intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này với mục tiêu đề cập đến những thách thức mà thị trường lao động Việt Nam có thể gặp phải trong bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp thị trường lao động Việt Nam vượt qua được những thách thức trước mắt để nắm bắt cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ThS. Đào Vũ Phương Linh1, Lê Mỹ Kim2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế–xã hội, văn hóa và kỹ thuật của tất cả các quốc gia trên thế giới. Với sự phát triển vượt bậc, khoa học & công nghệ sẽ biến những điều tưởng chừng như không thể trở thành có thể. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng lên nhanh chóng trong khi chi phí thương mại giảm dần sẽ làm tăng doanh thu toàn cầu, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ cho xã hội. Đây là sẽ cơ hội để các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi những tác động và thách thức lớn từ cuộc cách mạng này, đặc biệt là đối với thị trường lao động khi mà khoa học & công nghệ sẽ trở thành lực lượng lao động trực tiếp và có xu hướng thay thế con người ở nhiều lĩnh vực. Bài viết này với mục tiêu đề cập đến những thách thức mà thị trường lao động Việt Nam có thể gặp phải trong bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm giúp thị trường lao động Việt Nam vượt qua được những thách thức trước mắt để nắm bắt cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Từ khóa: Cuộc cách mạng 4.0, thị trường lao động, lao động. 1. Vài nét về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong lịch sử, nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1760-1840) sử dụng năng lượng nước và hơi nước để thực hiện cơ giới hóa sản xuất; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ 19, sử dụng năng lượng điện và dây chuyền sản xuất để thực hiện sản xuất hàng loạt; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ những năm 1960, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để thực hiện tự động hóa sản xuất. Và hiện nay, thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ lần thứ tư. Theo Klaus Schwab,“Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”. Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ có tác động lớn đến quá trình sản xuất như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,.. Klaus Schwab nhận định, đây là cuộc cách mạng mà tốc độ đột phá của nó không có tiền lệ lịch sử, nếu so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thì công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng theo hàm số mũ chứ không phải là hàm tuyến tính, nó đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia trên thế giới. Công nghiệp 4.0 tạo ra xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bao gồm các hệ thống mạng vật lý (IoS), mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Cuộc các mạng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các nhà máy thông minh (hay nhà máy số) với các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý và tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Trong nhà máy , 333
  2. số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự cố, về những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ nhu cầu. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua. Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự ghép nối với hạ tầng các mạng thông minh khác như: mạng thiết bị di động thông minh, mạng lưới điện thông minh, mạng logicstic thông minh và liên kết đến cả mạng thương mại điện tử, mạng xã hội . 2. Thị trường lao động Việt Nam 2.1. Cơ cấu lao động của Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Bảng 2.1 cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động từ năm 2000 đến 2016 theo ba khu vực kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ. Đến nay, khu vực Nông, lâm, thuỷ sản chiếm 41,9% lao động (giảm 20,3 điểm phần trăm so với năm 2000), khu vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7% và khu vực Dịch vụ chiếm 33,4%. Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế Đơn vị: Phần trăm Năm Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 62,2 13,0 24,8 2001 60,3 14,5 25,1 2002 58,6 15,4 26,0 2003 57,3 16,8 26,0 2004 56,1 17,4 26,5 2005 55,1 17,6 27,3 2006 54,3 18,2 27,6 2007 52,9 18,9 28,1 2008 52,3 19,3 28,4 2009 51,5 20,0 28,4 2010 49,5 21,0 29,5 2011 48,4 21,3 30,3 2012 47,4 21,2 31,4 2013 46,8 21,2 32,0 2014 46,3 21,5 32,2 2015 44,0 22,8 33,2 2016 41,9 24,7 33,4 ( Nguồn: 2000-2015: Niên giám thống kê, 2016: Điều tra lao động và việc làm 2016). Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế. , 334
