intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam; đồng thời, nêu lên một số giải pháp và kiến nghị để hướng tới mục tiêu hợp tác lâu dài, phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI DOANH NGHIỆP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM, HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Lê Thanh Thuỷ(1) TÓM TẮT: Sự phát triển của xã hội Ďòi hỏi người lao Ďộng, Ďặc biệt là người lao Ďộng có trình Ďộ chuyên môn cao như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ phải có Ďược các năng lực về chuyên môn, công nghệ, ngoại ngữ, và có kĩ năng, thái Ďộ tốt trong công việc,... Để người học Ďạt Ďược các chuẩn năng lực Ďó thì yêu cầu Ďặt ra Ďối với việc Ďào tạo là cần phải có cách thức Ďào tạo phù hợp nhằm tối Ďa hoá khả năng học tập, thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức thu Ďược trên giảng Ďường và khả năng làm việc thực tế ở các doanh nghiệp tuyển dụng. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa bao giờ nhận Ďược sự quan tâm cấp bách như hiện nay, không chỉ ở nước ta, mà còn ở nhiều nước trên thế giới; nhất là khi Ďược Ďặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang chi phối mọi phương diện của cuộc sống. Mối quan hệ này không chỉ là mối quan hệ một chiều giữa một bên là nhà trường - tạo ra ―sản phẩm: sinh viên tốt nghiệp‖ và một bên là doanh nghiệp - sử dụng ―sản phẩm‖, mà là mối quan hệ song phương tương hỗ gắn kết chặt chẽ nhau trên nhiều phương diện. Thông qua các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, bài viết dưới Ďây dựa trên luận cứ lí thuyết về các mô hình hợp tác, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam; Ďồng thời, nêu lên một số giải pháp và kiến nghị Ďể hướng tới mục tiêu hợp tác lâu dài, phát triển bền vững. Từ khoá: Mối quan hệ hợp tác, nhà trường, doanh nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp, phát triển bền vững. ABSTRACT: The development of society requires workers, especially those with high professional qualifications such as bachelors, masters, and doctors of 1. Khoa Tiếng Anh Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương. Email: thuylt@ftu.edu.vn 69
  2. philosophy‘s degrees to have professional, technological, and foreign language capabilities; to have good skill and attitude. For learners to achieve those competency standards, the requirement for training is to have an appropriate training method to maximize their learning ability, to narrow the gap between knowledge and actual working ability at recruiting businesses. Therefore, the cooperation between higher education institutions (HEIs) and businesses has never received as urgent attention as it does today, not only in our country but also in many countries around the world; especially in the context of the industrial revolution 4.0. This cooperation is not just a one-way relationship between the side that creates the ―product: graduates‖ - HEIs and the side that uses the ―product‖ - businesses, but it is a close, mutually supportive bilateral one. The following article focuses on synthesizing, analyzing, and commenting on the current situation and the urgency of improving the effective cooperation between HEIs and businesses to train high-quality human resources in order to meet the demand of the industrial revolution 4.0. At the same time, it highlights some solutions to achieve the goal of long-term cooperation and sustainable development. Keywords: Cooperation, HEIs, businesses, industrial revolution 4.0, solutions, sustainable development. 1. Giới thiệu chung Sự phát triển của khoa học - công nghệ, Ďặc biệt là công nghệ 4.0 Ďã trực tiếp làm thay Ďổi hoạt Ďộng sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong Ďời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ (Bảo, 2020)... Những thay Ďổi nhanh chóng trên thị trường công nghệ và lao Ďộng Ďòi hỏi sự thích ứng của nền giáo dục Ďể Ďào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, thách thức lớn là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành sản xuất. Nhiều sinh viên tốt nghiệp Ďại học vẫn thất nghiệp vì không Ďáp ứng Ďược nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhiều người lao Ďộng không tìm Ďược việc làm trong các lĩnh vực liên quan Ďến Ďào tạo của mình. Điều này gây lãng phí cho gia Ďình và xã hội, tạo ra sự mất cân Ďối cung cầu lao Ďộng. Chính vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp là hướng Ďi cần thiết và quan trọng. Hai bên có thể cung cấp thông tin cho nhau, cho phép các trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh, Ďào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này giúp các trường Ďại học giải quyết bài toán khó trong việc tìm kiếm Ďầu ra cho người học, Ďồng thời giúp doanh nghiệp tuyển dụng Ďược nguồn nhân lực chất lượng cao mà các trường Ďại học không Ďủ khả năng Ďào tạo (Nguyen, 2023). Xuất phát từ những lí do trên, qua việc phân tích, tổng hợp các số liệu thứ cấp thu thập Ďược từ những nghiên cứu và khảo sát trong thời gian gần Ďây, bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, nêu bật tầm quan trọng và thực trạng của mối quan hệ này ở Việt Nam. Đồng thời, tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường với 70
