ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG<br />
TẠO TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐẠI HỌC QUỐC GIA<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường ĐH Bách Khoa<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh là một<br />
trong những đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai các chương trình hỗ trợ khởi<br />
nghiệp đổi mới sáng tạo. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của nhà Trường được<br />
thực hiện tập trung thông qua Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ<br />
(Trung tâm). Sau hơn 7 năm thành lập, Trung tâm đã hỗ trợ ươm tạo hơn 30 dự<br />
án khởi nghiệp, đào tạo nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho<br />
hàng ngàn giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp... Để tăng cường<br />
hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo chủ trương phát triển Việt<br />
Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp năm 2020, Trường Đại học Bách Khoa – Đại<br />
học Quốc gia Tp.HCM định hướng phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp<br />
Công nghệ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp hàng<br />
đầu Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực sáng tạo và môi trường kiến tạo sự thành<br />
công cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.<br />
Giới thiệu<br />
Năm 2007, Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện<br />
dự án xây dựng mô hình Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các Trường đại<br />
học và Khu công nghệ cao. Trong khuôn khổ dự án, chính quyền thành phố hỗ trợ<br />
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM (HCMUT), Trường Đại học Nông<br />
Lâm TP.HCM, Khu công nghệ cao để thành lập 3 vườn ươm doanh nghiệp công<br />
nghệ. Năm 2010, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học<br />
Bách Khoa (Trung tâm) được thành lập. Trung tâm được trên xây dựng trên diện<br />
tích 600m2, hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, có thể hỗ trợ ươm tạo tối đa 10<br />
doanh nghiệp tại cùng một thời điểm. Các mục tiêu chính trong việc thành lập<br />
Trung tâm là:<br />
Đào tạo nâng cao ý thức cho giảng viên, sinh viên và cộng đồng về khởi<br />
nghiệp.<br />
Nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm các sản phẩm KH&CN từ các nhà nghiên<br />
cứu và các sinh viên để tìm ra tiềm năng cho thương mại hóa.<br />
Thực hiện tiền ươm tạo và ươm tạo các ý tưởng KH&CN, nâng cấp và cải<br />
tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại.<br />
<br />
<br />
72<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và<br />
các doanh nghiệp.<br />
Ươm tạo và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, và khuyến khích phát<br />
triển các doanh nghiệp còn non trẻ.<br />
Tạo việc làm và phát triển kinh tế địa phương tại thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Vai trò Trường Đại học trong việc hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi<br />
nghiệp đổi mới sáng tạo<br />
Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động của các Trường đại học không thể tách<br />
rời với xu hướng và định hướng phát triển Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp<br />
của chính phủ. Vậy, Trường đại học đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ khởi nghiệp<br />
và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo? Và Trường Đại học Bách<br />
Khoa nên thực hiện những công việc gì trong điều kiện hiện nay?<br />
Trọng định hướng phát triển hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trường<br />
Đại học Bách Khoa định hướng sẽ phát triển Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp<br />
Công nghệ trở thành nơi kiến tạo sự hình thành và phát triển doanh nghiệp đổi<br />
mới sáng tạo hàng đầu Việt Nam (hình 1). Để thực hiện chiến lược cần thời gian,<br />
khả năng đổi mới sáng tạo, thực thi và sự hợp tác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Chiến lược phát triển các họat động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo<br />
