intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho cao chiết ethanol từ cây Medinilla sp.

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu bước đầu xác định được quy trình phù hợp để khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho cao chiết ethanol từ cây Medinilla sp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho cao chiết ethanol từ cây Medinilla sp.

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) CHO CAO CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY MEDINILLA SP. ETHANOL TỪ CÂY MEDINILLA SP. Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: Th S. Phạm Minh Nhựt TS. Lương Tấn Trung Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Hằng MSSV: 1151110009 Lớp: 11DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) CHO CAO CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY MEDINILLA SP. ETHANOL TỪ CÂY MEDINILLA SP. Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: Th S. Phạm Minh Nhựt TS. Lương Tấn Trung Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Hằng MSSV: 1151110009 Lớp: 11DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Minh Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ....... tháng ....... nãm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Phượng Hằng
  4. LỜI CÁM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Ðại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường cùng tất cả các thầy cô đã truyền dạy những kiến thức quý báu cho em trong suốt những nãm học vừa qua. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Nhựt, người đã định hướng nghiên cứu, quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường cùng các anh chị, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh, động viên con những lúc khó khãn, nản lòng trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Tp. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... nãm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Phượng Hằng
  5. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ...................................................................................................................... i Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. vi Danh sách các hình................................................................................................. vii Danh sách các bảng ............................................................................................... viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Đặc vấn đề .............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................3 1.1. Giới thiệu chung về chi Medinilla sp. ............................................................3 1.1.1 .Phân loại, nguồn gốc và phân bố ..................................................................3 1.1.1.1. Phân loại khoa học.......................................................................................3 1.1.1.2 Phân bố và sinh thái ......................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm thực vật học ....................................................................................3 1.2.3 Một số loài đặc trưng thuộc chi Medinilla sp. ...............................................3 1.2.3.1 Medinilla septentrionalis ..............................................................................3 1.2.3.2 Medinilla assamica .......................................................................................4 1.2.3.3 Medinilla lanceata ........................................................................................4 1.2.3.4 Medinilla nana ..............................................................................................5 1.2.3.5 Medinilla fengi ..............................................................................................6 1.2.3.6 Medinilla formosana .....................................................................................6 1.2. Một số thành phần hóa học trong thực vật ....................................................6 1.2.1 Carbohydrate ...................................................................................................6 1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................6 1.2.1.2 Vai trò ...........................................................................................................6 i
