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn tới nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của chính bản thân nội tại của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Để làm được điều này, theo chúng tôi thì cần phải tiến hành đồng bộ các giải phát sau: Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề với các đơn vị tần suất, tổ chức, doanh nghiệp, TP.HCM nên tiến tới xây dựng và tổ chức những “hội chợ đào tạo”. Đây sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp gặp gỡ trực tiếp với trường, nhằm hướng tới chương trình đào tạo mà xã hội cần chứ không đào tạo cái các trường có. Về điều này, trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng đã chỉ rõ :”thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân 194
  5. lực theo nhu cầu xã hội”6. Bên cạnh đó, trong giai đoạn sắp tới, TP.HCM cũng cần chú trọng đến việc “thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các nghành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát triển, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”. Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế tri thức và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả một số cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài bằng chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhà công vụ, điều kiện làm việc nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Đổi mới căn bản và toàn diện và mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm từng bước tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Cần xác định việc “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Ngoài ra, cần kết hợp việc tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo, mở rộng quy mô, tăng nhanh tốc độ đào tạo, tiến tới “đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dây và học ở tất cả các cấp, bậc học”, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước đối với giáo dục, đào tạo với việc xã hội hóa giáo dục, cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu hội nhập Quốc tế, xây dựng TP.HCM phát triển thực sự nhanh và bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Minh Hạc (2017), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính Trị Quốc Gia. Số liệu thống kê – Cục thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh – 2018 Nguyễn Thị Cành (2015), Phát triển kinh tế và biến đổi nguồn nhân lực, NXB Lao Động Trần Mai Ước (6-2015), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Tạp chí Trường ĐH Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh 195
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2