intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh" góp phần hướng đến việc làm sáng tỏ một số nội dung liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu lên được một số thực trạng, cũng như nhu cầu cần thiết trong việc đào tạo và phát triển nguồn lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và cần thiết về nguồn nhân lực du lịch theo Đề án phát triển Quy hoạch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Trà Vinh – khát vọng phát triển”. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu, đề xuất phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao tỉnh Trà Vinh

  1. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ... CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH TRÀ VINH ThS. Phạm Quang Kiệt1 Tóm tắt: Mặc dù bị ảnh hưởng chung từ đại dịch COVID-19, nhìn chung, trong những năm qua, du lịch Trà Vinh đã có những sự thay đổi và có nhiều khởi sắc, thu hút được nhiều khách quốc tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân, nhất là tại các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp,… Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế và tình hình phát triển chung thì ngành du lịch Trà Vinh được đánh giá là chưa phát triển vượt bậc và tương xứng với những kỳ vọng, du lịch Trà Vinh còn gặp nhiều khó khăn trong tình hình hội nhập sau giai đoạn đại dịch COVID-19, nhất là những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Từ những vấn đề thực tiễn đã nêu, nghiên cứu góp phần hướng đến việc làm sáng tỏ một số nội dung liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu lên được một số thực trạng, cũng như nhu cầu cần thiết trong việc đào tạo và phát triển nguồn lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và cần thiết về nguồn nhân lực du lịch theo Đề án phát triển Quy hoạch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với chủ đề “Trà Vinh – khát vọng phát triển”. Từ khóa: Nguồn lực, du lịch chất lượng cao, phát triển du lịch, du lịch tỉnh Trà Vinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau giai đoạn đại dịch COVID-19, tỉnh Trà Vinh đã và đang nổ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp không khói theo hướng phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới, cũng như nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động phục vụ trong ngành du lịch trên địa bàn, đặc biệt chú trọng trong việc đào tạo, liên kết phát triển nguồn lực lao động du lịch theo hướng nâng cao về chất lượng chuyên 1 Giảng viên Khoa Quản trị Du lịch – Nhà Hàng – Khách sạn, Trường Đại học Trà Vinh.
  2. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 451 môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với tiềm năng và lợi thế về các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng 03 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh – Hoa – Khmer, cũng như một số lợi thế về điều kiện tự nhiên trong du lịch, ngành Du lịch tỉnh Trà Vinh hiện phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa đổi mới sản phẩm du lịch và nâng cấp các dịch vụ du lịch đi kèm, nên khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nươc chưa đủ mạnh, cũng như tạo dấu ấn riêng để cạnh tranh với các điểm du lịch của nhiều tỉnh thành trong cùng khu vực. Điều này dẫn đến việc chưa khai thác hết được nguồn thu từ lợi thế tiềm năng du lịch sẵn có, để góp phần gia tăng phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và giai đoạn sau COVID-19, nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch ngày càng tăng, đang đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng được những yêu cầu phát triển du lịch chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay trình độ và kinh nghiệm quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch còn gặp nhiều hạn chế, sức cạnh tranh của nhân lực du lịch theo đó cũng còn hạn chế nhiều mặt trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ đề cập tới hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, định hướng nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trên địa bàn tỉnh, đưa ngành Du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển theo hướng bền vững, nâng cao về chất lượng dịch vụ, cũng như tạo được dấu ấn và bản sắc riêng. 2. NHU CẦU VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO Dịch bệnh COVID-19 diễn ra đã tác động nặng nề đến nền kinh tế, khiến mọi hoạt động du lịch trong nước gặp nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng dịch vụ bị đứt gãy, số khách nội địa và quốc tế đều giảm mạnh. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ cho phép mở cửa lại hoạt động du lịch, ngành Du lịch đã và đang dần tái khởi động với sự nỗ lực không ngừng của các địa phương và các đơn vị trong ngành. Tuy nhiên, việc phục hồi vẫn còn gặp nhiều