  3. doanh nghiệp nhằm Ďáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ Ďược bàn bạc Ďể Ďưa ra các giải pháp phù hợp cho các bộ, ngành có liên quan, cho nhà trường và doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu hợp tác lâu dài, phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các trường Ďại học Ďiều chỉnh nội dung và phương pháp Ďào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển doanh nghiệp số. Ngoài ra, các trường Ďại học cần nắm bắt nhu cầu việc làm của thị trường việc làm, coi doanh nghiệp là cầu nối thông tin và cung cấp cho trường Ďại học những nhu cầu hiện tại của thị trường lao Ďộng. Sự liên kết giữa trường Ďại học và doanh nghiệp là cần thiết và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Thông qua Ďó, các trường Ďại học sẽ hình thành chiến lược Ďào tạo nguồn nhân lực vừa chuyên sâu, vừa thiết thực, Ďáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Ďảm bảo chất lượng Ďào tạo nguồn nhân lực, Ďáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp 2.1. Định nghĩa Theo nghiên cứu của Gibb & Hannon (2006), mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (University Business Cooperation - UBC) Ďược hiểu là những hoạt Ďộng giữa nhà trường và doanh nghiệp vì lợi ích của cả hai bên. Thông qua quan hệ hợp tác này có thể giúp nhà trường giải quyết những vấn Ďề khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường năng Ďộng ngày nay, Ďồng thời Ďóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và trả lời câu hỏi của thị trường lao Ďộng. Như vậy, từ cách hiểu trên, có thể Ďịnh nghĩa, quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường Ďại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận Ďộng năng Ďộng qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn Ďang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hoá các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình Ďào tạo; tổ chức học tập suốt Ďời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức (Lan, 2017). Trường học và doanh nghiệp trở thành Ďối tác có vị thế ngang bằng nhau, cùng hợp tác với nhau Ďể hướng tới những mục tiêu chung, Ďem lại lợi ích cho cả hai bên và cho xã hội (Hà, 2018). Theo TS. Nguyễn Hữu Chúc (2023), hiện nay, việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các Ďiểm chính về liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung Ďào tạo; liên kết kế xây dựng phương pháp giáo dục cũng như liên kết trong thực hành; liên kết nghiên cứu khoa học cũng như kiểm tra Ďánh giá và tạo cơ hội cho người học. 71
  4. Hình 2.1. Mô hình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp (Nguồn: Chúc & cộng sự, 2023) 2.2. Vai trò Tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Ďã Ďược công nhận rộng rãi và ngày càng có ý nghĩa quan trọng khi các nền kinh tế Ďang phải Ďối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường toàn cầu. Trên toàn thế giới, các nhà hoạch Ďịnh chính sách nhấn mạnh việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp như một cơ chế thiết yếu Ďể thúc Ďẩy lợi ích của doanh nghiệp, trường Ďại học và toàn xã hội (Orazbayeva & cộng sự, 2019), trong Ďó, Ďối tượng Ďược thụ hưởng nhiều nhất là sinh viên. Chính những lợi ích Ďem lại cho các bên trong quá trình hợp tác chính là Ďộng lực thúc Ďẩy nhà trường và doanh nghiệp Ďẩy mạnh quan hệ hợp tác này. Cụ thể: - Đối với nhà trường: Thông qua sự hợp tác với các doanh nghiệp, nhà trường Ďã thu Ďược nhiều lợi ích thiết thực trong Ďào tạo và nghiên cứu khoa học. Có thể kể Ďến: (i) nhà trường có Ďiều kiện Ďể Ďẩy mạnh hoạt Ďộng Ďào tạo, giảng dạy theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà tuyển dụng; (ii) nhà trường có cơ hội Ďể huy Ďộng nguồn tài trợ từ phía doanh nghiệp, tăng cường nguồn tài chính cho sự phát triển, từ Ďó, nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường lao Ďộng Ďa dạng và luôn biến Ďộng; (iii) thông qua hợp tác, các công trình nghiên cứu sẽ có môi trường thực tế Ďể Ďối chiếu, kiểm nghiệm, nên tính ứng dụng trong sản xuất ngày càng nhiều hơn, từ Ďó khẳng Ďịnh giá trị của công trình khoa học; (iv) tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường (Rohrberck R. & Arnold H.M., 2006). Những lợi ích cơ bản nói trên sẽ là Ďộng lực thúc Ďẩy các trường Ďại học hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp: Thực tế cho thấy, thông qua sự hợp tác với trường Ďại học, doanh nghiệp có thêm quyền và cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồn lao Ďộng chất lượng cao Ďáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tài trợ học bổng và cơ sở vật chất cho các cơ sở Ďào tạo, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. Việc hợp tác nghiên cứu khoa học với trường Ďại 72
  5. học còn Ďem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như: hình thành các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, Ďem lại doanh thu từ thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu (Toàn, 2016). Như vậy, chính sự hợp tác với nhà trường Ďã Ďem lại khả năng cạnh tranh cao và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong môi trường kinh tế Ďầy biến Ďộng này. - Đối với sinh viên: Thông qua quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội lựa chọn Ďịa Ďiểm thực tập phù hợp, nắm bắt Ďược môi trường thực tế, phát triển Ďược kĩ năng giải quyết những vấn Ďề phát sinh trong thực tiễn. Thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ, hiểu rõ hơn những bài học lí thuyết. Với kinh nghiệm thực tập, họ sẽ tự tin, sẵn sàng nhận công việc Ďược giao sau khi ra trường. Đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách họ trong quá trình lập nghiệp. Cho dù Ďạt Ďược kết quả nhiều hay ít, các Ďợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội khác nhau. Giúp cho sinh viên có cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng, tạo cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp. Tóm lại, sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một tất yếu khách quan, xuất phát từ những lợi ích to lớn, trực tiếp Ďem lại cho mỗi bên thông qua quá trình hợp tác. Cả nhà trường và doanh nghiệp cần nhận thức rõ ràng về những lợi ích và giá trị gia tăng mà sự hợp tác này mang lại. Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là quan hệ bình Ďẳng, mang tính hữu cơ, trong một thực thể thống nhất nhằm Ďạt Ďược lợi ích chung và phát huy Ďược thế mạnh của nhau, sử dụng nguồn lực của nhau một cách hiệu quả nhất, chứ không phải Ďơn thuần một chiều hay truyền thống chỉ là cung cấp học bổng, nơi thực tập (Lan, 2017). 2.3. Th c trạng Dựa trên kết quả khảo sát của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành vào tháng 6/2021, có Ďến 135 cơ sở giáo dục Ďại học, chiếm tỉ lệ 40,7% trong số các trường Ďại học Ďược Ďã báo cáo hoạt Ďộng liên kết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác; 44,4% có hợp tác trong lĩnh vực khác; 8,1% có hợp tác về công nghệ thông tin; và 6,7 chưa có sự hợp tác với doanh nghiệp, tập trung vào các cơ sở Ďào tạo các ngành nghệ thuật Ďặc thù (―Đề xuất chính sách hỗ trợ, thúc Ďẩy hợp tác Ďại học - doanh nghiệp‖, 2022). Cũng theo báo cáo này, hiện có 6.126 doanh nghiệp hợp tác với 135 cơ sở giáo dục Ďại học, trung bình 60 doanh nghiệp/cơ sở. Hầu hết các tổ chức hiện nay giúp sinh viên tốt nghiệp tìm Ďược việc làm bên cạnh việc tìm kiếm các Ďịa Ďiểm thực tập và học bổng. Kết quả khảo sát cho thấy, việc hợp tác giữa doanh nghiệp và trường Ďại học có mức Ďộ chặt chẽ tương Ďối; các cơ sở Ďào tạo nhận thức Ďược sự cần thiết của việc tăng cường mối quan hệ này và các doanh nghiệp cũng nhận thức trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào quá trình Ďào tạo nguồn nhân lực cùng với các cơ sở Ďào tạo. 73
  6. Tuy nhiên, tính Ďến thời Ďiểm hiện tại, việc hợp tác chủ yếu tập trung vào tiếp nhận sinh viên thực tập, Ďồng tổ chức sự kiện cho sinh viên, góp ý chương trình Ďào tạo và trao học bổng sinh viên. Các hoạt Ďộng khác như Ďặt hàng Ďào tạo, Ďặt hàng nghiên cứu, trong Ďó doanh nghiệp tham gia vào quá trình Ďào tạo còn khiêm tốn (Chúc & cộng sự, 2023). Theo kết quả khảo sát của Vụ Giáo dục Đại học thực hiện năm 2021, việc tiếp nhận sinh viên thực tập là hình thức hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp trong Ďào tạo phổ biến nhất (gần 90%); thứ hai là tài trợ cho các hoạt Ďộng Ďào tạo và ngoại khoá, chẳng hạn như học bổng sinh viên, hội chợ việc làm và tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp (gần 70%). Đây cũng là nhiệm vụ mà Ďa số các cơ sở Ďào tạo hướng tới Ďể Ďảm bảo Ďầu ra cho sinh viên. Việc doanh nghiệp tham gia góp ý chương trình Ďào tạo và giảng dạy phần lớn dừng ở mức 30%, tập trung chủ yếu vào việc chia sẻ kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng của sinh viên, bước Ďầu là Ďánh giá và xây dựng chuẩn Ďầu ra của chương trình Ďào tạo. Tương tự, chưa Ďến 30% số lượt thỉnh giảng do doanh nghiệp cung cấp. Việc tham gia của doanh nghiệp vào giảng dạy còn thấp, chưa Ďến 30 , cũng dẫn Ďến một số hạn chế cho sinh viên ra trường khi tiếp thu các kĩ năng sẵn sàng làm việc (working readiness skills), Ďặc biệt là các kĩ năng số trong công cuộc chuyển Ďổi số mạnh mẽ hiện nay (―Đề xuất chính sách hỗ trợ, thúc Ďẩy hợp tác Ďại học - doanh nghiệp‖, 2022). 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Thực tập Tài trợ Góp ý cho Thỉnh giảng DN tham gia Khác CTĐT giảng dạy Mức độ tham gia Hình 2.2. Hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (Nguồn: Đề xuất chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác đại học - doanh nghiệp, 2022) Thật vậy, tại diễn Ďàn Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường Ďược tổ chức thường niên lần thứ 4, bà Nguyễn Minh Hiền - Trưởng phòng Đào tạo cấp cao của Deloitte Việt Nam chỉ ra thực trạng, phần nhiều sinh viên ra trường thiếu tư duy sáng tạo và kĩ năng chuyển Ďổi số; doanh nghiệp tuyển các em về phải Ďào tạo lại từ Ďầu. Đại diện này Ďặt vấn Ďề, dường như doanh nghiệp mới chỉ quan 74
  7. tâm Ďến chương trình hướng nghiệp cho sinh viên năm cuối, nhưng phải chăng nên nuôi dưỡng Ďồng hành giữa doanh nghiệp và Ďại học từ sớm hơn (từ năm thứ hai). Theo bà, việc hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp cần chú trọng Ďào tạo cả bộ kĩ năng nền tảng và kĩ năng nâng cao, trong Ďó có kĩ năng tư duy sáng tạo, chuyển Ďổi số, tự học, thích ứng và thay Ďổi, kết nối liên thông; xây dựng các chương trình Ďào tạo mới dựa trên mô phỏng thực tế, doanh nghiệp và nhà trường cùng chia sẻ thư viện học tập chung nhằm khuyến khích việc học tập suốt Ďời... (Lệ Thu, 2020). Do Ďó, có thể thấy, việc tham gia sâu của doanh nghiệp vào công tác giảng dạy và các công tác khác cần Ďược chú trọng hơn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường nhằm trang bị kịp thời các kiến thức cho sinh viên trước những cơ hội, thách thức mà cuộc cácnh mạng công nghiệp 4.0 mang lại. 3. Cách mạng công nghiệp 4.0 và tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp tại Việt Nam 3.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 là một quá trình thay Ďổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là trí tuệ nhân tạo, Big data, Internet kết nối vạn vật, Ďiện toán Ďám mây,… Hiểu một cách ngắn gọn, Ďây là quá trình chuyển Ďổi các hoạt Ďộng của con người từ ―thế giới thực‖ sang ―thế giới ảo‖ trên môi trường mạng. Ngày nay, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và Ďược gắn với nhiều tên gọi khác nhau như ―cuộc cách mạng lần thứ tư‖(1) hay cách mạng công nghệ. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của công nghệ (chủ yếu là công nghệ thông tin) vào mọi mặt Ďời sống, kinh tế - xã hội Ďang làm thay Ďổi căn bản và toàn diện cách con người sống, làm việc và liên hệ với nhau (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021). Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện Ďã trở thành chiến lược bản lề cho các nước Ďang phát triển tiến Ďến Ďể theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Xét về trung và dài hạn, cách mạng công nghiệp 4.0 Ďem lại nhiều tác Ďộng tích cực, giúp cho kinh tế thế giới bước vào giai Ďoạn tăng trưởng dựa trên Ďộng lực không có trần giới hạn là công nghệ và Ďổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố Ďầu vào luôn có trần giới hạn. Về ngắn hạn, cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang tạo ra nhiều thách thức khiến các ngành, lĩnh vực dựa vào công nghệ, vào Ďổi mới sáng tạo có thể tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng một số ngành lạc nhịp về công nghệ khác phải thu hẹp Ďáng kể và bị Ďào thải (Quang, 2017). 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là giai Ďoạn từ cuối thế kỉ XVIII với sự phát minh ra Ďộng cơ hơi nước và tạo ra sản xuất cơ khí. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai Ďoạn từ Ďầu thế kỉ XX với sự xuất hiện của Ďiện lực và tạo ra sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai Ďoạn từ những năm 1970 với sự xuất hiện của Ďiện tử, máy tính, internet và tạo ra sản xuất tự Ďộng. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ďược cho là bắt Ďầu từ thế kỉ XXI với các Ďột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh. 75
  8. Chính vì vậy, các ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 luôn là vấn Ďề Ďược Đảng, Nhà nước ta Ďặc biệt quan tâm. Điều Ďó Ďược thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách chủ Ďộng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành Ďộng thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quyết Ďịnh số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển Ďổi số quốc gia Ďến năm 2025, Ďịnh hướng Ďến năm 2030, trong Ďó giáo dục và Ďào tạo là một trong tám lĩnh vực Ďược ưu tiên hàng Ďầu trong triển khai thực hiện. Tiếp Ďó, ngày 12/10/2020. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết Ďịnh số 1726/QĐ- BTTTT phê duyệt Đề án ―Xác Ďịnh Bộ chỉ số Ďánh giá chuyển Ďổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia‖. Gần Ďây, ngày 11/2/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết Ďịnh số 206/QĐ-TTg, phê duyệt ―Chương trình chuyển Ďổi số ngành Thư viện Ďến năm 2025 và Ďịnh hướng năm 2030‖. Ngoài ra, hàng loạt chính sách thúc Ďẩy chuyển Ďổi số trong lĩnh vực giáo dục, phát triển thư viện số Ďã Ďược ban hành góp phần hoàn thiện hành lang pháp lí bảo Ďảm thực hiện. 3.2. Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďã và Ďang tác Ďộng mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực của Ďời sống xã hội, trong Ďó có mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Để chủ Ďộng Ďón nhận cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, trong bối cảnh quy mô của nền kinh tế và các nguồn lực còn hạn chế, Chính phủ phải dành ưu tiên hàng Ďầu cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Ďây chính là chìa khoá Ďể phát triển bền vững (Thiên Hương, 2023). Tại Hội nghị Thượng Ďỉnh Kinh doanh Việt Nam với chủ Ďề ―Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy trong kỉ nguyên số‖, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận Ďịnh, con người là yếu tốt cốt lõi Ďể có thể phát triển kinh doanh trong thời Ďại số, vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển cần phải biết tận dụng nguồn nhân lực, Ďặc biệt là nguồn nhân lực trẻ ở các trường Ďại học. Theo ông, các trường Ďại học phải gắn liền với xưởng sản xuất, phải có sự trao Ďổi linh hoạt. Cụ thể, trường Ďại học không chỉ Ďào tạo mà còn mời các chuyên gia ở các doanh nghiệp về dạy học, nhà xưởng không chỉ tiếp nhận mà cũng có thể Ďào tạo nguồn nhân lực (Thanh Tam, 2019). Cũng trong hội nghị, PGS.TS. Vũ Văn San, Giám Ďốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trình bày về sự chuyển dịch nền kinh tế số và tác Ďộng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới trường Ďại học. Theo ông, cách mạng công nghiệp 4.0 Ďã ảnh hưởng nhiều Ďến việc Ďào tạo nhân lực trong nhà trường, cụ thể, xuất hiện nhiều ngành nghề mới mang tính hội tụ và lai ghép; quá trình Ďào tạo yêu cầu nhiều kĩ năng mới Ďể thích nghi với cách mạng công nghiệp 4.0. ―Đầu tư cho 76
  9. nhân lực là sống còn của doanh nghiệp‖. Tuy nhiên, Ďa số doanh nghiệp Việt Nam chưa có cái nhìn toàn diện về Ďầu tư cho nhân lực và mối liên kết với nhà trường, trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 là giai Ďoạn công nghệ liên tục Ďổi mới nên rất cần lao Ďộng giỏi Ďể cập nhật, áp dụng công nghệ. Mặt khác, Ďầu tư cho trường học không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội. Với vai trò là trung tâm Ďào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức của xã hội, nhà trường phải theo kịp sự phát triển chung của xã hội, ở Việt Nam vẫn còn không ít chương trình Ďào tạo Ďang lạc hậu so với sự phát triển của doanh nghiệp, không Ďáp ứng yêu cầu của chuyển Ďổi nền kinh tế số và Ďáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 (Thanh Tam, 2019). Thật vậy, trong những năm gần Ďây, Việt Nam Ďã Ďạt Ďược những thành tựu to lớn về kinh tế một phần nhờ vào lĩnh vực công nghệ Ďang phát triển của Ďất nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng tạo ra khoảng cách Ďáng kể về kĩ năng giữa sinh viên Việt Nam và nhu cầu của thị trường lao Ďộng cần cho sự phát triển nhanh chóng này. Nhiều nhà tuyển dụng Ďang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên có các kĩ năng, kĩ thuật, Ďặc biệt là kĩ năng số cần thiết, dẫn Ďến sự không phù hợp giữa các kĩ năng của lực lượng lao Ďộng và nhu cầu của nền kinh tế (Chúc & cộng sự, 2023). Để giải quyết vấn Ďề này, sự hợp tác giữa các Ďối tác trong ngành và các trường Ďại học là rất quan trọng. Bằng cách liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau, các doanh nghiệp, Ďối tác trong ngành có thể giúp các trường Ďại học xác Ďịnh những kĩ năng Ďược thị trường lao Ďộng yêu cầu nhiều nhất và phát triển các chương trình nhằm chuẩn bị cho sinh viên Ďáp ứng những nhu cầu này (Đỗ Hoà, 2022). 4. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững 4.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới Dưới những tác Ďộng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc xây dựng quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Ďã Ďược thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều mô hình khi triển khai trên thực tế mang lại lợi ích thiết thực cho nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên. Tại Vương quốc Anh, hệ thống chính sách hỗ trợ hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp Ďược xây dựng và thông tin cho các bên liên quan rõ ràng. Cơ sở dữ liệu về mối quan hệ giữa trường Ďại học và doanh nghiệp Ďược thiết lập thuận lợi cho việc tham chiếu, Ďối sánh, tự Ďánh giá Ďể cải tiến, và Ďồng thời căn cứ vào Ďó có những Ďánh giá Ďể hỗ trợ phù hợp. Đây còn là căn cứ Ďể các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn Ďối tác trường Ďại học Ďể hợp tác về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, việc làm sinh viên tốt nghiệp, hay những hỗ trợ tham quan, thực tập hoặc cung cấp học bổng cho sinh viên,… (Trang, 2023). Ngoài ra, Vương quốc Anh có xây dựng Khung trao Ďổi tri thức thể hiện chiến lược hợp tác và năng lực của các cơ sở giáo dục Ďại học, và cũng là căn cứ Ďể Ďo 77
  10. lường hoạt Ďộng và khả năng cung cấp dịch vụ cũng như nhu cầu của cơ sở giáo dục Ďại học trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Khung trao Ďổi tri thức này Ďược xem là mô hình tốt Ďược nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo (Research Consulting & KE Metrics, 2017). Hình 4.1: Khung trao đổi tri thức (Nguồn: Research Consulting & KE Metrics, 2017) Nhật Bản có UNITT - University Network for Innovation and Technology Transfer (Mạng lưới các trường Ďại học về Ďổi mới và chuyển giao công nghệ). UNITT tổ chức mạng lưới giữa các trường Ďại học, viện nghiên cứu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ giữa trường Ďại học và Ďối tác. Trên nền tảng mạng lưới của mình, UNITT thúc Ďẩy truyền thông, bồi dưỡng chuyên gia chuyển giao công nghệ và thực hiện khảo sát, nghiên cứu và Ďề xuất nhằm khuyến khích giáo dục Ďại học mở rộng hoạt Ďộng hợp tác giữa doanh nghiệp và trường Ďại học, các học viện bao gồm quản lí sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu chung và khởi nghiệp một cách hiệu quả hơn (Trang, 2023). Chính phủ Singapore Ďã Ďưa ra các chính sách, cơ chế quản lí thiết thực thúc Ďẩy hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp từ việc xây dựng văn hoá tương tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp trong Ďào tạo, nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp trong trường Ďại học từ những năm 1990. Ngoài ra, Singapore có Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR) thúc Ďẩy nghiên cứu, khám phá khoa học, Ďổi mới công nghệ, hỗ trợ kết nối giữa các viện nghiên cứu, các trường Ďại học và doanh nghiệp. A*STARS Ďóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, phát triển tài năng và các nhà lãnh Ďạo cho các viện nghiên cứu, các trường Ďại học, cộng Ďồng nghiên cứu rộng lớn hơn và doanh nghiệp. Nghiên cứu của A*STARS tạo ra tăng trưởng kinh tế và việc làm cho Singapore. Với tư cách là một tổ chức khoa học và công nghệ, A*STARS giúp 78
  11. thu hẹp khoảng cách giữa giới học thuật và doanh nghiệp về nghiên cứu và phát triển (Minh Chi, 2023). Ở Hoa Kỳ và một số nước tiên tiến khác, việc hỗ trợ thúc Ďẩy hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp Ďược thể hiện trong các chính sách và trong việc hỗ trợ giảm thuế cho các doanh nghiệp tham gia kết nối hỗ trợ trường Ďại học trong Ďào tạo và nghiên cứu khoa học. Hoa Kỳ cũng Ďã có những dự án hỗ trợ một số trường Ďại học của Việt Nam trong việc Ďẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp như Dự án BUILD-IT - dự án thúc Ďẩy trường Ďại học - doanh nghiệp thông qua Ďổi mới và công nghệ do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Trường Đại học bang Arizona Hoa Kỳ Ďiều phối trong việc liên kết với các trường Ďại học của Việt Nam. Ngoài ra, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ cũng hỗ trợ một số trường Ďại học Việt Nam thông qua Dự án USAID COMET (Dự án kết nối các nước hạ lưu, Mê Kông thông qua giáo dục và Ďào tạo) trong việc Ďẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp thông qua việc tập huấn và phổ biến các bộ công cụ cho việc hợp tác trường Ďại học và doanh nghiệp, Ďặc biệt là thành lập Hội Ďồng doanh nghiệp tư vấn cho trường Ďại học. Ngoài ra, còn có một số dự án châu Âu như Dự án Erasmus+ hỗ trợ cho các trường Ďại học Việt Nam trong việc Ďẩy mạnh hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp. Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án USAID COMET, các chuyên gia giáo dục Mỹ Ďã phát triển mô hình học tập dựa vào việc làm thực tế (WorkBased Learning): Kĩ năng sẵn sàng làm việc - Work Readiness Skills (một phần Ďược trang bị trong lớp học); Tiếp xúc với công việc - Work Exposure (thông qua quan sát, tham quan nơi làm việc, phỏng vấn lấy thông tin tại doanh nghiệp, hướng dẫn sơ bộ về công việc - Job Shadowing); Trải nghiệm công việc - Work Experience (thông qua làm một số việc trong một vài ngày tại nơi làm việc, có thể từ một vài ngày Ďến vài tuần), Thực tập - Internship (học tập các kĩ năng kĩ thuật trong vài tháng, có viết báo cáo và có Ďánh giá); Hậu thực tập - Post-Internship (Ghi chép thu thập tài liệu Ďể tìm kiếm cơ hội lớn hơn: Cập nhật CV, cập nhật portfolios, viết báo cáo tổng hợp về các hoạt Ďộng liên quan công việc Ďã trải nghiệm, cám ơn nơi Ďã tạo Ďiều kiện trải nghiệm công việc); Thế giới việc làm - World of work (làm việc, khởi nghiệp, hoặc học tập nâng cao trình Ďộ) (Trang, 2023). Hình 4.2: Mô hình học tập dựa vào việc làm thực tế (Nguồn: Mô hình học tập dựa vào việc làm thực tế, Dự án USAID COMET, Trang, 2023) 79
  12. 4.2. Giải pháp tại Việt Nam Các nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ Ďơn thuần là sự hợp tác giữa hai chủ thể giáo dục và kinh tế, mà mối quan hệ này cần có sự thúc Ďẩy của Nhà nước Ďể có thể gắn kết lâu dài, phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďang không ngừng ảnh hưởng Ďến mọi mặt của nền kinh tế (Hà, 2018). Vì vậy, ứng dụng mô hình Triple Helix (Etzkowitz, H. & Leydesdorff, L., 1995) là xu hướng phổ biến hiện nay trong việc thúc Ďẩy mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mô hình này bao gồm các khối tổ chức chồng lấp, trong Ďó một tổ chức có thể thực hiện vai trò của tổ chức khác thông qua các hoạt Ďộng hợp tác, trong khi Ďó, mỗi tổ chức vẫn giữ Ďược những nét riêng biệt, chức năng chính trong khi thực hiện vai trò của tác nhân khác. Áp dụng với tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Ďể mối quan hệ ―win - win‖ giữa nhà trường và doanh nghiệp có thể phát triển vững hơn thì sự tham gia của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan là vô cùng cấp thiết. 4.2.1. Đối với Nhà nước, chính phủ và các bộ, ngành liên quan Các tác Ďộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giảng dạy luôn Ďược sự quan tâm của các ngành các cấp, mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian gần Ďây, rất nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Ďã Ďược ban hành Ďể làm cơ sở cho việc chuyển Ďổi số trong các trường Ďại học, tiêu biểu là: (i) Nghị quyết của Chính phủ số 44/NQ-CP, ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình hành Ďộng thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Ďào tạo, Ďáp ứng yêu cầu cong nghiệp hoá, hiện Ďại hoá trong Ďiều kiện kinh tế thị trường Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; (ii) Quyết Ďịnh số 117/QĐ-TTg, ngày 25/1/2017 phê duyệt Đề án ―Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt Ďộng dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và Ďào tạo giai Ďoạn 2016 - 2020, Ďịnh hướng Ďến năm 2025...‖. Bên cạnh Ďó, một số giải pháp sau cần tích cực Ďược Ďẩy mạnh và triển khai sâu rộng: - Rà soát, Ďiều chỉnh, bổ sung các chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp (Dương Tâm, 2020). 80