  6. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2 Amino acid .................................................................................................... 7 1.2.2.1 Khái niệm ................................................................................................... 7 1.2.2.2 Vai trò......................................................................................................... 7 1.2.3 Alkaloid ......................................................................................................... 8 1.2.3.1 Khái niệm .................................................................................................. 8 1.2.3.2 Vai trò......................................................................................................... 8 1.2.4 Glycoside ....................................................................................................... 9 1.2.4.2 Saponin ....................................................................................................... 9 1.2.4.3Glycoside tim ............................................................................................... 9 1.2.4.4Anthraquinone glycoside ........................................................................... 10 1.2.4.5 Flavonoid và anthoxyanosid ................................................................... 10 1.2.4.6 Tannin ...................................................................................................... 10 1.2.4 Steroid ......................................................................................................... 11 1.2.4.1 Khái niệm ................................................................................................ 11 1.2.4.2 Vai trò....................................................................................................... 11 1.2.5 Các hợp chất phenolic................................................................................ 11 1.2.5.1 Khái niệm ................................................................................................. 11 1.2.5.2 Vai trò....................................................................................................... 12 1.3. Tổng quan về các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật ............................. 12 1.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 12 1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn chung...................................................................... 12 1.3.3. Một số hợp chất kháng khuẩn và cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất kháng khuẩn trong thực vật ............................................................................... 13 1.3.3.1 Alkaloid ................................................................................................... 13 1.3.3.2 Phenol đơn và acid phenolic .................................................................... 14 1.3.3.3 Flavonoid ................................................................................................. 15 1.3.3.4 Tannin ...................................................................................................... 16 1.3.3.5 Các hợp chất quinone .............................................................................. 16 1.3.3.6 Terpenoid và tinh dầu .............................................................................. 17 ii
  7. Đồ án tốt nghiệp 1.3.3.7 Saponin ..................................................................................................... 18 1.2.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và tại Việt Nam ...................................................................................................................... 19 1.2.4.1 Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thê giới ................ 19 1.2.4.2 Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn từ thực vật ở Việt Nam .................... 20 1.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration _MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (Minimum bactericidal concentration_MBC)21 1.4.4. Khái niệm, ý nghĩa MIC và MBC ............................................................. 21 1.4.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 21 1.4.1.2. Ý nghĩa .................................................................................................... 21 1.4.3. Sơ lược về một số phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) .............................................................................................................................. 22 1.4.3.1Phương pháp khuếch tán trên thạch (agar-diffusion methods) ................ 22 1.4.3.2.Phương pháp pha loãng (Dilution methods) ........................................... 22 1.4.4 Một số kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên thực vật .. 23 1.4.4.1 Tình hình nghiên cứu MIC trên thế giới .................................................. 23 CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 25 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 25 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 25 2.1.2 Địa điểm thu mẫu ....................................................................................... 25 2.1.3 Thời gian nghiên cứu................................................................................. 25 2.2.Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2.2 Vi khuẩn chỉ thị .......................................................................................... 25 2.2.3 Môi trường ................................................................................................. 25 2.2.3.1 Môi trýờng nuôi cấy và phân lập ............................................................ 25 2.2.3.2. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................. 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 26 2.3.1. Phương pháp thu và tách chiết các hợp chất từ thực vật........................ 26 iii
  8. Đồ án tốt nghiệp 2.3.2. Phương pháp tăng sinh vi sinh vật chỉ thị ............................................... 27 2.3.3. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật ..................................... 27 2.3.3.1 Phương pháp cấy truyền vi sinh vật ........................................................ 27 2.3.3.2 Phương pháp bảo quản lạnh sâu ............................................................ 27 2.3.4. Phương pháp pha loãng vi sinh vật.......................................................... 28 2.3.5 Phương pháp xác định mật độ tế bào ....................................................... 28 2.3.6 Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch (well diffusion agar) ............................................ 29 2.3.7 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên môi trường lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin (broth dilution resazurin method) ............ 30 2.3.8 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán (disc diffusion method) ................................................................... 31 2.3.9 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 32 2.4 Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 32 2.4.1 Thí nghiệm 1: Tách chiết cao ethanol từ cây Medinilla sp. ..................... 33 2.4.1.1 Sơ đồ tách chiết ........................................................................................ 33 2.4.1.2 Thuyết minh quy trình .............................................................................. 33 2.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol 70% từ cây Medinilla sp. bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch ................ 34 2.4.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu quy trình xác định chỉ số MIC của cao chiết ethanol 70% từ cây Medinilla sp. ....................................................................... 35 2.4.3.1 Thí nghiệm 3.1 Phương pháp khuếch tán trên giếng thạch ..................... 36 2.4.3.2 Thí nghiệm 3.2 Phương pháp pha loãng trên môi trường lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin ........................................................................................... 37 2.4.3.3 Thí nghiệm 3.3 Phương pháp đĩa giấy khuếch tán .................................. 38 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 40 3.1 Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol từ cây Medinilla sp. .. 40 3.1.1 Đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli .................................................. 41 3.1.2 Đối với nhóm Salmonella spp .................................................................... 42 iv
  9. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3 Đối với nhóm Shigella spp ......................................................................... 43 3.1.4 Đối với nhóm Vibrio spp. ........................................................................... 44 3.1.5 Đối với nhóm chủng vi sinh vật gây bệnh khác ........................................ 45 3.2 Kết quả xác định chỉ số (MIC) của cao chiết ethanol 70% từ cây Medinilla sp. (MEE) ........................................................................................... 46 3.2.1 Xác định chỉ số MIC của cao chiết bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch (WDA).............................................................................................. 47 3.2.2 Phương pháp pha loãng trên môi trường lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin (MDR).................................................................................................. 48 3.2.3 Phương pháp đĩa giấy khuếch tán (DDA) ................................................ 50 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………56 4.1 Kết luận………………………………………………………………………56 4.2 Kiến nghị……………………………………………………………………..56 v
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT MEE: Medinilla sp. ethanol extract: Cao chiết 70% từ cây Medinilla sp. MIC: Minimum Inhibitory Concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu MBC: Minimum Bactericidal Concentration: Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu WDA: Agar well diffusion assay: Phương pháp khuếch tán trên giếng thạch MDR: Broth dilution resazurin menthod: Phương pháp pha loãng trên môi trường lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin DDA: Disc diffision assay: Phương pháp đĩa giấy khuếch tán TSA: Trypticase Soya Agar TSB: Trypton Soya Broth vi
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1. Medinilla septentrionalis ............................................................................ 4 Hình 1.2. Medinilla assamica ..................................................................................... 4 Hình 1.3. Medinilla lanceata ...................................................................................... 5 Hình 1.4. Medinilla nana............................................................................................ 5 Hình 1.5. Medinilla formosana .................................................................................. 6 Hình 1.6. Cấu tạo amino acid ..................................................................................... 7 Hình 1.7. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất từ thiên nhiên .............................. 12 Hình 1.8. Berberine .................................................................................................. 14 Hình 1.9. Eugenol ..................................................................................................... 15 Hình 1.10. Cấu trúc hóa học saponin ....................................................................... 18 Hình 2.1. Đường kính vùng ức chế của MEE đối với chủng Escherichia coli O157:H7 .................................................................................................................... 29 Hình 2.2. Sự thay đổi màu sắc của chất chỉ thị resazurin ......................................... 31 Hình 2.3. Đường kính vùng ức chế của cao chiết Medinilla sp. nồng độ 100 mg/mlđối với chủng Shi. Sonnei ............................................................................... 32 Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ............................................................. 33 Hình 2.5. Quy trình tách chiết cao ethanol 70% ...................................................... 33 Hình 2.6. Dịch lọc mẫu ethanol 70% ....................................................................... 34 Hình 2.7. Quy trình xác định hoạt tính kháng khuẩn ............................................... 35 Hình 2.8. Quy trình xác định MIC bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch36 Hình 2.9. Quy trình xác định MIC bằng phương pháp pha loãng trên môi trường lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin ............................................................................ 37 Hình 2.10. Quy trình xác định MIC bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán .......... 38 Hình 3.1. Hoạt tính ức chế của MEE (100mg/ml) và ciprofloxacin (500µg/ml) đối với nhóm Escherichia coli ........................................................................................ 40 vii
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.2. Hoạt tính ức chế của MEE và ciprofloxacin (500µg/ml) đối với nhóm Salmonella spp. ......................................................................................................... 41 Hình 3.3. Hoạt tính ức chế của MEE và ciprofloxacin (500µg/ml) đối với nhóm Shigella spp. ............................................................................................................. 42 Hình 3.4. Hoạt tính ức chế của MEE và ciprofloxacin (8µg/ml) đối với nhóm Vibrio spp. ................................................................................................................ 43 viii
  13. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất lỏng bổ sung chất chỉ thị resazurin ............................................................................ 44 Bảng 3.1. Kết quả đối kháng của MEE với 20 chủng vi sinh vật khảo sát .............. 44 Bảng 3.2. Chỉ số MIC của MEE đối với 20 chủng vi sinh vật khảo sát bằng phương pháp WDA................................................................................................................. 47 Bảng 3.3. Chỉ số MIC trên 20 chủng vi sinh vật khảo sát bằng phương pháp MDR ... ................................................................................................................................... 49 Bảng 3.4. Chỉ số MIC trên 20 chủng vi sinh vật khảo sát được thực hiện bằng phương pháp DDA .................................................................................................... 50 ix