  3. 452 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... khó khăn và vướng mắc cần được tháo gỡ, nhất là việc đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đối với đội ngũ nguồn nhân lực du lịch sau đại dịch. Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới cần xuất phát từ quan điểm và nhận thức đúng đắn về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, cũng như những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần quan trọng trong việc đáp ứng những yêu cầu thực tiễn phát triển của ngành, đòi hỏi chung của toàn xã hội và doanh nghiệp, xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với tình hình hiện tại, tổ chức quy trình đào tạo thích ứng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh. Về nhu cầu đào tạo, cần xem xét ở các góc độ khác nhau như sau: Nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và cơ cấu ngành nghề du lịch: Xem xét về cơ cấu lao động trong du lịch, có thể phân loại theo lao động gián tiếp (lao động quản lý) và lao động nghiệp vụ. Lao động quản lý là đội ngũ lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch. Lao động nghiệp vụ là những lao động làm việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ du lịch. Về cơ bản, cơ cấu lao động được phân chia theo 3 nhóm cơ bản dưới đây: + Nhóm thứ nhất, đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, bao gồm những người làm công tác quản lý về du lịch ở các cấp từ địa phương cho đến trung ương. + Nhóm thứ hai, nhóm lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên), bao gồm đội ngũ các quản lý cấp cao và trung trong các doanh nghiệp du lịch. + Nhóm thứ ba, nhóm lao động nghiệp vụ. Đây là nhóm lao động có lực lượng đông nhất và đa dạng về chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể: Lao động trong các bộ phận như: lễ tân đón tiếp, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng, pha chế đồ uống, nhân viên nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch tại điểm, nhân viên điều hành và kinh doanh đại lý du lịch, nhân viên phục vụ các ngành nghề bổ sung khác.
  4. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 453 Nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và phong cách phục vụ: + Đào tạo đủ về số lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các cấp độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch trong phục vụ khách du lịch. Việc đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch là cơ sở để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. + Đảm bảo về cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch. Đây là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực du lịch, có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau, mỗi lĩnh vực đòi hỏi phải đảm bảo về số lượng để chất lượng dịch vụ đó được đảm bảo tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. + Đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp các dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của tất cả công đoạn của hoạt động du lịch từ cấp quản lý nhà nước đến mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. + Đảm bảo khả năng về kiến thức ngoại ngữ trong giao tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế theo chuẩn các quốc gia ASEAN và thế giới. + Định hình phong cách, tận tụy và rèn luyện tính nhạy cảm trong cung cấp các dịch vụ du lịch. Dịch vụ và sản phẩm du lịch có tính đặc thù, không có hình thái cụ thể. Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, khách du lịch cần phải di chuyển, tiêu dùng từng phần, từng công đoạn của quá trình cung cấp và chuyển giao dịch vụ trực tiếp từ phía các nhân viên phục vụ và những lao động có liên quan. Nhân viên phục vụ ngoài các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cần rèn luyện tính nhạy cảm của ngành nghề, nắm bắt được phản ứng của khách hàng trong quá trình cung cấp các dịch vụ du lịch, từ đó định hình cho mình phong cách phục vụ riêng, phù hợp với yêu cầu khác nhau của khách hàng.
