intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong việc giảm chi phí giao dịch và quản lý (80 - 90% theo Mckinsey &Co); ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong quản trị điều hành, hoạch định chiến lược, tăng năng suất lao động; tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác; tăng cơ hội kinh doanh mới (dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử, tài chính số…)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE ENTERPRISES IN THE INDUSTRIAL TIMES 4.0 Nguyễn Thị Hường Khoa Kinh tế - Du lịch. Trường Đại học Kiên Giang TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 là đỉnh cao mới của sự phát triển công nghệ, bởi đây là cuộc cách mạng mới có sự khác biệt về tốc độ, phạm vi và các tác động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong việc giảm chi phí giao dịch và quản lý (80 - 90% theo Mckinsey &Co); ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong quản trị điều hành, hoạch định chiến lược, tăng năng suất lao động; tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác; tăng cơ hội kinh doanh mới (dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử, tài chính số…); tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, tham gia hệ sinh thái điện tử kết hợp tài chính, y tế, bảo hiểm, du lịch, giáo dục, thương mại và kinh doanh bất động sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, Năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp. ABSTRACT Industrial Revolution 4.0 is the new pinnacle of technological development, because this new revolution has the difference in speed, scope and impact. Industrial Revolution 4.0 is an opportunity for Vietnamese enterprises to reduce their transaction and management costs (80-90% by Mckinsey & Co.); Apply modern technology to support the development of new products and services in management, strategic planning, increase labor productivity; increased access to information, data, connectivity, collaboration; increase new business opportunities (based on digital technology such as e-commerce, digital finance ...); increase the capacity to participate in the global and regional value chain, participate in e-ecosystems combining finance, health, insurance, tourism, education, trade and real estate business to enhance capacity competitive forces of enterprises. Keywords: Industrial Revolution, Competitiveness, enterprise. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư manh nha hình thành vào đầu những năm 2010. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên bởi sự giao thoa của các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, công nghệ di động không dây (wifi), trí tuệ nhân tạo (robot), công nghệ tin học lượng tử, công nghệ nano... Các công nghệ này có tính liên ngành sâu rộng, nghĩa là thành tựu công nghệ của ngành này có thể áp dụng sâu rộng trong ngành khác và ngược lại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng với chi phí phù hợp và xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt có khả năng linh hoạt điều chỉnh theo thay đổi của nhu cầu xã hội, tối ưu lợi ích cho các bên liên quan. Ba công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật. Dựa trên 3 công nghệ này, thế giới đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ ứng dụng mới như công nghệ in 3D, máy móc tự động hóa và tích hợp con người - máy móc là những động lực chính thúc đẩy tăng năng suất công nghiệp. Mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chỉ mới diễn ở giai đoạn đầu, nhưng có thể khẳng 253
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng định rằng, những thành tựu đột phá mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Đây sẽ là cơ hội và cũng là thách thức cho các DN Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. 