Đoán Án Kỳ Quan - Chương 3 (B)
lượt xem 3
download
Một hôm, hai mẹ con đang lo lắng đau buồn, thì thấy ni cô Tĩnh Tu vào nhà, Trương thị đứng dậy đón tiếp. Tĩnh tu nói: - Tôi từ thành về, nghe thấy quan đang truy hoàn khoản tiền thiếu hụt, tôi không yên lòng, nên tới đây thăm bà và cô. - Xin cám ơn bà! - Trương thị nói. Sau đó kể lại chuyện chồng mình làm thủ quỹ, thiếu hụt nên phải đền khống, chưa trả hết nên bị bắt để truy hoàn. Nay phải bán nhà, song vẫn không có ai mua. Nói xong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đoán Án Kỳ Quan - Chương 3 (B)
- Đoán Án Kỳ Quan Chương 3 (B) Một hôm, hai mẹ con đang lo lắng đau buồn, thì thấy ni cô Tĩnh Tu vào nhà, Trương thị đứng dậy đón tiếp. Tĩnh tu nói: - Tôi từ thành về, nghe thấy quan đang truy hoàn khoản tiền thiếu hụt, tôi không yên lòng, nên tới đây thăm bà và cô. - Xin cám ơn bà! - Trương thị nói. Sau đó kể lại chuyện chồng mình làm thủ quỹ, thiếu hụt nên phải đền khống, chưa trả hết nên bị bắt để truy hoàn. Nay phải bán nhà, song vẫn không có ai mua. Nói xong nước mắt bà giàn giụa. Tĩnh Tu nói: - Bà không cần phải lo lắng, Phật Quan âm Bồ Tát trong am của tôi là đấng cứu khổ cứu nạn. Ngày mai bà cùng với cô tới thành tâm kính cẩn cầu khẩn trước Phật đài. Phật sẽ phù hộ cho ông nhà bình an vô sự. À! Nếu bà bán nhà, thì trong thành có vị quan lớn người thôn quê muốn mua nhà ở đó để làm chỗ thu tô, tôi sẽ báo tin giúp, có thế nào ngày mai tôi trả lời thẳng phải là nhất cử lưỡng tiện sao. - Nếu thế thì ngày mai mẹ con tôi sẽ tới. - Trương thị nói. Song xin sư cô đừng bày vẻ tốn kém.
- - Chúng tôi tu hành, có gì mà tốn kém, chỉ cần bà không coi tôi như người dưng nước lã là được rồi. Nói xong Tĩnh Tu giả vờ than vắn thở dài rồi ra về. Trương thị tin lời ni cô, sáng sớm hôm sau dậy trang điểm, mua hương nến, khóa cửa cùng với Kim Thư đến am. Ni cô ra đón mẹ con Trương thị. Đầu tiên họ đưa mẹ con bà tới Phật đường thắp hương nến, hai mẹ con quỳ trên tấm thảm bằng cỏ hương bồ lầm rầm khấn khứa, cầu Phật phù hộ độ trì. Lễ xong, Tĩnh Tu mời vào nhà khách, rồi nói với Trương thị rằng: - Việc bán nhà, sáng sớm nay tôi đã cho người vào thành nói rồi, trưa nay nhất định có người tới. Người này vốn là thí chủ lớn, thường rất tin tôi, tôi nói thêm vào thì nhất định việc sẽ xong. Xin bà hãy yên tâm nán lại chút nữa. Trương thị thấy nhà sư nói có thí chủ cứu được chồng mình, nỗi buồn bỗng vơi đi một nửa. Khi ni cô bưng cơm ra, mẹ con không dám chối từ. Ăn cơm sáng xong, lại bưng tới một khay trà thơm. Tĩnh Tu nói với một ni cô trẻ rằng: - Ta ở đây tiếp chuyện bà, ngươi hãy dẫn cô nhà đi dạo quanh am cho đỡ buồn. - Đến phòng tôi chơi một chút được không? - Ni cô trẻ nói với Kim Thư.
