intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này sẽ đề cập tới những tác động mà nó mang lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Kim Thị Hạnh, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập mới nhưng bên cạnh đó c ng đặt ra những thách thức lớn đối với nguồn nhân lực đã và sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu về những thay đổi liên quan đến công nghệ, vốn, tăng năng suất lao động, việc làm... Cuộc cách mạng này c ng sẽ tác động lên mọi khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Trong bài viết này sẽ đề cập tới những tác động mà nó mang lại đối với sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Nhân lực; Nguồn nhân lực chất lượng cao IMPACT OF INDUSTRIAL REVELUTION 4.0 ON DEVELOPMENT OF VIETNAM HUMAN RESOURCE Abstract: The Industrial Revolution 4.0 created opportunities for Vietnamese human resources to develop in the new integration trend, it also posed great challenges to human resources that have been and will be involved in the global production chain. About technology-related changes, capital, labor productivity, employment ... This revolution will also affect every aspect of Vietnam's economy in general and human resources in particular. In this article, we will mention the impacts that it will bring to the development of Vietnam's human resources on the basis of assessing the current situation and making recommendations aimed at developing the high quality human resources of Vietnam to meet the needs of society in the era of industrial revolution 4.0. Key words: Industrial revolution 4.0; Human; High quality human resources. 1. Đặt vấn đề Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, muốn phát triển nhanh và bền vững cần phải dựa trên ba trục cơ bản đó là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển 567
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nguồn nhân lực, trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng. Trình độ phát triển nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong xu thế hiện nay, sự xuất hiện cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế sức người, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với thị trường lao động, các quốc gia đang phát triển sẽ đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và gia tăng thất nghiệp. Theo dự báo, ―trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của rô-bôt, số lượng nhân viên sẽ giảm đi còn 1/10 so với hiện nay, theo đó, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc đưa ra dự báo: sẽ có khoảng 95 triệu lao động truyền thống bị mất việc trong vòng 10 - 20 năm tới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi, thị trường lao động tại quốc gia này cũng như quốc tế sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao‖[10]. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa đến việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 2/2018 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam có hơn 54 triệu người, chiếm khoảng 57% tổng dân số [1]. Như vậy, Việt Nam có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, và đang trong thời kỳ dân số vàng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi của Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0. Với số lượng nhân lực đông, dồi dào thì chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của Việt Nam cũng có thể được xem là thế mạnh trong quá trình CMCN 4.0. Việt Nam có gần 12 triệu nhân lực đã qua đào tạo, có trình độ từ đào tạo nghề trở lên, trong đó nhân lực có trình độ từ đại học trở lên có khoảng hơn 5 triệu người, chiếm 44% trong tổng số nhân lực đã qua đào tạo, Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng lao động đã qua đào tạo, nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao (78,25%) (Xem bảng 1). Bảng 1: Lực lƣợng lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: Nghìn người Trình độ chuyên môn Số ngƣời Tỷ lệ (%) kỹ thuật 1. Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42.273,9 78,25 2. Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2.908,5 5,38 3. Trung cấp chuyên nghiệp 2.110,1 3,91 4. Cao đẳng chuyên nghiệp 1,576,7. 2,92 5. Đại học trở lên 5.153,6 9.54 Tổng 54.022,8 100 Nguồn: áo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 2/2018. 568
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Mặc dù, Lực lượng lao động của Việt Nam tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động tay nghề thấp, trong đó, số lao động làm các nghề giản đơn chiếm tỷ lệ cao nhất (35,99%), tỷ lệ lao động làm công việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chỉ chiếm 7,07% (Xem bảng 2). Bảng 2: Cơ cấu lao động có việc làm theo nhóm nghề nghiệp Đơn vị: nghìn người Nhóm nghề nghiệp Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1. Nhà lãnh đạo 591,8 1,09 2. Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 3820,3 7,07 3. Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 1850,8 3,43 4. Nhân viên 1065,3 1,97 5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng 9305,6 17,23 6. Nghề trong nông lâm ngư nghiệp 5220,7 9,66 7. Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 7294,4 13,50 8. Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 5319,7 9,85 9. Nghề giản đơn 19444,3 35,99 10. Không phân loại 109,9 0,20 Tổng 54.022,8 100 Nguồn: Tổng hợp từ áo cáo Điều tra Lao động việc làm 2/2018. Với những con số này cho chúng ta thấy, đây chính là rào cản, hạn chế lớn của nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 này và chính những hạn chế này đã ảnh hưởng tới năng suất lao động, năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động không cao. Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa có nhiều đột phá. Năm 2018 so sánh với năm 2017 Đào tạo lao động (giảm 0,11 điểm). Các doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng lao động tại địa phương nơi họ hoạt động là đáp ứng (29%) hoặc đáp ứng một phần (67%) nhu cầu của họ. Chỉ có 4% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng chất lượng lao động không đáp ứng được. Những kết quả này không thay đổi nhiều so với năm 2017 (Doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả của lao động Việt Nam năm 2017 chỉ đạt 3,8 điểm) [2]. Mặt khác, trong kỷ nguyên số như hiện nay, với những công nghệ mới được tạo ra, các công việc mang tính sáng tạo và đặt ra yêu cầu ngày càng cao, các nhà tuyển dụng sẽ cần nguồn nhân lực chất lượng cao và có khả năng thích ứng tốt với các thay đổi về cách thức sản xuất cũng như công nghệ mới. Vì vậy, chính bản thân mỗi người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của mình để ứng phó với nhiều biến động về thị trường cũng như yêu cầu việc làm trong tương lai, nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu và bị đào thải và đây cũng là thách thức rất lớn đối với nguồn nhân lực ở nước ta. 569
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 3. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Thế giới đang bắt đầu bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đến rất gần với chúng ta. Thuật ngữ ―cách mạng công nghiệp 4.0‖ được nhắc đến rất nhiều trên truyền thông ở trong nước cũng như quốc tế. Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện là sự kế thừa phát triển của nhân loại, là sự hợp nhất của các loại công nghệ và làm xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, rôbốt, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây, công nghệ nano, tự động hóa, công nghệ in 3 chiều (3D), khoa học mang tính liên ngành sâu rộng…với nền tảng đột phá là công nghệ số, đáp ứng đòi hỏi của xã hội tri thức, nền kinh tế tri thức. ―Ước tính đến năm 2020 sẽ có hơn 5 tỷ vạn vật được kết nối. Robot với trí tuệ nhân tạo dần thay thế con người trong nhiều ngành sản xuất. 47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỷ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm nữa. Tính đến năm 2025 sẽ có 10% dân số mặc quần áo kết nối internet, dược sĩ rôbốt đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, 10% mắt kính kết nối internet, chiếc otô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D và 10% xe ở Mỹ là xe không người lái, 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo đầu tiên sẽ được sử dụng để quản trị công ty‖ [5,6]. Theo các chuyên gia, cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, sẽ diễn biến rất nhanh và diễn ra rất phức tạp, không giống với bất cứ những gì mà chúng ta đã từng trải qua và được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Cuộc cách mạng này đang và hứa hẹn tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như tới kinh tế Việt Nam. 3.1. Tác động về việc làm Các mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của công nghệ cao, máy móc thông minh, robot có trí tuệ nhân tạo... đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới được ra đời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và đồng thời sẽ tác động làm thay đổi lớn đến thị trường lao động và việc làm trên nhiều góc độ khác nhau. Cung - cầu lao động, cơ cấu lao động, và bản chất việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những lĩnh vực dựa vào lao động thủ công, những ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử hay những lĩnh vực mà chúng ta sử dụng nhiều lao động sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chẳng hạn, Trong lĩnh vực dệt may, ở Mỹ giới thiệu một robot có tên là Lowry, robot này có thể thay thế hoàn toàn một dây chuyền may có 10 công nhân với công suất lên tới 1.142 chiếc áo thun trong 8 giờ, so với mức 699 chiếc áo thun của dây chuyền 10 công nhân tạo ra. Robot may tự động này chỉ cần 1 người điều khiển duy nhất và cho tốc độ tạo ra số áo sơ mi trong 1 giờ 570
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tương đương với 17 công nhân [8]; Trong lĩnh vực dịch vụ, giải trí và thương mại hiện nay, khái niệm ―chờ đợi‖ đã không còn nằm trong từ điển của khách hàng. Thông qua dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp có thể đoán trước được nhu cầu khách hàng để phục vụ tốt hơn; Trong lĩnh lực sản xuất ô tô sản xuất ra những chiếc xe tự lái, trong lĩnh vực ngân hàng có thể biết toàn bộ thông tin về khách hàng dựa trên social scoring để ra quyết định cho vay hay không cho vay chỉ sau một tích tắc; Trong lĩnh vực xây dựng sử dụng công nghệ in 3D; Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe công nghệ 3D và robot được dùng trong phẫu thuật, đọc và phân tích các chỉ số của con người; Trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng cảm biến vật