Trong giai đoạn đầu, nhà trường tập trung trong việc phát triển không gian<br />
làm việc, xây dựng hệ sinh thái để từng bước xây dựng và đưa văn hóa doanh<br />
nghiệp, văn hóa khởi nghiệp vào trường. Song song đó, nhà trường từng bước<br />
triển khai các chương trình đạo, huấn luyện về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp,<br />
phát triển và hoàn thiện chương trình tiền ươm tạo, ươm tạo, hậu ươm tạo. Việc<br />
73<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
hình thành quỹ khởi nghiệp Bách Khoa (BK seed) và các phòng thí nghiệm đổi<br />
mới sáng tạo mở nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai chương trình<br />
thương mại hóa sản phẩm.<br />
Chương trình thương mại hóa sản phẩm được thiết kế và triển khai nhằm<br />
phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Trong tương lại, nhà<br />
trường sẽ đầu tư trọng điểm cho các sản phẩm thương mại hóa thành công thông<br />
qua quỹ đầu tư Bách Khoa (BK Venture) nhằm tạo ra các công ty từ trường đại<br />
học. Sự hình thành các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang tầm cỡ quốc tế (BK<br />
Enterprises) được mong đợi sẽ phát triển từ những công ty được spin-off tốt nhất<br />
trong chương trình này.<br />
Hoạt động đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo<br />
Chương trình đào tạo giảng viên và chuyên viên về đổi mới sáng tạo và khởi<br />
nghiệp: Cuối năm 2016, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM<br />
là đơn vị đầu tiên xây dựng và triển khải chương trình đào tạo giảng viên và<br />
chuyên viênđổi mới sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tạo thêm nguồn nhân lực giảng<br />
dạy, đào tạo và huấn luyện cho nhà trường, các trường đại học trong cả nước, các<br />
sở ban ngành, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. Chương trình đào tạo được xây dựng<br />
và giảng dạy bởi các chuyên gia đổi mới sáng tạo được chứng nhận bởi Bộ Khoa<br />
học Công nghệ và Chính phủ Phần Lan thông qua dự án “Đối tác Đổi mới Sáng<br />
tạo Việt Nam – Phần Lan, IPP”. Hiện nay chương trình đã đào tạo và chứng nhận<br />
cho 80 người là giảng viên các trường đại học (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công<br />
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, ĐH CNTT, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Văn Lang, ĐH<br />
Tôn Đức Thắng, ĐH Trà Vinh, CĐ Sư phạm Huế), chuyên viên hỗ trợ khởi<br />
nghiệp tại các sở ban ngành (Sở KHCN tỉnh Bình Định, Phú Yên), và cả các doanh<br />
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện nay, đội ngũ các giảng<br />
viên và chuyên viên này đang là đội ngũ nòng cốt để tiếp tục phát triển các chương<br />
trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại đơn vị mình đang phụ trách. Hiện tại,<br />
Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã được dự án IPP mời làm đối tác chính<br />
để chuyển giao các chương trình đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt<br />
Nam.<br />
Chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho chương trình đào<br />
tạo thạc sĩ: Nhận thấy nhu cầu cấp thiết trong việc đào tạo cho sinh viên, học viên<br />
về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa đã đưa môn học<br />
này vào đào tạo cho học viên cao học từ niên khóa 2017. Cho đến hiện nay, nhà<br />
trường đã đào tạo cho 7 lớp cao học với hơn 250 học viên. Chương trình đào tạo<br />
đã và đang tạo ra nhiều chuyển biến trong cách học và thực hiện dự án của học<br />
viên cao học. Chương trình hiện đang thu hút nhiều học viên đã tốt nghiệp từ<br />
trường quay lại học, và nhiều học viên từ các trường khác đến tham gia.<br />
<br />
<br />
74<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
Chương trình đào tạo và huấn luyện về Khởi nghiệp tinh gọn: Đây là chương<br />
trình được thiết kế chuyên biệt nhằm huấn luyện cho các công ty khởi nghiệp đổi<br />