- Hai người dắt tay nhau. Đi qua hai dãy phòng, ni cô trẻ mở cửa ngách bước vào, thì đó là một gian phòng tuyệt đẹp. Trên treo một bức tranh cổ, lò hương trên ghế đốt loại hương trầm thơm ngát, hoa cắm trong bình còn tươi nguyên, ở giữa đặt một chiếc bàn vuông và bốn chiếc ghế bành; bên trái kê một chiếc giường, trên giường có đệm gấm, gối tựa, tất cả đều tinh xảo trang nhã; trước sân trồng các loại hoa cỏ. Kim Thư thấy thế nói: - Nơi đây tôi chưa từng đến bao giờ, quả là cảnh thần tiên. - Cô cứ ngồi tạm đây, - ni cô trẻ tuổi, - tôi đi lấy trà mời cô dùng. Ni cô đi ra, gài trái cửa. Kim Thư hoàn toàn không để ý, bước tới giường ngồi. Chỉ nghe thấy bên phải có tiếng kẹt cửa, rồi sau đó một người đàn ông đẩy cánh cửa nhỏ lẻn vào. Kim Thư hốt hoảng sợ hãi định trốn. Người đàn ông ấy cười hi hí, chắp tay chào: - Tôi nghe thấy cha cô thiếu hụt tiền thuế, hiện đang bị giam trong ngục, tôi đã mang bạc đến đây. Chỉ cần cô bằng lòng lấy tôi thì tôi sẽ cứu cha cô khỏi giam cầm. Chẳng cần Kim Thư đồng ý hay không, hắn đã xộc đến. Thấy thế cô sợ hãi kêu khóc toáng lên: - Mẹ ơi, tới đây mau! Dù cô gào khản cổ cũng chẳng ai nghe thấy. - Người ấy nói. - Hôm nay chúng ta gặp nhau, quả là duyên trời định. Cô hãy nghe theo tôi. Hắn ôm chầm lấy cô. Kim Thư dùng hai tay đẩy hắn ra, gào to hơn:
- - Cứu! Cứu tôi với! Trương thị đang ngồi trò chuyện với Tĩnh Tu, bỗng nghe tiếng khóc văng vẳng đâu đây, bèn hỏi: - Có tiếng khóc ở đâu đó? Đấy là tiếng cô gái nào khóc ở bên ngoài, bà chẳng cần phải để ý tới làm gì. Lắng tai nghe, bà thấy hình như là tiếng con gái mình, nói: - Quái lạ thật. Rồi chạy thẳng vào trong. Thấy đám ni cô ngăn lại, Tĩnh Tu nói: - Tôi nói nhỏ với bà là không nên vào nữa. Trương thị càng sinh nghi, vội vã chạy đi. Bọn ni cô kéo bà lại, bất chợt bà cuống lên, gào thét. Dù cho phòng ốc sâu hun hút, song lẽ nào xung quanh không ai nghe thấy. Cũng cần biết rằng những nhà gần am, hàng ngày Tĩnh Tu đã mua chuộc để bịt miệng họ rồi, chẳng ai quan tâm đến những việc không đâu trong am, bởi thế mà Khắc Xương mặc sức làm liều, mưu toan cưỡng hiếp, chẳng biết sợ hãi là gì. Đáng thương thay hai mẹ con nhà họ Trương, gọi trời không thấu, mà chui xuống đất cũng chẳng có đường! Chính lúc đang phải bó tay, không biết làm sao thì đất bằng bỗng như sét đánh ngang tai. Một người ở cửa am đi vào, thét lên một tiếng. Bạn có biết người đó là ai không? Đó chính là Tăng công tử đi mừng thọ ở Quy Đức trở về qua đây. Ngồi trên
- mình ngựa, khát nước, thấy chiếc am thấp thoáng bên đường, công tử nói với tùy tùng rằng: - Trời vẫn còn sớm, chúng ta vào am xin chén nước. Thế rồi họ cho ngựa men theo đường tắt, đi vào. Đến trước am, nghe thấy trong am có tiếng con gái khóc, và kêu cứu ầm ĩ. Biết bên trong có việc quái lạ, công tử vội xuống ngựa, đẩy cổng không được, công tử lấy sức đạp mạnh, hai cánh cửa đổ sập xuống, kêu đánh ầm một tiếng như sét đánh. Công tử bước vào Phật đường, thấy bọn ni cô đang giữ chặt một người đàn bà, người đàn bà ấy giãy giụa kêu gào, bèn quát to: - Vì sao các người lại làm thế? Thấy một người khăn áo chỉnh tề bước vào, theo sau là bốn năm người, bọn ni cô hoảng hốt buông tay bỏ đi. Người đàn bà ấy quỳ xuống nói: - Còn có đứa con gái bị nhốt ở phía sau, xin ông cứu mạng. Công tử lắng nghe, quả nhiên đằng sau có tiếng khóc, đi thẳng tới thấy cửa khóa trái, công tử đập tung khóa, đạp cửa bước vào, thấy một người con gái đầu tóc rối bù, nằm vật dưới đất khóc đứng bên cạnh là người đàn ông. Thấy có người hùng hổ bước vào, hắn sợ quá đứng sững sờ, không sao trốn kịp. Công tử xông tới tóm chặt lấy hắn. Sau đó Trương thị bước vào ôm chầm lấy con, khóc ầm lên. Người ấy quỳ xuống xin tha. Công tử quát: - Ngươi là ai mà giữa ban ngày ban mặt dám làm điều phi pháp.