liệu, ánh sáng và công nghệ sinh học để điều khiển sự ra hoa kết trái của các loại cây trồng...Như vậy, tác động của CMCN 4.0 đối với việc làm sẽ là sự dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ. Mặt khác, Công nghệ robot là nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động to lớn đến thị trường lao động. Lao động giá rẻ hiện nay không còn là lợi thế của Việt Nam thậm chí đang bị đe dọa nghiêm trọng.. Robot hóa đang là xu thế tất yếu của nền công nghiệp hiện đại. Khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt đối với những lao động làm việc trong các lĩnh vực dệt may, dịch vụ giải trí đến kế toán, giao thông…. Theo một ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa [9]. Theo Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: ―86% lao động trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép ở Việt Nam đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao từ sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng công nghệ. Một báo cáo về thị trường lao động ở Anh cho thấy, sự suy giảm của các việc làm mà năng suất đã được cải thiện rõ rệt nhờ công nghệ‖ [7]. Chính vì vậy, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cao về kỹ năng và trình độ của người lao động, đòi hỏi người lao động phải có khả năng thích nghi và sáng tạo công nghệ để trở thành lao động 4.0. Thị trường lao động trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có bước phân hóa mạnh mẽ thành hai nhóm, đó là: Nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ lao động chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong đó kỹ năng làm việc nhóm, năng lực tin học, ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp vẫn rất cần được đào tạo và rèn luyện. 3.2. Thách th c trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CMCN 4.0 Bên cạnh những tác động to lớn mà CMCN 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp. Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt: thị trường kỹ năng cao, thị trường kỹ năng thấp và dẫn đến gia tăng sự phân hóa, hoặc tạo ra nhu cầu việc làm hoàn toàn mới so với trước đây, do vậy cần có sự chủ động chuẩn bị trong việc đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường. 571
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Theo WEF, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực. So sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia; về lao động có chuyên môn cao đứng thứ 81/100 thuộc nhóm cuối, thậm chí xếp hạng sau Thái Lan và Philippin trong nhóm các nước ASEAN; thứ hạng về chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam chỉ ở thứ 80/100, so với trong nhóm các nước ASEAN thì chỉ đứng trước Campuchia (92/100) [3,4]. Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới, làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự. Đây là một thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam. Vì vậy, các trường đại học ở Việt Nam cần phải nhận thức được những thách thức này, từ đó, có chiến lược phù hợp cho việc phát triển khoa học, công nghệ, thay đổi phương thức đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời kỳ kỹ thuật số. 4. Một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những tác động của nó đến nguồn nhân lực Việt Nam. Muốn phát triển bền vững thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những giải pháp then chốt nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ. Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới sự phát triển nguồn nhân lực, việc áp dụng công nghệ cao mang lại lợi ích không nhỏ trong việc tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều áp lực và nguy cơ tiềm ẩn về việc làm cho nguồn lao động. Vì vậy, để giải quyết những vấn đề tồn tại của nguồn nhân lực Việt Nam, tác giả xin được đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như sau: Thứ nhất, Đối với nhà nước: - Rà soát và kiểm tra chất lượng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực một cách chặt chẽ và hợp lý, khoa học. Kiên quyết giải thể các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng đầu theo tiêu chuẩn nghề phù hợp với Khung trình độ quốc gia nhằm mục tiêu sẽ nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cũng tránh lãng phí nguồn lực của đất nước. - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ cao. - Các cơ quan chức năng Nhà nước cần đẩy mạnh hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin trong toàn bộ hệ thống phục vụ công tác quản lý và điều hành giáo dục nghề nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến, khuyến khích các cơ sở đào tạo xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; thiết bị thực tế ảo… - Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn về kỹ năng tối thiểu cần có của các loại nghề nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên cơ sở đó, khuyến khích và tạo điều kiện để các hội, hiệp hội nghề nghiệp tự xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp áp dụng cho các thành viên theo hướng áp dụng bộ chuẩn nghề nghiệp ở mức trung bình trong khu vực; hướng dẫn các 572