  3. (Nguồn: Tổng cục thống kê - Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2016). Biểu đồ 2.1 biểu thị tỷ trọng lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế của từng vùng. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu kinh tế phát triển cao hơn Hà Nội, với 98,1% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm và thuỷ sản còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 72,5%, Trung du và miền núi phía Bắc là 64,6% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 48,0%. Như vậy, có thể thấy tỷ trọng lao động trong lĩnh vực Nông, lâm, thủy sản vẫn còn khá cao. 2.2. Chất lượng lao động Theo bản tin tóm tắt chính sách (số 1, năm 2014) được thực hiện bởi Viện Khoa học - lao động xã hội và Tổ chức lao động thế giới, Việt Nam chưa có lực lượng lao động trình độ cao với cơ cấu và chất lượng như mong đợi. Chúng ta chưa có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý để tạo ra động lực cho lực lượng này trở thành trụ cột dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng. Quy mô, chất lượng lao động trình độ cao nhỏ bé đồng thời với việc sử dụng lãng phí nguồn lực quan trọng nhất của đất nước đã khiến cho năng suất lao động xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế trở nên yếu kém. Năm 2014, Việt Nam có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, bao gồm 585 nghìn lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị (chiếm 10,9% lao động trình độ cao); 3.165 nghìn lao động chuyên môn kỹ thuật bậc cao (chiếm 58,7%) và 1.638 nghìn lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung (chiếm 30,4%). Giai đoạn 2009-2014, lao động trình độ cao tăng khá nhanh, từ 4,5 triệu người lên 5,4 triệu người. Trong số lao động trình độ cao, có đến gần 1,4 triệu người (tương đương 1/4) không có bằng cấp hoặc chỉ có bằng sơ cấp, trung cấp; người có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên chiếm 74,3% lao động trình độ cao. Mặc dù tăng nhanh nhưng quy mô lao động trình độ cao vẫn còn nhỏ so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Với gần 5,4 triệu người, lao động trình độ cao hiện chỉ chiếm 10,2% tổng việc làm cả nước. Giai đoạn 2009-2014, lao động trình độ cao chỉ tăng bình quân mỗi năm 175 nghìn người, bằng 1/5 mức tăng của tổng việc làm. Biểu đồ 2.2. Quy mô lao động trình độ cao và tỷ trọng so với việc làm (Nguồn: Tổng cục thống kê, Báo cáo Điều tra lao động và việc làm giai đoạn 2009-2014. Số liệu năm 2014 là số 6 tháng đầu năm) Mặc dù, chất lượng lao động Việt Nam đã được cải thiện liên tục trong những năm gần đây nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2016, trong tổng số 54,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 11,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 20,9% tổng lực lượng lao động (tăng 10,7 điểm % so với năm 2014). Hiện cả nước có hơn 43 triệu người (chiếm 79,1% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. So sánh số liệu theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (28,9%) và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long , 335
  4. (12,2%). Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (13,6%). Ngược lại, đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất (5,5%). Bảng 2.2. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo Đơn vị tính: Phần trăm Dạy Trung Cao Đại học Nơi cư trú/vùng Tổng số Nghề cấp đẳng trở lên Cả nước 20,9 5,0 3,9 2,8 9,2 Nam 23,3 8,0 3,8 2,2 9,2 Nữ 18,4 1,7 4,1 3,4 9,2 Thành thị 37,4 7,4 5,7 4,1 20,2 Nông thôn 13,1 3,8 3,1 2,2 4,1 Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc 17,9 4,0 4,9 2,8 6,1 Đồng bằng sông Hồng 28,9 7,6 4,5 3,6 13,2 Trong đó: Hà Nội 43,1 8,8 6,0 4,2 24,2 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 20,6 4,7 4,4 3,2 8,3 Tây Nguyên 13,6 2,5 3,5 1,9 5,7 Đông Nam Bộ 26,4 6,2 3,5 3,0 13,6 Trong đó: Thành Phố Hồ Chí Minh 34,9 6,7 3,8 3,8 20,6 Đồng bằng Sông Cửu Long 12,2 2,6 2,6 1,5 5,5 (*) Số liệu không bao gồm người Việt Nam hiện đang cư trú ở nước ngoài tại thời điểm điều tra. (Nguồn: Tổng cục thống kê - Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2016) Theo (Chang and Huynh, 2016), trình độ giáo dục của lao động Việt Nam là khá thấp so với các nước ASEAN-5, xếp vị trí thứ 4 trên Campuchia. Có đến 73% lao động có trình độ tiểu học và dưới tiểu học, 18% tốt nghiệp trung học cơ sở và 9% sau trung học phổ thông. Đồng thời kỹ năng của lao động Việt Nam cũng được đánh giá là thấp nhất trong khối ASEAN-5. Lao động có kỹ năng thấp chiếm khoảng 41% trong tổng số lao động, khoảng 49% là lao động có kỹ năng trung bình và chỉ có khoảng 10% lao động có kỹ năng cao. Biểu đồ 2.3. Phân phối lao động theo kỹ năng (Nguồn: Chang and Huynh, ILO 2016) 2.3. Năng suất lao động (NSLĐ) Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2006 - 2015, năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng, bình quân tăng 4 %/năm. Biểu đồ 2.4 cho thấy, sau giai đoạn tăng trưởng chậm từ năm 2009 đến năm 2012, năng suất lao động có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng. Năm 2015, năng suất lao động tăng mạnh so với năm 2014 và có tốc độ tăng cao nhất , 336
