intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay" tập trung đánh giá thực trạng của giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của kinh tế số ở trong nước, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nguồn nhân lực Việt Nam phải đối mặt để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thị Loan1 Tóm tắt: Kinh tế số đang trở thành một xu hướng phát triển quan trọng trong thế giới hiện đại, tạo ra những thay đổi đáng kể về cách thức hoạt động của nền kinh tế và xã hội, trong đó có Việt Nam. Bài viết này tập trung đánh giá thực trạng của giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của kinh tế số ở trong nước, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nguồn nhân lực Việt Nam phải đối mặt để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay. Từ khóa: đào tạo, nguồn nhân lực, phát triển, kinh tế số, chuyển đổi số. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.  Mặc dù còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nền kinh tế kĩ thuật số của Việt Nam đang thể hiện tiềm năng to lớn, được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của Chính phủ, sự chấp nhận kĩ thuật số một cách nhanh chóng của người dân. Nghiên cứu về giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay. Các nghiên cứu về giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại kinh tế số được thực hiện dưới nhiều góc độ, trong đó chủ yếu là góc nhìn kinh tế học, triết học, chính trị học, xã hội học,… Chẳng hạn: Nguyễn Văn Lượng (2010), có bài “Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam”; Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội; Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á; PGS, TS. Đường Vinh Sường (2014) có bài: Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay; ThS. Ninh Thị Hoàng Lan (2022) có bài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam; ThS. Đào Thị Hồng Lam, ThS. Nguyễn Thị Thủy (2023): Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Về Chuyển đổi số, Quyết định số 749/ QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chính phủ đã định hướng phải chuyển đổi số trong trường đại học nhằm thay đổi cách tiếp cận về việc dạy và học nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế dựa trên công nghệ. Tại Hội nghị giáo dục đại học (GDĐH) do Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức ngày 24/8/2021 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM 49
  2. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC... với mục tiêu “Giáo dục đại học không chỉ chuyển đổi số và ứng phó cho mình, mà còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển đổi số toàn ngành giáo dục, hỗ trợ cho bậc học phổ thông và giáo dục địa phương”. Hiện nay, Việt Nam đang đối diện với một số thách thức quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số. Một trong những thách thức chính là sự chênh lệch giữa nhu cầu thực tế của thị trường và chương trình đào tạo hiện có. Các chương trình đào tạo truyền thống chưa đủ linh hoạt, không thể nhanh chóng cập nhật kiến thức và kĩ năng mới để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kinh tế số [1]. Bên cạnh đó, còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa các chuyên gia kĩ thuật có năng lực cao, và những người lao động trên thị trường lao động hiện nay. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng và kĩ năng cần thiết trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và quản lí dự án công nghệ thông tin là một vấn đề cần được giải quyết [2]. Vì vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu về việc đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xem xét các giải pháp và chương trình cần thiết để cải thiện chất lượng đào tạo, thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực có liên quan đến kinh tế số, tạo môi trường thuận lợi để các cá nhân và doanh nghiệp phát triển thịnh vượng trong kinh tế số, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm kinh tế số Có nhiều định nghĩa về kinh tế số. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Kinh tế số đôi khi cũng được gọi là kinh tế internet (internet economy), kinh tế mới (new economy) hoặc kinh tế mạng (web economy) [3]. Theo thông tin đến từ “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số là toàn bộ các hoạt động kinh tế thực hiện dựa trên nền tảng số. Hoạt động triển khai phát triển nền kinh tế số là sử dụng các loại hình công nghệ số cùng thông tin dữ liệu để tạo ra một mô hình hợp tác, liên kết, kinh doanh theo kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình công nghệ hiện đại [4]. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế số. Tuy nhiên, các định nghĩa đều xoay quanh một nội dung cốt lõi, theo đó, kinh tế số (hay còn được gọi là kinh tế điện tử hoặc kinh tế trực tuyến) là một mô hình kinh tế mới được hình thành và phát triển trên cơ sở sử dụng công nghệ số để sản xuất, trao đổi và quản lí tài nguyên kinh tế. Kinh tế số bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến việc sử dụng các công nghệ số như Internet, trang web, ứng dụng trên điện thoại di động, phần mềm quản lí doanh nghiệp và các nền tảng trực tuyến khác. Kinh tế số đang trở thành một xu hướng lớn và có tiềm 50