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 trường, trung tâm và tổ chức dạy nghề xây dựng các chương trình và cách thức đào tạo đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ hai, Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực - Chương trình đào tạo: Cần tăng thêm nội dung và thời lượng đào tạo theo hướng thực hành. Chương trình đào tạo cần được thiết kế linh hoạt, đáp ứng chuẩn đầu ra phù hợp với sự phát triển của xã hội. - Phương pháp đào tạo: Dựa trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng tới người học. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo, chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa con người và máy móc. - Đẩy mạnh các hoạt động liên kết với giữa nhà trường và doanh nghiệp : Trong kỷ nguyên số 4.0 sẽ rất hiệu quả khi sinh viên được vừa học, vừa làm trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, hiện rất ít công ty có chiến lược nuôi dưỡng nguồn nhân lực ngay từ năm thứ 2, thứ 3 và có kế hoạch cho sinh viên vào làm linh hoạt. Và ngược lại, các trường cũng chỉ tập trung vào công tác đào tạo chứ chưa quan tâm nhiều đến việc hợp tác với doanh nghiệp. Giữa các doanh nghiệp với các trường đại học cũng như các cơ sở đào tạo thiếu cơ chế phối hợp chặt chẽ, doanh nghiệp phải là nơi đặt hàng cho các trường đại học về nhu cầu nhân lực, tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam (điển hình các cơ sở đào tạo khối kinh tế có quy mô nhỏ) chưa được thực hiện tốt, dẫn đến trường hợp nhân lực vừa thừa nhưng lại vừa thiếu. Do đó, cần tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo tại các trường gắn rất chặt với doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, từ đó hai bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu của thị trường lao động. Thứ ba, Đối với người lao động - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, vì vậy người lao động luôn phải nắm bắt được các xu thế để chủ động học tập, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và hiện đại. - Bản thân mỗi cá nhân đã, đang và sẽ bước chân vào thị trường lao động cần phải chủ động nâng cao các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Ngoài các kỹ năng được đào tạo trong các cơ sở đào tạo, mỗi cá nhân chủ động trang bị thêm cho mình kiến thức và bằng cấp được công nhận tại nhiều nước trên thế giới đồng thời bồi dưỡng thêm những kỹ năng sử dụng công nghệ cao cũng như các kỹ năng mềm cần thiết khác như ngoại ngữ, những hiểu biết cần thiết về bảo mật thông tin, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… để tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân trong tương lai gần cũng như có thể đảm bảo được những kỹ năng công việc cần có để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 4. Kết luận Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới, làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Có thể nói, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là cái đích phải vươn 573
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 tới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách bền vững cần phải xác định là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược nhằm đảm bảo tính ổn định của quá trình phát triển kinh tế ở nước ta và phù hợp với sự phát triển của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh như hiện nay, tiềm năng nguồn nhân lực chất lượng cao có tính cạnh tranh là một lợi thế lớn của đất nước khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để tiềm năng này trở thành hiện thực thì trước hết cần nhận thức đúng đắn về nâng cao ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự chung tay của cả hệ thống từ chính sách nhà nước đến các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, đổi mới quá trình đào tạo lao động, bắt kịp xu hướng thay đổi của cuộc cách mạng 4.0 và người lao động cũng phải có ý thức thay đổi, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong nước và ngoài nước trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 2/2018, Tổng cục Thống kê. 2. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017, 2018 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 3. Báo cáo về Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). 4. Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng của ASEAN đối với CMCN 4.0, Ban Thư ký ASEAN. 5. , Bộ khoa học công nghệ (2016), ―Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ”. 6. Phạm Tuấn Anh, Huỳnh Thanh Công, khoa Kỹ thuật giao thông - Đại học Bách khoa TP.HCM; Phạm Minh Khôi - Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn, “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm điển hình”, Tạp chí Tự động hóa ngày nay, 5/2016. 7. https://automation.net.vn/Cong-nghe-Ung-dung/Cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- boi-canh-cac-xu-huong-lon-va-nhung-san-pham-dien-hinh-Phan-2.html 8. Tuấn Anh (2017), “Những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. VTV Báo điện tử.] 9. Trâm Anh (2017), ―Xuất hiện robot may quần áo, công suất bằng 17 công nhân‖, Truy cập http://www.kinhdoanhnet.vn/the-gioi/xuat-hien-robot-may-quan-ao-cong-suat-bang-17- cong-nhan_t114c7n36483 10. Klaus S.(2016), “Mastering the Fourth industrial revolution”,46th World Economic Forum. 11. Nguyễn Hồng Minh: ―Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp‖, Trang thông tin điện tử - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 8-12-2016. 574
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2