intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Marketing trong Doanh nghiệp xây dựng - 4

Chia sẻ: La Vie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được phân đoạn thị trường nào đó thì họ cần quan tâm khai thác mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường của phân đoạn thị trường đã lựa chọn. Ví như các Tổng công ty công trình giao thông thì họ quan tâm đén toàn bộ thị trường xây dựng giao thông, còn các Công ty Cầu thì họ chỉ chú ý đến đoạn thị trường về xây dựng cầu, tuy nhiên những công ty này vẫn chú ý và tìm cách mở rộng thị trường khác nữa(thị trường xây dựng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Marketing trong Doanh nghiệp xây dựng - 4

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng tránh tình trạng cố gắng đột nhập vào toàn bộ thị trường. Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được phân đoạn thị trường nào đó thì họ cần quan tâm khai thác mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường của phân đoạn thị trường đã lựa chọn. Ví như các Tổng công ty công trình giao thông thì họ quan tâm đén toàn bộ thị trường xây dựng giao thông, còn các Công ty Cầu thì họ chỉ chú ý đến đoạn thị trường về xây dựng cầu, tuy nhiên những công ty này vẫn chú ý và tìm cách mở rộng thị trường khác nữa(thị trường xây dựng đường...). Trên thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều mục tiêu được xác định theo khu vực, dân cư, mức độ tăng trưởng kinh tế, theo khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây chính là tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng giữa việc khai thác tối đa người tiêu dùng hiện tại, đấu tranh cạnh tranh để mở rộng thị trường. Khi lựa chọn đối tượng thực hiện chiến lược, doanh nghiệp sẽ dựa vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường trong 4 phân đoạn thị trường phổ biến sau: - Những khách hàng độc quyền hiện tại của doanh nghiệp: là những khách hàng đã mua và chỉ mua sản phẩm của doanh nghiệp. - Những khách hàng hỗn hợp của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh: là những khách hàng vừa mua sản phẩm của sản phẩm của doanh nghiệp vừa mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Những khách hàng của đối thủ cạnh tranh: là những khách hàng chỉ mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Những khách hàng chưa quan tâm, chưa mua sản phẩm của doanh nghiệp và cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân đoạn này, hình thành 3 quan điểm chiến lược cần thiết của doanh nghiệp: - Triệt để lợi dụng khách hàng hiện có của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải quan tâm đến 2 giai đoạn đầu để làm cho khách hàng có thiện cảm và mua nhiều hàng hoá hơn (nếu là khách hàng độc quyền như các Ban quản lý dự án) hoặc để làm cho họ “ nhớ “ đến doanh nghiệp (nếu là khách hàng hỗn hợp). - Đấu tranh có tính chất cạnh tranh tức là doanh nghiệp phải quan tâm đến giai đoạn 3 nhằm tạo cho khách hàng thoát khỏi kẻ cạnh tranh với doanh nghiệp. 46
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng - Mở rộng thị trường tức là phát triển đến “nhu cầu tối thiểu” bằng cách tiếp cận nhanh vào giai đoạn 4, đoạn bỏ trống của người khác. Việc lựa chọn 1 hoặc nhiều mục tiêu phụ thuộc vào tiềm năng hay dung lượng của mỗi đoạn thị trường, vào sự tếp nhận chắc chắn của doanh nghiệp và khả năng thực tại của doanh nghiệp. 3.2. Lựa chọn chiến lược duy nhất hoặc chiến lược phân biệt: Dù mục tiêu là toàn bộ thị trường hay chỉ một phần thị trường thì vấn đề đặt ra là áp dụng chiến lược duy nhất hay chiến lược phân biệt. Chiến lược duy nhất là chiến lược cung cấp cho toàn bộ thị trường những sản phẩm cùng loại với mức giá giống nhau và cùng theo một kênh phân phối và cùng một chính sách giao tiếp trên thị trường. Chiến lược phân biệt là chiến lược áp dụng những biện pháp khác nhau của từng đoạn thị trường hoặc cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng có nghĩa là thay đổi một số yếu tố của Marketing để phù hợp với những đặc điểm cụ thể của từng phân đoạn thị trường. Việc lựa chọn chiến lược nào phụ thuộc chủ yếu vào: - Tính thuần nhất hay không thuần nhất của thị trường lựa chọn. - Khả năng của doanh nghiệp. Trên thực tế, chiến lược phân biệt có hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đột nhập vào thị trường không thuần nhất và thường tốn kém hơn khi vận dụng. Ví dụ: một Công ty sản xuất áo bảo hộ lao động bằng cao su, Công ty lựa chọn mục tiêu là các doanh nghiệp có nhân viên sử dụng loại áo này và tương ứng Công ty sẽ áp dụng chiến lược Marketing duy nhất. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị trường cho thấy nhu cầu, thói quen sử dụng, tiêu chuẩn lựa chọn hàng hoá này thay đổi đáng kể theo các lĩnh vực: nông nghiệp, xây dựng... Vì vậy Công ty đã quyết định áp dụng chiến lược Marketing phân biệt, nhất là đặc tính của sản phẩm ứng với từng loại khách hàng cũng như là về các kênh phân phối và giao tiếp được sử dụng để đạt các mục tiêu. 3..3. Xác định tinh thần của chiến lược: Đối với mục tiêu toàn bộ thị trường hay mỗi đoạn thị trường nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược Marketing phân biệt thì cần phải xác định tinh thần 47
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng của chiến lược này với việc đánh giá vị trí sản phẩm mà doanh nghiệp muốn bán và các nhân tố thúc đẩy mà doanh nghiệp sẽ dựa vào đó: - Vị trí của sản phẩm: được xác định so với sản phẩm cạnh tranh. Vị trí này được xác định theo chất lượng, giá cả, cơ hội tiêu thụ, hình ảnh... - Các nhân tố thúc đẩy để đảm bảo sự thành công của sản phẩm: là các mặt của Marketing-Mix mà doanh nghiệp sẽ tính đến là: + Tính độc đáo và ưu việt của sản phẩm. + Quy trình sản xuất sản phẩm tiên tiến. + Giá cả vừa phải. + Phương thức thanh toán thuận tiện. + Chính sách yểm trợ mềm dẻo... Chính sự kết hợp các yếu tố trên sẽ xác định “tinh thần” chung chủ yếu của chiến lược Marketing. 3.4. Xác định Marketing-Mix: Thực hiện việc xác lập các bộ phận cấu thành của Marketing hỗn hợp cũng như sự phối hợp một cách liều lượng hợp lý giữa các bộ phận đó, bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách phân phối và chính sách yểm trợ. 4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược : Đánh giá các chiến lược đã dự kiến là công việc cuối cùng có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược Marketing. Nếu doanh nghiệp chỉ xác lập một chiến lược chung thì cần phải đánh giá để biết là nên thông qua hay không? Nếu có nhiều chiến lược xen kẽ thì cần đánh giá bằng cách so sánh và loại bỏ dần để lựa chọn chiến lược hợp lý nhất. Cả hai trường hợp trên đều đánh giá chiến lược dựa vào các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc1: những phương án chiến lược Marketing phải thể hiện được sự cố gắng hợp lý của doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng thực hiện chiến lược đã vạch ra. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho các chính sách Marketing tránh được những sai lầm do viển vông không sát với thực tế. - Nguyên tắc 2: Chiến lược và chính sách Marketing phải đảm bảo quan hệ biện chứng giữa doanh nghiệp và thị trường. Nguyên tắc này đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược Marketing. Nội dung của nguyên tắc này là sự thoả mãn yêu cầu hoặc những hy vọng giữa một bên là doanh nghiệp, một bên là thị 48
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng trường. Do đó doanh nghiệp phải biết kết hợp hài hoà giữa yêu cầu của thị trường và yêu cầu của doanh nghiệp, không nên ưu tiên một thái quá một trong hai bên. Do đó, một chiến lược Marketing được chấp nhận phải thoả mãn: thích ứng với đa phần thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời có thể thực hiện các mục đích riêng của doanh nghiệp. Khi đó một chiến lược Marketing sẽ được đánh giá qua 2 mặt: chất lượng và số lượng. 4.1. Đánh giá về chất lượng: Việc đánh giá về chất lượng của các phương án chiến lược Marketing thông qua 3 vấn đề cốt lõi mà chiến lược đó phải tạo ra, đó là: - Sự thích ứng: chiến lược phải thích ứng với thị trường và phải phù hợp với thực tế của doanh nghiệp: + Sự thích ứng với thị trường được đánh giá qua việc so sánh các mục tiêu cơ bản của chiến lược dự kiến với thói quen, thái độ, động cơ của người tiêu dùng, phân đoạn thị trường, cơ cấu và đặc điểm của bộ máy phân phối. + Sự thích ứng với doanh nghiệp được đánh giá theo các khả năng và các yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. - Sự kết hợp: một chiến lược Marketing phải đảm bảo sự liên kết bên