mới sáng tạo áp dụng phương pháp khởi nghiệp tinh gọn vào trong quá trình phát<br />
triển của mình nhằm giảm thiểu rủi ro và phát triển nhanh hơn. Chương trình hiện<br />
đã đào tạo cho hơn 300 sáng lập viên (startup founder) công ty khởi nghiệp.<br />
Hoạt động Ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu<br />
khoa học<br />
Hơn 30 dự án khởi nghiệp đã được hỗ trợ tại trung tâm, trong đó có 6 dự án<br />
tốt nghiệp và phát triển thành các công ty công nghệ mới trên thị trường tạo ra<br />
hàng trăm việc làm mỗi năm (bảng 1). Các công ty được ươm tạo đa dạng, hoạt<br />
động trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện điện tử, hóa dược, cơ khí,<br />
năng lượng. Các doanh nghiệp ươm tạo được hỗ trợ văn phòng làm việc, đào kiến<br />
thức kỹ năng mới về quản trị doanh nghiệp, huấn luyện và cố vấn trong việc phát<br />
triển doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi<br />
nghiệp trong và ngoài nước. Trong các doanh nghiệp ươm tạo, 70% doanh nghiệp<br />
xuất phát từ công trình nghiên cứu từ trường đại học, phần còn lại là doanh nghiệp<br />
khởi nghiệp từ cựu sinh viên và doanh nghiệp công nghệ khác.<br />
Bảng 1: Các doanh nghiệp tiêu biểu tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo<br />
STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động<br />
Công ty Cổ phần - Đầu đọc và card theo công nghệ RFID,<br />
Thông Minh Ưu Việt - Card giao tiếp FXS/FXO cho hệ thống VoIP,<br />
1 (INEXT - Hệ thống core, front office – online trading,<br />
TECHNOLOGY) hệ thống Gateway, hệ thống Call Center.<br />
- Hệ thống chẩn đoán y tế online<br />
Cty TNHH Kỹ thuật - Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong các<br />
Hóa Học và Môi lĩnh vực hóa dầu, sản xuất thực phẩm, dược<br />
2<br />
trường Bách Khoa liệu, tái chế nhựa và cao su phế thải<br />
(CENFOTECH)<br />
Công ty cổ phần Giải - Bộ đếm sản phẩm xuất nhập qua hệ thống<br />
3 Pháp Điều Khiển Việt băng tải.<br />
- Hệ thống phần mềm quản lý.<br />
Công ty TNHH Sản - Mỹ phẩm<br />
4 phẩm Thiên nhiên - Thực phẩm và đồ uống<br />
Bách Khoa<br />
Công ty TNHH Sinh - Bộ Kit đo ô nhiễm môi trường nước và chất<br />
5 Hóa Môi Trường Bình độc bị cấm trong thực phẩm.<br />
Lan - Quan trắc môi trường<br />
Công ty TNHH Giải - Máy phát điện bằng sức gió công suất vừa<br />
6<br />
pháp kỹ thuật Indefol và nhỏ<br />
<br />
<br />
75<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
<br />
STT Công ty Sản phẩm / Lĩnh vực hoạt động<br />
- Các giải pháp kỹ thuật sử dụng công nghệ<br />
thiết kế 3D<br />
Công ty TNHH Toàn - Thương mại điện tử<br />
7<br />
Cầu G-BUTTON<br />
<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là động lực dẫn dắt phát triển nền kinh<br />
tế Việt Nam và thế giới. Trường Đại học Bách Khoa đang đứng trước những cơ<br />
hội cũng như thách thức lớn trong việc hội nhập, dẫn dắt nền kinh tế địa phương<br />
phát triển thông qua công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc thực thi<br />
và công tác đầu tư trọng điểm cho các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ<br />
giúp nhà trường nâng cao hình ảnh, thương hiệu mà sẽ có tác động lớn đến việc<br />
nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn liền việc đào tạo và nghiên<br />
cứu vào việc phát triển kinh tế địa phương, khu vực và thế giới. Trường Đại học<br />
Bách Khoa với ưu thế là đại học công nghệ đa ngành hàng đầu phía nam, hoạt<br />
động đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được xem như là một trong những<br />
hoạt động trọng điểm nhằm tạo ra giá trị cho hệ sinh thái. Chương trình đào tạo<br />
không chỉ nhằm phát triển ra các công ty khởi nghiệp, mà khởi đầu là trang bị tư<br />
duy, công cụ cho người học, đặc biệt là các thế hệ sinh viên, học viên cao học vì<br />
họ sẽ là các nhân tố đóng góp chính cho sự thành công của hệ sinh thái bên ngoài<br />
nhà trường./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
76<br />