  5. 454 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TỈNH TRÀ VINH 3.1. Khái quát chung tình hình du lịch Trà Vinh trong những năm gần đây Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm từ nhiều cấp, du lịch Trà Vinh đã và đang có nhiều sự thay đổi khởi sắc và rất đáng được ghi nhận: Thu hút được nhiều khách quốc tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân, nhất là tại các điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp,…, đó là kết quả chung của toàn thể các cấp quản lý và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Do vậy, so với điều kiện thực tế và tình hình phát triển chung thì du lịch Trà Vinh được đánh giá là chưa phát triển đúng với những kỳ vọng mà mục tiêu đã đề ra, cũng như tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch mà tỉnh Trà Vinh hiện có. Theo báo cáo từ Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2023, tổng lượt khách đến du lịch đạt gần 2,2 triệu lượt (đạt 133% kế hoạch năm, tăng 49,72% so cùng kỳ), có 50.300 lượt khách quốc tế. Khách lưu trú đạt 580.600 lượt (đạt 145% kế hoạch năm, tăng 67% so cùng kỳ), có trên 46.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch đạt trên 1.706 tỷ đồng. Năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp mới 15 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; 10 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; công nhận 19 cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; công nhận hạng 02 cơ sở lưu trú du lịch (2 sao), 01 cơ sở lưu trú du lịch (1 sao), 02 homestay; 01 công ty lữ hành nội địa. Đến nay, toàn tỉnh có 129 cơ sở lưu trú du lịch (03 nhà khách, 09 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 1 sao, 05 homestay và 100 cơ sở đạt chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch); 01 trung tâm thương mại và 33 nhà hàng ẩm thực kết hợp bán đặc sản, hàng lưu niệm, cơ sở kinh doanh ăn uống, vui chơi giải trí đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; 01 công ty lữ hành quốc tế và 09 công ty lữ hành nội địa.
  6. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 455 Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch báo cáo tình hình năm 2023 và triển khai kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2024. 3.2. Khái quát chung nguồn nhân lực tỉnh Trà Vinh Phần lớn lao động trực tiếp đang phục vụ trong ngành Du lịch đều là lao động phổ thông, lao động trong gia đình, chưa qua đào tạo nghề du lịch, đa số không biết ngoại ngữ, hoặc chỉ được đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tay nghề còn thấp,... Trong thời gian qua, các thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư tập trung nhiều vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, tốc độ đầu tư, nâng cấp mở rộng các loại hình kinh doanh du lịch phát triển nhanh do lượng khách du lịch đến Trà Vinh tăng ổn định qua các năm và môi trường kinh doanh du lịch ngày càng năng động hơn. Trong khi đó, thực tế ở địa phương có rất ít cơ sở đào tạo chuyên môn về ngành Du lịch hoặc có những cơ sở đào tạo thiếu điều kiện để sinh viên thực hành. Do nhu cầu cần lực lượng lao động để đáp ứng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong khi nguồn lao động phần lớn là lao động phổ thông nên các doanh nghiệp và người sử dụng lao động phải chọn hình thức tuyển dụng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và tự đào tạo theo yêu cầu công việc của từng đơn vị nên chất lượng chuyên môn chưa cao, năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch tỉnh nói chung. Chính sách ưu đãi và
  7. 456 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... thu hút nguồn nhân lực giỏi, có chuyên môn và điều kiện làm việc trong ngành Du lịch Trà Vinh chưa thật sự hấp dẫn đối với người lao động có trình độ, tay nghề cao. Phần lớn các đối tượng được đào tạo chuyên ngành du lịch với nhiều yếu tố nên không trở về địa phương hoặc xin làm việc ở những ngành nghề khác và làm việc ở những nơi có điều kiện tốt hơn về phát triển du lịch như: Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Vũng Tàu,…, gây lãng phí nguồn nhân lực. STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2018 2019 2020 2021 2022 1 Tổng số lao động ngành Du lịch 1.356 1.400 1.380 1.351 1.450 Trực tiếp 949 980 920 925 1.000 Gián tiếp 407 420 460 426 450 2 Lao động phân theo ngành dịch vụ Lưu trú 650 691 686 678 710 Lữ hành 150 159 115 125 155 Hướng dẫn 88 105 94 86 96 Dịch vụ khác 468 445 485 462 489 3 Lao động theo trình độ Sau đại học 19 20 18 21 22 Cao đẳng/Đại học 701 708 723 730 770 Trung cấp/Đào tạo nghề 172 183 198 217 225 THPT 464 489 441 383 433 Nguồn: Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2022. Về cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở đào tạo nhân lực ngành Du lịch duy nhất; đó là Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Trà Vinh. Hằng năm, nhiều thế hệ sinh viên du lịch được đào tạo chính quy tốt nghiệp ra trường, đóng góp một lượng lớn nguồn lực lao động trong ngành du lịch. Tuy nhiên, một số sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về lao động du lịch của địa phương. Chưa kể nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp phải đào tạo lại vì ít được cọ xát thực tế trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp trong tỉnh, do thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ trong ngành Du
  8. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 457 lịch, thiếu hệ thống khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn để có thể cọ xát và thể hiện được năng lực bản thân sau khi ra trường. Thực tế nguồn nhân lực chính phục vụ cho ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay còn yếu và thiếu, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi, giới tính, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về quản lý và phục vụ,... Phần lớn nguồn nhân lực được tuyển dụng lấy từ các ngành nghề khác nhau, nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao và đa dạng của ngành Du lịch. Ngoài ra, về cấp độ quản lý, hiện chưa có những môn học chuyên sâu về quản lý, lãnh đạo, do vậy có một nghịch lý là các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường nhưng vẫn thất nghiệp hoặc làm trái ngành, trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn đang rất thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn lực lao động chất lượng cao.  Trong thời gian tới, với mục tiêu đã đề ra tỉnh Trà Vinh phấn đấu 100% nguồn nhân lực quản lý từ cấp tỉnh đến các cơ sở được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ, luôn được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức ngành Du lịch; phấn đấu đến năm 2025, nguồn nhân lực du lịch tỉnh có khoảng 1.000 lao động; năm 2030 có khoảng 1.900 lao động; trong đó có khoảng 90% được đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ công tác quản lý và phục vụ hoạt động du lịch. (Theo Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh) Theo các chuyên gia, để có được đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào và chuyên nghiệp phục vụ cho ngành Du lịch, không chỉ cơ quan quản lý, mà bản thân các doanh nghiệp du lịch cũng cần chủ động hơn trong việc đào đạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề thường xuyên cho người lao động. Việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Trà Vinh cần liên kết phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, bám sát vào định hướng phát triển du lịch chung của tỉnh. 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Theo định hướng phát triển trong thời gian tới, ngành Du lịch Trà Vinh hướng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng
  9. 458 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... cao chất lượng dịch vụ; tăng cường liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh, phát huy các giá trị về di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt du lịch gắn với yếu tố văn hóa Khmer, cùng với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Dự kiến trong năm 2024, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh phấn đấu tổng lượng khách phục vụ ước 2,424 triệu lượt (khách quốc tế 54.000 lượt), tăng 12% so với năm 2023; khách lưu trú đạt 668.000 lượt (48.600 lượt khách quốc tế), tăng 15% so với năm 2023; tổng thu ước đạt 1.894 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2023); xúc tiến mời gọi đầu tư lĩnh vực du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện truyền thông,… Để đạt được việc đáp ứng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cả về số lượng lẫn chất lượng trên địa bàn tỉnh, qua việc đánh giá và nghiên cứu, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp như sau: Giải pháp 1:  Nâng cao nhận thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu ngành nghề, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cơ bản đủ điều kiện để cạnh tranh trong xu hướng và bối cảnh hiện nay với việc liên kết, hỗ trợ đào tạo nguồn lực du lịch với các cơ sở đào tạo về chuyên môn du lịch. Giải pháp 2:  Cần có những nhận định đúng đắn, cũng như nhận thức về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong việc xác định các tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, cùng với việc đưa ra những quy định về các tiêu chuẩn trong tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Giải pháp 3:  Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, hành lang pháp lý trong phát đào tạo, triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao: cần xác định rõ các chức danh nghề nghiệp trong ngành, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và chế định bằng các văn bản quản lý nhà nước để làm căn cứ cho tổ chức hoạt động đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo, đồng thời có những căn cứ cho việc đánh giá. Giải pháp 4: Phối hợp với cơ sở đào tạo du lịch thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn và nghiệp vụ du lịch cho