- - Tôi là Cố Khắc Xương, - người ấy nói, - nhà họ Lục hẹn tôi tới đây để mua nhà, tự dưng cao hứng nói đùa cô ấy mấy câu thế là cô khóc, chứ hoàn toàn không làm gì cả, xin ông tha cho. Công tử bảo tùy tùng trói Khắc Xương lại. Biết được cô gái chưa bị làm nhục, công tử nói với Trương thị rằng: - Mẹ con bà đừng đau buồn nữa, hãy nói cho ta biết họ đã lừa dối mẹ con bà đến đây như thế nào? - Chồng tôi là Lục Tất Đại, vì tiền thuế thu bị thiếu hụt, chưa trả hết, muốn bán nhà để nộp cho đủ. Ni cô nói rằng đã có người mua, rồi lừa mẹ con tới đây. Nào ngờ họ đã nấp ở đó, rồi cưỡng dâm con gái tôi. Nghe xong công tử vô cùng giận dữ, nói: - Hãy đi báo quan ngay, tôi sẽ đi minh oan cho bà. Thế rồi họ ra khỏi Phật đường. Lúc đầu những người lân cận không để ý tới những việc lăng nhăng, về sau thấy to chuyện, họ túa đến nghe ngóng. Thấy họ, công tử hỏi: - Các vị có biết nhà Lục Tất Đại không? - Biết - Có người nói. - Xin phiền ông gọi giúp người nhà Lục Tất Đại tới đây.
- Sau đó bảo gia nhân trói hết bọn ni cô lại. Lát sau thì thấy người làng Tích Thiện tới. Nghe thấy việc này họ đều phẫn nộ, chửi Khắc Xương và bọn ni cô hết sức thậm tệ. Công tử nói: - Có ai là người địa phương này không? - Con chính là người làng này. - Một người trong đám đông nói. - Nếu là người địa phương, tôi giao bọn phạm nhân này cho ông giải ngay lên huyện. Công tử lại nói với Trương thị: - Mẹ con bà cũng tới huyện ngay bây giờ, tôi sẽ tố cáo với quan huyện, nói với ngài xét xử vụ này. Sau đó công tử lên ngựa đi trước, để một gia nhân ở lại áp giải. Mọi người hỏi gia nhân rằng: - Chủ ông là người như thế nào? - Chủ tôi là công tử Tường Phủ Tăng, là cháu của người bạn đồng khoa với ông lớn phủ Quy Đúc. Ông vừa đi mừng thọ ông lớn về, nghe thấy tiếng kêu khóc cho nên tới cứu. Công tử chúng tôi chuyên dẹp những nỗi bất bình, ra sức cứu giúp người. Các ông đừng lơi lỏng bọn phạm nhân mà chuốc vạ vào thân. Trong số đó có người biết tiếng công tử, bèn vỗ tay nói: - Hay, hay lắm! Lần này vị hào kiệt quyết không tha bọn ni cô dâm đãng và bọn côn đồ!