2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2000), “NLCT” được định nghĩa là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp (DN), các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo Bạch Thụ Cường (2002), quan niệm NLCT là “năng lực của một DN hoặc một ngành, một quốc gia không bị DN khác, ngành khác, quốc gia khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Micheal Porter (1990), cho rằng NLCT cần dựa trên năng suất lao động. Trong nghiên cứu của Feurer R. và Chaharbaghi K. (1994) thì: “NLCT là khả năng của tổ chức để hành động và phản ứng lại trong môi trường cạnh tranh của mình, đòi hỏi sức mạnh tài chính để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết trong công nghệ và con người. Hatzichronoglou T. (1996) “NLCT là khả năng của các công ty, các ngành công nghiệp, khu vực, quốc gia và khu vực siêu quốc gia để tạo ra yếu tố thu nhập và yếu tố mức độ việc làm tương đối cao trên cơ sở bền vững, trong khi thường xuyên được tiếp xúc với các cuộc cạnh tranh quốc tế”. Alt R. và Zbornik S. (1996) khẳng định, “NLCT là những nỗ lực được thực hiện bởi các tổ chức nhằm duy trì lợi nhuận lâu dài, trên mức trung bình của ngành công nghiệp cụ thể trong hoạt động kinh doanh của mình, hoặc cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp khác”. Quan điểm của Ambastha A. và Momaya K.S. (2004),“NLCT đã trở nên phổ biến để mô tả sức mạnh kinh tế của một tổ chức đối với ĐTCT trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó hàng hóa, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng di chuyển tự do trên toàn địa lý biên giới (Murths, 1998)”. Khi nghiên cứu NLCT của DN, tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ DN. Nghiên cứu tập trung vào các nguồn lực cạnh tranh chính tại một công ty và các tài liệu liên quan đến khung NLCT là tài sản, quy trình và hiệu quả hoạt động (Asset, processes, performance -APP). Cách tiếp cận của họ bao gồm hai cấp chiến lược: tài sản, các quy trình và hiệu suất. Các tác giả cho rằng NLCT của một DN phụ thuộc vào sự phân chia tài sản hữu hình và vô hình (ví dụ nhân lực, đầu vào vật liệu, thử cơ sở hạ tầng, công nghệ, danh tiếng, thương hiệu) và các quy trình trong tổ chức, cùng nhau tạo ra lợi thế cạnh tranh và có thể được gọi là nguồn cạnh tranh. Các quy trình cạnh tranh bao gồm những quy trình giúp xác định tầm quan trọng và thực hiện các quy trình cốt lõi, chẳng hạn như quy trình quản lý chiến lược, các quy trình nguồn, quy trình quản lý hoạt động và quản lý quy trình công nghệ. NLCT được thể hiện qua năng suất, chất lượng, chi phí và tài chính, công nghệ và hiệu suất quốc tế. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của DN chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của DN); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). 3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi doanh nghiệp (DN) đều có cơ hội như nhau trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi DN phải có chiến lược thật hiệu quả để không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vượt qua đối thủ, dành chỗ đứng trên thị trường. Doanh nghiệp luôn phải duy trì khả năng lợi thế cạnh tranh của mình và liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh, như vậy mới có thể phát triển được. Doanh nghiệp các nước đang phát triển hiện đứng trước một thách thức mới. Đó là lợi thế về nguồn nguyên liệu, tỷ trọng giao dịch nông sản phẩm khoáng sản trên thị trường ngày càng giảm do cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phổ biến. Vì vậy, các nước đang phát triển phải áp dụng chính sách kinh tế mới, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, tham gia cạnh tranh quốc tế, sử dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và dịch vụ quốc tế. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng góp phần cung cấp sản phẩm dịch vụ qua biên giới dễ dàng với chi phí thấp. Theo các nghiên cứu thị trường, thương mại điện tử giữa DN với nhau trên toàn cầu có thể đạt 6.700 tỷ USD năm 2020, thương mại số dự báo tăng 15%/ năm trong giai đoạn 2015-2020 (Thu Hà, 2017). Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp DN tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như khu vực. 254
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thực tế cho thấy, việc các DN Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi do nguyên nhân chính là áp dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công nên chi phí sản xuất cao, khiến khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến từ cuộc cách mạng sẽ làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN. Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các DN có cơ hội mở rộng thị trường; từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Do doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi to lớn từ phía cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Do đó, thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, với nhiều hạn chế cơ bản như quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, mức vốn chỉ ở mức từ 04 đến 07 tỷ đồng/doanh nghiệp; trình độ khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu... Cùng với đó, 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên1980-1990; khoảng 75% số máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, với những đòi hỏi về nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay hằng ngày về mặt công nghệ trong cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh (Thái Linh, 2017). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, 2017 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECOM) tại các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cho thấy, năm 201 6 mới chỉ có 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website. Điều này rõ ràng là một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra. Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong tương lai, trung bình 9% việc làm hiện nay có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi tự động hóa; khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa; 30% việc làm sẽ trải qua quá trình trang bị lại, bao gồm các kỹ năng mới. Khi thời kỳ robot hóa và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Bên cạnh đó, yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số. Ước tính đến năm 2020, riêng khu vực châu Âu có thể thiếu khoảng 825.000 chuyên gia trong mảng lĩnh vực này (Nghiêm Xuân Thành, 2017). Nhiều DN không hiểu bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng, quy trình không sẵn sàng, không xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh đáp ứng được với xu thế công nghệ. Theo một cuộc khảo sát về quan điểm với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội vừa thực hiện với 2.000 hội viên chính thức tại 19 chi hội, câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội cho thấy, có trên 85% đại diện DN tham gia cuộc khảo sát tại Hà Nội thể hiện sự quan tâm đến cuộc cách mạng này. Trong đó, 55% DN Việt Nam đánh giá cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam; 23% đánh giá tác động bình thường; 11 % đánh giá không tác động lắm và 10% đánh giá không tác động, 6% không biết. Tuy nhiên, về chiến lược, có đến 79% DN được khảo sát trả lời rằng, họ chưa làm gì để đón sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 55% DN cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% DN đã xây dựng kế hoạch, chỉ có 12% DN đang triển khai. Đối với nhóm các DN không quan tâm đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 67% DN cho hay, họ không thấy liên quan hay ảnh hưởng nhiều đến DN; 56% 255
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng cho rằng lĩnh vực hoạt động của DN không bị tác động nhiều; 76% cho rằng họ chưa hiểu lắm về bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 54% nói rằng chưa có nhu cầu, chưa quan tâm (Bùi Thị Quỳnh Trang, 2017). Khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam vẫn được nhìn nhận là tương đối thấp ngay cả với mức bảo hộ còn tương đối cao. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn một khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTAs), DN có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế nhờ qui mô kinh tế (như: tiếp cận, mở rộng thị trường), song sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt do bảo hộ giảm mạnh, nhiều thị trường phải mở cửa cho các công ty nước ngoài. Theo một tính toán trên cơ sở các cam kết WTO, CEPT (Common Effective Preferential Tariff - chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung và là mức thuế có hiệu lực dành ưu đãi cho ASEAN) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of South East Asian Nations) -Trung Quốc, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP - Effective Rate Protection) của Việt Nam, dù giảm đáng kể sau 2007, song nhìn chung vẫn cao gấp hai lần tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP - Nominal Rate of Protection) (Bảng 1). ERP đối với công nghiệp chế biến còn cao, trong khi đối với các ngành nông nghiệp và khai khoáng tương đối thấp. Như vậy, việc xem xét cam kết cắt giảm thuế quan cần được nhìn nhận một cách tổng thể và chi tiết theo từng nhóm ngành hàng, cả mức độ cắt giảm thuế quan trung bình và mức độ bảo hộ thực tế. Bảng 1: ERP và NRP của các mặt