  5. từ năm 2006 đến nay, đạt khoảng 6,45%. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi tăng trưởng nhanh của nền kinh tế cũng như sự cải tiến của năng suất lao động. Đến năm 2016, năng suất lao động của Việt Nam tính theo giá hiện hành ước đạt khoảng 84,5 triệu đồng mỗi lao động (khoảng 3.853 USD/lao động), tăng 5,31 % so với năm 2015, tuy nhiên nhưng tốc độ tăng năng suất chậm hơn năm 2015. Biểu đồ 2.4. Năng suất lao động Việt Nam (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 2.5 cho thấy, trong các khu vực kinh tế thì Công nghiệp - Xây dựng là khu vực có năng suấ lao động cao nhất, trong khi đó, Nông - Lâm - Thủy sản là khu vực có năng suất thấp nhất. Năng suất lao động của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ bằng hơn 1/4 năng suất lao động trong khu vực công nghiệp - Xây dựng và bằng hơn 1/3 năng suất của khu vực dịch vụ. Năng suất lao động thấp ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới năng suất lao động xã hội, bởi vì phần lớn lao động Việt Nam làm việc trong khu vực này. Tuy nhiên, theo Viện năng suất Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2014, tốc độ tăng năng suất lao động ở khu vực Công nghiệp - Xây dựng và khu vực Nông - Lâm - Thủy sản là tương đương nhau, với mức tăng bình quân khoảng 3,9%/năm. Năm 2015, năng suất lao động khu vực Công nghiệp và Xây dựng không có sự cải thiện so với năm 2014, trong khi đó năng suất lao động khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản có sự gia tăng đáng kể. Năm 2016, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 32,9 triệu đồng, tăng 9,7% so với năm 2015 và cũng là khu vực có tốc độ tăng năng suất cao nhất; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng, tăng 7,8%; trong khi đó khu vực công nghiệp và xây dựng là 112 triệu đồng, giảm 2,6%. Như vậy, mặc dù năng suất lao động của khu vực này vẫn đang ở mức thấp nhưng xu hướng cho thấy nó đang tăng lên một cách nhanh chóng. Biểu đồ 2.5. Năng suất lao động ở các khu vực kinh tế theo giá thực tế (Nguồn: Tổng cục thống kê) Số liệu bảng 2.3 cho thấy rằng, năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện liên tục qua các năm và ngày càng được rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Nếu năm 1990, năng suất lao động trung bình của các nước ASEAN gấp 3,6 lần so với Việt , 337
  6. Nam (10.100 USD/2.800 USD tính theo sức mua tương đương theo giá cố định năm 2011) thì đến năm 2013 khoảng cách này đã thu hẹp còn 2,3 lần (19.400 USD/ 8.400 USD). Cụ thể, năm 1990, năng suất lao động của Singapore gấp 24,4 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 20,5 lần, Malaysia gấp 9,3 lần và Thái Lan gấp 4 lần thì đến năm 2013, khoảng cách chỉ còn là: Singapore chỉ còn gấp 14,5 lần, Nhật Bản gấp 10,8 lần, Malaysia gấp 7,3 lần và Thái Lan gấp 2,9 lần năng suất lao động của nước ta. Khoảng cách đang được thu hẹp một cách đáng kể, thể hiện đà tăng trưởng của các nước phát triển đang chậm dần và Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển. Bảng 2.3. So sánh năng suất lao động của Việt Nam với một số nước trong khu vực NSLĐ tính theo GDP theo sức mua tương đương ở giá cố định năm 2011 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2013 NSLĐ So với NSLĐ So với NSLĐ So với NSLĐ So với Quốc gia (1000 Việt (1000 Việt (1000 Việt (1000 Việt USD) Nam USD) Nam USD) Nam USD) Nam Singapore 65,6 23,4 96,7 20,6 116,9 15,6 121,9 14,5 Nhật Bản 57,4 20,5 63,5 13,5 69,7 9,3 71,4 8,5 Malaysia 26 9,3 38,1 8,1 47,9 6,4 50,2 6,0 Thái Lan 11,3 4,0 17,4 3,7 22,4 3,0 24,5 2,9 Indonesia 10,9 3,9 13,9 3,0 19,2 2,6 21,9 2,6 Philippin 10,1 3,6 11,5 2,4 14 1,9 15,7 1,9 Trung Quốc 2,4 0,9 5,8 1,2 15 2,0 18,8 2,2 Lào 3,2 1,1 4,6 0,98 7,2 0,96 8,4 1,0 Việt Nam 2,8 1,0 4,7 1,0 7,5 1,0 8,4 1,0 Myamar 1,6 0,6 2,5 0,53 6,6 0,88 7,7 0,92 Campuchia - - 2,7 0,57 4,1 0,55 4,9 0,58 Trung bình 10,1 3,6 13 2,8 17,5 2,3 19,4 2,3 ASIAN (Nguồn: APO Productivity Databook 2015 ) Tuy nhiên, hiện năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ở thời điểm năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Myamar và Campuchia, nhưng có thể thấy rằng năng suất lao động của Myamar cũng đang dần được cải thiện và có xu hướng bắt kịp Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia có sự thay đổi khá lớn, từ nhóm nước có mức năng suất lao động trung bình vươn lên thành nước có mức năng suất lao động trung bình khá. Nếu năm 1990 năng suất lao động của Việt Nam cao gấp 1,3 lần năng suất lao động của Trung Quốc thì đến năm 2002 Trung Quốc đã bắt kịp Việt Nam và năm 2013, năng suất lao động của Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam, gấp 2,2 lần năng suất của nước ta. Bên cạnh đó, Lào là một quốc gia phát triển sau Việt Nam nhưng năng suất lao động của Lào trong những năm gần đây tăng cao hơn Việt Nam và kết quả Lào đã thu hẹp dần khoảng cách và nhanh chóng bắt kịp năng suất lao động nước ta vào năm 2013, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam đã tụt hậu so với Lào. Theo tổ chức lao động thế giới (ILO), Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia. Như vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần phải tìm ra được giải pháp để nâng cao năng suất lao động nhằm tránh tình trạng tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực. 3. Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến thị trường lao động Việt Nam Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì đây là lực lượng dồi dào, trẻ có khả năng hấp thụ tốt nhất tri thức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa thì lao động Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn. , 338
  7. Thứ nhất, người lao động đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động, khi quá trình tự động hóa và robot sẽ thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người là có giới hạn. Với ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm,… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy. Như vậy, trong tương lai người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Đây được xem là thách thức lớn cho thị trường lao động Việt Nam, bởi vì lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ vốn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam từ trước đến nay, nhưng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng này thì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bị triệt tiêu hoàn toàn, thậm chí còn bị đe dọa nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy dưới sự phát triển của công nghệ 4.0, 86% lao động chân tay Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của người lao động còn rất thấp. Để thích ứng, tồn tại và phát triển trong bối cảnh công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Mục đích cuối cùng là để tăng cường khả năng cạnh tranh và đặt biệt là không bị tụt hậu về công nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao để vận hành dây chuyền và tham gia vào các khâu sản xuất đòi hỏi kỹ năng phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay thì phần lớn lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn - kỹ thuật khá thấp, hầu như không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Theo tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2016 Việt Nam có khoảng 11,3 triệu lao động đã qua đào tạo (chỉ chiếm 20,9% tổng lao động cả nước) và chỉ có khoảng 10% lao động có kỹ năng cao. Không những hạn chế về quy mô mà chất lượng lao động đã qua đào tạo cũng không được đảm bảo, nhiều lao động dù đã được đào tạo bài bản nhưng vẫn bị đánh giá là có trình độ chuyên môn và kỹ năng thấp không thể đáp ứng hoặc đáp ứng ở mức thấp các yêu cầu của công việc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2015, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaysia đạt 5,59 điểm. Đánh giá này cũng cho biết nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp. Bên cạnh đó, với trình độ tay nghề và chuyên môn như hiện tại thì lao động Việt Nam cũng phải đối mặt với sự canh tranh mạnh mẽ từ lao động của các quốc gia khác khi tham gia vào hiệp định TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN. Thứ ba, năng suất lao động thấp. Mặc dù trong những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam có tăng lên đáng kể nhưng khoảng cách về năng suất lao động của nước ta so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn khá lớn. Đây là yếu tố cản trở đáng ngại đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng 4.0. Nếu không có những nỗ lực đặc biệt trong việc nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sẽ nhanh chóng tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), việc năng suất lao động của Việt Nam thấp và tăng chậm là do lao động chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất lao động thấp; Phương tiện sản xuất chậm đổi mới; Chất lượng lao động thấp và Môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh. Nếu phân theo khu vực kinh tế, thì lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất lao động thấp nhất là nông, lâm, thủy sản (chiếm 41,9%), năng suất lao động của khu vực này chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4 năng suất lao động của các khu vực khác. Như vậy, thách thức đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới là làm thế , 339