- Trương thị, Kim Thư thuê một chiếc xe nhỏ, cùng với những người địa phương áp giải Khắc Xương và bọn ni cô lên huyện. Công tử tới trước đưa danh thiếp rồi vào huyện. Quan huyện đã gặp công tử tại buổi tiệc mừng thọ quan phủ, vừa thấy danh thiếp vội sai người ra mời vào. Chủ khách ngồi xong, công tử kể lại việc Khắc Xương, bọn ni cô đánh lừa và việc mình đến cứu như thế nào cho quan huyện nghe. Quan huyện đùng đùng nổi giận nói: - Bọn ni cô và bọn côn đồ gian ác, coi thường pháp luật, đệ sẽ xử tội nặng là được rồi. Công tử bái từ ra về. Tiếp đó quan huyện gọi Trương thị và các phạm nhân vào xét hỏi. Tin ấy làm náo động cả huyện Ninh Lăng. Nhân dân cả huyện đều đổ tới xem đông nghịt. Quan huyện ngồi tại công đường, tất cả bọn phạm nhân quỳ bên dưới. Trước tiên quan huyện gọi Trương thị tới hỏi. Trương thị kể lại việc chồng bị giam trong ngục, muốn bán nhà để bồi thường công quỹ. Ni cô Tĩnh Tu đã lừa dối tới am, tìm cách giữ bà lại và lừa đưa con gái bà tới một phòng đã có người nấp sẵn trong đó, rồi cưỡng dâm con bà. Thấy con gái kêu, bà chạy tới cứu, song bọn ni cô giữ lại. Sau đó rất may được công tử cứu thoát. Tiếp đó quan huyện lấy khẩu cung Tĩnh Tu. Tĩnh Tu cứ quanh co không khai thực. Quan huyện nổi giận quát: - Kẹp nó cho ta.
- Lính hầu đem kẹp tới kẹp chặt. Tĩnh Tu quen ăn trắng mặc trơn, chịu đau sao được, thị kêu như lợn chọc tiết, mồ hôi trên chiếc đầu trọc túa ra như mưa, đái cả ra quần, buộc phải kêu lên: - Con xin khai! Thế rồi Tĩnh Tu khai hết, từ việc Khắc Xương muốn lấy Kim Thư, nghĩ kế thế nào, rồi việc sai Tĩnh Tu lừa dối, và hắn đã đóng cửa hành dâm ra sao... Quan huyện hỏi: - Bọn ni cô các người có gian dâm với Khắc Xương không? - Không ạ! - Tĩnh Tu đáp. Quan huyện bảo người kẹp tiếp. Tĩnh Tu cuống lên, vội nói: - Có ạ! Có ạ! Quả thực chúng con quan hệ với nhau từ lâu rồi. Thấy bọn ni cô đã cung khai, quan huyện bảo thôi không kẹp nữa. Sau đó gọi Cố Khắc Xương lên hỏi, quan huyện giận dữ quát: - Ngươi là đứa đáng chết, đất nước thanh bình mà lại dám hoành hành ngang ngược, quả là ngươi đã coi trời bằng vung. Nay bản huyện sẽ tặng ngươi chiếc kẹp. Rồi ông bảo với lính hầu: - Kẹp hắn lại cho ta!
- Hằng ngày bọn lính hầu thường thân thiết với Khắc Xương, thấy quan huyện nổi giận, bọn họ không dám nương nhẹ, đành phải lôi hắn ngã sấp, ngã dụi rồi lấy kẹp kẹp. Quan huyện ngồi trên quát: - Phải kẹp thật đau! Khắc Xương vốn là một tên quen thói ăn chơi, chưa từng nếm mùi đau đớn, nay bị cực hình, hắn hồn xiêu phách lạc, ngất lịm đi. Lính lệ hắt nước lạnh hắn mới tỉnh dậy. Tri huyện hỏi: - Ngươi đã bày mưu cưỡng dâm, còn biện bạch gì nữa. - Con không dám biện bạch. Song con chỉ trót dại chòng ghẹo thôi, quả thực con chưa hại cô ấy, xin ngài tha tội! - Tuy chưa hành dâm, nhưng sự thực là đã cưỡng ép cô ấy. - Quan huyện nói. Rồi ông lệnh giam Khắc Xương vào nhà ngục, sẽ định tội. Còn bọn ni cô bị đưa ra ngoài, đánh mỗi đứa bốn mươi gậy, bắt hoàn tục. Khi ấy người đến xem đông nghịt, tắc đường nghẽn lối. Kim Thư quỳ đằng sau mẹ, nhưng quan huyện không hỏi đến, chỉ bảo Trương thị dẫn cô về. Trương thị xin tha cho chồng, rồi sẽ bán nhà bồi hoàn. Quan huyện nói: - Không được! Phải hoàn trả tiền xong mới được tha. Trương thị đành ra về. Theo lệ địa phương, quan huyện bắt Khắc Xương phải sung vào quân lính vùng biên ải.