hàng theo các cam kết hội nhập Đơn vị tính: % Nông nghiệp Khai khoáng Công nghiệp, Tổng cộng và thuỷ sản và khí đốt chế biến Năm ERP NRP ERP NRP ERP NRP ERP NRP 2006 6,42 5,37 4,33 3,84 38,93 18,69 20,43 10,53 2007 6,20 5,17 4,38 3,84 31,21 15,25 16,93 9,04 2010 4,59 4,13 4,45 3,83 26,78 13,14 14,41 7,78 2015 3,51 3,25 -0,29 0,17 21,14 10,65 10,57 5,64 2020 3,36 3,11 -0,32 0,13 20,76 10,30 10,34 5,43 Nguồn: Theo Phạm Văn Hà (2007) và Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011) Sức mạnh độc quyền/chi phối thị trường của nhiều DN trong nước (vốn nếu có) cũng khó được duy trì lâu. Hơn nữa, theo quy định của WTO và nhiều cam kết khu vực, các biện pháp can thiệp truyền thống của Nhà nước nhằm ưu ái một số ngành/DN hoặc tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong nước so với các công ty nước ngoài cũng sẽ bị hạn chế đáng kể. Như vậy, việc nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của DN phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của bản thân DN. Thực tế, WTO vẫn cho phép sử dụng một số biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, chiến lược, chính sách công nghiệp/ngành có hiệu quả và thống nhất với những quy định của WTO cần mang tính toàn diện, bao trùm cả nền kinh tế hơn là hướng tới một số ngành/DN nhất định dựa trên sự ưu ái. Vai trò nhà nước trong phát triển không hề giảm. Nhưng, Nhà nước về cơ bản sẽ chuyển trọng tâm chính sách sang cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và tạo ra một môi trường khuyến khích đầu tư, cạnh tranh và đổi mới/chuyển giao công nghệ. Lợi thế so sánh tĩnh của các DN Việt Nam hiện chủ yếu là từ nguồn nhân công dồi dào với mức lương tương đối thấp. Tuy nhiên, tập trung khai thác quá mức lợi thế chi phí lao động thấp sẽ là một trở ngại với DN trong việc dần phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Việc duy trì đội ngũ nhân công rẻ mà thiếu chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý sẽ cản trở động lực tăng năng suất lao động và khả năng tận dụng kinh nghiệm của người lao động tích lũy được trong quá trình làm việc. Trong khi đó, tăng năng suất lao 256
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động dường như là hợp lý nhất trước tình trạng các DN còn thiếu vốn và có trình độ công nghệ thấp (Võ Trí Thành, 2013). 4. Kết luận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ tới hầu khắp lĩnh vực cuộc sống đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh của các DN. Cuộc cách mạng này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí mà còn là làn sóng giúp đổi mới sáng tạo trong sản xuất các mặt hàng, đáp ứng nhanh, chính xác mọi yêu cầu của khách hàng; Nhờ có cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng kết nối giúp chúng ta tiếp cận được với nền kinh tế thế giới nhanh hơn. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi trong cuộc cách mạng lần này. Với sự tăng tăng tốc như vậy cũng đặt nhiều thách thức – khó khăn trong quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0. Yêu cầu đặt ra với các DN là phải nâng cao năng lực lãnh đạo và nâng cao khả năng quản trị DN ở gần như tất cả các lĩnh vực như: kế hoạch chiến lược, nhân lực, tài chính, quảng cáo và marketting, sản xuất…Bên cạnh đó còn phải xây dựng một văn hóa DN và đạo đức kinh doanh của DN, trách nhiệm và vai trò xã hội trong nền kinh tế toàn cầu. Một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đặt ra với các DN trong thời kỳ công nghiệp 4.0 đó là cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Các DN cần có sự nhạy cảm thị trường, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu khách hàng và phát triển các sản phẩm đáp ứng cao những nhu cầu đó, chỉ có thế DN mới có thể khẳng định vị thế của mình. Các DN cần xác định tiềm năng, nguồn lực của mình, xác định thể mạnh để phát triển và điểm yếu để khắc phục. Vì vậy muốn cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm phải luôn được xem là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp cần lấy khách hàng là mục tiêu cao nhất, mọi họt động đều phải hướng đến khách hàng và mang lại giá trị cho khách hàng. Người dùng là người quyết định sự tồn tại của sản phẩm mà DN sản xuất và từ đó quyết định sự tồn tại của DN. Ứng dụng công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0 là sự kết nối, tích hợp và phân tích. So với các dây chuyền sản xuất