  8. nào để thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và tăng năng suất nội ngành để hướng tới nâng cao năng suất toàn xã hội. Thứ tư, chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam cũng còn nhiều bất cập. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2012 cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp phàn nàn về những kỹ năng công nhân được đào tạo tại trường không phù hợp với những kỹ năng mà doanh nghiệp cần còn rất lớn, trong đó gần 65% chủ doanh nghiệp FDI cho rằng những kỹ năng mà các trường dạy nghề và Trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp trong nước thấp hơn, khoảng 35%. Như vậy, để nâng cao năng suất lao động cần phải giảm sự khác biệt giữa kỹ năng được đào tạo và kỹ năng mà doanh nghiệp cần. 4. Một số giải pháp cho thị trường lao động Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam trong việc nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á-Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới để tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để đạt được các kết quả trên thì trước tiên Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng là phải có các giải pháp để vượt qua được những thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại. Dưới đây là một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam thích ứng với những thay đổi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem tới. Đối với Nhà nước Thứ nhất, hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phải có cơ chế kết nối doanh nghiệp với cơ sở đào tạo trong việc đào tạo nghề cho người lao động nhằm thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa kỹ năng được đào tạo và kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Và quan trọng là phải tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo, những cơ sở đào tạo nào không đáp ứng được yêu cầu của thị trường sẽ khó được chấp nhận. Ngoài ra, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát triển đội ngũ nhà giáo và đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục - đào tạo trên cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng mềm phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo như: Nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; Quản trị nhà trường; Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam. Thứ ba, tăng cường hệ thống thông tin, phân tích và dự báo nhu cầu năng lực theo cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Trên cơ sở đó, Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Đối với các cơ sở đào tạo Thứ nhất, chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt, nội dung phải phù hợp và đầy đủ các kiến thức chuyên môn. Thay đổi phương pháp đào tạo trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và coi trọng sự ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng. Đặc biệt, phải kết hợp giữa việc học lý thuyết và chú trọng thực hành để hình thành và rèn luyện kỹ năng cho người học. Thứ hai, xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, một mặt để tạo cầu nối cho sinh viên có được môi trường thực hành thực tế, đảm bảo kỹ năng do nhà trường đào tạo phù hợp với kỹ năng mà doanh nghiệp cần; mặt khác, để kết nối trực tiếp người lao động và người sử dụng lao động giúp giảm chi phí tìm việc và chi phí tuyển dụng. Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành tự động hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, năng lượng và , 340
  9. vật liệu mới, công nghệ sinh học,...Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương tác giữa người và máy. Đối với người lao động Thứ nhất, cần phải xác định rằng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có thể ngăn cản được. Người lao động không có quyền lựa chọn mà bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động. Thứ hai, mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, trang bị kỹ năng mềm như là khả năng tư duy, xử lý các tình huống thực tế, chuẩn bị tốt ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, (2016), Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, 2. Chang and Huynh, (2016), Asean in transformation: The future of jobs at risk of automation - ILO. 3. Klaus Schwab, (2016), The Fourth Industrial Revolution. 4. Nguyễn Anh Bắc, (2015), Năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa xã hội Việt Nam, số 5(90) - 2015. 5. Tổng cục thống kê, (2014), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2014. 6. Tổng cục thống kê, (2016), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2016. 7. Viện năng suất Việt Nam, (2015), Báo cáo năng suất lao động Việt Nam 2015. 8. Viện Khoa học - lao động xã hội và Tổ chức Lao động thế giới, (2014), Bản tin tóm tắt chính sách, số 1 năm 2014. Lao động trình độ cao - Nhân tố quyết định để phát triển bền vững. , 341
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2