- Mẹ con Trương thị tới nhà giam thăm Tất Đại, kể hết chuyện đã xảy ra, rồi nhìn nhau khóc lóc. Tất Đại nói: - Tính mạng của mẹ con bà hoàn toàn do Tăng công tử cứu vớt. Ta không thể tới cảm ơn công tử được, mẹ con bà phải đến cảm ơn mới đúng. Mẹ con Trương thị lập tức ra khỏi ngục, nhờ người láng giềng thân thiết dẫn đến chỗ công tử. Công tử thấy thế bèn hỏi: - Chồng bà đã ra khỏi trại giam chưa? Trương thị nước mắt lưng tròng nói: - Thưa công tử, quan huyện nói rằng: "Phải chờ giao nộp xong tiền mới tha". Công tử than rằng: "Làm cho người ta khánh kiệt gia tài, mà còn cố chấp như thế". Rồi hỏi: - Còn thiếu bao nhiêu? - Còn thiếu hơn một trăm lạng nữa. - Trương thị nói. Công tử lập tức bảo gia nhân lấy ba gói bạc đưa cho Trương Thị, rồi nói: - Mỗi gói là năm mươi lạng, cả thảy là một trăm năm mươi lạng, hãy cầm lấy số bạc này để trả nợ, còn bao nhiêu cứ để lại mà dùng. - Chồng tôi bảo tôi đến cảm ơn công tử, chứ có dám đến xin ngài gia ân đâu ạ!
- - Thôi đừng từ chối nữa, - công tử nói, - hãy về lo liệu công việc đi. Lúc ấy Trương thị như người bị rơi xuống vục được lôi lên, bà vội quỳ xuống khấu đầu lia lịa tạ ơn công tử. Nhưng công tử đã bỏ đi ngay. Vì sao công tử không về trang trại ngay? Bởi việc của Tất Đại thưa xong, công tử không yên tâm, nên đã nán lại trong thành chờ xem sao. Khi hai mẹ con Trương thị đi rồi, công tử lập tức trở về trang trại. Trương thị đã có bạc, tới ngay giao cho huyện, Lục Tất Đại lập tức được tha. Thời ấy, cả huyện ai ai cũng khen ngợi công tử là người nghĩa khí. Ra khỏi trại giam, Lục Tất Đại đến ngay chỗ công tử tạ ơn, song công tử đã đi từ Lâu. Tất Đại đành khóc trở về. Công tử về tới nhà, tuyệt nhiên không hề nhắc tới việc này, nếu không đọc sách làm thơ, thì công tử cưỡi ngựa bắn cung, luôn luôn mong muốn có cơ hội sẽ làm nên sự nghiệp. Bỗng một hôm, có một quân nhân đến nhà, hỏi người gác cổng rằng: - Đây có phải tư dinh của công tử không? - Thưa ngài đúng ạ! - Người gác cổng nói. - Tôi là người giúp việc của ngài Vương Đại Tuần phủ Quý Châu, ngài gửi thư tới muốn gặp công tử. Người gác cổng vào bẩm, công tử lập tức mời người ấy vào. Vào sảnh đường, thấy công tử người ấy vội quỳ xuống. Công tử đỡ dậy nói: "Người được Bác Vương sai tới sao lại quá kính cẩn như thế. Xin mời ông ngồi uống nước, rồi hãy nói".