  10. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 459 toàn thể cán bộ nhân viên đang phục vụ trong ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Giải pháp 5: Tiếp cận với xu hướng tổ chức đào tạo hội nhập với quốc tế. Cụ thể là cần tiếp cận với việc định hướng phân ngành hoặc lĩnh vực trong việc nghiên cứu và đào tạo du lịch để triển khai đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, bao gồm: - Chính sách và quy hoạch phát triển du lịch: Chính sách phát triển du lịch, tài nguyên du lịch, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch; Tổ chức phân vùng khu và vùng du lịch, môi trường và cảnh quan du lịch, các tác động của du lịch tới môi trường,… - Kinh doanh du lịch tập trung các hướng như kinh tế du lịch, cung cầu trong du lịch, quản trị kinh doanh du lịch lữ hành, quản trị các doanh nghiệp du lịch khách sạn, quản trị các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, quản trị khu du lịch, quản trị các ngành dịch vụ vui chơi giải trí, các vấn đề về tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch, tác động của du lịch tới kinh tế, hiệu quả kinh tế, các lĩnh vực chuyên sâu trong kinh doanh như quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính,… - Văn hóa và tâm lý du lịch, tập trung vào các vấn đề như động cơ của hoạt động đi du lịch, tâm lý du lịch, các vấn đề liên quan đến văn hóa của hoạt động du lịch, tâm lý tiêu dùng của khách du lịch, du lịch văn hóa, các vấn đề xã hội trong du lịch,… Giải pháp 6: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp và nhà trường trong việc triển khai xây dựng hành lang pháp lý cho công tác đào tạo, phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức quản lý chất lượng nguồn nhân lực từ đầu vào, đầu ra và giám sát chất lượng nguồn nhân lực trong suốt quá trình đào tạo và sử dụng. Cần có sự hỗ trợ liên kế 03 bên giữa Nhà nước – Nhà trường và Doanh nghiệp, trong đó nhà trường và doanh nghiệp cần được xác định vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo, cũng như các chương trình kế hoạch hội thảo về du lịch nhằm để đảm bảo chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn chung, cũng như có những ý kiến kịp thời trong việc nâng cao phát triển ngành du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng.
  11. 460 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 5. KẾT LUẬN Trong những năm qua, nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đã có nhiều bước phát triển và đổi mới, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Du lịch. Tuy nhiên, thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và đào tạo chất lượng cao còn có những bất cập và hạn chế. Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế phát triển, việc định hướng đào tạo, phát triển nâng cao nguồn nhân lực du lịch cần được quan tâm hơn nữa từ các cấp chính quyền để góp phần ngày một âng cao hơn nữa về chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng tốt hơn với yêu cầu và xu hướng phát triển trong giai đoạn mới, tình hình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb lao động – Xã hội. 2. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2022). Quyết định số 1921/QĐ- UBND về kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 4. Báo Nhân dân: “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu và xu hương phát triển du lịch mới”, Truy cập tại: https://nhandan. vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-dap-ung-nhu-cau-va-xu-huong-du-lich- moi-post779255.html 5. Đinh Thị V Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. ân Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 6. Báo Trà Vinh online: Truy cập tại: https://www.baotravinh.vn/xa-hoi/ dau-nam-gap-go-cac-chu-the-lam-du-lich-35240.html 7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh (2020), “Tình hình kinh tế, xã hội Trà Vinh năm 2019”. 8. https://www.dulichtravinh.com.vn/index.php/tin-tuc/tin-hoat- dong-trong-tinh/1088-da-dang-hoa-san-pham-du-lich-tu-van- hoa-khmer-nam-bo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0