tự động - nơi các thành phần đều được thiết lập sẵn hoạt động để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt một cách chính xác, qua đó sẽ cùng phối hợp với các thành phần còn lại tạo nên một quy trình sản xuất chuẩn mực cho sản phẩm nào đó - trong DN, các thành phần này kết nối với nhau một cách linh hoạt và có thể sử dụng những luồng dữ liệu liên tục từ các hoạt động và hệ thống sản xuất liên quan để học hỏi và thích ứng với các yêu cầu mới. Những DN ứng dụng công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0 có thể tích hợp dữ liệu từ các máy móc thiết bị, các hoạt động liên quan và nguồn nhân lực trên toàn hệ thống để thúc đẩy sản xuất, bảo trì, theo dõi hàng tồn kho, số hóa các hoạt động thông qua sự kết hợp của bộ đôi công nghệ thông tin - công nghệ vận hành và các loại hoạt động khác trên toàn bộ mạng lưới sản xuất, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tính năng quan trọng nhất của các DN trong thời đại công nghiệp 4.0 là bản chất kết nối của nó. Tất cả các thành phần tham gia, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, thiết bị máy móc, cảm biến, robot, dữ liệu từ các hoạt động và hệ thống kinh doanh, các nhà cung cấp và khách hàng, nguồn nhân lực... đều được kết nối với nhau, cho phép có một cái nhìn toàn diện từ thượng nguồn cho đến các chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất, để từ đó có thể thực hiện các quy trình thông minh và hiệu quả trong các chức năng sản xuất tổng thể. Bên cạnh đó, thúc đẩy hình thành các mối liên kết giữa các DN, giữa người sản xuất nguyên liệu với DN, tạo thành một chuỗi giá trị ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bạch Thụ Cường (2002). Bàn về cạnh tranh toàn cầu. Nhà xuất bản Thông tin. [2] Phạm Văn Hà và cộng sự (2007), Đánh giá tỷ lệ bảo hộ thực tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập và khuyến nghị chính sách, Báo cáo của Nhóm tư vấn chính sách cho Bộ Tài chính. [3] Thu Hà (2017). Cách mạng 4.0: Doanh nghiệp tất yếu phải thích ứng. [4] http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/cach-mang-40-doanh-nghiep-tat-yeu-phai-thich-ung- 257
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 189332.html [5] Thái Linh (201 7). Giúp doanh nghiệp phắt huy lợi thế cách mạng công nghiệp 4.0. [6] Võ Trí Thành (2013). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang thế nào? Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2013. [7] Nghiêm Xuân Thành (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tạp chí tài chính, kỳ 2 số tháng 2/2017. [8] Bùi Thị Quỳnh Trang (2017). Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính kỳ 2, số tháng 4/2017. [9] Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011). Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các FTAs đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Namvà các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015, MUTRAP III, Hà Nội, tháng 9. [10] OECD, 2000. Electronic Commerce: Opportunities and Challenges for Government. Paper presented at the Workshop 3, Asia Development Forum, 5-8 June, Singapore. [11] Porter, M.E., 1990. The Competitive Advantage of Nations. New York, Free Press. [12] Feurer R., and Chaharbaghi K. (1994), “Defining Competitiveness: A Holistic Approach”, Management Decision, Vol. 32, No. 2, pp. 49-58. [13] Hatzichronoglou T. (1996), Globalisation and Competitiveness: Relevant Indicators, Organisation for Economic and Co-operation Development, OECD/GD (96) 43, Paris, France.72, pp.20. [14] Alt R., and Zbornik S. (1996), “Enhancing the Competitiveness of Small and Mediumsized Tourism Enterprises”, International Journal of Economic Commerce, University of St.Gallen – Instutude for information Management – Switzeland, Vol. 6, No. 1, page 1-6. [15] Ambastha A., and Momaya K.S, 2004. Competitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks, and Models. Singapore Management Review,Vol. 26, No. 1, pp. 45-61. [16] Murths TP et al (1998) “Country Capabilities and the Strategic State: How National Political Institutions Affect MNC Strategies”, Strategic Management Journal, 15, pp 113–129. [17] Ambastha A., and Momaya K.S, 2004. Competitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks, and Models. Singapore Management Review,Vol. 26, No. 1, pp. 45-61. 258
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0