trong, tức là các thành phần khác nhau của chiến lược Marketing phải được so sánh với nhau, củng cố lẫn nhau (chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến). Ví dụ: một Cônh ty sản xuất xe máy đang tung sản phẩm mới ra thị trường, Công ty rát chú trọng tới việc quảng cáo sản phẩm trên đài, báo, tivi... nhưng trên thị trường chỉ có một vài địa điểm bán. Điều này có nghĩa là chính sách phân phối và chính sách xúc tiến không hỗ trợ cho nhau làm cho việc tiêu thụ sản phẩm mới này kém hiệu quả. - Ưu thế từng phần: đó là việc làm như thế nào để chiến lược mà doanh nghiệp thông qua có được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế ấy có thể ở chất lượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm, phương pháp phân phối độc đáo, quảng cáo mạnh mẽ... 4.2. Đánh giá về mặt số lượng: Ngoài việc đánh giá về mặt chất lượng người ta còn cần thiết và có thể đánh giá phương án chiến lược về mặt số lượng thông qua các con số phản ánh những 49
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng kết quả của chiến lược dự kiến và biện pháp cho phép đạt được những mục tiêu đã định. Do các mục tiêu này thường gắn với lượng bán, phần thị trường và khả năng sinh lợi nên việc đánh giá về lượng thường phải tiến hành theo 2 mặt: - Dự đoán bán: là dự đoán phản ứng của thị trường đối với chiến lược. Đó là kết quả của việc vận dụng chiến lược giả định. Để dự đoán người ta sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: + Sử dụng các mô hình toán kinh tế. + Giả định những phản ứng của chắc chắn của thị trường nhờ mô hình giải thích tập tính cá nhân. + Những thử nghiệm và thị trường thực nghiệm. Tuy nhiên để thực hiện theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí khá lớn. Hơn nữa chúng ta không có thường xuyên những mô hình toán kinh tế hoặc mô hình giả định chắc chắn. Do vậy, có thể dự đoán gần đúng nhờ những hiểu biết từng phần và nhờ những cuộc điều tra. Ví như một Công ty dầu gội đầu sắp ra sản phẩm mới, Công ty sẽ tiến hành điều tra trên một địa bàn nhất định về thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm đó thông qua việc cho người tiêu dùng sử dụng thử. - Dự đoán ngân sách: dự đoán khả năng sinh lời chắc chắn của chiến lược dự kiến. Để tính toán được cái đó thì phải dự đoán ngân sách đầu tư và khai thác gần với các hoạt động mà chiến lược dự định. Cụ thể là: + Tính toán vốn đầu tư, các chi phí bất biến và chi phí khả biến sinh ra trong quá trình sản xuất, lưu thông, quảng cáo... + Dự đoán việc bán hàng có độ tin cậy và chính xác. Để đánh giá một chiến lược Marketing đòi hỏi phải tính toán tương đối lâu dài. Ở đây doanh nghiệp đồng thời phải dự đoán khối lượng hàng hoá và doanh thu chắc chắn có thể đạt đựơc qua việc thực hiện chiến lược và phân tích chi phí bất biến và khả biến mà chiến lược đòi hỏi... Ngày nay đã có một công cụ giúp ta đẩy nhanh quá trình đánh giá một chiến lược, đó là sử dụng các chương trình tin học kết hợp với các phương pháp dự toán bán hàng cũng như các phương pháp tính toán chi phí (chú ý đến việc đánh giá mức độ tin cậy). Sau khi đánh giá các chiến lược có thể đưa ra các quyết định: 50
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng - Nếu doanh nghiệp chỉ đưa ra một chiến lược và đánh giá đảm bảo chiến lược tốt hoặc nếu so sánh nhiều chiến lược với nhau và một trong những chiến lược đó có ưu thế hơn, thoả mãn những mục tiêu đã định thì doanh nghiệp thông qua và chấp hành. - Nếu đánh giá các chiến lược không được chắc chắn lắm thì không cho phép chấp nhận một chiến lược nào như vậy nhưng cũng không đầy đủ lý lẽ để loại bỏ chúng. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp có thể tiến hành những nghiên cứu mới, để làm chính xác hơn những dự đoán trước đây. - Nếu doanh nghiệp không tìm thấy một chiến lược nào có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra và đối chiếu với những khả năng và yêu cầu bắt buộc phải có của doanh nghiệp có thể đạt được. + Xem xét lại để giảm bớt các mục tiêu. + Đề nghị tăng cường khả năng hoặc giảm bớt các yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. V. Nôi dung của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp: Qua sự phân tích mục tiêu và vai trò của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp thì ta thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Do đó nội dung của chiến lược Marketing bao gồm: - Chiến lược chiếm lĩnh thị trường: + Chiến lược Marketing phân biệt. + Chiến lược Marketing không phân biệt. + Chiến lược Marketing tập trung. - Chiến lược định vị hàng hoá: + Cạnh tranh với sản phẩm có sẵn. + Chiếm lĩnh một vị trí mới. - Chiến lược cạnh tranh: + Chiến lược phân biệt hoá trong cạnh tranh. + Chiến lược tập trung hoá trong cạnh tranh. - Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận “sản phẩm-thị trường “: + Chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường hiện có. 51