- Người ấy ngần ngừ mãi, sau mới dám ngồi, rồi vội lấy thư trình lên. Công tử bóc ra xem, nói với người ấy rằng: - Đến mai bàn bạc, rồi cùng đi một thể. Vì sao quan Tuần phủ lại mời công tử? Vương Công tên là Tam Thiên, vừa là anh em kết nghĩa của cha công tử, vừa là bạn đồng khoa, thân nhau như ruột thịt. Ông luôn luôn nghĩ tới và mến mộ tài năng văn võ của công tử, nghĩ rằng công tử sau này sẽ có ích cho đất nước. Nay vì Quý Châu loạn lạc, triều đình giao cho ông làm tuần phủ, đúng lúc cần dùng người, cho nên đã sai người tới mời. Một là giúp mình, hai là muốn cho công tử hiến dâng tài năng làm nên sự nghiệp. Lá thư ấy rất hợp với tâm sự của công tử. Đến hôm sau, công tử giao lại toàn bộ việc nhà cho một gia nhân tâm phúc cai quản, còn mình mang theo một ít bạc cùng bốn gia nhân và người đem thư lên đường. Đi hơn bốn mươi ngày mới đến thành Quý Châu. Thấy công tử đến, Vương Tuần phủ vội ra đón ngay vào thư phòng dự tiệc tẩy trần. Ban đêm công tử cũng nghỉ tại đây để tiện bàn việc cơ mật. Vương Tam Thiên thấy công tử có tài năng và rất thận trọng chu đáo, bởi thế tất cả những nhiệm vụ quan trọng về quân sự và mọi kế hoạch, công tử đều được tham dự bàn bạc, và đã đưa ra những ý kiến rất xác đáng. Một hôm hội thao quân lính, Vương Tuần phủ lệnh cho công tử tới bãi tập thao diễn trước quân sĩ, rồi ông cười hỏi Tăng công tử rằng: - Võ nghệ của cháu chắc là phải cao cường lắm? - Cháu cũng biết đôi chút, xin mong bác dạy bảo.
- - Chính ta đang cần thỉnh giáo. - Vương Tuần phủ đáp. Công tử nhảy phóc lên lưng ngựa, phi quanh bãi tập, bắn trăm phát trúng cả trăm. Sau đó công tử ngồi trên mình ngựa múa đại đao, ngựa phi vòng quanh, rẽ phải rẽ trái, người xem hai bên chỉ thấy một vầng ánh sáng che kín người ngựa, khiến mọi người hoa cả mắt, ai ai cũng phải trầm trồ thán phục. Vương Tuần phủ rất mừng, cùng công tử trở về nha môn, hỏi công tử rằng: - Cháu thấy quân sĩ thế nào? - Dàn trận tuy tề chỉnh, nhưng quân luyện chưa thuần thục. - Công tử nói. - Người xưa có nói: "Quân không cần nhiều, mà cần tinh". Thà rằng hãy tuyển chọn người tinh nhuệ thành lập riêng ra một đội, ngày đêm luyện tập, trọng thưởng quân sĩ cùng chia ngọt sẻ bùi, thì khi lâm trận họ sẽ anh dũng xông lên. Một địch mười, thì trăm trận trăm thắng. Vương Tuần phủ thấy công tử bàn rất chí lí, bèn nói: - Muốn nhờ công tử làm chức giám kỉ, hiện có tờ trát lưu không, điền họ tên công tử vào, lúc đó công tử có thể ra lệnh cho ba quân. - Xin tuân lệnh tuần phủ, - công tử đáp, - cháu xin hết sức cố gắng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường
38 p | 256 | 56
-
Toàn tập về Phan Châu Trinh (Tập 2): Phần 1
363 p | 195 | 53
-
Sấm ký Trạng Trình và Giai thoại: Phần 1
66 p | 134 | 37
-
Văn học nước ngoài - Truyện ngắn A.P. Tsekhốp: Phần 1
220 p | 209 | 37
-
Kỹ năng nghề du lịch - Nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn: Phần 2
130 p | 168 | 29
-
Truyện ngắn Trò chuyện trong quán La Catedral: Phần 2
286 p | 114 | 24
-
Đoán Án Kỳ Quan
219 p | 107 | 16
-
Biên khảo về Kim Dung giữa đời tôi (Quyển trung): Phần 2
141 p | 119 | 13
-
Đoán Án Kỳ Quan - Lời Giới Thiệu
4 p | 171 | 13
-
Bạch Các Môn
321 p | 42 | 10
-
Những khu đền độc đáo của xứ sở Angkor
5 p | 88 | 8
-
Nghiệp vụ đặt giữ buồng khách sạn: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (Trình độ cơ bản) - Phần 2
124 p | 16 | 6
-
Thất Tuyệt Ma Kiếm Hồi 10
14 p | 73 | 4
-
Du lịch dải ven biển Nghệ An thời kỳ hội nhập
6 p | 37 | 4
-
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững tại Nghệ An hiện nay
9 p | 11 | 4
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 8
4 p | 97 | 3
-
Stonehenge – Bí ẩn lâu đời thách thức các nhà khoa học
8 p | 65 | 3
-
Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh
11 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn