intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát về vấn đề phát triển nguồn nhân lực; về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những tác động của nó đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp hướng tới phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của điều kiện xã hội mới, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng mới nhằm xây dựng con người Việt Nam với những tố chất mới phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0065 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Huyền Trang Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên huyentranghc@gmail.com TÓM TẮT: Thế giới đã và đang bước sang một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên số, với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) đã mang đến cho nhân loại những thời cơ, cơ hội lớn để thay đổi toàn bộ các mặt kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng của nguồn nhân lực nói chung còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc định hướng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Trên cơ sở khái quát về vấn đề phát triển nguồn nhân lực; về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những tác động của nó đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp hướng tới phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của điều kiện xã hội mới, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng mới nhằm xây dựng con người Việt Nam với những tố chất mới phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam, Cách mạng công nghiệp 4.0, giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho nhân loại những thời cơ, cơ hội lớn để thay đổi toàn bộ các mặt kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức và nguy cơ không hề nhỏ. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức, vấn đề xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là vô cùng cần thiết đối với mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động với chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi các yếu tố cơ bản, đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến vấn đề cung - cầu lao động, cơ cấu lao động trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Việt Nam – Quốc gia đang phát triển, từ trước đến nay, nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành nghề sử dụng lao động phổ thông, chất lượng thấp, giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao động cao nhất (năm 2016, lực lượng lao động của cả nước đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9 % tổng dân số) nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao lại thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất hợp lý về cơ cấu, mặt khác Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số trong tương lai gần. Nhìn nhận lại thực trạng về công tác đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng những năm qua ở nước ta, tuy đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng của xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và xu thế toàn cầu hóa và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với các nước có trình độ sản xuất phát triển, đang trong guồng quay của cách mạng công nghiệp 4.0 thì chất lượng lao động không còn là vấn đề lớn, nhưng với nước ta hiện nay, muốn ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bắt đầu ngay từ khâu giáo dục cho đến đào tạo. Bài viết này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn nhân lực của Việt Nam; thu thập, phân tích dữ liệu về vấn đề lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Từ cơ sở lý luận, những phân tích, đánh giá của các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia về nguồn nhân lực, việc làm, kinh tế… đăng tải trên các Tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học, các website... tác giả tổng hợp, phân tích, khái quát lại thành những nội dung cơ bản: Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến nguồn nhân lực Việt Nam; những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC A. Nguồn nhân lực 1. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực (Hay nguồn nhân lực xã hội) là một khái niệm sử dụng rất phổ biến hiện nay. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực để chỉ toàn bộ số người có thể làm việc khi cần thiết và không phân biệt độ tuổi, giới tính, sắc tộc và thể hiện tiềm năng của quốc gia về con người.
  2. 92 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Ở đây nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị có thể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động của một quốc gia; trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan niệm rằng nhân lực đồng nghĩa với lực lượng lao động. Quan niệm này cho rằng, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Theo quan điểm chung nhất: nguồn nhân lực là những người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, có thể hiểu hẹp hơn, tức không bao gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. Hoặc rộng hơn, bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động trong các tổ chức. Ví dụ: các GS., PGS. trong các trường đại học, viện nghiên cứu… Dù tiếp cận theo cách nào, thì khi nói đến nguồn nhân lực luôn gắn với hai yếu tố: Con người và sức lao động của họ được sử dụng hay làm việc làm. (Theo tài liệu Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức hành chính nhà nước (Học viện Hành chính Quốc gia) xuất bản năm 2015, Trang 25 - 26). 2. Các yếu tố chủ yếu tạo nên chất lượng nguồn nhân lực Như khái niệm nguồn nhân lực đã trình bày ở mục trên nguồn nhân lực luôn gắn với hai yếu tố: Con người và sức lao động của họ được sử dụng hay làm việc làm. Vậy để những con người này làm việc, tạo ra những giá trị của cải, vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước thì họ cần có được những yếu tố cơ bản nào. Theo quan điểm của tác giả, nguồn nhân lực cần phải hội tụ một số yếu tố sau để có thể tạo ra những giá trị nhất định cho xã hội: Thứ nhất, sức khỏe của nguồn nhân lực, ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định sức khỏe là một trạng thái của một con người hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội. Mọi người lao động, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Thứ hai, tri thức, bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục, có thể hiểu đó là sự hiểu biết. Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Sự tích lũy tri thức tạo nên năng lực trí tuệ của một cá nhân. Dưới góc độ tâm lý học, trí tuệ được hiểu là sự thông minh của cá nhân, là óc phán đoán hay nói cách khác là sự nhạy cảm, sự khôn ngoan, sáng tạo và năng lực thích nghi với hoàn cảnh. Năng lực trí tuệ được thể hiện trước hết thông qua trình độ học vấn, nó vừa là cơ sở, vừa là tiêu chí xác nhận chất lượng của nguồn nhân lực. Thứ ba, kỹ năng nghề nghiệp là mức độ thành thạo trong công việc của nguồn nhân lực. Nó được hình thành trên cơ sở kiến thức chuyên môn và các kiến thức chung khác, được thể hiện qua: kinh nghiệm, thâm niên và các cách thức thực hiện, giải quyết công việc. Trong trường hợp này, năng lực gắn với hành động. Năng lực mang tính cụ thể, dễ quan sát trong hành động và thường có được thông qua kinh nghiệm. Năng lực có thể được dạy, được thực hành và rèn tập trong quá trình học tập và suy nghĩ về cách thức làm việc tốt hơn. Kỹ năng làm việc là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của cá nhân người lao động và tác động trực tiếp đến kết quả lao động của từng tổ chức. Thứ tư, phẩm chất - thái độ trong công việc, là cách nhìn nhận, cách hành động của cá nhân theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Thái độ tích cực là nhân tố quan trọng thúc đẩy cá nhân hành động theo những hướng đúng đắn, tích cực. Nguồn nhân lực cần có tinh thần yêu nước, có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ tích cực. Tinh thần yêu nước thể hiện ở mong muốn đóng góp tài năng, công sức của mình vào sự phát triển chung của dân tộc, có bản lĩnh chính trị, xã hội vững vàng, có ý thức và năng lực thực thi dân chủ và pháp quyền; có trình độ nhận thức các giá trị cuộc sống, tinh thần trách nhiệm, khả năng hòa hợp với cộng đồng, đấu tranh với các tệ nạn xã hội để xây dựng lối sống lành mạnh. Đạo đức nghề nghiệp đó là lòng yêu nghề, say mê với công việc, có tính kỷ luật, có trách nhiệm với công việc và tác phong lao động công nghiệp. Thái độ khát khao cống hiến, nhiệt tình, đoàn kết với mọi người để phát triển bản thân, phát triển đơn vị, phát triển đất nước. Đây được coi là yếu tố nền tảng tạo nên chất lượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Để phát triển nguồn nhân lực, để nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển xã hội chúng ta cần thực hiện các công cụ và biện pháp khác nhau để đảm bảo nguồn nhân lực có được các yếu tố trên với những chỉ tiêu phù hợp theo những yêu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế - xã hội.
  3. Nguyễn Thị Huyền Trang 93 3. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm. Theo ILO (trích dẫn bởi Sriyan de Silva 1997), phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên của kiến thức, kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, nó được mô tả như sự tích lũy của vốn nhân lực. Quan điểm này của ILO cho rằng, phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề bao gồm ngay cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện không chỉ nhờ quá trình đào tạo, bồi dưỡng mà còn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và làm việc của người lao động. Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2009), phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử.... Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển NNL là quá trình tăng lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Tổng hợp nhiều quan niệm khác nhau, từ góc độ cá nhân tác giả, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho người lao động trưởng thành, có năng lực (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao; là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. B. Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến nguồn nhân lực Việt Nam 1. Khái quát chung về cách mạng công nghiệp 4.0 Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại, đa số các ý kiến đều nhất trí rằng, nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0). Nếu như cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại sử dụng năng lượng điện để tạo ra sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất thì cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các thành tựu khoa học của 3 lĩnh vực chính gồm: Kỹ thuật số, bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); Công nghệ sinh học, bao gồm các ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; và Lĩnh vực vật lý như Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...), công nghệ nano... Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 có sự khác biệt rất lớn về tốc độ, phạm vi và hệ thống. Về tốc độ, Cách mạng công nghiệp 4.0 có tốc độ phát triển chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Về phạm vi, cách mạng công nghiệp 4.0, diễn ra không chỉ trên quy mô tất cả các lĩnh vực trong một quốc gia, khu vực mà cuộc cách mạng này còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Về tính hệ thống, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi toàn bộ không chỉ hệ thống sản xuất của một tổ chức, một lĩnh vực mà còn tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một quốc gia cũng như hệ thống quản trị toàn cầu. Giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn trong đó tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực, vấn đề lao động và việc làm toàn cầu trong đó có Việt Nam. Trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, đã mang đến cho nhân loại trong đó có Việt Nam những cơ hội lớn để thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức không nhỏ. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 bên cạnh việc mang đến cho nhân loại những cơ hội tạo ra những chuyển biến lớn mang tính tích cực của nguồn nhân lực, thì đồng thời cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ, đặt ra vấn đề đẩy mạnh sự phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nó. Tác giả tổng hợp một số vấn đề lớn mà nguồn nhân lực Việt Nam đang đối diện: Thứ nhất, cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Với cách mạng công nghiệp 4.0, những ngành nghề truyền thống sử dụng nhiều lao động sẽ dần mất đi vì sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng suất lao động thấp, đồng thời xuất hiện những ngành nghề mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã cho ra đời các hệ thống tự động hóa và robot thông minh. Các hệ thống này sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ
  4. 94 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nền kinh tế gây áp lực lớn đối với thị trường lao động. Các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và gia tăng tình trạng thất nghiệp. Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (Tại báo cáo Thị trường Lao động thường niên của Việt Nam năm 2015), Việt Nam có đến 86 % số lao động trong các ngành dệt may và giày dép sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm trong vòng 15 năm tới. Đồng thời, sự phát triển bùng nổ về khoa học, công nghệ sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới thuộc lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong tương lai, những lao động bị mất việc làm do sự phát triển của robot và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành mới này, sang động chân tay dần được thay thế bởi máy móc và tự động hóa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trình độ, năng lực của họ có đáp ứng được nhu cầu của việc làm mới đặt ra hay không. Do đó, vấn đề đặt ra cần có chiến lược về phát triển nguồn nhân lực để chúng ta đối mặt với nguy cơ mất việc làm và thất nghiệp của nguồn nhân lực trong tương lai. Thứ hai, thị trường lao động bị phân hóa mạnh mẽ trong cách mạng công nghiệp 4.0. Giá lao động rẻ vốn là lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động truyền thống thì giờ đây chất lượng, tay nghề của người lao động mới là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động thế giới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, thị trường lao động quốc tế có sự phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có chuyên môn, kỹ năng, tay nghề thấp và nhóm lao động có chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cao. Trong đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số... tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM-2) tổ chức tại Hà Nội, ngày 15/5/2017 có đánh giá rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ nhu cầu về lao động có trình độ, chuyên môn, kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn làm thay đổi nội dung, yêu cầu và phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và thực hiện. Thứ ba, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết: cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng số nhưng nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam đang quá ít. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng thêm 47 % mỗi năm, trong khi đó số sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường lại chỉ tăng 8 %/năm. Trong số nhân lực ấy, không phải tất cả đều có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, có tới 72 % số sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành, 42 % số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Tại một số diễn đàn, hội thảo về cách mạng công nghiệp 4.0 và nguồn nhân lực mới nhất, không ít doanh nghiệp phàn nàn đang gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng hoặc lao động được tuyển vào không đáp ứng được yêu cầu công việc mà phải qua đào tạo, tập huấn tại doanh nghiệp. Thống kê mới nhất cho thấy, trong 350 trường đại học ở Việt Nam, chỉ có 12 trường có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM (tức là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Điều đáng nói, trong số 12 trường đại học có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM không phải trường nào cũng đào tạo được đầy đủ và đúng quy trình để có được nguồn nhân lực đã được chuẩn hóa. Thứ tư, sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực: Trước hết, cạnh tranh sẽ xảy ra trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, tạo áp lực tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực liên quan. Ngay tại nước ta, nhân lực trong các ngành về trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, xe ôtô tự lái, Robotic… đang được "săn lùng" ráo riết và trả mức lương “khủng”. Chi phí tiền lương cho nhóm lao động này có thể tăng 50 - 100 %/năm trong một vài năm. Số lượng nhân sự đông hiện không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa. Với công nghệ, các công ty có thể phối hợp và triển khai những công việc mà trước đây chỉ các công ty lớn mới có thể làm được, chủ yếu tập trung vào ứng dụng công nghệ theo các mô hình kinh doanh mới để tạo năng lực cạnh tranh khác biệt. Các chuyên gia cho rằng, kỷ nguyên số sẽ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực lao động, khi máy móc dần thay thế con người. Nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó, nhất là khi lực lượng lao động rất dồi dào nhưng lại thiếu năng lực và kỹ năng. Thực tế hiện nay, tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm số lượng lớn. Chưa kể lực lượng lao động thiếu các kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, thiếu ý thức trách nhiệm và chậm thích nghi với môi trường mới, năng lực đổi mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém. Để biến những thách thức thành cơ hội, người lao động sẽ cần những kỹ năng mới để có thể tìm được cơ hội việc làm. Những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực để sẵn sàng tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và đưa ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các nhóm lao động đều bị tác động, đặc biệt là các nhóm lao động yếu thế như tuổi cao, trình độ kỹ năng thấp… Điều này dẫn tới việc làm có thể mất đi nhưng cũng có thể mở ra cơ hội khi nhiều lĩnh vực mới được mở ra. Vì
  5. Nguyễn Thị Huyền Trang 95 vậy, ngay từ bây giờ, lực lượng trẻ chuẩn bị tham gia thị trường lao động, ngoài kiến thức trên nhà trường, cần trang bị những kỹ năng, phẩm chất cần thiết để đón đầu xu thế và cơ hội việc làm tốt nhất trong tương lai. Từ thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, trên cơ sở những vấn đề mới nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần có những thay đổi để thích ứng và phù hợp xu thế của thời đại. Sự thành công hay thất bại, Việt Nam có tận dụng tốt thời cơ, hay vượt qua được những nguy cơ, thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay hay không không phụ thuộc vào phương thức khai thác nguồn lực con người, nhất là việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, việc làm cần thiết trước mắt và cả lâu dài là vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đổi mới để đảm bảo chất lượng phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới đặt ra, thích ứng và thích nghi tốt với môi trường mới và tận dụng được những thời cơ đặt ra. C. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia được đặt ra mang tính cấp thiết. Sự phát triển nguồn nhân của Việt Nam phải đảm bảo được sự hài hòa trong phát huy đầy đủ năng lực, tố chất của con người Việt Nam đồng thời thích ứng tốt trong môi trường quốc tế. Có nghĩa lao động của một quốc gia luôn sẵn sàng có thể tham gia vào thị trường lao động quốc tế khi cần thiết, với vốn sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp. Để làm được đều này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chỉ đạo, quản lý, từ Trung ương cho tới địa phương, từ xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể cho tới việc thực hiện chương trình, kế hoạch cụ thể ở từng cấp và cụ thể cho mỗi ngành và lĩnh vực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và tư duy đột phá của Đảng ta. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể và lâu dài, với hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực và khả thi, trong đó có thể tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương lớn, và là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Chiến lược phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; xác định quy mô, số lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược cũng xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách toàn diện và đồng bộ. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó cần sớm thống nhất nhận thức trong các đoàn thể chính trị - xã hội, trước hết là lực lượng nòng cốt đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách, tác động của thời cơ và thách thức đối với nước ta từ cách mạng công nghiệp 4.0. Hệ thống cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo động lực thúc đẩy hoặc lực cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Trên thực tế, những năm qua, nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách đó đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa tương xứng. Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có hiệu quả, đòi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư... Nhà nước cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường và sản phẩm khoa học - công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng cao chất lượng hoạt động của các vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao; có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở đào tạo về công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.
  6. 96 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ hai, gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo với bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao: Đảng ta khẳng định: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong các nhà trường. Điều này đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng sản phẩm đầu ra thông qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của học viên trong quá trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp… thay cho cách quản lý sản phẩm đầu vào như hiện nay. Các cơ sở đào tạo cũng cần trang bị cho học viên, nghiên cứu sinh các kỹ năng cần thiết như: giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, sử dụng công nghệ thông tin, sự sáng tạo, thích nghi, nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội… nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra. Việc lựa chọn nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đặt lên hàng đầu tiêu chí về nhận thức mà còn phải rất coi trọng đến các vấn đề ngoại ngữ, tin học, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần phải dân chủ, công khai các tiêu chí, hướng đi học và sử dụng cán bộ để làm tăng tính tích cực, chủ động cho cả người học và đơn vị sử dụng. Trong sử dụng nhân lực, không quá phụ thuộc vào vấn đề bằng cấp mà coi trọng đến hiệu quả công việc. Để đạt được, cần thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ này trong các hoạt động thực tiễn, sau đó mới bố trí, sử dụng theo đúng năng lực, trình độ nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của họ theo chuyên ngành đào tạo, khắc phục được tình trạng lãng phí hoặc chảy máu chất xám ở một số nơi hiện nay. Thứ ba, tận dụng hiệu quả các cơ hội, nỗ lực đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo Việt Nam theo hướng phát triển nguồn nhân lực theo định hướng công dân toàn cầu. Công dân toàn cầu (global citizen, world citizen) là thuật ngữ không mấy xa lạ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Công dân toàn cầu có xu hướng dịch chuyển và đi lại giữa nhiều quốc gia khác nhau. Công dân toàn cầu chính là những người trẻ tự tin, bản lĩnh với kiến thức và kỹ năng, can trường, vượt qua được những rào cản để hội nhập trong một thế giới phẳng Xu thế phát triển hiện đại này đã xóa bỏ rào cản về mặt địa lý. Công dân của mỗi quốc gia có cơ hội được làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, tạo ra giá trị tích cực cho bản thân, gia đình, quốc gia và quốc tế. Để trở thành công dân toàn cầu, người lao động cần có được những tố chất nhất định và được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môi trường mang tính chất quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu giúp họ có thể làm việc trong môi trường có tính chất quốc tế là hết sức cần thiết, là một trong những điều kiện để Việt Nam có thể tận dụng tốt những cơ hội từ hội nhập và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới. Trước hết, là cần đổi mới tư duy về phát triển giáo dục, đào tạo trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Mục tiêu là đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cụ thể là chuyển từ biệt lập, tự phát về số lượng sang chất lượng, có kết nối giữa đào tạo và sử dụng lao động trong thị trường lao động có tính quốc tế, từ cách đào tạo làm cho người học thụ động sang chủ động sáng tạo, không ngại đương đầu với khó khăn, thách thức, và sẵn sàng làm việc được ở nhiều môi trường khác nhau. Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo mới cần xác định rõ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn của nguồn nhân lực mang tính chất quốc tế, xây dựng lại chương trình và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác giáo dục và đào tạo. Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học công nghệ phải phản ánh đầy đủ quan hệ cung - cầu, qua đó, làm căn cứ hoạch định chiến lược và chính sách. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về công nghệ; gắn kết chặt chẽ giữa các vườn ươm khởi nghiệp với trường đại học và doanh nghiệp... Các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công – tư; Xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0. III. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn chiến lược bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến để theo kịp với thế giới. Tuy nhiên những yếu tố mà các nước đang phát triển như Việt Nam coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, giá rẻ sẽ không còn thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đã và đang được đặt ra đối với Việt Nam. Nhìn lại vấn đề nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số lợi thế thì chúng ta đang đứng trước rất nhiều thách thức, tác động lớn đến vấn đề lao động – việc làm và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đứng trước xu thế của thời đại, Việt Nam cũng như các quốc gia khác không có giải pháp nào hữu hiệu hơn là giải pháp nâng cao, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia mình, để nâng cao được lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế từ đó gia tăng giá trị sức lao động của lực lượng lao động, cơ hội việc làm và thu nhập tăng lên. Qua khái quát về vấn đề phát triển
  7. Nguyễn Thị Huyền Trang 97 nguồn nhân lực; về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng những tác động của nó đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp hướng tới phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của điều kiện xã hội mới, trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng mới nhằm xây dựng con người Việt Nam với những tố chất mới phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới cần có những thay đổi mạnh mẽ, phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu là một hướng đi đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm để có những cách thức và bước đi phù hợp, để thực hiện và có những kết quả tốt trong thời gian tới. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Tuyên giáo trung ương (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [2] Chu Thị Bích Ngọc, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính điện tử, ngày đăng 11/8/2018. [3] Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển NNL trong kỷ nguyên số... tại Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM-2) tổ chức tại Hà Nội, năm 2017. [4] Học viện Hành chính Quốc Gia (năm 2015), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [5] Học viện Hành chính Quốc Gia, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2019. [6] Nguyễn Ngọc Minh, Tình hình nhân lực Việt Nam và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tạp chí Công Thương điện tử, ngày đăng 14/6/2018. [7] Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Thị Mỹ Diệu, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế Asean thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, tháng 3/2016. [8] Nguyễn Phan Anh, Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đối với hệ thống giáo dục Việt nam, Tạp chí Tài chính điện tử, ngày đăng 24/6/2018. [9] Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính Quốc Gia (năm 2015), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức Hành chính nhà nước, Hà Nội. [10] Võ Văn Lợi, Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp Chí Tài chính điện tử, ngày đăng 09/02/2019. [11] Tài liệu Hội nghị khoa học, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Hà Nội, năm 2018. [12] Tổng cục thống kê (các năm 2016, 2017, 2018), báo cáo điều tra lao động việc làm, Hà Nội. HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Nguyen Thi Huyen Trang ABSTRACT: The world has been entering a new era - the digital age, with the strong impact of the 4th industrial revolution (Industrial Revolution 4.0), which has brought humanity great opportunities and opportunities. to change the entire socio-economic aspects, but also potentially small challenges and risks. One of the urgent issues raised in the current Vietnam context is that the quality of human resources in general has many limitations that cannot meet the needs of socio-economic development. The orientation, construction and development of human resources to meet the requirements of the industrial revolution 4.0 is an indispensable requirement. On the basis of an overview of human resource development; Regarding the industrial revolution 4.0 and its impacts on Vietnam's human resources development, the author proposes a number of solutions towards developing human resources to meet the requirements of new social conditions. , which emphasizes the issue of developing education and training in a new direction to build the Vietnamese people with new qualities suitable to the current trend of globalization and international integration.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2