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng + Chiến lược phát triển thị trường mới. + Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm. + Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm. - Chiến lược Marketing từ sự phân tích ma trận” thị phần-tỉ lệ tăng trưởng”: + Chiến lược phát triển thị phần. + Chiến lược duy trì và phát triển thị phần hiện tại... - Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: + Chiến lược của người dẫn đầu thị trường. + Chiến lược của người thách thức thị trường. + Chiến lược của người theo sau thị trường. + Chiến lược của người nép góc. - Chiến lược cho chu kỳ sống của sản phẩm: + Các chiến lược cho giai đoạn phát triển sản phẩm. + Các chiến lược cho giai đoạn tăng trưởng sản phẩm. + Các chiến lược cho giai đoạn chín muồi. + Các chiến lược cho giai đoạn suy thoái. - Chiến lược về giá: + Chiến lược giá hốt phần ngon. + Chiến lược giá thấp nhằm bám chắc thị trường. + Chiến lược điều chỉnh giá. + Chiến lược hạ giá... VI. Khái quát về chiến lược Marketing trong doanh nghiệp xây dựng: Chiến lược Marketing xây dựng là một tập hợp các đề xuất chung nhất, cơ bản nhất để hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động Marketing của doanh nghiệp xây dựng, bao gồm các công việc: phân tích tình huống thị trường lựa chọn mục tiêu cơ bản của Marketing, ra quyết định và các biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu Marketing ứng với từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể trong một thời gian nhất định. 52
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng Mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp xây dựng chính là các viễn cảnh tương lai mà doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt tới, nếu không sẽ bị dậm chân tại chỗ hoặc bị phá sản. Mục tiêu chiến lược thường là dài hạn, mà nhờ đó có thể làm thay đổi vị trí của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Và mục tiêu của chiến lược Marketing của doanh nghiệp xây dựng bao gồm toàn bộ 4 mục tiêu đã nêu ở phần II. 53
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng Sơ đồ biểu diễn mục tiêu chiến lược Marketing trong doanh nghiệp xây dựng. Mục tiêu chiến lược Khối lượng sản phẩm xây dựng Khách hàng Doanh thu sản phẩm xây dựng Tổng lợi Tạo thế lực An toàn Bảo đảm việc nhuận trong kinh trong kinh làm và bảo vệ doanh doanh môi trường - Khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể đáp ứng dược và hy vọng có thể tiêu thụ hết. Để xác định đúng khối lượng sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các yếu tố có liên quan đến thị trường của quá khứ và tiềm năng của thị trường trong tương lai (định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của ngành) các đối thủ cạnh tranh... để đưa ra các dự kiến chuẩn xác. Đây là một chỉ tiêu định lượng cơ bản. - Doanh thu là chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả tổng hợp về mặt tài chính mà doanh nghiệp xây dựng cần đạt được để tồn tại và phát triển. Và các loại hình chiến lược Marketing đã nêu ở phần V đều có thể vận dụng vào các doanh nghiệp xây dựng, tuy nhiên nó phải được xây dựng hoá. Doanh nghiệp xây dựng phải biết phân tích tình huống kinh doanh của mình để lựa chọn chiến lược Marketing cho thích hợp. Đồng thời cùng với việc dự đoán khối lượng sản phẩm xây dựng, loại sản phẩm xây dựng và lập giá cho sản phẩm xây dựng của các nhà kinh tế trong doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thành công của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp. CHƯƠNG IV: CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP . 54
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng I. Chính sách sản phẩm: Khi nói đến sản phẩm chúng ta chỉ thấy những khía cạnh hiện hữu của sản phẩm với những đặc tính vật chất của nó. Nhưng khi sử dụng sản phẩm ta cũng đã cảm nhận được tính chất vô hình của nó, nước ngọt thì “sảng khoái”, máy vi tính như một người bạn thân thiết... để mô tả khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm, nhiều khi sản phẩm thành công là nhờ quan tâm vào những đặc tính vô hình đó. Vì vậy, sản phẩm được định nghĩa là tập hợp những đặc tính và lợi ích mà các nhà sản xuất thiết kế nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khi người tiêu dùng tìm kiếm những lợi ích khác biệt họ sẽ tìm thấy những sản phẩm khác nhau. Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm là phải gắn liền với nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường vì thế cần phải xem nó như một khái niệm hệ thống bao gồm những yếu tố sau: - Yếu tố vật chất: gồm những đặc tính vật lý, hoá học của sản phẩm kể cả đặc tính vật lý, hoá học của bao gói với chức năng giữ gìn bảo quản sản phẩm. - Yếu tố phi vật chất: gồm tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng, biểu trưng, cách sử dụng, cách nhận biết sản phẩm, những thông tin về tập quán và thị hiếu, về thói quen tiêu thụ sản phẩm của khách hàng mà nỗ lực Marketing của doanh nghiệp phải hướng tới. Theo quan điểm, này thì sản phẩm vừa là cái đã có, vừa là cái đang và sẽ tiếp tục phát sinh trong trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu (như tập quán, thói quen, mốt...). Do đó sản phẩm là của người mua, người sử dụng. Sản phẩm xây dựng là các công trình cầu, đường, nhà cửa, sân bay, bến cảng... mà do chủ đầu tư thông qua các cơ quan thiết kế công trình quyết định, còn các doanh nghiệp xây dựng chỉ có nhiệm vụ thực hiện những thiết kế đó. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp xây dựng phải có công nghệ, dây chuyền thi công, phương án tổ chức thi công do chính những doanh nghiệp này lựa chọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và thời gian thi công do chủ đầu tư quyết định. Do đó có thể coi công nghệ và phương án tổ chức thi công là một loại sản phẩm đặc biệt của doanh nghiệp xây dựng, dựa trên sự lựa chọn và kết hợp sáng tạo giữa công cụ, máy móc xây dựng đối tượng lao động và con người lao động phù hợp với từng công trình cụ thể. Các doanh nghiệp xây dựng phải 55
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng nắm bắt được đặc điểm cua sản phẩm xây dựng để từ đó đưa ra các quyết định về chính sách sản phẩm thật đúng đắn. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài như công trình đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận... - Sản phẩm xây dựng được sản xuất khi có đơn đặt hàng trước. Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng không được thể hiện rõ thông qua việc quy định về giá cả giữa người mua và người bán được thoả thuận trước khi có sản phẩm và qua hợp đồng để dẫn đến sản xuất xây lắp. - Sản phẩm xây dựng cố định ở nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất thì di chuyển theo địa điểm đặt công trình xây dựng. 1. Vị trí của chính sách sản phẩm trong chiến lược Marketing: Chính sách sản phẩm là trung tâm của Marketing cả ở mức độ chiến lược và mức độ thực hành. Nó có liên quan mật thiết với công tác kế hoạch hoá chiến lược, chiến lược cạnh tranh và định vị thị trường. Đối với Marketing xây dựng thì chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng nhất, được coi là xương sốngcủa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng vì: - Chính sách sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó được coi là nền tảng của các doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu thành công cho doanh nghiệp và chỉ khi nào hình thành được chính sách sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm. - Một chính sách sản phẩm đúng sẽ tạo điều kiện cho các chính sách khác của chiến lược Marketing triển khai có hiệu quả. - Một chính sách sản phẩm tốt sẽ là điều kiện cần cho việc thực hiện ccs mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Và nó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì thị phần hiện có mà có thể mở rộng thị trường. Còn trong xây dựng, do vai trò quan trọng của công trình xây dựng mà các chủ đầu tư khi lựa chọn nhà thầu chỉ xem xét đến vấn đề giá cả sau khi các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đã được thoả mãn, mà các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật này là do giải pháp công nghệ và tổ chức thi công quyết định. Đồng thời danh tiếng của, uy tín, kinh nghệm của nhà thầu là nhân tố quan trọng để 56
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng giành hợp đồng. Doanh nghiệp chỉ có thể có được danh tiếng, uy tín, kinh nghiệm tốt khi xây dựng được chính sách sản phẩm đúng đắn. - Ngày nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, do đó một số sản phẩm mới ra đời, công nghệ sản xuất mới trong xây dựng được ra đời. Từ cạn tranh về giá dần dần xu hướng cạnh tranh về chất lượng. Từ đó cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng cũng có sự thay đổi theo. Điều này sẽ dẫn đến việc chất lượng và kiểu dáng sản phẩm có nhu cầu thay đổi theo để phù hợp. Vì thế doanh nghiệp càng thấy rõ vai trò của chính sách sản phẩm, nó trở thành một vũ khí sắc bén trong cuộc cạnh tranh trên thương trường. Sơ đồ chính sách sản phẩm tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp: Sản phẩm phù hợp với Khả năng tiêu Khả năng thu nhu cầu thị trường thụ sản phẩm lợi nhuận Chính sách sản phẩm Mục tiêu chiến lược Marketing 2. Nội dung của chính sách sản phẩm: 2.1. Chính sách chủng loại sản phẩm: Với một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi rủi ro, vì vậy doanh nghiệp phải quan tâm đến việc soạn thảo một chính sách chủng loại sản phẩm thích hợp, chính sách chủng loại sản phẩm hay còn gọi là chính sách thang sản phẩm. Xác định đúng chủng loại sản phẩm thì đoi khi doanh nghiệp không cần đầu tư thêm mà chỉ cần thay đổi cơ cấu sản phẩm cũng có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Thang sản phẩm A Thang sản phẩm B Dòng sản phẩm A1......Dòng sản phẩm An B1........................Bn sản phẩm A11.... sản phẩm An1 B11.....................Bn1 sản phẩm A12..... sản phẩm An2 B12.....................Bn2 ................... ..................... ................................. 57
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng sản phẩm A1m..... sản phẩm Anm B1m..................Bnm. Thang sản phẩm là nhóm sản phẩm cùng thoả mãn nhu cầu nào đó. Và doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách một hay nhiều thang sản phẩm, thang rộng hay thang hẹp. Các thang sản phẩm của doanh nghiệp không nhất thiết có liên quan đến nhau về mặt công nghệ sản xuất. - Chính sách thang hẹp và ít thang cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số sản phẩm hay một số thị trường có lợi nhất song khả năng đảm bảo an toàn trong kinh doanh không lớn, đòi hỏi có sự chuyên môn hoá cao. Và khi sản phẩm ở pha suy thoái mà không có sản phẩm mới thay thế kịp thời thì dễ phá sản. - Chính sách nhiều thang và thang rộng cho phép doanh nghiệp đồng thời triển khai việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường song khả năng của doanh nghiệp bị phân tán, doanh nghiệp phải có chính sách đa dạng hoá sản phẩm có nghĩa là phải có chính sách Marketing trên phạm vi rộng. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì có thể có các lĩnh vực: hoạt động xây lắp, sản xuất công nghệ, hoạt động dịch vụ. Tuỳ theo tình hình của doanh nghiệp (kỹ thuật, tài chính, quản lý...) để lựa chọn chính sách sản phẩm 1 thang, 2 thang hay 3 thang. Thông thường chính sách nhiều thang và thang rộng phù hợp với Tổng công ty lớn, chính sách thang hẹp và ít thang phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ. 2.2. Chính sách củng cố và phát triển uy tín sản phẩm hiện tại: Chính sách này áp dụng cho những sản phẩm hiện tại đã có uy tín để chuyển khách hàng trung thành điểm mềm (vừa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp vừa sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh) thành khách hàng trung thành điểm cao (là khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp). Trong xây dựng thì những sản phẩm xây dựng phải trải qua thời gian sử dụng rất dài mới thấy được uy tín của sản phẩm. Do đó các công trình phải đảm bảo chất lượng, thi công đúng tiến độ từ đó mới tạo nên vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường . 2.3. Chính sách phát triển sản phẩm mới: Đây là chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm, hướng vào việc phát triển một số loại sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hoặc cho thị trường mới. Việc phát triển sản phẩm mới có thể được triển khai theo các hướng sau: 58
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng - Tạo ra sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hay là mua phát minh, bản quyền sản phẩm mới. - Làm thay đổi hình dáng, màu sắc sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm hiện tại nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. - Bổ khuyết và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để có những chính sách phát triển sản phẩm mới thì các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát, nghiên cứu thị trường và phải có một ngân sách đủ lớn để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Từ đó doanh nghiệp phải có quyết định kịp thời, đúng đắn để tung sản phẩm mới ra thị trường. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì việc đưa sản phẩm mới ra thị trường có thể tiếp cận theo 3 hướng: - Phát triển theo phương ngang: tìm ra những sản phẩm lân cận với sản phẩm cũ có cùng điều kiện sản xuất như nhau(như trong ngành cầu thì có thể xây dựng cầu thép, cầu bê tông từ đó phát triển việc làm cầu vượt, cầu dây văng, cầu treo). - Phát triển theo phương dọc: phát triển về phía trước và phía sau sản phẩm cũ (như công nghệ sản xuất, xử lý kỹ thuật...). - Phát triển sản phẩm hoàn toàn mới: là những sản phẩm từ trước đến nay doanh nghiệp chưa từng sản xuất. 2.4. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm: Nhãn hiệu sản phẩm là những dấu hiệu để phục vụ cho việc xác địnhvà phân biệt những sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp hay các sản phẩm khác nhau của doanh nghiệp khác nhau. Hình thức biểu hiện của nhãn hiệu sản phẩm là theo tên doanh nghiệp, bằng chữ viết, bằng biểu tượng. Có 2 loại chính sách nhãn hiệu sản phẩm: - Chính sách đa nhãn hiệu: mỗi một sản phẩm của doanh nghiệp được thiết kế một nhãn hiệu riêng. - Chính sách một nhãn hiệu: tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp được sử dụng chung một nhãn hiệu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thì chính sách nhãn hiệu sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm vì khách hàng chỉ ưa chuộng hay ưa dùng các sản phẩm của các hãng nổi tiếng như mỹ phẩm 59
  15. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đồ án tốt nghiệp: Marketing trong doanh nghiệp xây dựng Debon, quần áo giầy dép Versace... Còn đối với sản phẩm xây dựng thì chính sách nhãn hiệu sản phẩm được thực hiện thông qua việc sản xuất sản phẩm. 2.5. Chính sách bao gói: Bao gói là vật bao phủ, chứa đựng sản phẩm. Trong kinh doanh hiện đại thì bao gói có 2 chức năng là: - Chức năng kỹ thuật: bảo vệ sản phẩm tránh những tác động của môi trường làm giảm chất lượng sản phẩm... - Chức năng bán hàng hay là chức năng thông tin quảng cáo sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì việc thiết kế bao gói, hoạch định chính sách bao gói có thể vận dụng các chính sách bao gói như: chính sách bao gói độc đáo gây ấn tượng, chính sách bao gói sử dụng 1 lần, nhiều lần... Đối với các doanh nghiệp sản xuất xây lắp thì việc bao gói chính là hàng rào bảo vệ công trình, thông tin trên hàng rào... từ đó tạo uy tín và quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp. 2.6. Chính sách hoàn thiện và nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm trong sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng: Chính sách này đi theo các hướng sau: - Hoàn thiện về cấu trúc kỹ thuật sản phẩm. - Nâng cao các thông số về độ bền vận hành, độ bền an tòn, khả năng chống thấm, chống ẩm mốc, chống bong bật, rạn nứt... - Thay đổi kiểu dáng kích cỡ của sản phẩm. - Thay đổi màu sắc, mùi của sản phẩm (chuyển từ việc sử dụng bê tông nhựa Átsphan sang bê tông nhựa màu). - Thay đổi vật liệu chế tạo (chuyển từ sử dụng bê tông đổ tại chỗ sang sử dụng cấu kiện đúc sẵn, lắp ghép). - Hạn chế hoặc vứt bỏ những chi tiết hay bị hư hỏng, ít phù hợp với khách hàng - Tăng cường tính thích dụng của sản phẩm (dễ mua, dễ bảo quản, sửa chữa, dễ thay thế phụ tùng...). 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2