  14. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, việc kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh cho con người được báo cáo từ khắp nơi trên thế giới (Piddock và ctv, 1989). Tình hình đáng báo động là việc sử dụng kháng sinh bừa bãi ở các nước đang phát triển (Ahmad và ctv, 2001), mặc dù ngành công nghiệp dược đã sản xuất một số loại kháng sinh mới trong ba thập kỷ qua, nhưng đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc đã tăng lên, vì vi khuẩn có khả năng di truyền nên có khả năng kháng thuốc qua các thế hệ (Cohen, 1992). Thuốc kháng sinh là cơ sở chính để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Từ khi phát hiện ra các loại thuốc kháng sinh và sử dụng chúng như hóa học trị liệu với hy vọng cho ngành y tế rằng kháng sinh sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật gây các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh đã trở thành nhân tố chính cho sự xuất hiện và phát triển nên nhiều chủng kháng thuốc của một số nhóm vi sinh vật (Harbottle và ctv, 2006). Do đó, việc quan trọng là phải tìm ra các loại kháng sinh mới. Tuy nhiên theo hồ sơ trước đây, ngay cả những loại kháng sinh thương mại mới được giới thiệu chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn (Coates, 2002). Hơn nữa, sự phát triển kháng thuốc và sự xuất hiện của các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc kháng sinh thương mại đã dẫn đến việc tìm kiếm các tác nhân kháng khuẩn mới, chủ yếu là các chất chiết xuất từ thực vật, để tìm ra cấu trúc hóa học mới để khắc phục những nhược điểm nói trên (Ordóñez và ctv, 2003). Vì lý do này, các nhà nghiên cứu đang ngày càng chuyển sự chú ý sang các sản phẩm thảo dược, tìm kiếm hy vọng mới cho sự phát triển loại thuốc tốt hơn so với các chủng vi khuẩn đã kháng (Braga và ctv, 2005) Hàng nghìn năm trước, con người đã biết về lợi ích của việc sử dụng thực vật để làm giảm hoặc chữa bệnh. Các loài thực vật tạo thành một nguồn các hợp chất hóa học mới quan trọng có tiềm năng sử dụng trong y học và các ứng dụng khác. Chiết xuất từ thực vật đã được ghi nhận bởi các nền văn minh cổ đại là có ý nghĩa cho 1
  15. Đồ án tốt nghiệp việc điều trị các bệnh khác nhau, và khoảng 30% doanh số dược phẩm bán ra trên toàn thế giới được dựa trên các sản phẩm tự nhiên (Grabley, 1999) Hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu khoa học đề cập đến hoạt tính kháng khuẩn củng như quy trình xác định nồng độ kháng khuẩn của chiết xuất từ thực vật được sử dụng trong y học dân gian. Vì vậy, để làm phong phú cho danh sách các thực vật có tiềm năng sử dụng thay thế thuốc kháng sinh, và xây dựng quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu áp dụng đối tượng thực vật _ cây thuốc (có màu) là lý do chính để đề tài “Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho cao chiết ethanol từ cây Medinilla sp” được thực hiện 2. Mục đích nghiên cứu Bước đầu xác định được quy trình phù hợp để khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho cao chiết ethanol từ cây Medinilla sp. 3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn cho cao chiết ethanol của chi Medinilla sp. Nghiên cứu một số phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ đó đưa ra quy trình chung cho đối tượng cây thuốc 4. Phạm vi nghiên cứu Sử dụng dung môi ethanol 70% cho quá trình tách chiết cao Thử nghiệm trên 20 chủng vi sinh vật chỉ thị 2
  16. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về chi Medinilla sp. 1.1.1 .Phân loại, nguồn gốc và phân bố 1.1.1.1. Phân loại khoa học Giới (regnum) : Plantae Ngành (division) : Magnoliophyta Lớp (class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Myrtales Họ (familia): Melastomataceae Chi (genus): Medinilla 1.1.1.2 Phân bố và sinh thái Medinilla sp. là một chi có khoảng 193 loài thực vật có hoa thuộc họ Melastomataceae, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới cổ xưa bắt nguồn từ Châu Phi (hai loài) về phía đông qua Madagascar (khoảng 70 loài) và miền Nam châu Á đến phía tây các đảo Thái Bình Dương. Chi này được đặt tên theo J. de Medinilla, thống đốc của quần đảo Mariana vào năm 1820. (Renner và ctv, 2004) 1.1.2. Đặc điểm thực vật học Medinilla thuộc loại cây bụi hoặc dây leo. Lá mọc đối diện hay vòng, có cuống lá hoặc không cuống, phiến lá thường nhẵn, rìa lá có hoặc không có răng cưa. Lá bắc nhỏ, sớm rụng. Hoa có 4 hay 6 cánh. Có chùy hoa lớn màu trắng hoặc hồng, có cuống nhỏ và đôi khi có lá bắc con. Đế hoa có hình chén, hình phễu, hình chuông, hoặc hình ống. Cánh hoa dạng trứng ngược (đầu nhỏ ở phía cuống lá), hình trứng đôi khi xiên. Nhị hoa = 2 x cánh hoa. Hạt nhiều. Bầu nhụy thấp, hình trứng, chóp cụt hoặc với màng bao quanh đỉnh, đôi khi có vách ngăn.(Jie và ctv, 2007) 1.2.3 Một số loài đặc trưng thuộc chi Medinilla sp. 1.2.3.1 Medinilla septentrionalis 3
  17. Đồ án tốt nghiệp Là cây bụi, cao khoảng 1 – 7m, nhiều nhánh, nhánh thẳng đứng đôi khi xen kẽ. Cành dày, hình trụ, nhẵn với vỏ mỏng có màu nâu. Cuống lá dày khoảng 0,4 – 0,9 mm. Phiến lá hình lưỡi mác, có kích thước 7–8,5 × 2–2,5 cm, mỏng như giấy, rìa lá có răng cưa nhỏ, thưa thớt. Cụm hoa nách, có kích thước 3,5-5,5 cm, có 1 – 5 hoa, nhẵn, Hình 1.1. Medinilla septentrionalis cuống hoa 1-2,5 cm, đế hoa có hình chuông 4-4,5 mm Phân bố: Các rừng rậm, bìa rừng, khu vực râm ẩm ướt; độ cao khoảng 200- 1800 m. Được tìm thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. 1.2.3.2 Medinilla assamica Là cây bụi, hoặc dây leo, cao 1 – 4m. Cành có 4 góc khi còn nhỏ, khi trưởng thành cành dày, nhẵn có hình trụ. Lá có cuống hoặc không cuống. Phiến lá hình trứng, lanceolateovate hoặc hình elip có kích thước 10 – 21 × 3,8 – 11 cm, rìa lá có đường răng cưa nhỏ, nhọn đỉnh. Đế hoa có hình chuông (15 – 30 cm). Cuống hoa nhỏ (0.,5 - 2 Hình 1.2. Medinilla assamica mm), đế hoa có hình chén (3 - 4 mm). Cánh hoa màu hồng, có 4 cánh hình trứng - Phân bố: tập trung thưa thớt ở rừng rậm, thung lũng, sườn đồi, nơi ẩm ướt, độ cao khoảng 200 – 1300m. Được tìm thấy ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam 1.2.3.3 Medinilla lanceata 4
  18. Đồ án tốt nghiệp Là cây riêng lẽ hoặc bụi, cao khoảng 2 – 5 m. Cuống lá dài khoảng 8 - 10 mm, hơi có lông; lá hình lưỡi mác đến hình ovate - lanceolate, có kích thước khoảng 15 - 24 × 3-5,5 cm, mỏng như giấy, 2 bề mặt lá nhẵn, đỉnh và đuôi lá nhọn, rìa lá có đường răng cưa nhỏ nông. Cụm hoa chèn vào lá cành hoặc các đốt của rễ. Hoa mọc theo cụm, hình chùy (15 – 25 cm), đế Hình 1.3. Medinilla lanceata hoa có hình chuông (5 - 6 mm), cánh hoa hình trứng rộng, cùn ở đỉnh và tròn dần về cuối Phân bố rải rác ở rừng rậm, nơi ẩm ướt, dưới bóng cây, thung lũng, sườn đồi, độ cao khoảng 400 - 1000m. Được tìm thấy ở Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam) 1.2.3.4 Medinilla nana Là cây bụi, cao khoảng 15 - 100cm. Chúng là thực vật biểu sinh, thân bò. Cuống lá (1 – 4 mm), nhẵn lá có hình lưỡi trứng đến elip, có kích thước 2 - 3,5 × 1,1 - 1,5 cm, lá mọng nước để trữ nước, 2 bề mặt lá nhẵn. Cum hoa có khoảng 1 - 3 hoa, hoa có 4 cánh, màu hồng, hình trứng Hình 1.4. Medinilla nana Phân bố: ở các rừng rậm, độ cao khoảng 1100 – 2000 m. Được tìm thấy ở Trung Quốc (Vân Nam) và Việt Nam 1.2.3.5 Medinilla fengi Là cây bụi, cao 50 – 120 cm, nhiều nhánh. Cuống lá (5 - 12 mm), phiến lá hình trứng đến elip, có kích thước 4 – 10 × 2 - 3,5 cm, lá có răng cưa nhỏ thưa thớt hoặc không có răng cưa, đầu và đuôi lá đều nhọn. Hoa mọc theo chùm, có kích 5
  19. Đồ án tốt nghiệp thước 2 – 3 × 3 – 5 cm, chùm khoảng 3 - 6 hoặc 16 hoa, cuống hoa (5 - 10 mm), đế hoa hình phễu (4 – 5 mm), hoa có 4 cánh, màu hồng, hình trứng rộng (6 - 7,5 mm), đỉnh cắt xén hoặc nhọn Phân bố: rừng thường xanh cây lá rộng, những nơi ẩm ướt có bóng, vết nứt của đá, độ cao khoảng 600 - 1800 m. Được tìm thấy ở Đài Loan và Trung Quốc (Vân Nam). 1.2.3.6 Medinilla formosana Là cây bụi, hoặc dây leo. Lá mọc đối diện hoặc mọc vòng quanh thân, cuống lá (5 – 10 mm), nhẵn; phiến lá hình thuôn - trứng đến trứng - mũi mác, kích thước 10 - 20 × 7 - 14 cm, mỏng như giấy. Cụm hoa đầu cuối hoặc gần cuối, hoa mọc theo chùy, cuống hoa (6 mm), nhẵn. Đế hoa gần hình cầu, kích thước 3 × 2,5 mm, 4 cạnh, nhẵn. Hoa 4 Hình 1.5. Medinilla formosana cánh, hình trứng. Phân bố: rừng, sườn núi, độ cao dưới 100 - 1000 m. Được tìm thấy ở Đài Loan 1.2. Một số thành phần hóa học trong thực vật 1.2.1 Carbohydrate 1.2.1.1. Khái niệm Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O. Công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n, thường m = n và là nhóm phổ biến nhất trong bốn nhóm phân tử sinh học chính. Ở thực vật carbohydrate tập trung chủ yếu ở thành tế bào, mô nâng đỡ và mô dự trữ Nguồn gốc các carbohydrate trong tự nhiên: được hình thành từ trong lá cây của thực vật nhờ quá trình quang hợp của ánh sáng mặt trời và sắc tố xanh chlorophyll (diệp lục) (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013) 1.2.1.2 Vai trò 6
  20. Đồ án tốt nghiệp - Cung cấp năng lượng - Cấu trúc, tạo hình (cellulose,…) - Bảo vệ (mucopolysaccharide) - Chống tạo thể cetone (mang tính acid gây độc cho cơ thể) - Điểm tựa: bộ khung thực vật - Dự trữ: tinh bột ở thực vật (hạt, thân, củ) (Nguyễn Huy Công và ctv, 2005) 1.2.2 Amino acid 1.2.2.1. Khái niệm Amino acid là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2-) và nhóm cacboxyl (-COOH-) Công thức cấu tạo: Gồm nguyên tử carbon trung tâm, nhóm amin (amino), nhóm carboxylate, mạch nhánh. Có công thức : (H2N)x – R – (COOH)y. Các acid amin khác nhau là do cấu tạo mạch nhánh Hình 1.6. Cấu tạo amino khác nhau acid Trong phân tử amino acid, nhóm NH2 và nhóm COOH tương tác với nhau tạo ion lưỡng cực. Vì vậy amino acid kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (Hồ Chí Tuấn, 2009) 1.2.2.2 Vai trò Vai trò và một số amino acid được thể hiện ở bảng 1.1 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2