  3. NGUYỄN THỊ LOAN năng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người. Kinh tế số bao gồm tất cả những lĩnh vực, ngành nghề và các thành phần của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, phân phối hàng hóa, lưu thông vận chuyển hàng hóa, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, logistic,…) mà công nghệ số hiện đại đang được áp dụng. 2.2. Thực trạng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Theo tổng điều tra dân số ngày 03/8/2023, dân số của Việt Nam là 99.763.726 người, là quốc gia đông dân xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Trong số này, 50,5 triệu người đang ở độ tuổi lao động, chiếm tới 67,7% dân số. Tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 25-29 là cao nhất [12]. Điều này rất thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kĩ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề nghiệp. Với tỷ lệ dân số như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, khi mà dân số trong độ tuổi lao động gấp đôi dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Dự báo đến khoảng 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Mặc dù Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng nhưng lại rất hạn chế về mặt chất lượng. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta đang còn rất nhiều vấn đề bất cập. Số lượng lao động qua đào tạo ở trình độ từ đại học trở lên ngày một gia tăng, nhưng chất lượng của lao động qua đào tạo, khả năng thích ứng công việc và phát huy kết quả đào tạo của số lao động này lại rất thấp. Theo kết quả khảo sát gần đây, số lao động qua đào tạo phát huy được tác dụng chưa tới 40%, tình trạng bằng cấp không đúng thực chất, “bằng dởm” không phải là hiện tượng cá biệt, ngay cả những trường hợp được học hành, đào tạo rất quy củ, bài bản một cách nghiêm túc nhưng khi ra làm việc thực tế vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không phát huy được tác dụng... Mặc dù tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên, nhưng tốc độ tăng rất chậm, từ năm 2011, tỉ lệ này là 15,4% thì đến năm 2020, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt đến 24,1%, với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn chỉ tầm 5%/năm. Trong khi đó, nếu so sánh với các quốc gia ngay trong khu vực, thì tỉ lệ này ở Indonesia là 42%, ở Maylaisia con số này lên đến 66,8% (UNDP, 2020) [11]. Trình độ lao động của Việt Nam mới chỉ gần tương đương với Indonesia, nhưng thấp hơn hầu hết các nước và lãnh thổ khác, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Philippines..., dẫn đến một loạt các yếu kém khác như trình độ vận dụng khoa học kĩ thuật kém, đặc biệt là tiếp cận kinh tế số như hiện nay, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao và đương nhiên dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp và dẫn đến khó khăn rất lớn cho sự phát triển kinh tế số của Việt Nam trong tương lai. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hầu hết chỉ tiêu về nhân lực của Việt Nam đều thấp. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Về chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp thứ 70/100. Về chỉ số lao động có chuyên môn cao, Việt Nam xếp hạng 81/100. 51
  4. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC... Chỉ số chất lượng đào tạo nghề, Việt Nam được xếp hạng 80/100 quốc gia. Nếu so sánh với các nước ASEAN, gần như tất cả các chỉ số của Việt Nam chỉ vượt hơn được nước Campuchia [12]. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mặc dù có rất nhiều cố gắng và triển vọng, nhưng để đáp ứng cho sự phát triển nền kinh tế số, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với khá nhiều thách thức: Thứ nhất, đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, dự báo hằng năm đào tạo mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của xã hội; Đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, 80% đến 90% số sinh viên ra trường vừa được tuyển dụng cần phải đào tạo lại ít nhất là một năm.  Thứ hai, sự mất cân đối về số lượng giữa các ngành nghề được đào tạo do sự thiếu định hướng trong việc chọn nghề và chọn trường cho sinh viên. Điều này dẫn đến cung - cầu về nhân lực chất lượng cao vẫn luôn ở trạng thái “thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa”, gây lãng phí cho các gia đình và cho cả xã hội. Những hạn chế trên có nguyên nhân từ những khó khăn về cơ sở vật chất, về nội dung chương trình đào tạo, về phương pháp giảng dạy, về đội ngũ giảng viên. Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo ở nước ta còn thiếu thốn và có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, miền, đặc biệt là các thiết bị giảng dạy và học tập, các công trình phục vụ thí nghiệm và thực hành cho sinh viên. Nhiều giáo trình, bài giảng chưa được thường xuyên cập nhật, chuẩn hóa về nội dung. Phương pháp giảng dạy của một số giảng viên vẫn theo lối mòn cũ, chưa cập nhật các chương trình, phương pháp mới trong nền kinh tế số. Đội ngũ giảng viên các trường đại học, mặc dù số lượng có học hàm, học vị hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành. Thứ tư, quản lí nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu của xã hội, phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế số và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập. Thứ năm, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù sự gia tăng về dân số kéo theo số lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động tăng trưởng mạnh. Thế nhưng con số đạt chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp lớn vẫn còn hạn chế. Đa số lao động của Việt Nam là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo, nên dẫn đến nguy cơ lớn về việc dư thừa lao động, đặt ra vấn đề đào tạo lại cho các lao động dư thừa này. Kết quả của một nghiên cứu do ILO công bố mới đây trong 2 thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc trong tương lai. Hay trong báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2021), sự phát triển của kinh tế số sẽ làm mất đi một số lượng lớn công việc, ví dụ, thay 52
  5. NGUYỄN THỊ LOAN thế tới 1/3 lực lượng lao động chế biến nông sản, thay thế 26% số lao động trong ngành Logistics ở Việt Nam. Người lao động sẽ mất việc nếu thiếu các kĩ năng cần thiết để chuyển sang làm công việc mới nếu không có sự đầu tư đầy đủ và kịp thời cho việc phát triển kĩ năng. Khi đó, Việt Nam có thể sẽ phải chịu sức ép khá lớn về vấn đề giải quyết việc làm và đối mặt với sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong tương lai [8]. Với thực trạng nêu trên, đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số là cần thiết để đảm bảo Việt Nam có thể tận dụng cơ hội và khắc phục những khó khăn thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, nâng cao hiệu quả kinh tế và cạnh tranh với các quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa. 2.3. Các giải pháp nhằm đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam Để đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam, có thể áp dụng các giải pháp quan trọng sau đây: Thứ nhất, cập nhật chương trình đào tạo Để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, cần tiến hành cập nhật chương trình đào tạo hiện có để đảm bảo phù hợp với các xu hướng công nghệ mới và yêu cầu thị trường. Các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức đào tạo nên liên tục đánh giá, điều chỉnh và nâng cao chương trình đào tạo theo hướng tăng cường kĩ năng kĩ thuật, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và quản lí dự án công nghệ. Thứ hai, Xây dựng hệ thống đào tạo thực hành Hệ thống đào tạo thực hành bao gồm việc tạo ra môi trường thực tế và cung cấp kinh nghiệm thực tế cho sinh viên và nhân viên. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thiết kế chương trình học có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, sử dụng các phương pháp và công cụ thực hành như dự án, thực tập và giảng dạy tại doanh nghiệp. Thứ ba, hỗ trợ đào tạo và phát triển liên ngành Cần tăng cường hỗ trợ đào tạo và phát triển liên ngành để phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này giúp tạo ra một lực lượng lao động đa năng và có khả năng làm việc trên các dự án phức tạp trong lĩnh vực kinh tế số. Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác công nghiệp - giáo dục Cần thiết lập các liên kết định hướng và cung cấp thông tin giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp công nghệ. Điều này giúp các cơ sở giáo dục có cái nhìn sâu sắc về yêu cầu thực tế của thị trường và công nghệ mới nhất. Các doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với các cơ sở giáo dục để tạo ra chương trình đào tạo phù hợp và cung cấp cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên. Điều này giúp sinh viên và người lao động có được kinh nghiệm thực tiễn và phát triển các kĩ năng cần thiết trong môi trường công nghiệp thực tế. 53
  6. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC... Thứ năm, phát triển các chương trình đào tạo nghề Cần phát triển các chương trình đào tạo nghề linh hoạt và thích ứng với xu hướng công nghệ mới. Các chương trình này nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản và kĩ năng thực tế, từ cơ bản đến chuyên sâu, để học viên có thể nhanh chóng tiếp cận và áp dụng công nghệ số vào công việc. Đồng thời, cần liên tục cập nhật chương trình đào tạo để đáp ứng nhanh chóng sự phát triển của công nghệ và yêu cầu thị trường. Thứ sáu, tạo điều kiện cho học tập suốt đời Tạo ra một môi trường khuyến khích và tôn trọng việc học tập suốt đời trong tổ chức và xã hội. Điều này có thể được thúc đẩy bằng cách tạo ra chính sách và chương trình hỗ trợ học tập, tài trợ cho các khóa học và chứng chỉ, và tạo cơ hội để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Thứ bảy, phát triển chương trình đào tạo linh hoạt và đa dạng Để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, cần tạo ra các chương trình đào tạo linh hoạt và đa dạng, từ khóa học ngắn hạn cho đến các chương trình đại học và sau đại học. Ngoài ra, cần thúc đẩy hình thức đào tạo linh hoạt như học tập trực tuyến và học tập kĩ năng trong thời gian làm việc, để người lao động có thể cập nhật kiến thức và nâng cao kĩ năng một cách thuận tiện và hiệu quả. Thứ tám, tăng cường đào tạo kĩ năng mềm Cần thiết kế chương trình đào tạo tích hợp giữa kiến thức chuyên môn và kĩ năng mềm. Điều này có thể bao gồm việc kết hợp các khóa học kĩ năng mềm vào các chương trình đào tạo chuyên ngành, hoặc cung cấp các khóa học đặc biệt về kĩ năng mềm cho sinh viên và nhân viên. Thứ chín, tăng cường đào tạo và tái đào tạo cho người lao động Để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số, cần tăng cường đào tạo và tái đào tạo cho người lao động hiện có. Điều này có thể thúc đẩy bằng việc tạo ra các chương trình đào tạo nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin và kĩ năng số hóa cho người lao động trong các doanh nghiệp và tổ chức. Cuối cùng, để đạt được tiềm năng to lớn của kinh tế số, chúng ta cần thúc đẩy sự hợp tác và giao lưu quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế số. Việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và học hỏi từ các quốc gia khác sẽ giúp chúng ta nắm bắt được các xu hướng mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Qua những đề xuất trên, hy vọng rằng Việt Nam có thể nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kĩ thuật số, từ đó đáp ứng được yêu cầu của kinh tế số và góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. 3. Kết luận Trong bối cảnh kinh tế số phát triển nhanh chóng, việc đổi mới đào tạo và phát triển 54
  7. NGUYỄN THỊ LOAN nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. Sự đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để Việt Nam thích nghi và phát triển trong kinh tế số. Cần thiết phải thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống bằng việc tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kĩ năng thực tiễn, hướng tới việc áp dụng công nghệ số trong các ngành nghề. Các cơ quan đào tạo cần phải tìm cách thích nghi với những thay đổi và cung cấp cho sinh viên và học viên các khóa học đáp ứng yêu cầu mới trong kinh tế số. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần hợp tác với các trường đại học và tổ chức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có khả năng làm việc với công nghệ và giải quyết các thách thức trong kinh doanh. Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp Việt Nam tạo ra một lực lượng lao động có kiến thức và kĩ năng phù hợp với yêu cầu của kinh tế số. Đào tạo thực hành và liên ngành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức lí thuyết cũng như có kĩ năng áp dụng vào thực tế. Những nỗ lực này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và phát triển sang kinh tế số. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn An (2020), “Đổi mới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế số”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 10(2), 45-60. [2] Trần Thị Bình (2019), “Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên kinh tế số ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản lí, 20(3), 78-92. [3] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam (2022), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế số tại Việt Nam giai đoạn 2022-2030, Nhà xuất bản Lao động. [4] Vương Thị Cảnh và Lê Văn Doanh (2018), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kĩ thuật trong bối cảnh kinh tế số”, Hội thảo Quốc gia về Kĩ thuật và Công nghệ thông tin, 1-10. [5] Phạm Thị Loan (2021), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,10(4), 56-70. [6] Ninh Thị Hoàng Lan (2022), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam”, Tạp chí Công thương, Số 8, trang 30-35. [7] Nguyễn Văn Lượng (2010), “Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 243, trang 42-44. [8] Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [9] Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [10] PGS.TS. Đường Vinh Sường (2014), Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 10, trang 28-32. 55
  8. ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC... [11] Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám thống kê 2020, Thống kê. [12] https://danso.org/viet-nam/ [13] ADB. (2021). Reaping the benefits of industry 4.0 through skills development in high-growth industries in Southeast Asia - Insights from Cambodia, Indonesia, the Philippines and Vietnam. RENOVATING TRAINING AND DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCES TO MEET DEMANDS OF DIGITAL ECONOMY IN VIETNAM TODAY NGUYEN THI LOAN Industrial University of Ho Chi Minh City Abstract: The digital economy is becoming a significant development trend in the modern world, leading to significant changes in the functioning of the economy and society, including Vietnam. This article focuses on evaluating the current status of education and workforce quality in the context of domestic digital economic development. It highlights the difficulties and challenges that Vietnam’s workforce must confront to meet the demands of the digital economy’s development. Based on this assessment, the article proposes several solutions to enhance training and improve the quality of the workforce in the current context of the digital economy in Vietnam. Keywords: training, workforce, development, digital economy, digital transformation. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2