intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đo khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng bằng laser

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa bắn chính xác hai chùm tia laser vào Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đo khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng bằng laser

  1. Đo khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng bằng laser Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa bắn chính xác hai chùm tia laser vào Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng. Thông qua hai chùm tia laser này, các nhà khoa học không những có thể tiến hành đo khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, mà còn có thể theo dõi quá trình vận hành xoay quanh Mặt trăng của Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng. Khi tiến hành bắn chùm tia laser, Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng đang ở khoảng cách ngoài 250.000 dặm Anh so với Trái đất, đồng thời tốc độ xoay chuyển quanh Mặt trăng của Tàu lên tới 3.600 dặm Anh/h. Theo các nhà khoa học, chỉ có nắm bắt vị trí chính xác của Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng mới có thể bảo đảm có được hình ảnh chính xác về Mặt trăng. Hơn nữa, khi có được những tư liệu đo đạc về khoảng cách Mặt trăng sẽ giúp giới khoa học tính toán chính xác quỹ đạo của Mặt trăng.
  2. Hiện tại, Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng đã bay vòng quanh Mặt trăng được một năm và hoàn thành nhiệm vụ thăm dò bước đầu. Tàu vũ trụ trinh sát quỹ đạo Mặt trăng sẽ mở đường cho công tác thăm dò Mặt trăng trong tương lai của NASA, đồng thời giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về Mặt trăng và lịch sử hình thành của nó. Tổng hợp hạt nhân - Nguồn năng lượng mới Cuộc tìm kiếm gian nan nhằm tìm ra nguồn năng lượng hoàn hảo giờ đây đã có sự tiến triển nhờ một loại tia laser giàu năng lượng. Cứ vài năm một lần, một thành tựu mới trong nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân lại được xuất hiện trên các bản tin. Đó được xem như là những kỳ tích thần thoại trong ngành năng lượng. Phản ứng kết hợp hạt nhân - là phản ứng kết hợp của hai nguyên tử hydro với một nguyên tử heli đi kèm với sự giải phóng năng
  3. lượng - hiện mới chỉ xảy ra ở các ngôi sao (như mặt trời) bởi phản ứng này đòi hỏi có áp suất và nhiệt độ rất cao. Trong khi đó, phản ứng tổng hợp nhiệt độ thấp (có thể đạt được mục đích trên mà không cần đến áp suất và nhiệt độ), vẫn còn là một điều trong tưởng tượng. Trong khi các nhà khoa học vẫn tiếp tục chứng kiến sự luẩn quẩn trong việc hiện thực hoá công nghệ tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ thấp thì những nghiên cứu về phản ứng tổng hợp hạt nhân thực sự đã có một chút tiến triển hướng tới mục tiêu. Các nhà nghiên cứu làm việc với 'Thần lửa Laser' tại phòng thí nghiệm Rutherford Appleton ở Anh đã thành công khi tạo ra nhiệt độ 10 triệu độ C, một dấu hiệu báo trước về khả năng có được phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát. Tương tự như những đứa trẻ chơi trên vỉa hè, chúng tập trung các tia nắng mặt trời bằng một cái kính lúp phóng đại, các nhà khoa học đã sử dụng tia laser để tập trung năng lượng gấp 100 lần năng lượng điện thế giới vào một điểm có kích thước bằng một sợi tóc trong một phần nghìn tỷ giây. Họ muốn quan sát xem những gì xảy ra đối với vật chất ở nhiệt độ đó để hiểu được một tia laser có năng lượng cao hơn - đạt tới nhiệt độ 100 triệu độ C - có khả năng làm kích hoạt phản ứng tổng hợp hạt nhân như thế nào. Thành tựu trong nghiên cứu tổng hợp hạt nhân hạt nhân có kiểm soát sẽ là một bước tiến lớn đối với sản lượng điện của loài người. Hơn nữa, không giống như năng lượng hạt nhân thu năng lượng nhờ sự phân rã hạt nhân nguyên tử - tổng hợp hạt nhân sẽ không tạo ra chất thải phóng xạ.
  4. Ngoài Trái đất các hành tinh khác có mây không Mây mà chúng ta nhìn thấy là những hạt băng hoặc hạt nước dày đặc do hơi nước trong khí quyển sinh ra. Vì vậy, nơi không có khí quyển như Mặt trăng và nơi mật độ khí quyển chỉ bằng một phần 20 của Trái đất như sao Thuỷ đều không thể nhìn thấy mây. Đặc điểm của mây trên những hành tinh cỡ lớn như sao Mộc, sao Thổ v.v… là lớp khí quyển có độ dày trên 1.000 km và nhiệt độ xuống thấp, từ trên xuống dưới hình thành nên amônium, tầng nước đóng băng, do đối lưu mà hiện ra dạng hoa văn. Các hành tinh như Trái đất trừ sao Thuỷ kể trên ra đều có mây. Trên sao Hoả, do bão cát hình thành mây cát rất nổi tiếng. Theo quan trắc của tàu Manier – 4, trên sao Hoả có khí quyển loãng tương đương 1/5 khí quyển trên Trái đất, cũng có một ít hơi nước, cho nên có thể hình thành mây băng giống như của Trái đất.
  5. Nhưng 95% trong mây sao Hoả là ôxit ***bon. Theo quan trắc trên cao của phi thuyền Pirate – 1 thì nhiệt độ thấp nhất là 139 độ C. Vì nhiệt độ thấp đến thế này nên mây sinh ra đều là băng khô. Về sao Kim, trong khí quyển thì có tới 95% là điôxit ***bon, độ dày của mây tới 50 km bên trên của mây là âm 20 độ C, không thể hình thành băng khô. Mây thăm dò sao Kim quan trắc được mây ở thể hạt chất lỏng, theo nhận định thì loại mây này ở trên cao ít ra là mây axit sunphuric.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2