  13. - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho sự hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp, Ďẩy mạnh và thiết lập thêm các cơ quan trung gian thúc Ďẩy hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, giảng dạy, thực tập, việc làm,… - Xây dựng khung hướng dẫn và thang Ďo Ďánh giá tham chiếu cho hoạt Ďộng hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp (có thể tham khảo các mô hình của Vương quốc Anh và các nước châu Âu khác). - Xây dựng cơ chế Ďặc thù hỗ trợ doanh nghiệp có Ďóng góp cho hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp thông qua cơ chế thuế (Trang, 2023). 4.2.2. Đối với nhà trường - Tích cực Ďào tạo về công nghệ số cho Ďội ngũ giảng viên và toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn trường. - Xây dựng các quy Ďịnh rõ ràng về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp; có Ďánh giá hiệu quả và những tác Ďộng của việc hợp tác giữa doanh nghiệp và trường Ďại học: tham quan, thực tập, việc làm, các hoạt Ďộng mời giảng dạy từ doanh nghiệp, talk shows chia sẻ kinh nghiệm, tài trợ học bổng, tài trợ thiết bị, phòng thực hành… (Nhi Trần & Trúc Ly, 2023). - Tạo Ďiều kiện khuyến khích giảng viên, nghiên cứu viên có nhiều thời gian tiếp cận thực tế doanh nghiệp thông qua tham quan, Ďưa các tình huống thực tế từ doanh nghiệp vào giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hiện các dự án nghiên cứu thực tế từ doanh nghiệp… (Trang, 2023). - Thường xuyên cập nhật chương trình Ďào tạo thông qua lấy ý kiến từ doanh nghiệp. Nhà trường nên thúc Ďẩy và tiến tới phối hợp với doanh nghiệp trong việc biên soạn chuẩn Ďầu ra và chương trình Ďào tạo. Trong Ďó, mời chuyên gia Ďến từ doanh nghiệp tham gia giảng dạy, Ďánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên thông qua các hình thức Ďào tạo song hành, Ďào tạo kép, Ďào tạo theo Ďịa chỉ, tổ chức hội thảo... (Lệ Thu, 2020). - Hợp tác chia sẻ nguồn lực thực hành (phòng thực hành, thí nghiệm tại doanh nghiệp) phục vụ cho cho Ďào tạo và nghiên cứu khoa học. - Thành lập Hội Ďồng doanh nghiệp tư vấn cho trường. - Xây dựng và phát huy vai trò mạng lưới cựu sinh viên, Ďặc biệt là các cựu sinh viên Ďang vận hành và làm việc trong khối doanh nghiệp. Tính chất kết nối của mạng lưới không chỉ mang tính chất kêu gọi sự ―tri ân‖ mà là huy Ďộng ―sự Ďồng hành‖ trong xây dựng phát triển nhà trường cũng như xây dựng và phát triển doanh nghiệp (Chúc & cộng sự, 2023). 4.2.3. Đối với doanh nghiệp - Xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ Ďào tạo và nghiên cứu tại trường Ďại học, thông qua Ďó quảng bá giới thiệu công nghệ, phát triển ý tưởng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới (Thanh Liem, 2023). 81
  14. - Xây dựng các chính sách nội bộ thúc Ďẩy hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp (Trang, 2023). - Có chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường Ďại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, Ďầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; doanh nghiệp có thể chủ Ďộng thâm nhập một cách toàn diện vào trường học Ďể có thêm Ďiều kiện góp ý Ďiều chỉnh chương trình Ďào tạo, khởi nghiệp trong nhà trường. Tránh tình trạng một số doanh nghiệp hiện nay Ďến các trường học chỉ Ďể quảng bá cho doanh nghiệp mình chứ không nghiên cứu kĩ lưỡng ngành học của sinh viên có phù hợp với nhu cầu tuyển dụng không (Thanh Tam, 2019). 5. Kết luận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ďã mở ra những cơ hội và thách thức to lớn cho mọi tổ chức nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững, Ďáp ứng Ďược yêu cầu của xã hội. Để Ďáp ứng xu thế phát triển toàn cầu, việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Ďể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Các bên trong mối quan hệ này cần nhận thức rõ các lợi ích, tôn trọng và cân bằng các lợi ích. Nhà trường cần ưu tiên chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp trong tư vấn, giải quyết các vấn Ďề của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cần tạo Ďiều kiện tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, tham quan, khảo sát, tuyển dụng và sử dụng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường; Ďóng vai trò là nhà cung cấp thông tin, phản biện Ďể các cơ sở Ďào tạo nắm Ďược nhu cầu của thị trường lao Ďộng; thường xuyên trao Ďổi, góp ý chương trình Ďào tạo, mô hình, phương pháp Ďào tạo của nhà trường; tài trợ, ủng hộ cho nhà trường cơ sở vật chất, thông tin và các nguồn lực trong khả năng của doanh nghiệp. Có như vậy, hoạt Ďộng hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp mới có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh Ďó, sự tham gia của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong việc tạo ra ―sân chơi‖, thúc Ďẩy sự hợp tác lâu dài này cũng cần Ďược Ďề cao. Do hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực, bài viết chủ yếu tập trung phân tích, Ďưa ra bình luận về thực trạng và phương pháp giải quyết dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp tổng hợp Ďược. Chính vì vậy, các nghiên cứu tương lai về lĩnh vực này có thể khắc phục hạn chế trên bằng việc thực hiện các khảo sát, sử dụng thang Ďo mang tính Ďịnh lượng Ďể có thể xác Ďịnh Ďộ tin cậy của dữ liệu và xử lí lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo H. (2020). Chuyển Ďổi số quốc gia, cơ hội và thách thức. Báo Nhân Dân Ďiện tử. https://nhandan.vn/post-579282.html 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021). Cẩm nang chuyển Ďổi số. Chuyển Ďổi số. http://localhost:4000/ 82
  15. 3. Chúc, N. H., Tiên, H. T. H. & Victoria Jackson (2023). Nâng cao kĩ năng số cho sinh viên thông qua Ďẩy mạnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường Ďại học Ďể hội nhập kỉ nguyên số, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đề xuất chính sách hỗ trợ, thúc Ďẩy hợp tác Ďại học - doanh nghiệp (2022). Trung tâm Truyền thông giáo dục. 5. Đỗ Hòa (2022). Doanh nghiệp và nhà trường ―bắt tay‖ Ďể Ďào tạo người lao Ďộng. Tạp chí Ďiện tử Hải quan Online. https://haiquanonline.com.vn/doanh- nghiep-va-nha-truong-bat-tay-de-dao-tao-nguoi-lao-dong-162262.html 6. Dương Tâm (2020). Doanh nghiệp hiến kế chuyển Ďổi số trong giáo dục. vnexpress.net. https://vnexpress.net/doanh-nghiep-hien-ke-chuyen-doi-so-trong- giao-duc-4203980.html 7. Etzkowitz, H. & Leydesdorff, L. (1995). The Triple Helix - University- Industry- Government Relations: A Laboratory for Knowledge Based Economic Development. Theme paper for the Triple Helix Conference, Amsterdam, Netherlands. http://users.fmg.uva.nl/lleydesdorff/th1/index.htm 8. Gibb, A. & Hannon, P. D. (2006). Towards the Entrepreneurial University Education. International Journal of Entrepreneurship, Vol. 4, 73-110. 9. Hà N. V. (2018). Mối quan hệ giữa trường Ďại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng mô hình Triple Helix nhằm thúc Ďẩy mối quan hệ này tại Việt Nam. Hue University Journal of Science: Economics and Development, 127 (5A), 119. https://doi.org/10.26459/hueuni- jed.v127i5A.5030 10. Lan, N. T. (2017). Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường Ďại học - Từ lý luận Ďến thực tiễn ở Việt Nam. 11. Lệ Thu (2020). Thiết kế lại tư duy hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp thời 4.0. Báo Ďiện tử Dân Trí. https://dantri.com.vn/giao-duc/thiet-ke-lai- tu-duy-hop-tac-giua-nha-truong-va-doanh-nghiep-thoi-40- 20200611012430411.htm 12. Minh Chi (2023). Hợp tác giữa Ďại học và doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển Ďổi số, chuyển Ďổi xanh. Giáo dục Việt Nam. https://giaoduc.net.vn/post- 239453.gd 13. Nguyen, T. H. (2023). Cooperation Between Universities and Businesses in Developing Human Resources to Participate in the Digital Economy. Journal of the Knowledge Economy. https://doi.org/10.1007/s13132-023-01357-y 14. Nhi Trần & Trúc Ly. (2023). Kết nối nhà trường-Doanh nghiệp, nâng cao chất lượng Ďào tạo. Báo Tây Ninh Online. https://baotayninh.vn/bai-cuoi-ket-noi- nha-truong-doanh-nghiep-nang-cao-chat-luong-dao-tao-a165185.html 83
  16. 15. Orazbayeva, B., Plewa, C., Davey, T. & Muros, V. G. (2019). The Future of University-Business Cooperation: Research and Practice Priorities. Journal of Engineering and Technology Management, 54, 67-80. https://doi.org/10.1016/ j.jengtecman.2019.10.001 16. Quang B. N. (2017). Khởi nghiệp Ďổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 17. Research Consulting & KE Metrics (2017). University links for industry engagement. British council. 18. Rohrberck R. & Arnold H.M. (2006). Making university-industry collaboration work - A case study on the Deutsche Telekom Laboratories contrasted with finding in literature. Proceedings of ISPIM Annual Conference of ―Networks for Innovation‖, Athens, Greece. 19. Thanh Liem (2023). Viettel hợp tác chuyển Ďổi số cho trường Ďại học. chinhsachcuocsong.vn. https://chinhsachcuocsong.vnanet.vn/viettel-hop-tac-chuyen- doi-so-cho-truong-dai-hoc/19486.html 20. Thanh Tam (2019). Chuyển Ďổi số: Doanh nghiệp phải kết hợp với nhà trường. https://nangluongsachvietnam.vn/d6/vi-VN/news/Chuyen-doi-so-Doanh- nghiep-phai-ket-hop-voi-nha-truong-6-163-5060 21. Thiên Hương (2023). Chuyển Ďổi số Ďể phát triển bền vững. Báo Kon Tum Online. http://baokontum.com.vn/tieu-diem/chuyen-doi-so-de-phat-trien-ben- vung-32570.html 22. Toàn, Đ. V. (2016). Hợp tác Ďại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32, số 4 (2016): 69-80. 23. Trang T. L. T. (2023). Hợp tác giữa trường Ďại học và doanh nghiệp - Chìa khoá Ďào tạo nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 84
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2